Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc kế toán

Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc kế toán  
Kinh nghim phng vn khi xin vic kế toán. Sau khi qua vòng sơ tuyn – lc hồ  
sơ, bạn được chn vào “vòng loi trc tiếp” – phng vn.  
Kinh nghiệm phỏng vấn khi xin việc kế toán:  
Mục tiêu của mọi ứng viên là tìm được công việc ưng ý. Nhưng thực tế, từ mục  
tiêu đến kết quả cuối cùng là cả một hành trình có thể kéo dài từ ngày này qua  
tháng nọ. Để có được vị trí top trong danh sách dài của nhà tuyển dụng (NTD), bạn  
cần chứng tỏ “đẳng cấp” chuyên nghiệp của mình qua mỗi lần tiếp xúc. Nhưng  
đừng vội nghĩ rằng NTD sẽ sẵn lòng chỉ ra cho bạn những điều bạn cần sửa chữa.  
Nhiệm vụ của NTD là “đãi cát tìm vàng”, và nếu bạn không đáp ứng đủ yêu cầu  
của họ, tên bạn sẽ bị gạt khỏi “bảng vàng”. Trong loạt bài tư vấn “Ứng viên  
chuyên nghiệp”, chúng tôi sẽ giúp bạn nhận ra những thái độ ứng xử cần tránh  
cũng như những điều nên làm để dễ dàng “lọt vào mắt xanh” NTD, bắt đầu từ lần  
phỏng vấn đầu tiên.  
Sau khi qua vòng sơ tuyển – lọc hồ sơ, bạn được chọn vào “vòng loại trực tiếp” –  
phỏng vấn. Cung cách ứng xử và thái độ của bạn sẽ là yếu tố quyết định bạn có  
“qua” được vòng này hay không. Điều quan trọng khi đi phỏng vấn (bên cạnh việc  
đến đúng giờ, trang phục chỉnh tề) là giữ thái độ bình tĩnh và tránh phạm phải  
những lỗi dưới đây.  
Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc kế toán gồm 4 bước sau:  
1. Kinh nghiệm - “Đi cho biết”  
Không gì khiến NTD rất bực mình bằng việc trò chuyện với một ứng viên mà  
người này không tỏ vẻ quan tâm, hoặc chỉ trả lời hời hợt. Hỏi ra thì ứng viên chỉ  
“đến để biết công ty ra sao rồi mới cân nhắc có chấp nhận làm việc hay không”.  
Anh Ân, Trưởng phòng Nhân sự công ty EDF, đã từng ngồi chờ một ứng viên hết  
cả 20 phút trước khi phát hiện ra rằng “nhân tài” của mình đang đi lòng vòng trong  
công ty để “hỏi thăm” tình hình làm việc trước khi vào gặp NTD. Đến đây thì  
không phải bàn cãi gì thêm, tên của ứng viên này được lưu vào “sổ bìa đen” vô  
thời hạn.  
2. Kinh nghiệm - Nghe điện thoại khi phỏng vấn  
Hà được NTD đánh giá là một ứng viên sáng giá cho vị trí Phó phòng Kinh doanh.  
Nhưng cuối cùng, chiếc ghế phó phòng lại về tay một người khác còn Hà thì vẫn  
đang “lận đận” gõ cửa nhiều công ty. Lý do nhiều NTD từ chối Hà là vì cô nàng  
liên tục nghe điện thoại và trả lời tin nhắn khi đang phỏng vấn đến nỗi NTD phải  
nhắc khéo Hà tắt điện thoại.  
Việc nghe điện thoại khi đang phỏng vấn là một trong những điều tối kỵ. Nếu bạn  
đang chờ một cuộc gọi cực kỳ khẩn cấp hoặc có công việc cực kỳ gấp phải giải  
quyết qua điện thoại, hãy hỏi ý NTD trước khi buổi phỏng vấn bắt đầu. Chỉ nên  
nghe điện thoại khi NTD đồng ý và cố gắng kết thúc cuộc gọi sớm. Thông thường  
NTD phải tiếp xúc khá nhiều ứng viên và sẽ không có đủ thời gian nếu bạn cứ “cà  
kê” trên điện thoại. Nếu bạn không ở trong bất kỳ tình huống “cực kỳ” nào bên  
trên, hãy tắt điện thoại trước khi vào phỏng vấn.  
3. Kinh nghiệm - Nói lan man  
“Hãy cho tôi biết về bạn!” là một câu hỏi nhiều NTD rất “sợ” phải hỏi nhưng  
không hỏi thì không được. Nhiều ứng viên vừa nghe đến câu hỏi này là lập tức  
“tuôn” tràng giang đại hải về tiểu sử bản thân, sở thích, thói quen của mình. Ngược  
lại, những thông tin cần thiết cho NTD như công việc, những điều bạn thích khi  
làm việc và những gì động viên tinh thần làm việc thì lại không thấy nói đến.  
4. Kinh nghiệm - Quá tự hào về bản thân  
Bạn hoàn toàn có quyền tự hào về những thành tích mình đạt được nhưng nên thể  
hiện một cách khiêm tốn. Bạn có thể nói “Tôi không tự nhận mình là người giỏi  
nhất, nhưng tôi luôn cố gắng hết sức và nỗ lực của tôi được đền đáp với giải nhất  
cuộc thi XYZ.” Ngược lại, nếu bạn vỗ ngực: “Sau khi qua mặt 2 ứng viên nặng ký  
cho ghế Giám đốc và thắng luôn ứng viên sáng giá cuối cùng bằng bảng kế hoạch  
kinh doanh xuất sắc, vị trí Giám đốc Kinh doanh tại công ty ABC đương nhiên trở  
thành của tôi”, chỉ cần đến đây, NTD có thể nhẹ nhàng gạch tên bạn ra khỏi danh  
sách.  
Bên cạnh đó, có những ứng viên chọn cách “thêu dệt” thêm thành tích nhằm làm lý  
lịch của mình “đẹp” hơn, nhưng NTD tinh ý luôn dễ dàng phát giác những chi tiết  
“giả tưởng” này. Không gì sáng suốt bằng việc nói đúng sự thật và khiêm tốn  
8 vic phi làm trước khi bạn đi phng vn xin vic  
Khi đã được nhà tuyn dng hn phng vn, vic chun bị trước ra sao sẽ  
quyết định bn sthành công hay tht bi trong cuc gặp đó.  
Dưới đây là 8 bước then chốt mà bạn bắt buộc phải làm trước bất kỳ cuộc phỏng  
vấn nào để tối đa hóa cơ hội có được một cuộc phỏng vấn hoàn hảo và cái gật đầu  
quý giá của nhà tuyển dụng:  
1. Ít nhất một ngày trước cuộc phỏng vấn, hãy đi tới địa điểm mà bạn sẽ được  
phỏng vấn  
Một điều quan trọng nữa là bạn hãy thử đến nơi phỏng vấn cùng khoảng thời gian  
mà bạn sẽ được phỏng vấn vào ngày sau đó. Cách làm này giúp bạn hiểu rõ tình  
hình giao thông có thể sẽ diễn biến như thế nào. Có thể bạn sẽ phát hiện ra rằng,  
hướng đi mà bạn trù tính ban đầu là ngược đường, hoặc con đường chính mà bạn  
định đi đang bị đóng để sửa chữa, hoặc giao thông trên tuyến đường đó đông đúc  
hơn bạn nghĩ. Bằng cách “diễn tập” trước, bạn sẽ căn được đủ thời gian để lên  
đường vào ngày được phỏng vấn và không bao giờ lo bị lạc đường hay đến muộn.  
2. Thử trước quần áo  
Đừng đợi cho tới ngày đi phỏng vấn mới thử trang phục mà bạn dự kiến sẽ sử dụng  
để xuất hiện trước nhà tuyển dụng. Nếu “nước đến chân mới nhảy”, bạn có thể  
phát ra chiếc quần mà bạn định mặc bị hỏng khóa, chiếc áo quá nhăn nhúm, đôi tất  
cọc cạch, hay cà vạt đã bị chuột gặm và không còn đủ thời gian để khắc phục.  
Hãy chuẩn bị trang phục và mặc thử vào ngày hôm trước để phát hiện những vấn  
đề cần khắc phục để xử lý luôn, hoặc chuyển sang một bộ đồ khác.  
3. Tìm hiểu về công ty sắp phỏng vấn bạn  
Cách dễ nhất để làm việc này là sử dụng website riêng của công ty. Hãy đọc thông  
tin đủ để hiểu về công việc của công ty đó, các khách hàng và mục tiêu chung của  
công ty như thế nào. Đừng thôi đọc trước khi bạn có thể trả lời những câu hỏi sau  
đây: Công ty này làm công việc gì? Mục tiêu của công ty hướng tới là gì? Công ty  
tuyên bố điều gì làm họ khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh?  
4. Tìm hiểu về nhân vật sẽ phỏng vấn bạn  
Bạn có thể tìm hiểu thông tin về người sẽ phỏng vấn bạn trên mạng xã hội nghề  
nghiệp LinkedIn. Ngoài ra, bạn cũng có thể hỏi thông tin từ những người quen biết  
có liên hệ với công ty, chẳng hạn chồng/vợ của người bạn thân của bạn hồi đại học  
đang làm việc ở công ty đó. Đây chính là những người có thể cung cấp cho bạn  
những thông tin quý báu về văn hóa cũng như những nhân vật chủ chốt của công ty  
đó.  
5. Đọc kỹ lại miêu tả công việc  
Thông thường, các ứng viên chỉ đọc lướt qua môt tả công việc và bỏ lỡ những  
thông điệp quan trọng mà nhà tuyển dụng gửi đi trong đó. Đây là một sai lầm. Bạn  
cần đọc kỹ mô tả công việc cho tới khi hoàn toàn hiểu rõ về nội dung công việc  
cần làm nếu bạn được nhận, công việc sẽ có những khó khăn như thế nào, và vì sao  
bạn sẽ là người phù hợp. Trên thực tế, cách tốt nhất là bạn đọc từng dòng trong  
miêu tả công việc và nghĩ xem kinh nghiệm và các kỹ năng của bạn sẽ phù hợp với  
mỗi dòng miêu tả đó như thế nào. Hãy dành thời gian để nghĩ về những việc bạn  
từng làm trước đây để có thể sử dụng như bằng chứng cho thấy bạn sẽ hoàn thành  
tốt công việc này.  
6. Luyện tập, luyện tập và luyện tập  
Viết ra ít nhất 10 câu hỏi phỏng vấn mà bạn cho là mình có thể bị nhà tuyển dụng  
hỏi trong cuộc phỏng vấn, sau đó viết ra câu trả lời cho những câu hỏi đó. Tối  
thiểu, bạn cần đảm bảo được câu trả lời trơn tru cho những câu hỏi cơ bản sau: Vì  
sao bạn lại muốn thôi công việc hin tại? Điều gì khiến bạn quan tâm ở công việc  
mà bạn đang phỏng vấn? Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì? Bạn có những  
kinh nghiệm như thế nào? Sau đó, hãy đứng trước gương để trả lời những câu hỏi  
này một cách rõ ràng, mạch lạc, cho tới khi nào bạn cảm thấy không còn bị vấp  
hay ngượng nghịu mới thôi.  
7. Nếu có một câu hỏi nào đó mà bạn cảm thấy đặc biệt lo ngại, đừng chỉ hy  
vọng nhà tuyển dụng sẽ không hỏi đến  
Hãy xác định đâu là câu hỏi mà bạn sợ bị hỏi đến nhất trong cuộc phỏng vấn,  
chẳng hạn đâu là lý do khiến bạn từ bỏ công việc hiện tại hoặc trước đó. Sau đó,  
xác định chính xác bạn sẽ trả lời như thế nào, và tập luyện câu trả lời đó, lặp đi lặp  
lại cho tới khi trơn tru. Bằng cách này, bạn sẽ cảm thấy tự tin và thoải mái hơn  
nhiều nếu chủ đề mà bạn ngại được nhà tuyển dụng đưa ra hỏi trong cuộc phỏng  
vấn.  
8. Chuẩn bị trước những câu hỏi để hỏi nhà tuyển dụng  
Đến cuối mỗi cuộc phỏng vấn, các nhà tuyển dụng thường đề nghị bạn đưa ra cho  
họ những câu hỏi và bạn có. Mục này cũng đòi hỏi bạn phải có sự chuẩn bị kỹ  
lưỡng từ trước. Những câu hỏi tốt ở giai đoạn này là những câu hỏi để làm rõ hơn  
về công việc mà bạn đang phỏng vấn, cũng như những câu hỏi mở về văn hóa công  
ty. Ngoài ra, bạn cũng nên hỏi về những bước tiếp theo mà nhà tuyển dụng dự định  
thực hiện nếu bạn vượt qua vòng phỏng vấn, cũng như thời gian mà họ dự kiến liên  
lạc lại với bạn.  
pdf 9 trang yennguyen 07/04/2022 6780
Bạn đang xem tài liệu "Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc kế toán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfkinh_nghiem_phong_van_xin_viec_ke_toan.pdf