Để tạo một bài thuyết trình thành công

Để Tạo Một Bài Thuyết Trình  
Thành Công  
BƯỚC 1: CHUẨN BỊ CHO BÀI THUYẾT TRÌNH  
Trong công việc cũng như mọi hoạt động khác, kỹ năng thuyết trình  
đóng 1 phần quan trọng dẫn đến sự thành công của mỗi cá nhân cũng  
như tập thể. Có đực kỹ năng thuyết trình tốt, bạn sẽ dễ dàng truyền tải  
được tưởng và mong muốn của mình đến người nghe. Với kĩ năng  
thuyết trình chuyên nghiệp bạn cũng sẽ dễ dàng thuyết phục được mọi  
đối tác, ban giám khảo dù là khó tính nhất.  
Nhưng để đạt được điều đó, nắm vững nội dung thuyết trình là chưa đủ,  
chúng ta cần có sự chuẩn bị tốt không chỉ về mặt nội dung mà còn là cả  
hình thức. Do đó phần chuẩn bị , phần "bếp núc" cho 1 bài thuyết trình  
là vô cùng quan trọng. Với sự chuẩn bị tốt, dự trù mọi tình huống có thể  
xảy ra bạn đã nắm được 70% thành công. Dưới đây chúng tôi xin đưa ra  
1 số điều quan trọng trong công việc chuẩn bị cho 1 bài thuyết trình:  
1. Xác định đối tượng  
Trả lời các câu hỏi:  
- Ai sẽ đến dự?  
- Bao nhiêu người sẽ đến dự?  
Trả lời được 2 câu hỏi trên bạn sẽ biết điều chỉnh bài thuyết trình phù  
hợp nhất để thu hut người nghe. Vd: Bill Gate đã có buổi nói chuyện với  
sinh viên Bách Khoa Việt Nam. Với phong cách thoải mái đút tay 1 bên  
túi quần, nụ cười luôn thường trực trên gương mặt ông đã tạo 1 không  
khí thân thiện và cởi mở với những thanh niên trẻ.  
2. Nội dung  
- Xác định rõ mục đích của buổi thuyết trình  
- Xác định những điểm chính mà bạn mong muốn người nghe khi ra về  
sẽ nắm bắt được (có như vậy bạn mới tìm ra phương thức nhấn mạnh  
những nội dung quan trọng trong bài thuyết trình)  
- Xây dựng dàn cho bài thuyết trình 1 cách logic nhất ( đủ 3 phần :  
giới thiệu, nội dung và kết luận): có 3 bước : động não ( Tìm ý chọn ý -  
> sắp xếp ý)  
- Xác định thời lượng cho từng phần của bài thuyết trình.Điều này rất  
quan trọng, bởi tâm lí người nghe là không muốn nghe 1 bài diễn văn  
quá dài dù nó có hấp dẫn đến đâu. Đặc biệt nếu trong sự hạn hẹp về thời  
gian thì bạn phải phân bổ thời lượng hợp lí để có thời gian đi sâu vào  
phần quan trọng nhất  
3. Hình thức  
a. Địa điểm:  
- Nếu xác định được số lượng người tham gia bạn sẽ dễ dàng lựa chọn  
địa điểm phù hợp với lượng người đó. Bên cạnh đó cần chọn địa điểm  
phù hợp với nội dung thuyết trình. Chương trình “ Hành trình du học lấy  
địa điểm Văn Miếu – Quốc Tử Giám làm nơi tổ chức. Đó là địa điểm  
phù hợp với lượng khách mời không quá lớn, phù hợp với tính chất  
khuyến học của chương trình bới Quốc Tử Giám là trường đại học đầu  
tiên của Việt Nam.  
- Trước buổi thuyết trình cần sắp xếp nội thất, khung cảnh địa điểm.  
Với một bài thuyết trình về văn học nghệ thuật bạn có thể chọn địa điểm  
ngoài trời, trang trí căn phòng ấn tượng với tranh, hoa , tượng...Nhưng  
với một buổi thuyết trình về đề tài khoa học bạn không cần sắp đặt căn  
phòng quá cầu kì với các đồ trang trí rườm rà  
- Tập nói trước ở địa điểm đã chọn. Nếu ở ngoài trời thì cần tăng âm  
thanh. Nếu trong phòng nhỏ điều chỉnh âm lượng vừa phải là khôn  
ngoan. Lưu tâm đến độ sáng của địa điểm để bạn có thể đọc được những  
ghi chú của bản thân và cả người tham dự có thể theo dõi được những tư  
liệu bạn cung cấp.  
b. Thiết bị hỗ trợ.  
- Nếu đi thuê các thiết bị hỗ trợ thì nên lưu tâm đến việc đặt trước ,  
kiểm tra chất lượng và giá cả hợp lí.  
- Các thiết bị phải tương thích ăn khớp với nhau.  
- Các thiết bị phải tương thích với không gian và thời gian của buổi  
thuyết trình. Không thể dùng 1 màn hình 19 inch khi có đến hơn 200  
người tham gia.  
4. Tập luyện  
Rèn luyện lâu dài :  
- Giọng nói: tiếng nói chuẩn là cần thiết, bạn cũng nên tập thở bằng  
bụng để cho hơi được dài , thường xuyên đọc văn và hành văn để có lời  
nói hay, cũng cần phải tập sử dụng nhiều giọng điệu khác nhau. Không  
phải ai sinh ra cũng có giọng nói hay, nhưng nếu kiên trì tập luyện,  
giọng nói của bạn sẽ có sức lôi cuốn khán giả.  
- Ứng khẩu : viết dàn bài ra giấy, tập nói một mình nhiều lần, bạn sẽ  
luyện được khả năng xử lý ngôn từ nhanh. Đồng thời, thường xuyên thu  
thập dụng ngữ , lời hay, cách dùng từ ngữ lạ từ sách báo, trong khi nói  
chuyện.  
- Cử chỉ : tập sử dụng các cử chỉ của tay, nét mặt để thể hiện tình cảm  
trong khi thuyết trình. Để quá trình rèn luyn này có hiệu quả, cách tốt  
nhất là cùng học theo nhóm, tham gia sinh hoạt câu lạc bộ, có như vậy  
bạn mới được thực hành nói trước mọi người.  
Luyện tập ngay trước khi thuyết trình :  
- Chọn trang phục phù hợp chủ đề sẽ tạo ấn tượng đầu tiên tốt đẹp cho  
khán giả và giúp bạn tự tin hơn.  
Khớp với các thiết bị phụ trợ và với các phần khác của chương trình.  
Đặc biệt khi thuyết trình theo nhóm thì phải có buổi thao luyện cùng các  
thành viên khác để có sự thống nhất và logic trong cả buổi thuyết trình.  
2. GIAI ĐOẠN TRÌNH BÀY BÀI THUYẾT TRÌNH:  
1. Khi bắt đầu thuyết trình:  
a. Thực hiện một số điệu bộ nhằm thu hút sự chú ý của thính giả.  
Một cử chỉ liên quan đến chủ đề của bài nói cũng giúp cho người nghe  
hình dung được sơ lược về đề tài bạn sắp đề cập. Thường thì bạn có thể  
đưa nó vào sau bài diễn thuyết.  
b. Đưa ra một thông báo hoặc thống kê theo cách làm cho người khác  
phải giật mình.  
c. Hãy bông đùa một chút: và dĩ nhiên là có liên quan đến chủ đề.  
Không phải ai cũng thích sự hài hước và sẽ hơi mạo hiểm nếu bạn hoàn  
toàn không biết gì về người nghe, nhưng thực sự sẽ không có cái gì có  
thể đánh gục khán giả của bạn hiệu quả bằng những tiếng cười thoải  
mái.  
d. Đưa ra những trích dẫn phù hợp ( hoặc câu danh ngôn nổi tiếng )  
Ngoài việc trình bày cho mọi người hiểu về chủ đề, bạn cũng có thể tạo  
ra sự tín nhiệm từ phía người nghe bằng cách chứng minh rằng bạn nắm  
rõ về đề tài mình nói đến mức có thể tìm ra những trích dẫn vô cùng phù  
hợp.  
e. Thuật lại một câu chuyện có liên quan  
Hầu hết mọi người chỉ diễn thuyết một vài lần trong đời nhưng chúng ta  
lại kể chuyện hằng ngày. Kể ra một câu chuyện nào đó có thể là cách  
thoải mái và tự nhiên để tạo đà cho phần còn lại của bài diễn văn.  
f. Sử dụng câu hỏi tu từ : Là câu hỏi với câu trả lời là hiển nhiên, có  
tác dụng lôi kéo sự chú ý của khán giả.  
2. Phần chính:  
a. Ngôn ngữ nói: Diễn thuyết hay đọc  
Thuyết trình một cách tự nhiên, như đang trò chuyện với khán giả. Tránh  
nói một cách đều đều như trả bài, cũng không nên chỉ nhìn và đọc lại bài  
thuyết trình đã chuẩn bị sẵn.  
- Sự nhiệt tình: chứng tỏ quan điểm rõ ràng và tích cực, niềm yêu thích  
về chủ đề bạn đang nói thông qua giọng nói và các biểu cảm trên nét  
mặt. Nét mặt tươi vui, đừng quên những nụ cười sẽ là vũ khí giúp bạn tự  
tin hơn và lấy thiện cảm với người nghe  
- Sự rõ ràng: giọng điệu của bạn cần rõ, chậm, đủ nghe, tránh nói lắp bắp  
và lòng vòng, lan man chỉ một vấn đề  
-.Trình bày ngôn từ thật đơn giản, dễ hiểu để tránh việc người nghe hiểu  
nhầm và sẽ gây khó khăn cho bạn lúc đặt và trả lời câu hỏi. Sử dụng  
thành thạo phương tiện hỗ trợ để giúp người nghe hiểu hơn.  
b. Ngôn ngữ cơ thể:  
- Giao tiếp bằng mắt (eye contact): phải duy trì sự giao tiếp bằng mắt với  
khán giả để tăng sự tin cậy, tăng sự thích thú, tập trung nơi khán giả, và  
bạn cũng có thể nhận ra được sự phản hồi ngầm từ khán giả đối với bài  
thuyết trình của mình. Nếu số lượng khán giả đông, hãy nhìn lướt một  
lượt, còn nếu bạn không thấy thoải mái khi nhìn thẳng vào mắt thính giả  
thì hãy nhìn vào vị trí khác trên khuôn mặt, có thể là mũi .  
- Nét mặt: giữ nét mặt thân thiện , cởi mở . Kể cả khi bạn căng thẳng,  
nhờ nụ cười đó mà khán giả cũng sẽ đánh giá cao thái độ tích cực của  
bạn, và bạn sẽ cảm thấy thư giãn hơn. Đừng để quá nghiêm nghị hay  
cứng nhắc từ đầu đến cuối.  
- Điệu bộ: giữ điệu bộ của bạn một cách tự nhiên, tránh những cử chỉ lặp  
lại. Dùng cử chỉ của bạn: như tay để nhấn mạnh các điểm chính và thu  
hút sự chú ý nơi khán giả  
- Cách đi đứng: một dáng điệu và sự di chuyển tốt sẽ truyền tải được sự  
tự tin, chuyên nghiệp, và đáng tin cậy ở chính bạn.  
Ko nên di chuyển quá nhanh hoặc quá chậm gây phản cảm cho người  
nghe. Cần chú ý khi đi lên bậc thuyết trình vì không có gì làm cho sự tin  
cậy của thính giả đối với bạn giảm đi bằng những việc đại loại như vấp  
té trên đường bước lên trước người nghe  
c. Phương tiện trợ giúp (visual aid):  
Sử dụng các thiết bị hỗ trợ một cách bài bản, chính xác. Thường là  
powerpoint, tranh ảnh, đồ thị…Các phương tiện nhìn nên:  
- Đủ lớn để khán giả có thể thấy rõ.  
- Được đặt tại vị trí dễ nhìn, không đứng che tầm nhìn khán giả.  
- Đơn giản và dễ hiểu: Các câu thể hiện trên màn hình cần đơn giản,  
ngắn gọn và nêu ra ý chính mà thôi. Mục đích của các câu này là để giúp  
người thuyết trình dễ dàng theo sát được nội dung theo cách logic nhất,  
đồng thời giúp người nghe tiện theo dõi và tránh được sự rườm rà. Mỗi  
trang thuyết trình (slide) cần từ 3 đến 5 câu là hợp lý.  
d. Giao lưu khán giả :  
- Thỉnh thoảng hỏi xem sự nắm bắt của khán giả tới đâu . Bác Hồ đã  
có câu nói nổi tiếng: ”Tôi nói đồng bào nghe rõ không?” rất hiệu quả.  
- Đặt câu hỏi liên quan đến nội dung cần nói, để khán giả được suy  
nghĩ trước, và họ sẽ cảm thấy liên quan hơn và dễ tiếp thu hơn. Khi đó  
người thuyết trình phải phản ứng nhanh, làm sao vẫn dẫn câu chuyện  
theo ý ban đầu của mình, đừng để bị câu trả lời của khán giả làm lạc  
đường.  
e. Giải quyết câu hỏi:  
- Nêu rõ cho khán giả biết thời điểm đặt câu hỏi (sau mỗi đoạn nói, sau  
khi kết thúc, hay bất cứ lúc nào) phù hợp với buổi thuyết trình hôm đó.  
Cũng có thể giới hạn số câu hỏi và yêu cầu từng người hỏi một.  
- Đối với các câu hỏi cố tình dồn bạn vào chân tường, hãy mỉm cười  
và bình tĩnh tìm một câu trả lời tích cực.  
Nếu bạn không biết câu trả lời, có thể nói “ Hiện tôi chưa có câu trả lời,  
bạn có thể để lại danh thiếp, và tôi chắc chắn sẽ gửi câu trả lời cho bạn  
sau “ Tuy nhiên , chỉ làm điều này 1 đến 2 lần thôi.  
Nếu bạn biết một người trong khán giả có thể giúp bạn trả lời, hãy giới  
thiệu người đó.  
f. Tâm thế khi thuyết trình :  
Tự chủ, không lo lắng, hăng hái, nhiệt tình là cần thiết khi bạn muốn  
truyền đạt lại cho người khác. Điều này có được khi bạn có sự chuẩn bị  
tốt ( nội dung, thiết bị, luyện tập,… )  
3. Kết thúc bài thuyết trình:  
- Đưa ra thách đố hay lời kêu gọi cho thính giả: Cách kết thúc này rất có  
tác dụng ở những bài thuyết trình mang tính thuyết phục người nghe  
- Tóm tắt những ý chính: Một bản tóm tắt sẽ đặc biệt thích hợp cho  
những bài nói dài, chia làm những luận điểm cụ thể  
- Cung cấp những trích dẫn thích hợp.  
- Minh họa để tiêu biểu hoá các ý.  
- Đưa ra những lí do để chấp nhận và thực hiện các đề nghị được ủng hộ  
BƯỚC 3: SAU KHI THUYẾT TRÌNH  
Kết thúc một buổi thuyết trình không đồng nghĩa với sự kết thúc của mọi  
việc. Nói trên một khía cạnh nào đó thì đó là một sự bắt đầu mới. Đặc  
biệt những buổi thuyết trình giới thiệu sản phẩm, thì vấn đề hậu thuyết  
trình đóng vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm và giữ chân khách  
hàng.  
Lấy ví dụ bạn tổ chức buổi thuyết trình giới thiệu nhãn hiệu xe ô tô của  
hãng. Công việc sau khi buổi thuyết trình của bạn là gì? Đó là:  
- Thống kê được đánh giá của khách hàng về buổi giới thiệu. Nó không  
chỉ cho ta biết sự quan tâm của họ tới sản phẩm mà còn đánh giá về  
điểm đạt và chưa đạt của buổi giới thiệu từ khâu tổ chức tới thực hiện  
- Có thể cung cấp cho người tham dự 1 số tài liệu hay quà lưu niệm để  
nhắc họ nhớ tới buổi thuyết trình. Hay mục đích là tạo 1 hình ảnh trong  
trí nhớ của họ về sản phẩm.  
- Giữ liên lạc được với các vị khách mời, người tham dự. Bởi họ có thể  
không là khách hàng của bạn sau buổi giới thiệu này, nhưng vẫn là  
khách hàng tiềm năng cho lần sau.  
Vậy các điều cần làm sau 1 buổi thuyết trình là:  
- Thống kê đánh giá của người tham gia  
- Cung cấp tài liệu hay tặng vật  
- Giữ liên lạc với những người tham gia  
pdf 11 trang yennguyen 07/04/2022 6860
Bạn đang xem tài liệu "Để tạo một bài thuyết trình thành công", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfde_tao_mot_bai_thuyet_trinh_thanh_cong.pdf