Bảy thói quen của bạn trẻ thành đạt - Phần I: Tạo thói quen

Bảy thói quen của bạn trẻ thành đạt  
Phần I  
TẠO THÓI QUEN  
Thói quen quan trọng như thế nào ?  
Thói quen tốt giúp bạn thành công, hạnh phúc,  
Thói quen xấu cản trở, phá hỏng sự phát triển của bạn.  
Những quan niệm và nguyên tắc sống.  
Bạn nhìn nhận,suy nghĩ như thế nào, thì bạn sẽ đạt được đúng như vậy.  
Thói quen quan trọng như thế nào ?  
Thói quen tốt giúp bạn thành công, hạnh phúc , thói quen xấu cảm trở, phá hỏng sự  
phát triển của bạn .  
Chào các bạn ! Tôi là Sean và là tác giả của cuốn sách này. Tôi chẳng biết tại sao  
bạn có nó, có thể mẹ bạn mua cho bạn để bạn học hỏi thêm,có thể bạn tự mua vì tựa  
sách hấp dẫn chẳng hạn, nhưng tôi rất vui vì bạn đã cầm nó trong tay và bây giờ bạn  
bước vào từng trang sách cùng tôi.  
Có nhiều thanh thiếu niên thích đọc sách , nhưng trước đây tôi không như vậy. Cho  
nên nếu bạn cũng giống như tôi dạo trước thì có thể bạn sắp sửa gác quyển sách này  
lên kệ phải không ? nhưng mà này, trước khi gác nó lên, hãy nghe đôi lời đã :nếu  
bạn hứa rằng bạn sẽ đọc nó thì tôi cũng xin hứa là sẽ biến nó thành 1 chuyến du  
hành thú vị và hữu ích đối với b. Thật mà, sách có hình ảnh minh hoạ sinh động,  
nhiều ý tưởng thông minh, rồi những câu danh ngôn, những trích dẫn hay, và các câu  
chuyện dẫn chứng có thật từ những bạn trẻ trên khắp thế giới cùng nhiều bất ngờ thú  
vị nữa.  
Cuốn sách này được viết dựa trên ý tưởng 1 cuốn sách khác do cha tôi, Stephen  
R.Covey ,viết cách đây nhiều năm, đó là 7 Thói quen của những người thành đạt – 1  
trong những cuốn sách nổi tiếng và bán chạy nhất từ trước đến giờ.  
Tại sao tôi viết cuốn sách này ? Bởi vì tuổi mới lớn là 1 giai đoạn không dài lắm  
trong cuộc đời nhưng lại rất quan trọng . Và cuộc sống đối với tuổi mới lớn hiện nay  
có lúc không còn là 1 sân chơi nữa. Nó có thể biến thành 1 khu rừng rậm đầy khó  
khăn hiểm trở. Và cuốn sách này sẽ là 1 chiếc la bàn giúp bạn tìm đường đi qua khu  
rừng ấy.  
Tôi bây giờ đã qua tuổi « dậy thì » , nhưng vẫn nhớ rõ mồn một cái thằng tôi lúc đó  
chứ, nhớ từng cảm giác đối với từng câu chuyện. Thí dụ như tôi chẳng bao giờ quên  
lần đầu tiên tôi phải lòng 1 cô bé tên Nicole vào năm lớp 7. Tôi nhờ 1 cậu bạn chí  
cốt là Clar nói hộ rằng tôi mến cô ấy lắm ( tôi xấu hổ quá nên không thể thổ lộ trực  
tiếp với Nicole được ). Clar đã hoàn thành sứ mệnh quan trọng được giao phó và về  
báo cáo lại với tôi :  
_Sean, tớ đã nói rằng cậu mến cô ấy rồi đó.  
Tôi hồi hộp quá :  
_Rồi Nicole nói sao ?  
_Cô ấy nói rằng : « Trời ơi ! Sean nó mập quá ! »  
Clar cười sằng sặc. Tôi thẹn chín cả người, và chỉ muốn độn thổ, tôi tự thề với lòng  
mình rằng sẽ ghét bọn con gái suốt đời. Nhưng may thay, khi lớn lên tôi lại có thể có  
cảm tình với các cô gái trở lại .  
Tôi cho rằng 1 số vấn đề mà nhiều bạn trẻ mới lớn đã chia sẻ với tôi cũng rất quen  
thuộc với bạn :  
«Giúp em với, nhiều việc phải làm quá mà em không có đủ thời gian . Em phải đi  
học này, làm công chuyện nhà này, rồi bạn bè, công việc khác, thỉnh thoảng phải đi  
dự sinh nhật này nọ...Em căng thẳng quá.».  
« Làm sao em có thể thấy dễ chịu được cơ chứ khi mà em không thể thích ứng được  
với mọi việc. Bất kỳ ở đâu em cũng thấy những người thông minh hơn mình , xinh  
đẹp hơn , nổi tiếng hơn. Em không thể không nghĩ rằng : Nếu ta có được mái tóc của  
ấy, áo quần của cô ấy, phong cách của cô ấy, bạn trai của cô ấy, ta hẳn sẽ sung  
sướng, hạnh phúc lắm lắm ».  
« Em cảm thấy thật sự yếu đuối và không thể điều khiển được cuộc đời mình ».  
« Tôi biết mình không nên sống theo cách đó : Tôi dính vào mọi thứ - ma tuý , rượu  
bia và cả tình dục... Nhưng khi gặp gỡ lũ bạn, tôi lại nhượng bô và chỉ làm theo  
những gì tụi nó làm. ».  
« Em bbéo phì ! Em thật sự muốn thay đổi, nhưng lại chỉ 1 thời gian ngắn là em lại  
buông trôi. Em cảm thấy mình thật là tệ hại ».  
« Hiện giờ em học không tốt lắm. Nếu em không học giỏi hơn, em sẽ không bao giờ  
được vào trường` đại học. ».  
« Em đang bế tắc và chán nản ! Em không tìm được lối đi và không biết phải làm  
sao nữa ! »  
Những tình huống này là có thật đấy, và bạn hoàn toàn có thể kiểm soát, hoàn toàn  
có thể tự mình loại nó ra khỏi cuộc sống của bạn.  
Bạn sẽ hỏi :Bằng cách nào đây ?  
Yêu tâm ! Tôi sẽ bên bạn và giúp bạn bằng những hướng dẫn và những cách thứuc ,  
những biện pháp hiệu quả nhất để bạn có thể làm được điều đó. Đơn giản chỉ bằng  
Bảy thói quen mà nh ! bạn trẻ đã thành đạt trước nay thường` có.  
Bạn sẽ ngạc nhiên ư ? Vâng ! Tôi biết bạn sẽ ngạc nhiên. Nhưng chỉ bằng 7 thói  
quen sẽ làm bạn thay đổi được cả cuộc đời đấy.  
7 thói quen của bạn trẻ thành đạt:  
Thói quen 1: Có thái độ sống tích cực. Có trách nhiệm với bản thân.  
Thói quen 2: Biết định hướng tương lai. Xác định nhiệm vụ và mục tiêu của mình  
trong cuộc sống.  
Thói quen 3: Việc hôm nay không để ngày mai. Phải biết ưu tiên, điều gì quan trọng  
thì hãy làm trước.  
Thói quen 4: Tư duy cùng thắng. Tập thái độ không mong ai thua cuộc.  
Thói quen 5: Biết lắng nghe để thấu hiểu và để được thấu hiểu. Phải biết lắng nghe  
một cách chân thành.  
Thói quen 6: Có tinh thần hợp tác. Hợp lực làm việc để đạt hiệu quả cao nhất.  
Thói quen 7: Biết rèn luyện và phát triển những kỹ năng. Hãy học hỏi để bản thân  
mình luôn hướng về phía trước và mới mẻ.  
Những thói quen này luôn có quan hệ chặt chẽ và hỗ trợ với nhau. Thói quen 1,2,3 là  
để mỗi người tự rèn luyện mình nên gọi là những thói quen chiến thắng bản thân.  
Thói quen 4,5,6 là để tạo các mối quan hệ và tính đòan kết tập thể nên gọi là chiến  
thắng với cộng đồng. Bạn phải có « kỹ thuật cá nhân » trước đã rồi mới có thể tham  
gia chơi chung trong 1 đội mạnh.Cho nên phải rèn luyện bản thân trước khi đạt được  
chiến thắng tập thể. Thói quen cuối cùng là tự đổi mới. Nó sẽ hỗ trợ cho cả 6 thói  
quen kia.  
Những thói quen này có vẻ đơn giản phải không nào ? Thế nhưng nó tác động đến  
bạn rất mạnh mẽ đấy. Và khi bạn đã biết 7 thói quen tốt vừa đề cập thì cũng nên thử  
nghĩ xem những thói quen ngược lại xem chúng là gì ?  
Thói quen xấu thường thấy của những bạn trẻ là :  
Thói quen 1 : Thụ động, có thái độ sống tiêu cực.  
Luôn đổ lỗi cho hoàn cảnh hay cho người khác, hoặc tìm lý do này nọ để biện minh  
cho mình. Không có trách nhiệm với lời hứa của mình và với người khác, hành động  
theo bản năng hơn là theo lý trí.  
Thói quen 2 : Lười suy nghĩ.  
Không định ra kế hoạch, né tránh mục đích trong cuộc sống và chẳng bao giờ nghĩ  
đến tương lai . Họ chẳng phải lo lắng về hậu quả của những hành động của mình.  
Cuộc đời của họ chỉ là hiện tại thôi, ngày mai như đã là ngày tận thế rồi, tội gì không  
vui chơi thoả thích, vùi đầu vào các thú vui bất kể hậu quả ra sao.  
Thói quen 3 : Nước đến chân mới nhảy.  
Dù việc có quan trọng đến đâu đi chăng nữa cũng lần lữa không làm cho xong. Lãng  
phí phần lớn thời gian vào các trò chơi điện tử, la cà trên mạng, tán gẫu qua điện  
thoại, bàn luận phù phiếm và lang thang rong chơi khắp chốn. Luôn để bài tập về  
nhà đến ngày mai. Không coi trọng những việc phải làm.  
Thói quen 4 : Chỉ nghĩ đến thắng thua.  
Họ nhìn cuộc đời như 1 cuộc đỏ đen. Bạn mình mà thắng thì có nghĩa là mình thua.  
Còn nế có vẻ như mình sắp thua thì cũng phải kéo người khác cùng tuột dốc, chung  
số phận với mình mới thấy vừa lòng.  
Thói quen 5 : Thích nói trước rồi mới nghe sau.  
Họ xem mình chào đời đã có cái miệng vậy sao không dùng đến nó chứ ? Luôn luôn  
bày tỏ quan điểm của mình trước đã, khi đã chắc rằng mọi người hiểu mình thì mới  
nghe đến họ , hoặc giả vờ « ừ hử » cho qua chuyện.  
Thói quen 6 : Không hợp tác với mọi người.  
Họ xem những người khác kỳ cục vì những người ấy nghĩ khác với mình. Mọi người  
đoàn kết lại hay chơi với nhau vì họ không muốn giống mình. Nếu ý kiến của mình  
là tuyệt vời thì việc gì phải hợp tác với ai, làm 1 mình vẫn sướng hơn chứ sao .  
Thói quen 7 : Sống mòn.  
Không quan tâm trau dồi bản thân. Không chịu học hỏi những điều hay và ý tưởng  
mới. Họ không bao giờ luyện tập thể dục thể thao, tránh xa sách vở.  
Ban thấy đó, « họ » đôi khi chính là chúng ta. Những thói quen và tính cách này thật  
tồi tệ, nhưng đôi khi ta vẫn nuông chiều những thói quen xấu này, và lúc đó cuộc đời  
sẽ thật là tệ hại, kinh khủng.  
NÓI CHÍNH XÁC THÌ THÓI QUEN LÀ GÌ ?  
Thói quen là những việc bạn làm thường xuyên , lặp đi lặp lại, nhưng hầu hết đều  
khó khăn nhận ra chúng. Có những thói quen tốt như tập thể dục điều độ . lên kế  
hoạch trước khi hành động , tôn trọng người khác... Có những thói quen xấu như suy  
nghĩ tiêu cực, tự ti , đổ lỗi cho người khác... Một vài thói quen khác vô thưởng vô  
phạt như tắm đêm, ăn trễ, đọc báo ngược từ trang cuối lên trang bìa... Tuỳ theo thói  
quen nào mà có thể giúp bạn nên người hoặc huỷ hoại bạn , như Samuel Smiles từng  
nói :  
Gieo suy nghĩ, gặt hành động.  
Gieo hành động, gặt thói quen.  
Gieo thói quen , gặt tính cách.  
Gieo tính cách , gặt số phận.  
May mắn thay, con người lại mạnh mẽ hơn thói quen và do đó chúng ta có thể thay  
đổi được thói quen.Tuy sẽ có những thói quen rất khó thay đổi nhưng không phải là  
không làm được .Vào bất cứ lúc nào, bạn cũng có thể thay đổi 1 thói quen xấu bằng  
1 thói quen khác tốt hơn. Tập được những thói quen tốt sẽ giúp ích cho bạn rất  
nhiều.  
Quyển sách về 7 thói quen này sẽ giúp bạn.  
Kiểm soát được cuộc đời của mình.  
• Cải thiện mối quan hệ với bạn bè.  
• Có những quết định sáng suốt hơn.  
• Hoà thuận với cha mẹ.  
• Vượt qua sự nghiện ngập.  
• Xác định được giá trị của bản thana và quyết định được điều gì quan trọng nhất đối  
với bạn.  
• Làm được nhiều việc hơn mà lại tốt ít thời gian hơn.  
• Nâng cao lòng tự tin.  
• Sống hạnh phúc.  
• Tìm được sự cân ằng giữa trường lớp, công việc, bạn bè và mọi thứ khác.  
Bạn cảm thấy ra sao ? Ta bắt đầu nhé !  
Điều hấp dẫn kế tiếp :  
Ở phần kế, chúng ta sẽ gặp top 10 phát biểu ngớ ngẩn nhất từ trước đến nay.  
Tiếp tục lên đường thôi bạn !  
Những quan niệm và nguyên tắc sống.  
Bạn suy nghĩ như thế nào thì bạn sẽ được như thế ấy !  
Trước tiên, bạn đọc qua 1 số câu nói của những nhân vật nổi tiếng trong quá khứ  
nhé . Lúc đó, những câu nói này được xem là thông thái nhưng giờ những câu nói  
này được xếp vào top những câu nói ngớ ngẩn.  
10. « Chẳng có lý do gì để mỗi cá nhân phải có 1 cái máy vi tính trong nhà họ. »  
Kenneth Olsen - Chtịch, người sáng lập Digital Equipment, 1977  
9. « Máy bay là những đồ chơi thú vị, nhưng không có giá trị quân sự »  
Marshal Ferdinand Foch, Nhà chiến lược quân sự và tổng tư lệnh Quân đội Pháp  
trong thế chiến I , 1911  
8. « Loài người không bao giờ lên tới mặt trăng, bất kể mọi tiến bộ khoa học trong  
tương lai «  
Tiến sĩ Lee de Forest , nhà phát minh ra đèn ống 3 cực và Radio , 25/12/1967.  
7. « Tivi sẽ không thể duy trì bất kỳ thị trường nào mà chúng ta chiếm lĩnh quá 6  
tháng đầu. Mọi người sẽ sớm mệt mỏi với việc đêm nào cũng dán mắt bào 1 cái  
thùng gỗ dán »  
Darryl F.Zanuck, Giám đốc hãng film 20th Century-Fox,1946.  
6. « Chúng tôi không thích âm nhạc của họ. Các nhóm chơi ghi ta đã hết thời ».  
Hãng thu âm Decca phản đối ban nhạc The Beatles, 1962.  
5. « Với phần đông dân chúng, việc sử dụng thuốc lá có 1 hiệu quả lợi ích ».  
Bác sĩ Ian G.Macdonald - Viện phẫu thuật Los Angeles, trích dẫn từ News Week,  
18/11/1969.  
4. « Chiếc máy điện thoại có quá nhiều khuyết điểm để có thể xem là 1 phương tiện  
truyền thông . Về cơ bản, nó chẳng có giá trị gì đối với chúng ta ».  
Bản ký lục của Western Union Internal, 1876.  
3. « Trái đất là trung tâm của vũ trụ ».  
Ptolemy, nhà thiên văn học lừng danh Ai cập thế kỷ II.  
2. « Chẳng có gì quan trọng xảy ra trong ngày hôm nay cả »  
Vua Geogre III viết ở Anh quốc ngày 4/7/1776 ( Quốc khánh Mỹ).  
1. « Mọi thứ có thể phát minh đề đã được phát minh »  
Charles H. Duell, Uỷ viên ban cấp bằng sáng chế Hoa Kỳ , 1899.  
Đó là tuyên bố của những người nổi tiếng. Còn những bạn trẻ như bạn thì sao ? Họ  
cũng có những suy nghĩ vớ vẩn không kém đâu :  
« Chẳng có ai trong nhà tôi học đến đại học. Thật là điên khi cho là tôi làm được  
điều đó ».  
« Vô phương cứu chữa thôi : Tôi và bố tôi chẳng bao giờ có thể hợp nhau. Chúng tôi  
quá khác biệt. ».  
« Cô ấy thật là đẹp. Dám cá là cô ấy hẳn cũng sẽ rất đần độn ».  
« Thông minh là điều mà chỉ người da trắng mới có. ».  
Hai danh sách trên có những điểm chung gì ? Đầu tiên, đó đều là những cách nhìn  
nhận sự vật, sự kiện diễn ra xung quanh. Thứ 2, những phát biểu đó điều không đúng  
, hoặc không đầy đủ, cho dù người phát biểu ra những ! lời đó đều rất tin tưởng vào  
điều mình nói.  
VẬY, NHẬN THỨC LÀ GÌ ?  
Nhận thức là cách bạn nhìn nhận 1 sự việc là quan điểm, thậm chí là niềm tin của  
bạn .Như bạn cũng biết, nhận thức của chúng ta thường tạo ra những giới hạn. Như  
bạn 1 mực tin rằng mình không thể nào vào được đại học, cũng như Ptolemy cũng  
từng khăng khăng tin rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ.  
Quan niệm cũng giống như 1 cặp kính đeo mắt. Khi bạn có những quan niệm không  
đúng về bản thân hoặc về cuộc đời nói chung, mọi chuyện giống như bạn đeo 1 cặp  
kính không đúng độ. Cặp kính đó ảnh hưởng đến cách bạn nhìn mọi sự vật khác. Kết  
quả là nhìn thấy gì bạn nhận được nấy. Nếu bạn tin rằng mình ngốc, chính niềm tin  
ấy sẽ làm cho bạn ngốc. Nếu bạn tin rằng nhỏ em gái của mình ngu ngơ, bạn sẽ tìm  
chứng cứ cho niềm tin đó, và cô bé sẽ vẫn mãi ngu ngơ trong mắt bạn.Nói cách  
khác, nếu tin rằng mình thông minh, bạn sẽ dễ dàng thành công trong mọi việc.  
Một cô bé tên Kristi có lần tâm sự với tôi rằng cô ấy yêu vẻ đẹp của những ngọn núi.  
1 hôm, cô tới khám bác sĩ nhãn khoa và bất ngờ phát hiện ra đôi mắt của cô tệ hơn  
cô tưởng rất nhiều. Sau khi mang vào đôi kính mới, cô sửng sốt vì đã nhìn thấy mọi  
vật quá rõ ràng. Cô nói : « Tôi nhận ra rằng những ngọn núi và cây cối,thậm chí cả  
những quang cảnh bên lề đường đều có nhiều chi tiết mà tôi chưa hề hình dung tới.  
Tôi đã không biết mắt mình kém đến mức nào cho tới khi nhận ra rằng đáng lẽ nó có  
thể nhìn rõ hơn ». Thường là vậy đó. Chúng ta không biế rằng mình đánh mất nhiều  
như thế nào vì những quan niệm sai lầm, lệch lạc.  
Chúng ta mõi người đều có nhận thức về bản thân, về người khác và về cuộc sống  
nói chung. Bây giờ ta xem xét từng điều một nhé.  
Nhận Thức Về Bản Thân.  
Bạn hãy khoan đọc tiếp để suy ngẫm câu hỏi này đã : Những nhận thức của bạn giúp  
đỡ bạn hay cảm trở bạn ?  
Khi vợ tôi, Rebecca, còn là 1 học sinh ở trường Trung học Madison ở Idaho, các bạn  
nữ sinh trong lớp được khuyến khích đi dự thi hoa hậu Madison. Mọi người đều hồ  
hởi đăng ký vì muốn thử khả năng của mình, nhưng chỉ riêng Linda, ngồi cạnh  
Rebecca là không đăng ký vì nhút nhát và tự ti. Rebecca đã động viên khuyến khích  
Linda rất nhiều và cuối cùng đã thuyết phục được Linda ghi tên vào danh sách dự  
thi. Lúc đó Rebecca chẳng nghĩ gì nhưng sau đó 7 năm, cô nhận được 1 bức thư của  
Linda miêu tả cuộc đấu tranh nội tâm của cô ấy khi đó và cảm ơn Rebecca đã là tia  
sáng làm thay đổi cuộc đời cô ấy. Tuy rằng trong cuộc thi hoa hậu đó, Linda không  
đoạt được giải nào nhưng cô đã có được 1 cái nhìn mới về chính bản thân mình, cô  
đã vượt qua được chướng ngại vật lớn nhất từ trước đến giừo, đó là sự nhìn nhận hạ  
thấp bản thân mình. Và giờ đây ,cô đã trở tàhnh uỷ viên của uỷ ban sinh viên và phát  
huy được tính dễ mến và vui vẻ của cô.  
Kinh nghiệm của Linda có thể gọi là : « Sự chuyển hoá quan niệm ». Cụm từ này có  
nghĩa là đột nhiên bạn nhìn sự vật theo những phương cách mới mẻ, tương tự như  
bạn vừa thử mang 1 đôi kính mới.  
Nếu những quan niệm tiêu cực về bản thân làm hạn chế khả năng của bạn , thì  
những quan niệm tích cực lại mang đến cho bạn những kết quả tốt đẹp , như câu  
chuyện kể về người con trai của vưa Louis XVI ( Pháp) dưới đây cho thấy :  
Vua Louis XVI bị lật đổ và cầm tù. Hoàng tử con trai ông cũng bị những tên gian  
thần quản thúc. Chúng nghĩ rằng vì Hoàng tử là người sẽ kế thừa ngai vàng, nếu  
chúng có thể huỷ hoại đạo đức của chàng, chàng sẽ không bao giờ nhận thức được  
về số phận và sứ mệnh lớn lao mà cuộc đời đã xếp đặt cho chàng.  
Chúng mang chàng tưói 1 nơi thật xa xôi. Ở đó chúng đưa đến cho chàng mọi thứ đê  
tiện và ô trọc nhất trên đời . Chúng mang cho chàng những bữa ăn thịnh soạn có thể  
nhanh chóng biến chàng thành 1 kẻ phàm tục háo ăn. Chúng thường xuyên nói  
những câu tục tĩu quanh chàng. Chúng mang thới cho chàng những cô gái lẳng lơ.  
Chúng buộc chàng tiếp xúc với những điều gian dối và hèn hạ. Suốt 24 giờ trong  
ngày, chàng bị vây quanh bởi những thứ có thể kéo linh hồn của 1 con người xuống  
đáy địa ngục xấu xa. Chàng sống trong cảnh đó suốt 6 tháng trời, nhưng chưa bao  
gikhuất phục trước bao áp lực. Cuối cùng, sau khi nỗ lực cám dỗ chàng không  
thành, chúng hỏi chàng sao không buông thả theo những thứ đó đi, sao không tham  
dự nhiệt tình. Những thứ đó mang tới niềm vui thú, thoả mãn dục vọng cho chàng, là  
những điều ai cũng ước ao. Và tất cả đều thuộc về chàng. Chàng trai đáp : « Tôi  
không thể làm theo lời các ông, bởi vì tôi được sinh ra để làm 1 vị vua. »  
Hoàng tử Louis đã giữ vững quan niệm đó ên không điều gì có thể làm chàng lay  
chuyển.  
Nếu bạn sống trên đời với cặp kính : « Tôi có thể làm được » hay « Tôi có tầm quan  
trọng » thì quan niệm này sẽ giúp bạn có 1 sưc smạnh trong những công việc của  
mình.  
Ở điểm này , bạn có thể hỏi : « Nếu nhận thức của tôi bị méo mó, thì tôi phải làm gì  
để chỉnh lại ? ».Một cách chỉnh lại tốt nhất là tâm sự với 1 người nào đó tin tưởng  
bạn và muốn làm điều tốt cho bạn.Mẹ tôi là 1 người như thế đối với tôi . Mẹ luôn tin  
tưởng tôi và thường động viên tôi : « Sean này, con có thể làm lớp trưởng được đấy !  
» hay : « Sao con không mời cô ấy đi chơi, mẹ nghĩ là cô ấy rất muốn được đi chơi  
với con ». Bất cứ lúc nào muốn khẳng định mình, tôi đều nói chuyện với mẹ, và mẹ  
sẽ là người lau sạch đôi mắt kính mờ tối giùm tôi.  
Những người thành công thường có 1 người cố vấn như vậy. Người đó có thể là thy  
cô giáo của bạn, 1 người bạn,hay bố mẹ, anh chị, ông bà ... Chỉ cần có 1 người, việc  
người ấy là ai không hề quan trọng , quan trọng là bạn có thể tìm thấy sự định  
hướng, nguồn động viên và nuôi mầm lạc quan từ họ. Nghe lời khuyên bảo của  
họ.Cố gắng nhìn bản thân theo cách họ nhìn bạn . Rồi bạn sẽ thấy 1 đôi kính mới có  
thể tạo được những khác biệt ra sao.  
Nhưng cũng có khi bạn chẳng có ai để dựa vào và cần phải hành động 1 mình. Nếu  
vậy, bạn hãy đọc kỹ những chương tiếp theo, sẽ rất có ích cho bạn đấy.  
NHẬN THỨC VỀ NGƯỜI KHÁC  
Không những phải nhận thức đúng về bản thân, chúng ta còn phải biết nhận thức về  
người khác để tránh những sai lầm đáng tiếc. Nhìn nhận vấn đề từ 1 quan điểm khác  
giúp chúng ta có thể hiểu tại sao người khác lại hành động như vậy. Bạn tôi, Berky ,  
đã kể cho tôi nghe 1 câu chuyện về sự thay đổi nhận thức của cô ấy :  
Khi mới vào trung học, tôi có quen 1 cô bạn tên là Kim, rất tốt bụng và dễ thương.  
Nhưng 1 thời gian sau , cô ấy bỗng trở nên khó ưa, bẳn tính, dễ bị xúc phạm và khó  
gần. Một cách vô ý thức, chúng tôi gần như nghỉ chơi với Kim. Sau kỳ nghỉ hè thật  
vui, tôi trở lại trường và gặp lại những người bạn với những câu chuyện trên trời  
dưới đất. Bỗng nhiên, 1 cô bạn nói : « Ồ, tôi đã kể cho các bạn nghe về Kim chưa  
nhỉ ? Bố mẹ bạn ấy vừa mới ly dị, Kim thực sự khủng hoảng đấy ». Tôi bàng hoàng.  
Thay vì bực bội với thái độ của Kim như trước, tôi cảm thấy mình tệ kinh khủng.  
Tôi cảm giác như mình đã bỏ Kim cô độc đúng vào lúc bạn ấy cần an ủi nhất. Chỉ 1  
thông tin nhỏ thế thôi, toàn bộ thái độ của tôi với Kim đã hoàn toàn thay đổi. Đó là 1  
kinh nghiệm làm tôi sáng mắt ra nhiều.  
Bạn thấy không, chỉ cần 1 thông tin mới nhỏ nhoi đã làm thay đổi quan niệm của  
Berky. Thông thường chúng ta hay phán xét người khác khi chưa có đủ thông tin để  
có thể hiểu đúng về họ.  
Monica cũng có 1 kinh nghiệm tương tự :  
Khi sống ở California, tôi có nhiều bạn tốt và tôi không bao giờ để ý tới những  
người hàng xóm mới dọn tới. Tôi đã có nhiều bạn rồi và nghĩ rằng những người mới  
phải tự giải quyết chuyện riêng của họ. Thế rồi khi tôi chuyển đi nơi khác, tôi trở  
thành 1 « ma mới ». Lúc đó tôi ước gì có ai đó quan tâm tớ tôi và cho tôi tham gia  
vào nhóm của họ. Giờ đây tôi nhìn mọi việc theo 1 cách hoàn toàn khác. Tôi đã hiểu  
cảm giác không có ai làm bạn ra sao .  
Từ đấy trở đi, Monica sẽ đối xử với những người mới theo 1 cách khác, bạn có nghĩ  
thế không ?  
Nhìn nhận sự việc từ 1 quan điểm khác có thể đưa đến 1 khác biệt lớn trong thái độ  
của chúng ta đối với mọi người. Mẩu chuyện dưới đây của tờ Reader’sách Digest là  
1 ví dụ điển hình về sự thay đổi nhận thức :  
Một cô gái đến phi trường với đống hành lý nặng trên tay. Trong khi chờ đợi máy  
bay,cô mua 1 gói bánh và mấy tờ báo, rồi chọn 1 bàn trống để ngồi. Khi đang đọc  
báo, cô thấy 1 người đàn ông ăn mặc lịch sự tiến đến ngồi cùng bàn với cô. Sau đó,  
cô thật sửng sốt khi thấy anh ta thản nhiên ăn bánh của cô. Cô chẳng múôn làm to  
chuyện, nên để khẳng định chủ quyền, cô cũng lấy 1 cái bánh ăn. Anh chàng nhướn  
mày nhìn cô rồi lấy 1 cái nữa đưa vào miệng. Thật là quá thể, chẳng coi cô ra cái  
quái gì cả. Cô bốc tiếp 1 cái cho hắn thấy rõ hắn đang ăn ké mà còn lớn lối. Cứ như  
thế cho đến cái bánh cuối cùng : anh chàng bẻ làm đôi, rồi hơi mỉm cười, đẩy 1 nửa  
về phía cô, ăn 1 nửa còn lại rồi đứng lên bỏ đi. Thật là tức điên người. Nhưng đã đến  
lúc hệ thống kiểm soát gọi tên cô để soát vé.Cô cầm mấy tờ báo và đứng dậy  
thì...trời ạ : gói bánh của cô vẫn còn nguyên xi dưới tờ báo,còn nãy giờ gói bánh mà  
cô thi nhau ăn với chàng trai lịch sự kia là gói bánh của anh ta !  
Hãy xem xét tâm trạng của cô gái trong câu chuyện. Đầu tiên là cô nghĩ : « Hắn thật  
là quá quắt ! » rồi cuối cùng thì : « Xấu hổ chưa, anh ta thật là tốt bụng , đã chia sẻ  
cả miếng bánh cuối cùng cho kẻ giành lăn với mình ! ».  
Điểm mấu chốt ở đây là gì ? Thật đơn giản ,nhận thức của chúng ta thường chưa đầy  
đủ, thiếu chính xác hoặc rất lộn xộn.Do đó đừng nên hấp tấp xét đoán, chụp mũ hay  
có những ý kiến khắt khe về người khác hoặc bản thân. Vì cái nhìn của chúng ta còn  
hạn chế nên chúng ta hiếm khi thấy được toàn cảnh của bức tranh thực tế, hoặc  
không có đầy đủ dữ kiện cho việc phán xét.  
Hơn nữa chúng ta nên cởi mở với những thông tin mới, trải lòng ra với những quan  
điểm sống khác và sẵn lòng thay đổi nhận thức khi biết rõ rằng mình sai lầm.  
Quan trọng hơn hết , nếu muốn có sự thay đổi lớn trong đời thì phải có sự thay đổi  
những nhận thức sai lầm. Cũng như thay cặp kính nhìn đời , mọi thứ sẽ thay đổi theo  
khi được nhìn qua 1 cặp kính mới.  
Xét cho cùng, tất cả những khó khăn trong đời của bạn ( về quan hệ trong cuộc sống  
, về cách nhìn nhận mình, về tâm trạng...) cũng là kết quả của những nhận thức sai  
lệch. Ví dụ , nếu bạn có mối quan hệ không tốt lắm với cha bạn, có lẽ là cả 2 đã có  
quan niệm sai về nhau. Có thể bạn xem ông ấy là 1 ông già lỗi thời, lạc hậu, hoàn  
toàn tách khỏi thế giới hiện đại , và ông ấy nghĩ bạn là 1 đứa con hỗn xược, bất hiếu  
vô ơn. Thật ra, quan niệm của cả 2 đều không hoàn chỉnh và cảm trở 2 bên có 1 mối  
cảm thông thực sự.  
Như bạn sẽ thấy, cuốn sách này sẽ thử thách rất nhiều những nhận thức của bạn , với  
hy vọng sẽ giúp bạn tạo ra được nhiều nhật thức chính xác và hoàn chỉnh hơn. Hãy  
sẵn sàng để đọc tiếp nhé .  
NHẬN THỨC VỀ CUỘC SỐNG  
Có bao giờ bạn tự hỏi : « Điều gì định hướng cho tôi trong cuộc sống?», «Tôi mất  
thời gian suy nghĩ về điều gì ? », « Ai hay điều gì thường xâm chiếm tư tưởng tôi ?  
». Đó chính là nhận thức của bạn trong cuộc sống.Điều quan trọng nhất với bạn  
chính là quan điểm sống của bạn,cặp kính nhìn đời của bạn,hay như tôi thích gọi : là  
trọng tâm cuộc đời của bạn. Vậy thường thì tuổi mưói lớn đặt trọng tâm cuộc đời  
vào đâu ? Thường thì vào bạn bè,cah mẹ,vật chất,thể thao,sở thích, người yêu, thần  
tượng, kẻ thù, bản thân,công việc... Mỗi thứ đều có 1 ưu điểm nhưng tất cả đều chưa  
đầu đủ dưới những khía cạnh khác nhau. Hãy cùng nhau xem xét xem ta nên đặt  
trọng tâm vào đâu nhé .  
Đặt trọng tâm vào bạn bè.  
Không có gì tốt hơn là có 1 nhóm bạn tốt, và không có gì tệ hơn việc bị bạn bè xa  
lánh.Bạn bè là quan trọng nhưng không nên đặt trọng tâm vào đó . Vì soa ? Vì họ  
hay thay đổi. Cũng có khi họ nói xấu sau lưng bạn hoặc có 1 tình bạn mới và bỏ  
quên bạn. Hơn nữa, nếu bạn cố thay đổi bản thân để hợp với các bạn , để được kết  
bạn thì bạn đã tự làm tổn hại đến những phẩm chất của chính mình.  
Bạn có tin không ? 1 ngày nào đó, bạn hữu không còn là điều lớn nhất trong đời bạn  
.Hồi ở trường Trung học, tôi có 1 nhóm bạn tuyệt vời. Chúng tôi cùng nhau làm mọi  
thứ, đi bơi trong những con kênh cấm, dự những buổi tiệc sinh nhật,cùng hẹn hò với  
bạn gái... Tôi yêu mến họ. Tôi đã nghĩ chúng tôi sẽ là bạn của nhau mãi mãi. Tuy  
nhiên,sau khi tốt nghiệp và chia tay, tôi ngạc nhiên khi nhận ra chúng tôi rất hiếm  
khi gặp nhau. Chúng tôi sống cách biệt nhau, và những mối quan hệ mới,công việc  
làm ăn , gia đình chiếm hầu hết thời gian của chúng tôi.Khi còn ở tuổi thiếu niên, tôi  
không bao giờ hiểu được điều này.  
Hãy kết bạn càng nhiều càng tốt, nhưng đừng lấy họ làm nền tảng của đời bạn .Đó là  
1 nền móng không vững chắc.  
Đặt trọng tâm vào vật chất.  
Đôi khi chúng ta nhìn đời qua cặp kính của cải hay vật chất : mình phải có chiếc xe  
đẹp nhất, bộ đồ hiệu, máy hát hiện đại nhất, va fnh` thứ nữa mà chúng ta cho rằng có  
thể đem lại hạnh phúc. Vật chất còn núp dưới hình thức danh vọng hay sự thành đạt :  
như chức lớp trưởng ,đóng vai chính trong 1 vở kịch, uỷ viên hội sinh viên...  
Không có gì sai trái nếu chúng ta đạt được thành quả và hưởng thụ nó, nhưng đừng  
bao giờ đặt trọng tâm cuộc sống vào vật chất. Về lâu dài, giá trị vật chất sẽ mất đi.  
Tôi đã từng đọc được 1 câu rất hay : « Nếu như tôi có những gì giúp khẳng định tôi  
là ai, vậy khi những thứ đó mất đi, thì tôi là ai ? ».  
Đặt trọng tâm vào bạn trai hay bạn gái.  
Đây là cái bẫy dễ mắc nhất. Khi bạn đặt trọng tâm vào ai đó, bạn sẽ mất đi vẻ hấp  
dẫn của riêng bạn . Trước hết, nếu bạn đặt trọng tâm vào « người ta » thì bạn sẽ  
không còn là mục tiêu có sức cúôn hút nữa. 2 bạn sẽ mau chóng trở nên ngột ngạt vì  
bạn bị toàn bộ cuộc sống tình cảm của người ấy bao vây.  
Hãy quan sát 2 người sau : Tasha và Brady. Brady đặt Tasha làm trọng tâm cuộc đời  
mình, và bạn sẽ thấy sự bất ổn, mất độc lập của cuộc đời Brady như sau :  
Mỗi khi Tasha Đưa ra 1 lời chỉ trích...thì Brady cảm thấy « Ngày hôm nay của mình  
tiêu tan rồi » .  
Mỗi khi Tasha Đùa với bạn thân của Brady...thì Brady cảm thấy « Mình đã bị lừa  
dối. Mình ghét thằng bạn mình quá ».  
Mỗi khi Tasha Đi chơi với người khác...thì Brady cảm thấy « Cuộc đời mình thế là  
hết.Tasha không thích mình nữa ».  
Khi lần đầu tiên tôi hẹn hò với vợ tôi bây giờ, bạn biết phản ứng của nàng ra sao  
không ? Nàng từ chối với 1 nụ cười, nhưng không hề cáo lỗi. Nhưng chính điều đó  
đã hấp dẫn tôi .Nàng chính là nàng và có sức thu hút từ bên trong tính cách độc lập  
của mình.Hãy tin tôi đi,bạn sẽ trở nên quyến rũ hơn nếu không đặt trọng tâm vào  
người mình thích. Đặt trọng tâm vào người khác không bày tỏ được bạn yêu họ, chỉ  
đơn giản là bạn phụ thuộc họ.  
Hãy có thêm nhiều bạn trai,bạn gái nếu bạn thích, nhưng đừng bị ám ảnh hay phụ  
thuộc vào họ, bởi vì những mối quan hệ như vậy thường mong manh như 1 thứ đồ  
dễ vỡ ( mặc dù cũng có những ngoại lệ ).  
Đặt trọng tâm vào học tập.  
Ở tuổi mới lớn,việc đặt trọng tâm vào học tập rất phổ biến. Lisa đã hối hận vì đặt  
trọng tâm vào họp tập trong 1 thời gian dài :  
Tôi có nhiều tham vọng và múôn trở thành bác sĩ giải phẫu thần kinh. Từ khi còn  
học lớp 7 tôi đã siêng năng như 1 sinh viên ĐH : Thức dậy vào 6h sáng và đi ngủ  
vào lúc 2h sáng chỉ để học ! Bố mẹ cũng cố làm tôi thư giãn, nhưng tôi kỳ vọng ở  
chính bản thân mình. Giờ đây, tôi nhận ra tôi có thể đạt được điều đó mà không cầm  
pảhi cố gắng tới mức như vậy, và lẽ ra tôi đã có những phút giây vui vẻ hơn, và  
không bị đánh rơi cả tuổi trẻ của mình.  
Việc học hành rất cần thiết cho tương lai của chúng ta và phải là ưu tiên hàng đầu.  
Nhưng chúng ta nên cẩn thận,đừng để cho những danh hiệu kia chi phối hoàn toàn  
cuộc sống của chúng ta. Những thiếu niên lấy trường học làm trung tâm thường bị  
ám ảnh bởi việc đạt thứ hàng cao đến nỗi họ quên rằng mục đích thực sự của việc  
học là hiểu biết. Như hàng ngàn người đã làm được , bạn có thể học rất xuất sắc  
nhưng vẫn duy tđược sự cân bằng khoẻ khoắn trong đời sống.  
Hãy nhớ rằng giá trị của chúng ta không phải được tính bằng tổng số điểm trung  
bình của chúng ta.  
Đặt trọng tâm vào bố mẹ.  
Bố mẹ có thể là nguồn thương yêu và định hướng tốt của bạn . Bạn nên kính trọng  
và tin yêu bố mẹ, nhưng việc đặt trọng tâm vào bố mẹ và sống chỉ để làm vui lòng  
các bậc phụ mẫu hơn là sống vì mình chưa chắc đã hay lắm đâu. Hãy xem những gì  
đã xảy ra với 1 bạn gái tên Laura ở Louisiana :  
Tôi học hành rất siêng năng và cả học kỳ và kết quả cuối cùng thật mỹ mãn : 6 điểm  
10 và 1 điểm 8. Thế nhưng khi tôi đem sổ liên lạc về nhà thì bố mẹ tôi lại thất vọng :  
Tại sao không phải là 7 điểm 10. Tôi múôn oà khóc ngay lập tức, bố mẹ muốn gì ở  
tôi ? Sau đí, khi tôi lớn lên, mỗi quyết định của tôi đều có sự hiện diện của câu hỏi :  
bố mẹ múôn tôi làm gì ? Họ có hãnh diện về tôi không ? Bố mẹ có thương tôi không  
? ĐIều đó ám ảnh tôi đến nỗi tôi mất cả tự chủ. Tôi cảm thấy mình bất tài vô dụng.  
Đột nhiên tôi khám phá ra, bố mẹ cũng không tán thành như vậy, nếu tôi cứ tiếp tục  
thế tôi sẽ đánh mất chính mình. Vì vậy tôi bắt đầu sống cuộc sống của riêng mình  
theo những nguyên tắc của bản thân. Cúôi cùng tôi đã có sự tự tin, làm cho những  
người xung quanh nhìn tôi bằng cặp mắt khác đi, theo đúng con người thật của tôi .  
Bố mẹ tôi tỏ ra yêu quý tôi hơn. Tôi vẫn quan tâm đến suy nghĩ và ý múôn của bố  
mẹ và vẫn bị ảnh hưởng bởi những ý kiến của các cụ, nhưng tôi đã tự chịu trách  
nhiệm về đời mình, và tôi luôn cố gắng làm bản thân vừa lòng trước khi làm vừa  
lòng người khác.  
Những trọng tâm khác.  
Danh sách những trọng tâm có thể khéo dài mãi . Thể thao và những sở thích khác là  
1 trọng tâm lớn. Nhưng ta thường thấy những người` chỉ chú tâm vào thể thao và cố  
tạo nên tính cách sao cho thành 1 vận động viên lớn sẽ chỉ nhận được nỗi đau khi kết  
thúc nghề vận động viên ! Và những anh chàng tội nghiệp này lại phải làm lại từ  
đầu. Kết cục tương tự cũng thường xảy ra với các đam mê khác như khiêu vũ, sân  
khấu, âm nhạc.  
Vậy còn đặt trọng tâm vào thần tượng thì sao ? Nếu bạn xây đời mình thông qua  
hình ảnh của 1 người` nào đó mà bạn xem là người hùng của mình như 1 ngôi sao  
âm nhạc hay điện ảnh, thì điều gì sẽ xảy ra khi họ chết, hay khi họ kết thúc sự ngiệp  
1 cách tệ hại ? Khi đó bạn sẽ thế nào ?  
Đôi khi chúng ta đặt trọng tâm vào kẻ thù và tạo nên 1 cuộc sống chỉ có thù ghét và  
trả thù. Điều này thường xảy ra với những bạn trẻ có hoàn cảnh bất hạnh. Đây thật là  
1 trọng tâm sai lầm.  
Lấy công việc làm trọng tâm là 1 căn bệnh thường xảy anh ở những người` lớn tuổi,  
nhưng ng có thể đến với tuổi thanh thiếu niên. Chứng nghiện làm việc thường bị  
dẫn dắt bởi 1 nhu cầu bức xúc có thêm mọi thứ như tiền bạc, xe cộ, địa vị, sự thừa  
nhận của xã hội... Những thứ này có thể đáp ứng cho người ta trong 1 thời gian,  
nhưng không bao giờ đưa đến hạnh phúc hoàn toàn.  
1 trọng tâm khá phổ biến nữa là chú tâm vào chính bản thân mình. Điều này gây cho  
bạn cảm giác quá lo lắng về hoàn cảnh bản thân mà không quan tâm đến những gì  
đang xảy ra xung quanh bạn .  
Như bạn thấy, tất cả các quan niệm trên không mang đến 1 sự ổn định bền vững mà  
chúng ta cần. Không phải tôi muốn nói rằng bạn không nên cố gắng hết sức để trở  
nên thật giỏi trong 1 lĩnh vực như khiêu vũ hay hùng biện, cũng như tạo những quan  
hệ thật sâu sắc với bố mẹ và bạn bè – những việc này nên làm lắm chứ. Nhưng có 1  
ranh giới giữa việc say mê với việc đặt cả cuộc đời mình vào đó.Đó chính là lằn ranh  
chúng ta không nên vượt qua.  
Đặt trọng tâm vào Nguyên Tắc Sống : Vấn đề đúng đắn.  
Vậ có 1 trọng tâm nào thật sự là chỗ dựa không ? Đó chính Nguyên Tắc Sống  
Đúng Đắn.  
Tất cả chúng ta đều biết tác dụng của trọng lực : Hãy thả 1 trái banh từ trên cao  
xuống, nó sẽ tự rơi. Đó là 1 nguyên lý tự nhiên hay còn gọi là 1 nguyên tắc. Có  
nhiều nguyên tắc chi phố thế giới tự nhiên , chi phối thế giới loài người. Những  
nguyên tắc này không tùy thuộc vào bất kỳ ai, chúng được áp dụng công bằng với tất  
cả mọi người. Sự chân thật là 1 nguyên tắc, giúp đỡ người` khác là 1 nguyên tắc, đạo  
đức, tình yêu là 1 nguyên tắc, giúp đỡ người` khác là 1 nguyên tắc, tinh thần trách  
nhiệm, sự điều độ , trugn thành ... là những nguyên tắc đạo đức trong cuộc sống  
.Cũng như 1 la bàn luôn chỉ đúng hướng Bắc, trái tim bạn sẽ nhận ra đâu là nguyên  
tắc đúng.  
Nguyên tắc sống đúng đắn không bao giờ làm bạn thất bại . Nguyên tắc sống  
không nói xấu sau lưng bạn, nó không lớn lên và rời xa bạn, nó không có nỗi đau khi  
bị thất nghiệp. Nó cũng không phụ thuộc vào màu da, giới tính, sức khoẻ hay ngoại  
hình. Lấy nguyên tắc làm trung tâm cuộc sống là nền tảng bền vững, ổn định, chắc  
chắn nhất mà bạn có thể dựa vào, và tất cả chúng ta đều cần có nó.  
Nếu bạn sống với nguyên tắc sẵn lòng giúp đỡ, tôn trọng người` khác, sống tình cảm  
thì bạn sẽ dễ dàng có nhiều bạn bè và bạn sẽ trở thành 1 người bạn tốt. Đặt ra những  
nguyên tắc sống đúng đắn cũng là 1 cách để trở thành 1 người có tư cách tốt.  
Hãy quyết định ngay từ bây giờ những nguyên tắc nào xứng đáng để bạn đặt trọng  
tâm cuộc sống vào đó. Ở bất kỳ tình huống nào bạn cũng nên tự hỏi : Nguyên tắc  
nào nên áp dụng ở đây ?  
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, hay gặp thất bại trong đời :Hãy thnguyên tắc cân bằng.  
Nếu bạn thấy không ai tin mình thì nguyên tắc chân thật là điều bạn cần.  
Như câu chuyện dưới đây, giữ lời hứa là nguyên tắc đặt ra :  
Một trận động đất xảy ra tại 1 trường học ở Mỹ . Khung cảnh hoang tàn của  
ngôi trường sau khi động đất làm những cha mẹ học sinh bật khóc vì tuyệt  
vọng. Trong khi đội cứu hộ cố gắng cứu 1 vài em bé từ những lớp học ít bị đổ  
nát, 1 người` đàn ông cứ xông vào những nơi nguy hiểm vì những bức tường có  
thẻ sập xuống bất cứ lúc nào và luôn miệng hỏi mọi người` : « Có thấy Paul con  
trai của tôi đâu không ? ».Mọi người đều nghĩ rằng ông phát cuồng vì mất con  
và làm cản trở công việc của những người` cứu hộ, họ khuyên ông nên gtránh  
ra xa nhưng ông nói : « Tôi luôn nói với Paul rằng dù thế nào đi nữa bố cũng sẽ  
không bao giờ bỏ rơi con ». Khi đội cứu hộ bắt đầu dừng tay và đinh ninh rằng  
họ đã kéo hết được những người sống sót ra khỏi đống gạch vụn thì người` đàn  
ông nọi vẫn kiên nhẫn tìm kiếm. Bỗng nhiên, ông nghe thấy 1 tiếng gọi xa xăm  
từ dưới lòng đất : « Bố ơi, chúng con đây nè ». Ông điên cuồng đào bới, mọi  
người` xung quanh xúm vào giúp ông . Như 1 phép lạ, dưới đống gạch đổ nát là  
1 khoảng trống, trong đó khảng hơn 1 chục đứa trẻ ngước mắt lên hy vọng.  
Người cha lần lưt kéo từng đứa trẻ lên và Paul, con ông là người` lên sau cùng.  
Khi đã ở trong vòng tay cha, cậu bé nói trong nước mắt : « Con biết bố không  
bao giờ bỏ con mà. Các bạn không tin con vì sợ lắm nên con chờ bố đến và để các  
bạn ra trước vì bố sẽ không bao giờ bỏ con đâu ! »  
Trong những phần tiếp theo , bạn sẽ thấy rằng mỗi thói quen trong đó đều dựa trên  
cơ sở của 1 hay 2 nguyên tắc sống. Và nhờ đó mà những thói quen này rất có hiệu  
lực.  
Từng bước một ...  
Ở cuối mỗi phần, tôi sẽ bày cho bạn từng bước nhỏ để làm thử ngay lập tức những  
đã đọc. Nó rất đơn giản nhưng hiệu quả để bạn đạt được những mục tiêu lớn.  
Từng bước tạo thói quen  
• Mỗi khi nhìn vào gương hãy đưa ra một lời nhận xét tốt đẹp về bản thân.  
• Bày tỏ sự tán đồng, khen ngợi của mình với quan điểm của người khác. (oh,đó là 1  
ý kiến hay - chiếc áo đẹp lắm ...)  
• Hãy nghĩ về những mặc cảm gây cản trở cho bản thân, hãy làm những gì để phản  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 21 trang yennguyen 07/04/2022 3500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bảy thói quen của bạn trẻ thành đạt - Phần I: Tạo thói quen", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfbay_thoi_quen_cua_ban_tre_thanh_dat_phan_i_tao_thoi_quen.pdf