Khóa luận Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Thị xã Quảng Trị

ĐẠI HỌC HUẾ  
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ  
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG  
------  
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP  
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG  
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN  
VIỆT NAM CHI NHÁNH THỊ XÃ QUẢNG TRỊ  
NGUYỄN THỊ MỸ DUYÊN  
Khóa học: 2014-2018  
ĐẠI HỌC HUẾ  
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ  
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG  
------  
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP  
QUẢN TRỊ RỦI RO TN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG  
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN  
VIỆT NAM CHI NHÁNH THỊ XÃ QUẢNG TRỊ  
Sinh viên thực hiện:  
Nguyễn Thị Mỹ Duyên  
Lớp: K48 Ngân hàng  
Niên khóa: 2014-2018  
Giảng viên hướng dẫn:  
ThS. Nguyễn Tiến Nhật  
Huế, tháng 05 năm 2018  
TÓM TẮT ĐỀ TÀI  
Tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh chính yếu của các  
NHTM.Đây là hoạt động mang lại lợi nhuận lớn nhất nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi  
ro nhất trong NHTM. Tín dụng là hoạt động rất phức tạp cùng với đó là sự luôn  
luôn biến đổi của môi trường kinh doanh như hiện nay, nó đòi hỏi cần phải có sự  
quản lý nghiêm ngặt, chặt chẽ từ phía các ngân hàng và các cơ quan chức năng. Một  
khi xảy ra rủi ro tín dụng, điều này sẽ tác động, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát  
triển của hệ thống ngân hàng nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Do đó,  
quản trị rủi ro tín dụng là nội dung quan trọng và cấp thiết đối với mỗi ngân hàng  
hiện nay, các ngân hàng cần phải đưa ra các chính sách, biện pháp hoàn thiện trong  
công tác quản trị rủi ro tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trong  
ngân hàng của mình. Vì vậy, trong bài khóa luận của mình, tôi muốn tìm hiểu,  
nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn của rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng  
để từ đó đi sâu vào tìm hiểu, phân tích, đánh giá về thực trang hoạt động quản trị rủi  
ro tín dụng. Trên cơ sở những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế, những  
nguyên nhân khách quan cũng như từ phía các bên hữu quan để đưa ra định hướng  
và đề xuất một số giải áp hoàn thiện trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại  
Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam Chi nhánh Thị xã  
Quảng Trị.  
Lời cảm ơn!  
Lời đầu tiên, em xin gởi lời chân thành cảm ơn đến quý thầy, cô giáo  
Khoa Tài chính – Ngân hàng, Trường Đại học Kinh Tế Huế trong suốt thời  
gian qua đã trao cho em đầy đủ kiến thức về lĩnh vực Tài chính Ngân  
hàng, là cơ sở vững chắc giúp em hoàn thành đợt thực tập cuối khóa tại  
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh  
Thị xã Quảng Tr.  
Để hoàn thành bài khóa luận này, ngoài sự cố gắng của bản thân, em  
xin chân thành cám ơn đến:  
Thầy Nguyễn Tiến Nhật đã chỉ bảo, hướng dẫn tận tình và góp ý giúp  
em hoàn thành bài khóa luận này.  
Ban lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt  
Nam Chi nhánh Thị xã Quảng Trịcùng các anh chị làm việc tại Phòng Kế  
hoạch - Kinh doanh đã tạo mọi điều kiện, giúp đỡ và hỗ trợ cung cấp cho  
em những số liệu, tài liệu liên quan giúp em hoàn thành bài khóa luậnnày.  
Mặc dù trong suốt quá trh thực tập và thực hiện đề tài, em đã  
nghiên cứu và làm việc nghiêm túc nng không thể tránh khỏi những  
thiếu sót dobản thân còn có những hạn chế về cơ sở lý luận cũng như kinh  
nghiệm thựctiễn. Vì vậyem rất mong sẽ nhận được những ý kiến góp ý  
của quý thầy côgiáBan lãnh đạo Ngân hàng và các bạn để đề tài nghiên  
cứu được hoàn thiện hơn.  
Cuối cùng, m xin gửi lời cám ơn chân thành đến quý thầy cô giáo  
Khoa Tàchính Ngân hàng, Ban lãnh đạo và các anh chị phòng Kế hoạch  
- Kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Chi  
nhánh Thị xã Quảng Trị luôn dồi dào sức khỏe và thành công trong công  
việc.  
Em xin chân thành cảm ơn!  
Quảng Trị, ngày 22 tháng 04 năm 2018  
Sinh viên thực tập  
Nguyễn Thị Mỹ Duyên  
Khóa luận tốt nghiệp  
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT  
NHTM:  
NHNN:  
CIC  
Ngân hàng thương mại  
Ngân hàng Nhà nước  
Trung tâm thông tin tín dụng  
Chi nhánh  
CN  
Agribank:  
PGD:  
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam  
Phòng giao dịch  
RRTD:  
CBTD:  
TCKT:  
DN:  
Rủi ro tín dụng  
Cán bộ tín dụng  
Tổ chức kinh tế  
Doanh nghiệp  
KH:  
Khách hàng  
NH:  
Ngân hàng  
HGĐ:  
TSĐB:  
TNHH:  
Hia đình  
ài sản đảm bảo  
Trách nhiệm hữu hạn  
i
Khóa luận tốt nghiệp  
MỤC LỤC  
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................i  
DANH MỤC BẢNG..................................................................................................v  
DANH MỤC BIỂU ĐỒ............................................................................................vi  
PHẦN I: ĐẶT VẤN Đ............................................................................................1  
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1  
2. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................2  
2.1. Mục tiêu chung:....................................................................................................2  
2.2. Mục tiêu cụ thể:....................................................................................................2  
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................2  
3.1 Đối tượng nghiên cứu: ..........................................................................................2  
3.2 Phạm vi nghiên cứu:..............................................................................................2  
4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................2  
5. Kết cấu của luận văn. ..............................................................................................3  
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUNGHIÊN CỨU .........................................4  
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA  
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI................................................................................4  
1.1. Rủi ro tín dụng của ân hàng thương mại..........................................................4  
1.1.1. Hoạt động tídụng ngân hàng thương mại.......................................................4  
1.1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng. ......................................................................4  
1.1.1.2. Đặc trưng của tín dụng...................................................................................5  
1.1.1.3. Các loại hình tín dụng ngân hàng...................................................................6  
1.1.1.4. Vai trò của tín dụng ngân hàng. .....................................................................8  
1.1.2. Quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại..................................10  
1.1.2.1. Rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại. .......................................................10  
1.1.2.2. Quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng...............................................................20  
1.2. Kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng.............................................................26  
1.2.1 Tại HD Bank ....................................................................................................26  
1.2.2. Tại VIB............................................................................................................26  
ii  
Khóa luận tốt nghiệp  
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI  
AGRIBANK CHI NHÁNH THỊ XÃ QUẢNG TRỊ. ............................................28  
2.1. Giới thiệu về Agribank CN Thị xã Quảng Trị. ..................................................28  
2.1.1. Lịch sử hình thành...........................................................................................28  
2.1.2. Cơ cấu tổ chức.................................................................................................28  
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank CN Thị xã Quảng Trị giai  
đoạn 2015-2017.........................................................................................................29  
2.1.3.1. Tình hình huy động vốn...............................................................................29  
2.1.3.2. Tình hình cho vay vốn..................................................................................33  
2.1.4. Hoạt động cung cấp dịch vụ ngân hàng. .........................................................37  
2.1.5. Kết quả kinh doanh của Agribank CN Thị xã Quảng Trị...............................38  
2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Agribank CN Thị xã Quảng Trị. ........................40  
2.2.1. Tình hình chung về nợ quá hạn.......................................................................40  
2.2.2. Tình hình nợ xấu. ............................................................................................44  
2.2.3. Công tác trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng......................................47  
2.3. Thực trạng công tác quản trị RRtại Agribank CN Thị xã Quảng Tr..........47  
2.3.1. Công tác nhận diện rủi ro................................................................................47  
2.3.2. Công tác đo lường RRD. ..............................................................................53  
2.3.3. Công tác kiểm soRTD. .............................................................................55  
2.3.4. Công tác tài ợ RRTD. ...................................................................................56  
2.4. Đánh giá chung về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh..................59  
2.4.1. Kết quả đạt được. ............................................................................................59  
2.4.2. Những tồn tại, hạn chế. ...................................................................................60  
2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại trên. ..............................................................61  
2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan.............................................................................61  
2.4.3.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng.................................................................62  
2.4.3.3. Nguyên nhân từ phía ngân hàng...................................................................62  
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI  
AGRIBANK CHI NHÁNH THỊ XÃ QUẢNG TRỊ .............................................64  
3.1. Định hướng công tác quản trị RRTD tại Agribank CN Thị xã Quảng Trị ........64  
iii  
Khóa luận tốt nghiệp  
3.1.1. Định hướng kinh doanh của Agribank CN Thị xã Quảng Trị trong điều kiện  
phát triển hội nhập.....................................................................................................64  
3.1.2. Quan điểm phát triển dịch vụ ngân hàng. .......................................................64  
3.1.3. Mục tiêu trọng tâm xuyên suốt trong chiến lược phát triển............................65  
3.2. Các giải pháp chủ yếu tăng cường công tác quản trị RRTD tại Agribank CN Thị  
xã Quảng Trị. ............................................................................................................66  
3.2.1. Tích cực xử lý nợ xấu và nợ quá hạn..............................................................66  
3.2.2. Hoàn thiện các công cụ quản trị rủi ro tín dụng..............................................67  
3.2.3. Phân tách bộ phận tín dụng thành các bộ phận chuyên môn khác nhau.........67  
3.2.4. Hoàn thiện sổ tay tín dụng. .............................................................................68  
3.2.5. Nâng cao chất lượng thẩm định và hiệu quả hoạt động kiểm tra, kiểm soát cho  
vay. ............................................................................................................................68  
3.2.6. Trích lập dự phòng rủi ro và đưa ra các giải pháp phòng ngừa rủi RRTD. ....70  
3.2.7. Chú trọng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn lực.................................71  
3.2.8. Chú trọng trong công tác thu thập, lưu trữ thông tin khách hàng...................71  
3.2.9. Tài sản đảm bảo. ........................................................................................72  
3.2.10. Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ. ....................................................................72  
3.3. Kiến nghị..........................................................................................................73  
3.3.1. Đối với Nhà nướchính phủ và các bộ ngành liên quan ..............................73  
3.3.2. Đối với Ngâhàng Nhà nước Việt Nam.........................................................74  
PHẦN III: KẾT LUẬN...........................................................................................75  
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................76  
PHỤ LC.................................................................................................................78  
iv  
Khóa luận tốt nghiệp  
DANH MỤC BẢNG  
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại Agribank CN Thị xã Quảng Trị giai đoạn  
năm 2015-2017..........................................................................................................30  
Bảng 2.2: Dư nợ cho vay tại Agribank CN Thị xã Quảng Trị giai đoạn năm 2015-  
2017...........................................................................................................................34  
Bảng 2.3: Phí dịch vụ thu được tại Agribank CN Thị xã Quảng Trị giai đoạn năm  
2015-2017..................................................................................................................37  
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank CN Thị xã Quảng Trị giai  
đoạn năm 2015-2017.................................................................................................39  
Bảng 2.5: Tình hình nợ quá hạn tại Agribank CN Thị xã Quảng Trị giai đoạn năm  
2015-2017..................................................................................................................40  
Bảng 2.6: Phân loại nợ quá hạn theo ngành kinh tế tại Agribank CN Thị xã Quảng  
Trị gian đoạn năm 2015-2017...................................................................................42  
Bảng 2.7: Phân loại nợ quá hạn theo loại hình khách hàng tại Agribank CN Thị xã  
Quảng Trị giai đoạn năm 2015-2017 ....................................................................43  
Bảng 2.8: Tình hình nợ xấu của Agribank CN Thị xã Quảng Trị giai đoạn năm  
2015-2017................................................................................................................45  
Bảng 2.9 : Tình hình trílập dự phòng rủi ro tại Agribank CN Thị xã Quảng Trị  
giai đoạn năm 20152017..........................................................................................47  
v
Khóa luận tốt nghiệp  
DANH MỤC BIỂU ĐỒ  
Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn theo Thành phần kinh tế tại Agribank CN Thị  
xã Quảng Tr.............................................................................................................31  
Biểu đồ 2.2: Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn tại Agribank CN Thị xã Quảng  
Tr..............................................................................................................................32  
Biểu đồ 2.3: Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế tại Agribank CN Thị xã  
Quảng Trị ..................................................................................................................35  
Biểu đồ 2.4: Tình hình dư nợ theo kỳ hạn và cho vay tại Agribank CN Thị xã  
Quảng Trị ..................................................................................................................36  
Biểu đồ 2.5: Tình hình phí thu dịch vụ tại Agribank CN Thị xã Quảng Trị.............38  
Biểu đồ 2.6: Tình hình nợ quá hạn tại Agribank CN Thị xã Quảng Tr...................41  
Biểu đồ 2.7: Ttrọng các nhóm nợ xấu tại Agribank CN Thị xã Quảng Trị ...........46  
vi  
Khóa luận tốt nghiệp  
1. Lý do chọn đề tài.  
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ  
Hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và hội nhập thị trường tài chính quốc tế  
nói riêng là xu thế tất yếu và là một yêu cầu khách quan đối với bất kỳ quốc gia nào  
trong quá trình phát triển hiện nay. Việt Nam cũng nằm trong xu thế đó và đang tích  
cực tham gia, hội nhập vào các tổ chức kinh tế - tài chính quốc tế và khu vực. Điều  
này đã tạo điều kiện thuận lợi trong lĩnh vực tài chính ngân hàng mở rộng hoạt  
động, xóa bỏ các rào cản về địa lý. Đặc biệt đối với ngành ngân hàng, đây là một cơ  
hội lớn để các ngân hàng thương mại nắm bắt nhanh chóng, tận dụng triệt để nhằm  
nâng cao hiệu suất hoạt động và khả năng sinh lợi cho ngân hàng của mình. Tuy  
nhiên, là một lĩnh vực kinh doanh đầy nhạy cảm, sự hội nhập đã tạo nên sự cạnh  
tranh gay gắt giữa các tổ chức tài chính, các NHTM không chỉ trong nước mà còn  
trên khu vực và thế giới, cùng với đó hoạt động ngân hàng ngày càng phức tạp và khó  
khăn hơn thì rủi ro ngân hàng là điều không thể tránh khỏi và có nguy cơ gây ảnh  
hưởng đến sự ổn định của hệ thống nghàng cũng như sự phát triển của nền kinh tế.  
Trên thế giới, nước Mỹ vào năm 2008 đã xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính-  
ngân hàng xuất phát từ ạt ộng cho vay dưới tiêu chuẩn, điều này đã gây ra thiệt  
hại lớn cho nền kinh tế nước Mỹ, sau đó lan rộng ra toàn cầu. Còn trong nước,  
chúng ta đã chứng kiến không ít ngân hàng làm ăn thua lỗ, không hiệu quả dẫn đến  
việc sáp nhập với các ngân hàng khác. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng  
ngân hàng phá sản nhưng nguyên nhân quan trọng nhất, chủ yếu nhất đó là quản trị  
rủi ro kém hiệu quả. Điều đó bắt đầu từ những khoản nợ xấu không kiểm soát được,  
cho dù đó là ngân hàng lớn trên thế giới như Mỹ, Singapore hay những ngân hàng  
nhỏ ở Việt Nam thì đều khó có thể tránh khỏi. Do vậy, các ngân hàng cần phải nâng  
cao hiệu quả hoạt động tín dụng, đảm bảo an toàn trong kinh doanh thông qua việc  
hoàn thiện, nâng cao các chính sách trong hệ thống quản trị rủi ro tín dụng. Qua đó  
có thể thấy được quản trị rủi ro, đặt biệt là quản trị rủi ro tín dụng là vấn đề có tính  
chất cấp thiết, là yếu tố sống còn của mỗi NHTM, bởi vì đặc thù hoạt động ngân  
1
Khóa luận tốt nghiệp  
hàng ở Việt Nam phần lớn thu nhập đều đến từ hoạt động tín dụng. Vì vậy, các  
ngân hàng cần phải quản trị như thế nào để mức rủi ro tín dụng là thấp nhất, từ đó  
lợi nhuận thu được là lớn nhất? Xuất pháp từ điều này, tôi đã đi đến quyết định lựa  
chọn đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển  
Nông Thôn Việt Nam” làm bài khóa luận tốt nghiệp của mình.  
2. Mục tiêu nghiên cứu.  
2.1. Mục tiêu chung:  
Đánh giá thực trạng quản trị RRTD tại Agribank Chi nhánh Thị xã Quảng  
Trị và đề xuất giải pháp quản trị RRTD tại chi nhánh.  
2.2. Mục tiêu cụ thể:  
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng của NHTM.  
- Phân tích thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi  
nhánh Thị xã Quảng Trị.  
- Đề xuất giải pháp về quản tri ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh Thị xã  
Quảng Trị.  
3. Đối tượng và phạm vi ngiên cứu.  
3.1 Đối tượng nghiên cứu:  
Công tác quản rị rủi ro tín dụng ở chi nhánh Thị xã Quảng Trị và giải pháp để  
hoàn thiện côtác quản trị rủi ro tín dụng.  
3.2 Phạm vi nghiên cứu:  
- Phạm vi không gian: Agribank Chi nhánh Thị xã Quảng Trị.  
- Phạm vi thời gian: Giai đoạn năm 2015 đến năm 2017.  
4. Phương pháp nghiên cứu.  
- Phương pháp thu thập dữ liu tcác báo cáo, số liệu của Agribank Chi  
nhánh Thị xã Quảng Trị; Tổng hợp, hệ thống lại các Nghị định, Thông tư, Chỉ thị,  
Quy chế của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành và đang có hiệu lực thi  
2
Khóa luận tốt nghiệp  
hành; Các Quy định chỉ thị, hướng dẫn thực hiện của Agribank đã ban hành và đang  
có hiệu lực thi hành.  
- Phương pháp phân tích:  
Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để phân tích các đặc trưng về mặt  
lượng trong mối quan hệ với mặt chất của vấn đề quản trị rủi ro tín dụng ở NHMT.  
Dùng phương pháp so sánh để phân tích đặc điểm, tính chất rủi ro tín dụng  
của Ngân hàng làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại  
Agribank Chi nhánh Thị xã Quảng Trị trong thời gian tới.  
5. Kết cấu của luận văn.  
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của bài khóa luận gồm 3 chương,  
cụ thể:  
Chương 1: Cở sở lý luận và thực tiễn về quản trị rủi ro tín dụng của ngân  
hàng hàng thương mại.  
Chương 2: Thực trạng hoạt đg quản trị rủi ro tín dụng tại tại Ngân hàng  
Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh Thị xã Quảng Trị.  
Chương 3: Giải pháp đối với quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông  
nghiệp và Phát triển Nônthôn Việt Nam - Chi nhánh Thị xã Quảng Trị.  
3
Khóa luận tốt nghiệp  
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG  
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI  
1.1. Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại  
1.1.1. Hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại.  
1.1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng.  
a. Khái niệm ngân hàng thương mại.  
Theo điều 4, Luật các tổ chức tín dụng 2010 được Quốc hội thông qua, định  
nghĩa Ngân hàng thương mại: “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng thực  
hiện tất cả mọi hoạt động ngân hàng và những hoạt động khác theo quy định của  
Luật các tổ chức tín dụng nhằm mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận.”  
Ngân hàng thương mại là định chế tài chính trung gian có tầm quan trọng  
bậc nhất trong nền kinh tế thị trường. Với mục đích nhằm tập trung huy động các  
nguồn tiền nhàn rỗi nằm rải rác từ dân cư trong xã hội, đồng thời sẽ sử dụng số vốn  
đó để cấp tín dụng cho cá nhân, tổ chức kinh tế để phát triển kinh tế, xã hội.  
b. Tín dụng ân hàng thương mại.  
Lịch sử phát triển cho thấy, tín dụng là một phạm trù kinh tế và cũng là một  
sản phẩm của nền sản xuất hàng hoá. Tín dụng tồn tại và phát triển song song với  
nền kinh tế hàng hoá, là động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá phát  
triển lên những giai đoạn cao hơn. Trải qua nhiều hình thái kinh tế-xã hội cùng với  
sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đã có nhiều khái niệm khác nhau về tín  
dụng được đưa ra. Tuy nhiên trên thực tế, tùy theo từng đối tượng và hoàn cảnh cụ  
thể mà tín dụng ngân hàng được hiểu theo các cách khác nhau:  
Xét vkhía cnh tin t, tín dng là quan hệ vay mượn vn ln nhau da trên  
sự tin tưởng svốn đó sẽ được hoàn trvào một ngày xác định trong tương lai và  
4
Khóa luận tốt nghiệp  
được định nghĩa một cách đầy đủ như sau: “Tín dụng là quan hchuyển nhượng  
tm thi một lượng giá trị (dưới hình thc tin thoc hin vt) từ người shu  
sang người sdụng để sau mt thi gian nhất định thu hi vmột lượng giá trln  
hơn lượng giá trị ban đầu.”  
Xét vkhía cnh chức năng hoạt động ca ngân hàng, tín dụng được hiu là  
mt giao dch vtài sn (tin hoc hàng hóa) giữa bên cho vay và đi vay (cá nhân,  
doanh nghip và các chthể khác). Trong đó, bên cho vay chuyển giao tài sn cho  
bên đi vay sử dng trong thi gian nhất định theo tha thuận, bên đi vay có trách  
nhim hoàn trả vô điều kin vn gc và lãi cho bên đi vay khi đến hn thanh toán.  
1.1.1.2. Đặc trưng của tín dụng.  
Quan hệ tín dụng được cấu thành nên từ 4 đặc trưng cơ bản đó là lòng tin,  
tính hoàn trả, thời hạn và ẩn chứa nhiều khả năng rủi ro.  
a. Lòng tin:  
Bản thân từ “tín dụng” xuất phát từ tiếng La-tinh “creditum” có nghĩa là “sự  
giao phó” hay “sự tín nhiệm”. Do đó, người ta chỉ cho vay khi họ có sự tin tưởng.  
Trong quan hệ tín dụng, lòng tin phải được biểu hiện từ cả 2 phía:  
- Đối với người cho vay thì họ phải có sự tin tưởng người đi vay về việc sử  
dụng tiền vay có hiệu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc có  
nguồn thu khác (đối với người tiêu dùng). Bên cạnh đó thì người cho vay cũng phải  
tin tưởng người đi vay có ý muốn trả nợ.  
- Đối người đi vay thì họ tin tưởng rằng với số tiền vay đó sẽ giúp cho họ  
thu được lượng giá trị lớn hơn, đạt hiệu quả sau một thời gian nhất định. Đồng thời,  
người đi vay phải có ý muốn trả nợ và khả năng trả nợ cao.  
Yếu tố lòng tin tuy vô hình nhưng không thể thiếu trong quan hệ tín dụng,  
đây là yếu tố bao trùm trong hoạt động tín dụng và là điều kiện cần cho quan hệ tín  
dụng phát sinh.  
b. Tính hoàn trả.  
Đối với quan hệ tín dụng thì đây là đặc trưng cơ bản nhất và sự hoàn trả là  
điểm để phân biệt quan hệ tín dụng với các quan hệ tài chính khác. Sau khi hoàn  
5
Khóa luận tốt nghiệp  
thành chu kỳ sản xuất kinh doanh, trở về trạng thái tiền tệ, vốn tín dụng được người  
đi vay hoàn trả cho người cho vay kèm một phần lãi như thỏa thuận.  
c. Tính thời hạn.  
Xuất phát từ bản chất của tín dụng là sự tín nhiệm, người cho vay tin tưởng  
người đi vay sẽ hoàn trả vào một ngày trong tương lai mà hai bên đã thỏa thuận.  
Người cho vay giao giá trị khoản vay dưới dạng hàng hóa hay tiền tệ cho người kia  
sử dụng trong một thời gian nhất định, sau khi hết thời hạn sử dụng theo thỏa thuận,  
người đi vay phải hoàn trả cho người cho vay.  
d. Tín dụng ẩn chứa nhiều khả năng rủi ro.  
Một mối quan htín dụng được gọi là hoàn hảo nếu được thực hiện với đầy  
đủ các đặc trưng trên, nghĩa là người đi vay hoàn trả được đầy đủ gốc và lãi đúng  
thời hạn. Tuy nhiên do sbất cân xứng vthông tin, người cho vay skhông hiểu  
rõ hết về người đi vay. Trong nhiều trường hợp người đi vay skhông thực hiện  
nghĩa vcủa mình đối với chnbằng cách hoàn trkhoản vay đúng thời hạn dẫn  
đến các khoản nbquá hạn. Nquá n là dấu hiệu của srủi ro tín dụng.  
1.1.1.3. Các loại hình tín dụng ngân hàng.  
a. Căn cứ vào thạn cho vay  
- Tín dụng ngắn hạn: Có thời hạn dưới 12 tháng. Loại hình tín dụng thường  
được sử dụng vào nghiệp vụ thanh toán, cho vay để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu  
động của các oanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân.  
- Tín dụng trung hạn: Có hạn trên 12 tháng đến 60 tháng. Loại tín dụng này  
chủ yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết  
bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô  
nhỏ. Đây là loại tín dụng có mức rủi ro cao.  
- Tín dụng dài hạn: Có thời hạn trên 60 tháng. Loại hình tín dụng này chủ  
yếu để đáp ứng nhu cầu dài hạn như: xây dựng nhà xưởng, các thiết bị phương tiện  
vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới. Đây là loại tín dụng có mức rủi  
ro rất cao.  
6
Khóa luận tốt nghiệp  
b. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn  
- Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: Là loại tín dụng cấp cho các chủ  
thể kinh tế để tiến hành sản xuất và lưu thông hàng hóa.  
- Tín dụng tiêu dùng: Là loại tín dụng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân  
như mua sắm nhà cửa, phương tiện đi lại, các loại hàng hóa tiêu dùng.  
c. Căn cứ vào sự đảm bảo  
- Tín dụng có đảm bảo không bằng tài sản (tín chấp): Là loại hnh không có  
tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa  
vào uy tín của bản thân khách hàng.  
- Tín dụng có đảm bảo : Là loại tín dụng mà khi cho vay đòi hỏi người vay  
vốn phải có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh của người thứ ba. Sự bảo đảm  
này là căn cứ pháp lý để ngân hàng có thêm nguồn thứ hai, bổ sung cho nguồn nợ  
thứ nhất thiếu chắc chắn.  
d. Căn cứ vào hình thái tín dụng  
- Tín dụng bằng tiền mặt: Là loại hình tín dụng mà hình thái giá trị tín dụng  
được cấp bằng tiền.  
- Tín dụng bằnsản: Là loại tín dụng mà hình thái giá trị của tín dụng  
được cấp bằng tài sản. Đối với ngân hàng thương mại, hình thức tín dụng này thể  
hiện chủ yếu dưới hìnthức tín dụng thuê mua.  
e. Căn ứ vào phương pháp cho vay  
- Tín dụng trực tiếp: Là loại tín dụng mà người vay trực tiếp tiền vay và trực  
tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng thương mại.  
- Tín dụng gián tiếp: Là loại tín dụng mà quan hệ tín dụng có thông qua (hay  
liên quan đến người thứ ba).  
g. Căn cứ vào phương thức hoàn trả  
- Tín dụng trả góp: Là loại hình tín dụng mà khách hàng phải hoàn trả lại vốn  
gốc và lãi theo định kỳ.  
7
Khóa luận tốt nghiệp  
- Tín dụng phi trả góp: Là loại tín dụng được thanh toán một lần theo kỳ hạn  
đã thỏa thuận thường áp dụng cho vay vốn lưu động.  
- Tín dụng hoàn trả theo yêu cầu: Là loại tín dụng mà người vay có thể hoàn  
trả bất cứ lúc nào khi có thu nhập. Ngân hàng không ấn định thời hạn nào, áp dụng  
cho vay thấu chi.  
1.1.1.4. Vai trò của tín dụng ngân hàng.  
- Tín dụng ngân hàng là cầu nối giữa cung và cầu về vốn, góp phần vào quá  
trình chu chuyển tiền tệ.  
Tín dụng ngân hàng là cầu nối trung gian giữa những người dư thừa vốn và  
những người cần vốn thông qua việc huy động các khoản vốn tiền tệ tạm thời nhàn  
rỗi trong nền kinh tế. NHTM là nơi hình thành nên quỹ cho vay để cấp tín dụng cho  
nền kinh tế. Đối với những người thiếu vốn muốn đi vay, họ sẽ rất khó khăn và mất  
nhiều chi phí, thời gian cho việc tìm kiếm nơi cung ứng vốn, bên cạnh đó thì trong  
xã hội luôn có những nhóm người thừa vốn nhàn rỗi. Do đó NHTM sẽ là nơi nhận  
tiền gửi của những người muốn đầu sinh lời nhưng vẫn đảm bảo về sự an toàn  
của khoản tiền gửi đó, đồng thời sẽ cho các chủ thể khác trong nền kinh tế vay lại  
nhằm đáp ứng được nhu cầu về vốn để kinh doanh, chi tiêu, thanh toán mà không  
phải tốn nhiều sức lực, ti gian cho việc tìm kiếm nơi cung ứng vốn tiện lợi, chắc  
chắn và hợp pháp.  
- Hoạt ộng tín dụng góp phần điều tiết khối lượng tiền trong lưu thông, ổn  
định tiền tệ và giá cả.  
Khối lượng tiền mặt trong lưu thông tăng lên khi lãi suất giảm, người dân đi  
vay nhiều hơn để chi tiêu, đầu tư sản xuất kinh doanh. Ngược lại, khi lãi suất tăng  
cao, lúc đó người dân sẽ hạn chế chi tiêu, đầu tư sản xuất nên sẽ dẫn đến việc vay  
vốn giảm, nhu cầu đầu tư tiết kiệm tăng lên sẽ làm cho khối lượng tiền mặt trong  
lưu thông giảm. Đây cũng là cách thức để NHTW thực hiện chính sách tiền tệ nhằm  
kiểm soát lạm phát, bình ổn giá cả. Nếu như nền kinh tế rơi vào lạm phát, NHTW sẽ  
thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm rút bớt khối lượng tiền đang lưu thông  
8
Khóa luận tốt nghiệp  
như tăng lãi suất, bán giấy tờ có giá,…Hay khi nền kinh tế đang trong tình trạng suy  
thoái, tăng trưởng thấp, NHTW sẽ thực hiện chính sách mở rộng nhằm bơm tiền  
vào nền kinh tế như mua giấy tờ có giá, giảm lãi suất,…Qua đó, NHTW có thể kiểm  
soát, điểu tiết lượng tiền lưu thông trên thị trường, ổn định giá trị đồng tiền, tạo điều  
kiện phát triển kinh tế-xã hội.  
- Tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, ổn  
định đời sống dân cư, tạo công ăn việc làm và đảm bảo trật tự xã hội, thúc đẩy phát  
triển nền kinh tế.  
Hoạt động tín dụng tăng cao sẽ là điều kiện thúc đẩy sự phát triển của nền  
kinh tế. Việc cung ứng vốn một cách kịp thời của tín dụng ngân hàng đáp ứng được  
nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được liên  
tục, tránh tình trạng ứ tắc. Đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hình thành,  
mở rộng và nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh, giải quyết công ăn việc làm  
cho người thất nghiệp, từ đó ổn định và cải thiện đời sống cho người dân. Hoạt  
động tín dụng giúp cho các doanh nghiệp có vốn để ứng dụng các tiến bộ khoa học-  
kỹ thuật nhằm thúc đẩy nhanh quá trình sản xuất, tái sản xuất, từ đó thúc đẩy nền  
kinh tế phát triển nhanh chóng.  
- Tín dụng ngân g thúc đẩy việc sử dụng vốn có hiệu quả và củng cố chế  
độ hạch toán kinh tế
Đặc trưng cơ bản của tín dụng là cho vay có hoàn trả và có lợi tức Ngân hàng  
huy động vốn của doanh nghiệp khi họ có vốn nhàn rỗi và cho vay khi họ cần vốn  
để bổ xung cho sản xuất kinh doanh. Khi sử dụng vốn vay của ngân hàng, doanh  
nghiệp phải tôn trọng mọi điều kiện ghi trong hợp đồng tín dụng, trả nợ vay đúng  
hạn cả gốc và lãi. Do đó thúc đẩy các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp tăng  
hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí, tăng vòng quay vốn... để tạo điều kiện nâng cao  
doanh lợi cho doanh nghiệp. Muốn vậy các doanh nghiệp phải tự vươn lên thông  
qua các hoạt động của mình, một trong những hoạt động khá quan trọng là hạch  
toán kinh tế.  
9
Khóa luận tốt nghiệp  
Quá trình hạch toán kinh tế là quá trình quản lí đồng vốn sao cho có hiệu  
quả. Để quản lý đồng vốn có hiệu quả thì hạch toán tinh tế phải giám sát chặt chẽ  
quá trình sử dụng vốn để nó được sử dụng đúng mục đích, tạo ra doanh lợi cho  
doanh nghiệp. Điều này đã thúc đẩy các doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện hơn  
quá trình hạch toán của đơn vị mình.  
1.1.2. Quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại.  
1.1.2.1. Rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại.  
a. Khái niệm rủi ro tín dụng.  
Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân  
hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ  
không đúng hạn cho ngân hàng.  
Căn cứ vào Khoản 01 Điều 03, theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN thì:  
“Rủi ro tín dụng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi  
nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả  
năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết.”  
Tín dụng là chức năng cơ bản, quan trọng đối với tất cả các NHTM hiện nay,  
là hoạt động chiếm tỷ trọng cao trong tổng lợi nhuận của ngân hàng. Nó bao gồm  
các hoạt động cho vay, chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá, cho  
thuê tài chính, bảo lãnhao hanh toán. Rủi ro tín dụng là loại rủi ro chủ yếu, ảnh  
hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng, phát sinh trong suốt  
quá trình cấp tín dụng của ngân hàng đối với khách hàng. Là khả năng xảy ra rủi ro  
khi người đi vay không trả được nợ hoặc trả nợ không đầy đủ, không đúng hạn cho  
ngân hàng. Như vậy, có thể nói rằng rủi ro tín dụng có thể xuất hiện trong các mối  
quan hệ mà trong đó ngân hàng là chủ nợ, khách hàng nợ lại không thực hiện hoặc  
không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn.  
b. Phân loại rủi ro tín dụng.  
b.1. Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh:  
Rủi ro giao dịch:  
Là loại hình rủi ro tín dụng phát sinh do những hạn chế trong quá trình giao  
dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Đây là loại rủi ro xuất phát từ bên  
cho vay trong quá trình tác nghiệp, bao gồm:  
10  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 90 trang yennguyen 04/04/2022 8200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Thị xã Quảng Trị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_quan_tri_rui_ro_tin_dung_tai_ngan_hang_nong_nghiep.pdf