Luận văn Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trường Tiểu học Cao Xanh – Thành phố Hạ Long – Tỉnh Quảng Ninh

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI  
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC  
NGUYỄN THỊ THU THỦY  
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP  
CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC CAO XANH –  
THÀNH PHỐ HẠ LONG – TỈNH QUẢNG NINH  
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC  
HÀ NỘI – 2016  
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI  
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC  
NGUYỄN THỊ THU THỦY  
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP  
CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC CAO XANH –  
THÀNH PHỐ HẠ LONG – TỈNH QUẢNG NINH  
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC  
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC  
Mã số: 60 14 01 14  
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐẶNG XUÂN HẢI  
HÀ NỘI - 2016  
LỜI CẢM ƠN  
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tác giả đã  
nhận được sự động viên, giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện thuận lợi của các cấp  
lãnh đạo, các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp, các em học sinh.  
Tác giả xin chân thành cảm ơn:  
- Hội đồng khoa học trường ĐHGD - Đại học Quốc gia Hà Nội  
- Phòng giáo dục và đào tạo thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh  
- Đồng thời, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, các bạn đồng  
nghiệp trường Tiểu học Cao Xanh, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, các cơ  
quan đoàn thể xã hội, phụ huynh học sinh trên địa bàn phường Cao Xanh thành  
phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã nhiệt tình cộng tác, cung cấp thông tin, số  
liệu, cho ý kiến và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình nghiên cứu  
thực tế để hoàn thành luận văn.  
- Đặc biệt, tác giả xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy  
giáo - PGS. TS. Đặng Xuân Hải - Người hướng dẫn khoa học đã tận tâm bồi  
dưỡng kiến thức, phương pháp nghiên cứu và trực tiếp giúp đỡ, động viên tác  
giả hoàn thành luận văn này.  
Mặc dầu tác giả đã nỗ lực cố gắng rất nhiều trong quá trình nghiên cứu,  
song luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả kính mong nhận được  
những lời chỉ dẫn của các thầy giáo, cô giáo, ý kiến đóng góp trao đổi của các  
bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.  
Tác giả xin chân thành cảm ơn !  
Hà Nội, tháng 10 năm 2016  
Tác giả  
Nguyễn Thị Thu Thủy  
i
 
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT  
BGH  
Ban giám hiệu  
Cán bộ giáo viên  
Cán bộ quản lý  
Giáo dục  
CBGV  
CBQL  
GD  
GD & ĐT  
GDTH  
HĐHT  
HT  
Giáo dục và đào tạo  
Giáo dục tiểu học  
Hoạt động học tập  
Hiệu trưởng  
KQHT  
KT,ĐG  
KT,ĐG KQHT  
Kết quả học tập  
Kiểm tra, đánh giá  
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập  
KT - XT  
NT  
Kinh tế - xã hội  
Nhà trường  
QL  
Quản lí  
TNKQ  
TTCM  
Trắc nghiệm khách quan  
Tổ trưởng chuyên môn  
ii  
 
MỤC LỤC  
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ VÀ QUẢN  
LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA  
HỌC SINH TIỂU HỌC..................................................................................5  
iii  
 
iv  
v
vi  
DANH MỤC BẢNG  
vii  
 
MỞ ĐẦU  
1. Lí do chọn đề tài  
Giáo dục hiểu theo một nghĩa thường là quá trình tạo môi trường cho nhân  
cách phát triển và hoạt động dạy học là một phương thức để thực hiện mục tiêu  
giáo dục. Một khâu rất quan trọng kết nối việc dạy và việc học là đánh giá, để  
biết được quá trình dạy và học có đạt được hiệu quả hay không, tuy nhiên  
muốn đánh giá đúng đắn phải đo lường chính xác và yếu tố đánh giá phải cần  
được quan tâm đầy đủ, thể hiện mối quan hệ tương tác với yếu tố mục tiêu,  
không chỉ thiên về đánh giá nội dung mà còn về kỹ năng và phương pháp.  
Đổi mới giáo dục nghĩa là phải đổi mới tất cả các thành tố của quá trình  
giáo dục: mục đích, mục tiêu - nội dung - phương pháp - phương tiện - giáo  
viên - học sinh - kiểm tra, đánh giá. Do vậy, việc đổi mới kiểm tra, đánh giá  
trong giáo dục nói chung và trong quá trình sư phạm nói riêng mang ý nghĩa  
hết sức quan trọng. Nó là một yêu cầu cần thiết để giáo dục đổi mới một cách  
toàn diện.  
Kiểm tra, đánh giá là một khâu quan trọng trong giáo dục - dạy học và  
trong công tác quản lý của nhà trường. Kiểm tra, đánh giá giúp nhà trường thu  
được những thông tin ngược để kịp thời có những điều chỉnh phù hợp với tình  
hình thực tế. Kiểm tra, đánh giá giúp giáo viên có những phản hồi tích cực  
trong việc thu thập thông tin để nắm bắt sự tiếp thu kiến thức và kỹ năng của  
học sinh, góp phần điều chỉnh hoạt động giáo dục - dạy học của mình. Kiểm  
tra, đánh giá giúp học sinh tự đánh giá trình độ của mình và từ đó hình thành  
động cơ học tập đúng đắn. Kiểm tra, đánh giá giúp các nhà quản lý có được các  
thông tin cần thiết để có thể đề ra các chính sách phù hợp trong việc nâng cao  
chất lượng nhà trường và khuyến khích nhà trường có những đổi mới hợp lý.  
Song thực tiễn việc kiểm tra, đánh giá trong dạy học ở trường Tiểu học  
cho thấy: quan niệm về kiểm tra, đánh giá của giáo viên, học sinh và xã hội  
cũng có nhiều bất cập. Cách đánh đánh giá theo kinh nghiệm, chủ quan cảm  
tính đã trở thành thói quen ăn sâu vào nếp nghĩ, nếp làm của giáo viên, của  
CBQL giáo dục. Kiểm tra, đánh giá không thực hiện chức năng đó là: kiểm  
1
 
tra học sinh hiểu và vận dụng; kỹ năng kiểm tra đánh giá học sinh chưa thực  
sự được giáo viên quan tâm; việc đánh giá còn nặng về hình thức, độ chính  
xác chưa cao. Chính vì vậy việc kiểm tra đánh giá chưa phát huy được đúng  
vai trò và khả năng của nó.  
Kiểm tra, đánh giá không chỉ là để cho điểm, kiểm tra đánh giá học  
sinh là hoạt động bắt buộc và quen thuộc đối với tất cả giáo viên đứng lớp.  
Nhưng phần lớn các giáo viên đều quan niệm việc ra đề kiểm tra cho học sinh  
đơn giản là có điểm số ghi vào sổ điểm. Từ đó, có căn cứ để cuối học kỳ, cuối  
năm đánh giá học sinh. Còn các cán bộ quản lý giáo dục thì cho rằng, đó là  
công việc của giáo viên chứ không phải của Hiệu trưởng.  
Xu hướng quốc tế hiện nay xem mục đích chính của việc đánh giá là  
nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Để nâng cao chất lượng giảng dạy  
và học tập, giáo viên phải xem đánh giá là quá trình và là một phần không thể  
thiếu trong hoạt động giảng dạy của mình.  
Trường Tiểu học Cao Xanh nằm ở gần trung tâm thành phố Hạ Long,  
tỉnh Quảng Ninh với đội ngũ giáo viên có nhiều kinh nghiệm, số lượng học  
sinh tương đối đông. Song nhiều năm gần đây, chất lượng giảng dạy chưa  
thực sự xứng đáng với tiềm năng của trường. Đứng trước thực trạng đó, tôi  
nhận thấy rằng công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh  
trường Tiểu học Cao Xanh còn tồn tại nhiều điều bất cập nên tôi đã chọn đề  
tài: "Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh  
trường Tiểu học Cao Xanh thành phố Hạ Long- tỉnh Quảng Ninh".  
2. Câu hỏi nghiên cứu:  
Những biện pháp nào trong quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết  
quả học tập của học sinh trường Tiểu học Cao Xanh - thành phố Hạ Long -  
tỉnh Quảng Ninh có thể thúc đẩy việc học tập của học sinh một cách hiệu quả.  
3. Giả thuyết nghiên cứu  
Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là hoạt động  
quan trọng, quyết định chất lượng của quá trình dạy học. Tại trường Tiểu học  
Cao Xanh - Hạ Long hoạt động này trong những năm gần đây đã có nhiều tiến  
2
bộ. Tuy nhiên trong bối cảnh đổi mới giáo dục hoạt động này bộc lộ nhiều bất  
câ p, từ nhâ n thc của CBQL và GV, kĩ năng tổ chức môt kỳ kiểm tra, cách viết  
câu hoi, lời nhận xét, trả bài. Nếu xác định được bản chất, mục đích của kiểm  
tra, đánh giá trong dạy học, xây dựng được qui trình kiểm tra, đánh giá... để tìm  
được các biện pháp quản lí hoạt động này một cách đồng bộ, thì có thể thúc  
đẩy sự tiến bộ của học sinh trong học tập, thông qua đó nâng cao chất lượng  
quá trình dạy học tại trường Tiểu học Cao Xanh - thành phố Hạ Long - tỉnh  
Quảng Ninh.  
4. Mục đích nghiên cứu  
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn, đề xuất một số biện  
pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tại  
trường Tiểu học Cao Xanh - thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh nhằm  
nâng cao chất lượng dạy học ở trường.  
5. Khách thể, đối tượng nghiên cứu  
4.1. Khách thể nghiên cứu  
Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường Tiểu học.  
4.2. Đối tượng nghiên cứu  
Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh gia kết quả học tập của học sinh ở  
trường Tiểu học Cao Xanh - thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh.  
6. Phạm vi nghiên cứu:  
- Nội dung: đi sâu vào các biện pháp chỉ đạo hoạt động kiểm tra, đánh giá  
kết quả học tập của học sinh tại nhà trường Tiểu học Cao Xanh - thành phố  
Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh theo tinh tần thông tư 30.  
- Không gian, thời gian: Khảo sát thực trạng ở trường tiểu học Cao Xanh -  
thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh diễn ra từ 2014 - 2016  
7. Nhiệm vụ nghiên cứu:  
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về kiểm tra, đánh giá và quản lý công tác kiểm  
tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.  
3
- Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá và quản lý công  
tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trường Tiểu học Cao Xanh  
- thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh.  
- Đề xuất một số biện pháp quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học  
tập của học sinh tại trường Tiểu học Cao Xanh - thành phố Hạ Long - tỉnh  
Quảng Ninh.  
8. Phương pháp nghiên cứu  
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu.  
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra khảo sát, thu thập thông  
tin thực tiễn công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trường  
Tiểu học Cao Xanh - thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh.  
- Phương pháp thống kê: được sử dụng để xử lý các số liệu thu thập  
được từ khảo sát thực tế.  
- Phương pháp xin ý kiến chuyên gia: Xin ý kiến chuyên gia để đề tài  
được thực hiện có tính khả thi.  
- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm.  
8. Cấu trúc luận văn  
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, mục lục và tài liệu tham  
khảo, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương:  
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động kiểm tra đánh giá và quản lý  
hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.  
Chương 2: Thực trạng hoạt động kiểm tra, đánh giá và quản lý hoạt  
động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trường Tiểu học Cao  
Xanh - thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh.  
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học  
tập của học sinh trường Tiểu học Cao Xanh - thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng  
Ninh.  
4
CHƯƠNG 1  
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ VÀ QUẢN LÝ  
HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA  
HỌC SINH TIỂU HỌC  
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề  
1.1.1. Trên thế giới  
Vấn đề kiểm tra, đánh giá (KT,ĐG) kết quả học tập được các tác giả  
nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau nhưng tất cả đầu nhấn mạnh ý nghĩa và  
tầm quan trọng của kiểm đánh giá kết quả học tập (KT,ĐG KQHT). Từng  
bước xây dựng hoàn thiện cơ sở lý thuyết cơ sở thực tiễn và quy trình cho kiểm  
tra, đánh giá kết quả học tập. Tác giả B.J, Bloome và những người khác năm  
1971 cho ra đời cuốn sách “Evaluation to improve Learning” (đánh giá thúc  
đẩy học tập) [trích từ tài liệu 5] trong đó trình bày kỹ thuật đánh giá trong dạy  
học. Trên cơ sở lí thuyết đánh giá trong dạy học nêu trên một số tác giả ngoài  
nước cũng đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến đánh giá trong  
GD nói chung và dạy học nói riêng được các tác giả của Việt nam tổng thuật  
trong các tài liệu [5,6].  
Đánh giá việc học tập của học sinh được tiến hành rất khác nhau ở hầu hết các  
nước phát triển. Hầu hết các nước phát triển không cho rằng học tập là chỉ để  
nắm vững nội dung môn học là quan trọng nhất. Trong thế kỷ 21 sẽ đòi hoi  
học sinh phải có cách chuẩn bị kiến thức khác đi so với các thế ký trước đó.  
Ví dụ, con người sẽ cần phải giao tiếp cả ở dạng nói và dạng viết và họ sẽ cần  
phải làm việc nhóm nhiều hơn. Do đó, các chương trình giảng dạy trong phổ  
thông trung học, đặc biệt ơ giáo dục tiểu học cần tập trung vào phát triển các  
loại kỹ năng này. Có thể dễ dàng sử dụng các phương pháp thông thường như  
kiểm tra cuối kỳ để xác định xem liệu học sinh có thành thạo các kỹ năng viết  
hay tính toán hay không, nhưng gần như không thể xác định được liệu học  
sinh có thể trình bày ý tưởng của mình một cách hợp lý và rõ ràng khi nói.  
Các phương pháp đánh giá truyền thống không cho phép giáo viên xác định  
5
   
được liệu học sinh có thể làm việc như các thành viên của nhóm hay không.  
Các cách thức đánh giá học sinh phụ thuộc tất cả vào các loại kỹ năng đang  
cố gắng phát triển trong chương trình giảng dạy. Các vấn đề sau được các tài  
liệu nước ngoài nhấn mạnh:  
Đánh giá quá trình là một quá trình, không phải là một bài kiểm tra cụ  
thể.  
Không chỉ giáo viên sử dụng đánh giá này mà là cả giáo viên và học  
sinh sẽ sử dụng.  
Đánh giá quá trình diễn ra trong quá trình giảng dạy.  
Đưa ra ý kiến phản hồi căn cứ vào đánh giá cho giáo viên và học sinh.  
Chức năng của sự phản hồi liên tục trong suốt tiến trình dạy học là để giúp  
giáo viên và học sinh đưa ra các điều chỉnh để cải thiện thành tích của học  
sinh đối với các mục tiêu của chương trình giảng dạy đã dự kiến.  
1.1.2. Ở trong nước  
Trong các tài liệu [5,6,19] của các tác giả Nguyễn Đức Chính; Lâm  
Quang Thiệp; Đặng Bá Lãm đã trình bày các nội dung liên quan đến đo lường  
và đánh giá kết quả của học sinh nói chung và ở các bậc học nói riêng. Thời  
gian gần đây có một số luận án tiến sỹ liên quan đến kiểm tra, đánh giá kết  
quả học tập như luận án TS của Lê Mỹ Hà ; luận văn thạc sỹ của Phạm Thị  
Thủy và một số người khác nghiên cứu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập  
trong dạy học nói chung và ở các môn học nói riêng…  
Các tài liệu trong và ngoài nước nêu trên cho thấy khung lí luận về  
kiểm tra, đánh giá nói chung và đo lường đánh giá kết quả học tập nói riêng  
được nghiên cứu khá kỹ. Trong các tài liệu nêu trên đã trình bày rõ các nội  
dung về vị trí, vai trò, chức năng của kiểm tra, đánh giá trong quá trình  
dạy học và trình bày khá rõ các chức năng cũng như quy trình triển khai  
hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong dạy học.  
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài  
6
   
1.2.1. Quản lý:.  
Theo quan điểm điều khiển học: Quản lý là quá trình điều khiển của  
chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý để đạt được mục tiêu đã định.  
Theo quan điểm kinh tế học: Quản lý là sự tính toán, sử dụng hợp lý  
các nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.  
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: "Quản lý là tác động có mục đích, có  
kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể của người lao động nói chung  
(khách thể quản lý) nhằm thực hiện mục tiêu dự kiến".  
Theo Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì: “Quản lý là  
hoạt động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý)  
đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho  
tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” "Quản lý là một nghệ  
thuật vì đây là hoạt động đặc biệt, hoạt động này đòi hoi phải được vận  
dụng một cách khéo léo, linh hoạt vào những tình huống rất đa dạng,  
trong những điều kiện không gian thời gian, hoàn cảnh, đặc điểm khác  
nhau" [16].  
- Theo Harold Koontz: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm  
bảo sự phối hợp những nỗ lực của cá nhân nhằm đạt được các mục đích của  
nhóm. Mục tiêu của mọi nhà quản lý là nhằm hình thành một môi trường mà  
trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian,  
tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất..[trích lại từ 10]  
Từ các quan niệm về quản lí nêu trên theo tác giả có thể “quản lí là một quá  
trình tác động có ý thức, hợp quy luật của chủ thể quản lí (bộ máy QL, người  
QL) lên khách thể, đối tượng quản lí (người; việc; vật) nhắm thực hiện được  
mục tiêu đề ra thông qua các chức năng quản lí.  
Về chức năng quản lý: Chức năng quản lý là một thể thống nhất những  
hoạt động tất yếu của chủ thể quản lý nảy sinh từ sự phân công, chuyên môn  
hoá của hoạt động quản lý. Nó tập hợp các nhiệm vụ mà chủ thể quản lý phải  
thực hiện để đạt được mục tiêu quản lý đề ra.  
7
 
Có nhiều cách phân chia chức năng quản lý, song về cơ bản đều thống  
nhất có bốn chức năng: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.  
* Chức năng lập kế hoạch  
Lập kế hoạch là chức năng đầu tiên và cơ bản nhất giúp cho nhà quản  
lý tiếp cận mục tiêu mét cách hợp lý và khoa học. Trên cơ sở phân tích trạng  
thái xuất phát, căn cứ vào những tiềm năng đã có, những khả năng sẽ có trong  
tương lai mà xác định rõ hệ thống các mục tiêu, nội dung hoạt động, các biện  
pháp cần thiết để chỉ rõ trạng thái mong muốn của tổ chức. Lập kế hoạch bao  
gồm ba nội dung chủ yếu sau:  
- Dự đoán, dự báo nhu cầu phát triển.  
- Chuẩn đoán, đánh giá thực trạng phát triển của tổ chức.  
- Xác định những mục tiêu, biện pháp và phương tiện cần thiết để thực  
hiện mục tiêu đề ra.  
* Chức năng tổ chức  
Tổ chức thực hiện kế hoạch là quá trình sắp xếp và phân phối các  
nguồn lực để hiện thực hoá các mục tiêu đã đề ra, là sự sắp đặt một cách khoa  
học những con người, những công việc một cách hợp lý, là sự phối hợp các  
tác động bộ phận tạo nên một tác động tích hợp mà hiệu quả của nó lớn hơn  
nhiều so với tổng số các hiệu quả của các tác động thành phần. Công tác tổ  
chức gồm ba nhiệm vụ chính dưới đây:  
- Xác định cấu trúc của bộ máy.  
- Tiếp nhận và phân phối các nguồn lực theo cấu trúc bộ máy.  
- Xác lập cơ chế phối hợp giữa các bộ phận, các thành viên trong tổ chức.  
* Chức năng chỉ đạo  
Chỉ đạo là quá trình tác động, ảnh hưởng qua lại của chủ thể quản lý  
đến hành vi và thái độ của những thành viên trong tổ chức nhằm đạt được  
những mục tiêu đã đề ra. Nội dung của chức năng chỉ đạo bao gồm:  
- Chỉ huy, ra lệnh.  
- Động viên, khen thưởng.  
8
- Theo dõi, giám sát.  
- Uốn nắn và điều chỉnh.  
* Chức năng kiểm tra  
Kiểm tra là một chức năng có liên quan đến mọi cấp quản lý nhằm  
đánh giá trạng thái của hệ, xem mục tiêu dự kiến ban đầu và toàn bộ kế hoạch  
đã đạt được ở mức độ nào, kịp thời phát hiện những sai sót, lệch lạc tìm ra  
nguyên nhân của những sai sót, những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn,  
điều chỉnh và tạo thông tin cho quá trình quản lý tiếp theo.  
Bốn chức năng quản lý có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo thành  
một chu trình quản lý. Chu trình quản lý gồm 4 giai đoạn với sự tham gia của  
2 yếu tố quan trọng: Thông tin và quyết định trong đó thông tin có vai trò là  
huyết mạch của hoạt động quản lý. Chức năng kiểm tra đánh giá là giai đoạn  
cuối cùng của hoạt động quản lý đồng thời là tiền đề của một quá trình quản  
lý tiếp theo. Chu trình quản lý được thể hiện ở sơ đồ dưới đây:  
Lập kế hoạch  
Kiểm tra  
Thông tin  
Tổ chức  
Chỉ đạo  
Sơ đồ 1.1 - Sơ đồ Chu trình quản lý  
1.2.2. Quản lý giáo dục  
Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đến  
khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt  
tới kết quả mong muốn. quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạt động  
điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo  
thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội.  
Quản lý giáo dục là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng, của  
chủ thể quản lý (người quản lý hay tổ chức quản lý) lên đối tượng giáo dục và  
khách thể quản lý giáo dục về mặt chính trị văn hoá, xã hội, kinh tế,… bằng hệ  
9
   
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 106 trang yennguyen 02/04/2022 3120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trường Tiểu học Cao Xanh – Thành phố Hạ Long – Tỉnh Quảng Ninh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfluan_van_quan_ly_hoat_dong_kiem_tra_danh_gia_ket_qua_hoc_tap.pdf