Khóa luận Thực trạng tuân thủ pháp luật thuế của các doanh nghiệp tại Chi cục thuế Huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

LỜI CẢM ƠN  
Với lòng kính trọng và tri ân sâu sắc, lời cảm ơn trước tiên em xin gửi đến quý Thầy  
Cô Trường Đại học Kinh Tế - Đại học Huế, quý Thầy cô trong Khoa Tài chính – Ngân  
hàng đã truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích, quý báu trong thời gian vừa qu.  
Đặc biệt, em xin cảm ơn ThS. Lê Hoàng Anh – người thầy kính mến đã tận tình giúp  
đỡ, hướng dẫn nhiệt tình trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt  
nghiệp.  
Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo cơ quan chi cụThuế Khu vực  
Đồng Hới – Quảng Ninh đã tạo mọi điều kiện, luôn quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn em  
trong quá trình thực tập.  
Trong bài báo cáo này, tuy em đã cố gắng hết sức để thực hiện bài báo cáo được hoàn  
chỉnh và đạt được những yêu cầu, song không thể tránh khỏi những sai sót, vì vậy em  
rất mong nhận được những ý kiến đống góp của quý Thầy Cô giáo để bài báo cáo  
được hoàn thiện hơn.  
Cuối cùng, em xin kính chúc quý Thầy Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự  
nghiệp trồng người.  
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn.  
Sinh viên  
Nguyễn Thị Nhật Tân  
i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT  
Chữ viết tắt  
Giải nghĩa  
CBCC  
CQT  
Cán bộ công chức  
Cơ quan thuế  
DN  
Doanh nghiệp  
GTGT  
NNT  
Giá trị gia tăng  
Người nộp thuế  
Ngân sách nhà nước  
Quản lý thuế  
NSNN  
QLT  
TNCN  
TNDN  
TKTN  
Thu nhập cá nhân  
Thu nhập doanh nghiệp  
Tự khai tự nộp  
ii  
DANH MỤC BẢNG  
Bảng 2.1. Tình hình CBCC tại Chi cục thuế Quảng Ninh giai đoạn 2016-2018....26  
Bảng 2.2. Kết quả thu thuế và nợ thuế Chi cục thuế huyện Quảng Ninh giai đoạn  
2016 – 2018 ...................................................................................................................27  
Bảng 2.3. Công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT của Chi cục thuế giai đoạn 2016-  
2018 ...............................................................................................................................30  
Bảng 2.4. Thống kê các DN đã thực hiện kiểm tra thuế từ 2016-2018...................31  
Bảng 2.5. Tình hình thực hiện các biện pháp đôn đốc tuân thủ luật thuế của NNT  
nợ thuế tại Chi cục thuế huyện Quảng Ninh giai đoạn 2016-2018. ........................33  
Bảng 2.6. Tình hình thực hiện cưỡng chế các đối tượng nợ thuế trên địa bàn  
huyện Quảng Ninh giai đoạn 2016-2018...................................................................34  
Bảng 2.7. Tình hình nộp tờ kê khai thuế của các DN trên địa bàn huyện Quảng  
Ninh giai đoạn 2016-2018.....................................................................................35  
Bảng 2.8. Tỷ lệ tờ khai thuế nộp đúng hạn trên địa bàn huyện Quảng Ninh giai  
đoạn 2016-2018 ............................................................................................................36  
Bảng 2.9. Tình hìnn thủ luật thuế của các DN trên địa bàn huyện Quảng  
Ninh giai đoạn 2016 – 018 theo kết quả kiểm tra NNT..........................................37  
Bảng 2.10. Kết quả kiểm tra DN tuân thủ luật thuế của DN trên địa bàn huyện  
Quảng Ninh giai đoạn 2016-2018...............................................................................38  
Bảng 2.. Kết quả tuân thủ thời hạn nộp thuế của các DN trên địa bàn huyện  
Quảng Ninh năm 2016 – 2018.....................................................................................39  
Bảng 2.12. Kết quả tuân thủ nộp thuế trên địa bàn huyện Quảng Ninh giai đoạn  
2016-2018......................................................................................................................39  
Bảng 2.13. Kết quả đánh giá về hệ thống pháp luật thuế ........................................40  
Bảng 2.14. Kết quả đánh giá về công tác tuyên truyền, hỗ trợ DN ........................42  
iii  
Bảng 2.15. Kết quả đánh giá về công tác hỗ trợ DN tự kê khai, tự nộp thuế ........43  
Bảng 2.16. Kết quả đánh giá về công tác quản lý nợ thuế.......................................44  
Bảng 2.17. Kết quả đánh giá về công tác kiểm tra ...................................................45  
Bảng 2.18. Kết quả đánh giá về sự tuân thủ pháp luật thuế của các DN trên địa  
bàn huyện .....................................................................................................................46  
iv  
DANH MỤC SƠ ĐỒ  
Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy tại Chi cục thuế huyện Quảng Ninh.................................24  
v
DANH MỤC HÌNH  
Hình 1.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất ..........................................................................17  
Hình 2.1. Biểu đồ thể hiện tình hình DN trên địa bàn huyện Quảng Ninh giai đoạn  
2016 – 2018 ...................................................................................................................28  
vi  
MỤC LỤC  
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................i  
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. ii  
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... iii  
DANH MỤC SƠ ĐỒ .....................................................................................................v  
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................vi  
MỤC LỤC ................................................................................................................... vii  
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................1  
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1  
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................2  
2.1. Mục tiêu chung........................................................................................2  
2.2. Mục tiêu cụ thể .........................................................................................2  
3. Đối tượng, phạm vi nghiên c....................................................................2  
3.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................2  
3.2. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................3  
4. Phương phiên cứu ................................................................................3  
4.1. Phương pháp thu thập số liệu, thông tin nghiên cứu................................3  
4.2. Phưg pháp tổng hợp, phân tích.............................................................3  
Kết cấu đề tài nghiên cứu................................................................................4  
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................5  
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TUÂN THỦ PHÁP LUẬT THUẾ CỦA  
DN ...........................................................................................................................5  
1.1. Cơ sở lý luận về thuế và quản lý thuế...........................................................5  
1.1.1. Cơ sở lý luận về thuế.............................................................................5  
vii  
1.1.1.1. Khái niệm về thuế...........................................................................5  
1.1.1.2. Các loại thuế hiện hành liên quan đến DN.....................................6  
1.1.2. Cơ sở lý luận về Quản lý thuế ...................................................................6  
1.1.2.1. Khái niệm Quản lý thuế......................................................................6  
1.1.2.2. Nguyên tắc quản lý thuế.....................................................................7  
1.1.2.3. Nội dung Quản lý thuế .......................................................................8  
1.2. Tuân thủ pháp luật thuế của DN ................................................................12  
1.2.1. Khái niệm về tuân thủ pháp luật thuế..................................................12  
1.2.2. Các cấp độ tuân thủ thuế của DN........................................................12  
1.2.3. Các tiêu chí đánh giá tính tuân thủ thuế của DN.................................13  
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế của DN ......................15  
1.3. Kinh nghiệm nâng cao tính tuân thủ thuế của DN trong và ngoài nước ...17  
1.3.1. Kinh nghiệm nâng cao h tuân thủ thuế tại một số tỉnh và thành phố  
trong nước......................................................................................................17  
1.3.2. Kinh nghiệm nâng cao tính tuân thủ thuế của một số nước trên thế giới  
....................................................................................................................19  
1.3.3. Nhữni học kinh nghiệm rút ra nhằm tăng cường tính tuân thủ thuế  
của donh nghệp đối với Chi cục thuế huyện Quảng Ninh...........................21  
CHƯƠNG 2THỰC TRẠNG TUÂN THỦ PHÁP LUẬT THUẾ CỦA CÁC  
DNH NGHIỆP TRÊN TẠI CHI CỤC THUẾ HUYN QUẢNG NINH,  
TỈNH QUẢNG BÌNH...........................................................................................23  
2.1. Khái quát về Chi cục thuế Huyện Quảng Ninh và tình hình phát triển của  
DN trên địa bàn.................................................................................................23  
2.1.1. Giới thiệu về Chi cục thuế Huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình......23  
2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển...................................................23  
2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức Chi cục thuế huyện Quảng Ninh.........................24  
viii  
2.1.1.3. Tình hình nguồn nhân lực của Chi cục thuế huyện Quảng Ninh .26  
2.1.1.4. Kết quả hoạt động của Chi cục thuế huyện Quảng Ninh giai đoạn  
2016 – 2018 ...............................................................................................27  
2.1.2. Tình hình phát triển của DN trên địa bàn huyện Quảng Ninh ............27  
2.2. Hoạt động tăng cường tính tuân thủ pháp luật thuế cho DN tại Chi cục  
thuế huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình ........................................................29  
2.2.1. Hoạt động tuyên truyền hỗ trợ.............................................................29  
2.2.2. Hoạt động kiểm tra người nộp thuế....................................................30  
2.2.3. Hoạt động đôn đốc người nộp thuế .....................................................32  
2.2.4. Hoạt động quản lý, cưỡng chế nợ thuế................................................33  
2.3. Thực trạng tuân thủ pháp luật thuế của các DN trên địa bàn huyện Quảng  
Ninh, tỉnh Quảng Bình.......................................................................................35  
2.3.1. Tình hình tuân thủ quy định nộp tờ khai thuế của DN........................35  
2.3.2. Tình hình vi phạm pháp t thuế của DN theo kết quả kiểm tra thuế37  
2.3.3. Tình hình tuân thủ nộp thuế của DN ...................................................38  
2.4. Đánh giá của đối tượng khảo sát về sự tuân thủ pháp luật thuế của DN ..39  
2.4.1. Mô tg tin đối tượng điều tra.......................................................40  
2.4.2. Đánh giá của đối tượng điều tra về các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân  
thủ thuế a DN.............................................................................................40  
2.4.2.1. Đánh giá về Hệ thống pháp luật thuế ...........................................40  
2.4.2.2. Đánh giá về công tác tuyên truyền, hỗ trợ DN.............................41  
2.4.2.3. Đánh giá về công tác hỗ trợ DN tự kê khai, tự nộp thuế..............43  
2.4.2.4. Đánh giá về công tác quản lý nợ thuế ..........................................44  
2.4.2.5. Đánh giá về công tác kiểm tra......................................................45  
ix  
2.4.2.6. Đánh giá về sự tuân thủ pháp luật thuế của các DN trên địa bàn  
huyện .........................................................................................................46  
2.5. Đánh giá về mức độ tuân thủ pháp luật thuế của DN do Chi cục thuế  
Huyện Quảng Ninh quản lý ...............................................................................46  
2.5.1. Kết quả đạt được..................................................................................46  
2.5.2. Các vấn đề còn tồn tại .........................................................................47  
2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế.........................................................48  
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO  
TÍNH TUÂN THỦ PHÁP LUẬT THUẾ CỦA DN TRÊN ĐỊA BÀN HUYN  
QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH ...............................................................50  
3.1. Định hướng nâng cao mức độ tuân thủ luật thuế của DN .........................50  
3.1.1. Định hướng chung..............................................................................50  
3.1.2. Định hướng cụ thể ...............................................................................50  
3.2. Giải pháp tăng cường tính thủ thuế trên địa bàn huyện Quảng Ninh51  
3.2.1. Giải pháp đối với hệ thống pháp luật thuế ..........................................51  
3.2.2. Giải pháp đối với công tác tuyên truyền, hỗ trợ DN...........................51  
3.2.3. Đẩy việc nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn của  
đội ngũ cán bộ làm công tác thuế..................................................................53  
3.2.4. Giảpháp đối với công tác hỗ trợ DN tự kê khai, tự nộp thuế............54  
3.2.5. Tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế......................55  
3.2.6. Giải pháp đối với công tác kiểm tra ....................................................55  
3.2.7. Giải pháp đối với DN ..........................................................................56  
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGH................................................................57  
1. Kết luận..........................................................................................................57  
2. Kiến nghị .......................................................................................................58  
x
2.1. Kiến nghị đối với Cục thuế Quảng Bình................................................58  
2.2. Đối với Chi cục thuế...............................................................................58  
PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA ...............................................................................59  
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................64  
xi  
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ  
1. Lý do chọn đề tài  
Thuế gắn liền với sự hình thành, tồn tại và phát triển của nhà nước, là công cụ  
quan trọng mà bất kỳ quốc gia hay vùng lãnh thổ nào cũng sử dụng để thực hiện các  
chức năng và nhiệm vụ của mình. Vì vậy, thuế là vấn đề quan tâm hàng đầu của mọi  
quốc gia, bất kể là quốc gia phát triển hay đang phát triển. Tại Việt Nam hiện nay, mỗi  
tháng có hàng ngàn doanh nghiệp (DN) mới đăng ký hoạt động kinh doanh. Đây là  
tiền đề cho nền kinh tế phát triển nhưng cũng là thách thức không nhđối với cơ quan  
thuế (CQT) trong việc quản lý thu thuế một cách hiệu quả. Trong đó, hành vi tuân thủ  
thuế của các DN luôn là vấn đề được các cơ quan quản lý thuế (QLT) đặc biệt quan  
tâm. Sẽ rất thuận lợi nếu việc tuân thủ thuế có thể đạt được dựa trên cơ sở tự nguyện  
của các DN hơn là sử dụng những công cụ hành chính để xử phạt và cưỡng chế. Việc  
tuân thủ thuế rõ ràng là một vấn đề lớn ảnh hưởng đến tính bền vững về nguồn thu của  
mọi quốc gia. Chính vì vậy, các nước vẫn luôn theo đuổi một chính sách thuế với mục  
tiêu quan trọng nhất là tối đa hóa việc tthủ thuế.  
Luật QLT ra đời là một bước đột phá, qua đó đã làm thay đổi một cách cơ bản  
mối quan hệ giữa người nộp thuế (NNT) và CQT, hai chủ thể này đã trở thành những  
người bạn đồng hành p phn vào việc hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.  
Việc chuyển đổi mô hquản lý theo đối tượng sang mô hình quản lý theo chức năng  
với cơ chế tự khai – tự nộp, theo cơ chế mới thì NNT hoàn toàn chủ động trong việc kê  
khai và nộp thuế, T chỉ thực hiện nhiệm vụ tư vấn, hỗ trợ, thanh kiểm tra và giám  
sát sự tuân thủ pháp luật của NNT.  
Trong nền kinh tế hội nhập và pháp triển sâu rộng như hiện nay, DN chính là  
xương sống của nền kinh tế, DN có phát triển thì quốc gia mới hưng thịnh, nguồn thu  
thuế từ các DN chính là nguồn đảm bảo vững chắc nhất cho ngân sách quốc gia. Tuy  
nhiên, làm thế nào để các DN tự giác tuân thủ pháp luật thuế là vấn đề đặt ra không chỉ  
đối với CQT mà còn cả đối với toàn xã hội. Trong thời gian qua, Chi cục Thuế huyện  
Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình đã có những biện pháp hữu hiệu nhằm tuyên truyền, hỗ  
1
trợ, giải thích, vận động DN chấp hành tốt pháp luật về thuế. Thế nhưng vẫn còn nhiều  
hạn chế, bất cập liên quan đến việc việc triển khai Luật Quản lý thuế như tình trạng nợ  
thuế, chây ỳ và tính tuân thủ luật thuế của một số bộ phận DN còn chưa cao; công tác  
tuyên truyền, hỗ trợ, kiểm tra, giám sát vẫn chưa được quan tâm đúng mức, chưa thực  
sự làm cho DN tuân thủ pháp luật thuế theo đúng tinh thần của Luật Quản lý thuế hiện  
hành.  
Nhận thức được tính cấp thiết về vấn đề về lý luận và thực tiễn nêu trên tác giả  
đã quyết định thực hiện đề tài: “Thực trạng tuân thủ pháp luật thuế của các DN tại  
Chi cục thuế Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình”.  
2. Mục tiêu nghiên cứu  
2.1. Mục tiêu chung  
Trên cơ sở phân tích thực trạng tuân thủ pháp luật thuế của các DN đóng trên địa  
bàn do Chi cục thuế huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình quản lý để đánh giá các kết  
quả đạt được và chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân. Qua đó đề xuất một số giải pháp  
giúp nâng cao hành vi tuân thủ thuế trohời gian tới.  
2.2. Mục tiêu cụ thể  
- Hệ thống hóa cơ sở lluận và cơ sở thực tiễn về tính tuân thủ pháp luật thuế  
của DN;  
- Phân tích, đánh giá thực trạng tuân thủ pháp luật thuế của DN trên địa bàn  
huyện Quảng Ninhnh Quảng Bình giai đoạn 2016-2018;  
- xuất một số giải pháp nhằm nâng cao tính tuân thủ thuế của DN tại chi cục  
thuế trong thời gian tới.  
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu  
3.1. Đối tượng nghiên cứu  
Các vấn đề liên quan đến việc tuân thủ pháp luật thuế của DN trên địa bàn do Chi  
cục thuế huyện Quảng Ninh quản lý.  
2
3.2. Phạm vi nghiên cứu  
- Phạm vi không gian: Chi cục thuế huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình và các  
DN hoạt động trên địa bàn do Chi cục thuế quản lý.  
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực trạng tuân thủ thuế của các DN trên địa bàn  
trong giai đoạn 2016 – 2018, nghiên cứu phân tích số liệu sơ cấp được thu thập từ kết  
quả điều tra 110 người đại diện của DN.  
4. Phương pháp nghiên cứu  
4.1. Phương pháp thu thập số liệu, thông tin nghiên cứu  
* Số liệu thứ cấp: được thu thập từ các nguồn tài liệu của các cơ quan có liên  
quan như Cục thuế tỉnh Quảng Bình, Chi cục thuế huyện Quảng Ninh…. Tài liệu từ  
các DN và các tài liệu đã được công bố trên các công trình, đề tài khoa học, báo, tạp  
chí trong nước,….  
* Số liệu sơ cấp:  
Được tiến hành thu thập từ kết qđiều tra thông qua các DN đang hoạt động  
trên địa bàn, cụ thể:  
Điều tra phỏng vấn theo bảng hỏi: 110 DN đang hoạt động trên địa bàn huyện  
Quảng Ninh, tỉnh QuBìndo Chi cục thuế huyện Quảng Ninh quản lý.  
4.2. Phương pháp tổg hợp, phân tích  
- Đề tài sử dụng phương pháp khảo cứu, phân tích, tổng hợp các nguồn thông tin  
và tài liệu phục vụ cho việc hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về vấn đề  
tuân tháp luật thuế của các DN;  
- Phương pháp phân tích, thống kê kinh tế gồm: thống kê mô tả, phân tổ thống  
kê, phương pháp so sánh, đánh giá, các biểu đồ, bảng biểu để phân tích mối quan hệ,  
mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích nhằm đánh giá tình hình tuân thủ thuế của  
DN tại địa bàn nghiên cứu.  
3
5. Kết cấu đề tài nghiên cứu  
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của nghiên cứu gồm 3 chương như sau:  
Chương 1: Cơ sở khoa học về tuân thủ pháp luật thuế của DN  
Chương 2: Thực trạng tuân thủ pháp luật thuế của các DN trên địa bàn huyện  
Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình  
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao tính tuân thủ thuế của  
DN của DN trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình  
4
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TUÂN THỦ PHÁP LUẬT  
THUẾ CỦA DN  
1.1. Cơ sở lý luận về thuế và quản lý thuế  
1.1.1. Cơ sở lý luận về thuế  
1.1.1.1. Khái niệm về thuế  
Cho đến nay, trong các tài liệu nghiên cứu được công bố trên hế giới vẫn chưa  
có sự thống nhất tuyệt đối về khái niệm thuế. Đứng trên nhiều góc độ khác nhau, theo  
các quan điểm của các nhà kinh tế học khác nhau thì có các định nghĩa khác nhau về  
thuế.  
Theo Joseph E Stiglitz: “Thuế được hình thành từ rất lâu đời, bằng hình thức  
cung cấp dịch vụ cho người cai quản, đây là một trong những hình thức đơn giản, đầu  
tiên của thuế và sau này được tiền lệ hóa trở thành những nghĩa vụ nộp thuế bằng  
nhiều hình thức, nhưng cao nhất là bằnn”.  
Theo Mác: “Thuế là cơ sở kinh tế của bộ máy nhà nước là thủ đoạn đơn giản để  
kho bạc thu được tiền hay tài sản của dân dùng vào việc chi tiêu của Nhà nước”.  
Theo Jege: “Tmột khoản trích nộp bằng tiền, có tính chất xác định, không  
hoàn trả trực tiếp cho công dân đóng góp cho Nhà nước thông qua con đường quyền  
lực nhằm bù đắp những chi phí của Nhà nước”  
Trên giác độ phân phối thu nhập: thuế là hình thức phân phối và phân phối lại  
tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân nhằm hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung  
lớn nhất của nhà nước (Quỹ NSNN) để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho thực hiện các  
chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước.  
Trên góc độ người nộp thuế: thuế là khoản đóng góp bắt buộc cho Nhà nước theo  
Luật định để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ  
của Nhà nước. Người nộp thuế được hưởng hợp pháp phần thu nhập còn lại.  
5
Trên góc độ kinh tế học: thuế là biện pháp đặc biệt theo đó, Nhà nước sử dụng  
quyền lực của mình để chuyển 1 phần nguồn lực từ khu vực tư sang khu vực công  
nhằm thực hiện các chức năng kinh tế xã hội của Nhà nước.  
Tựu chung lại có thể thống nhất một khái niệm chung về thuế như sau:  
“Thuế là khoản thu bắt buộc mang tính cưỡng chế bằng sức mạnh của Nhà nước  
mà các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ phải nộp vào Ngân sách Nhà nước khi có đủ  
những điều kiện nhất định. Các khoản thu này không mang tính đối giá và hoàn trả  
trực tiếp cho người nộp thuế”.  
1.1.1.2. Các loại thuế hiện hành liên quan đến DN  
Tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh và phạm vi hoạt động mà DN phải chịu các  
loại thuế khác nhau theo pháp luật hiện hành. Ở nước ta hiện nay, Quốc hội đã ban  
hành nhiều sắc thuế khác nhau ở tất cả các lĩnh vực với rất nhiều các Luật, Nghị định  
và Thông tư hướng dẫn, trong đó có 6 sắc thuế tác động trực tiếp và chủ yếu đến DN  
là:  
1. Thuế xuất nhập khẩu  
2. Thuế tiêu thụ đặc biệt  
4 sắc thuế gián thu  
3. Thuế bảo vệ môi trường  
4. Thuế giá trị gg  
5. Thuế thu nhập 
2 sắc thuế trực thu  
6. Thuế thhập cá nhân  
Hầu hết các DN chịu tác động nhiều nhất bởi các quy định của thuế giá trị gia  
tăng, thhu nhập DN và thuế thu nhập cá nhân.  
1.1.2. Cơ sở lý luận về Quản lý thuế  
1.1.2.1. Khái niệm Quản lý thuế  
Trong cuốn Tài chính công của Khoa Tài chính Nhà nước, trường Đại học kinh  
tế Thành phố Hồ Chí Minh (2005) thì : “Quản lý thuế là những biện pháp nghiệp vụ  
do cơ quan có chức năng thu NSNN thực hiện”“Đó là những hoạt động thường  
6
xuyên của cơ quan thu hướng về phía đối tượng nộp nhằm đảm bảo thu thuế đầy đủ,  
kịp thời và đúng quy định”. Với quan niệm trên, có thể hiểu quản lý thuế là quản lý  
việc thu thuế. Nó bao gồm các công việc như: xây dựng kế hoạch thu thuế, tổ chức các  
biện pháp hành thu và tổ chức bộ máy ngành thuế. Tuy nhiên, từ thực tiễn cho thấy  
quản lý thuế không đồng nghĩa với việc quản lý thu thuế.  
Quản lý thuế có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cho chính sách thuế được  
thực thi nghiêm chỉnh trong thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội. Chính sách thuế được  
thiết kế thường nhằm thực hiện các chức năng cơ bản, quan trọng của thuế như: điều  
tiết nền kinh tế phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng hoặc phân phối thu nhập nhằm đảm  
bảo công bằng xã hội. Tuy nhiên, các mục tiêu này chỉ đạt được nếu như công tác QLT  
thực hiện điều hành, giám sát để mọi NNT đều nộp đúng, nộp đủ và đúng hạn số thuế  
phát sinh. Vì vậy, có thể khẳng định QLT có vai trò quan trọng quyết định cho sự  
thành công của từng chính sách thuế.  
Dưới cách hiểu như vậy, ta có thể khái quát về khái niệm QLT như sau:  
- QTL là hoạt động tổ chức, điềnh, giám sát việc của CQT nhằm bảo đảm  
NNT chấp hành nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN theo quy định.  
- QLT là quá trình tổ chức quản lý và kiểm tra việc thực hiện những quy định  
trong Luật thuế nhằm y độg đầy đủ những khoản thuế vào NSNN theo quy định.  
1.1.2.2. Nguyên tắc ản lý thuế  
- Thuế là uồn thu chủ yếu, bền vững của NSNN. Nộp thuế theo quy định của  
pháp luật là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội. Cơ quan, tổ  
chức, cân có trách nhiệm tham gia QLT.  
- Việc QLT được thực hiện theo quy định của Luật QLT hiện hành và các quy  
định của pháp luật khác có liên quan.  
- Việc QLT phải đảm bảo công khai, minh bạch, bình đẳng; đảm bảo quyền và  
lợi ích hợp pháp của các bên liên quan.  
7
- Thực hiện cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin hiện  
đại trong QLT; áp dụng các nguyên tắc QLT theo thông lệ quốc tế, trong đó nguyên  
tắc bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế, nguyên tắc quản lý rủi ro  
trong QLT và các nguyên tắc khác phù hợp với điều kiện Việt Nam.  
1.1.2.3. Nội dung Quản lý thuế  
Theo điều 4, Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, ngày 13 tháng 6 năm 2019 thì  
nội dung QLT bao gồm các nội dung sau:  
- Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế.  
- Hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, không thu thuế.  
- Khoanh tiền thuế nợ, xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; miễn tiền chậm  
nộp, tiền phạt; không tính tiền nộp chậm, gia hạn nộp thuế; nộp dần tiền nợ thuế.  
- Quản lý thông tin NNT.  
- Quản lý hóa đơn, chứng từ.  
- Kiểm tra thuế, thuế và thực hiệện pháp phòng, chống, ngăn chặn vi phạm  
pháp luật về thuế.  
- Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về QLT.  
- Xử phạt vi phnh chính về QLT.  
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế.  
- Hợp tác qutế về thuế.  
- ên truyền, hỗ trợ NNT.  
Quản lý thuế đối với DN  
Theo giáo trình Quản lý thuế của PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng: Quản lý thuế là  
khâu tổ chức, phân công trách nhiệm cho các bộ phận trong CQT; xác lập mối quan hệ  
phối hợp giữa các bộ phận một cách hữu hiệu trong việc thực thi các chính sách thuế.  
Công tác quản lý thuế để ngày một nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả thu cho  
ngân sách nhà nước, góp phần khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển, thúc đẩy  
8
tăng trưởng kinh tế, nâng cao ý thức tự giác nộp thuế cho đối tượng nộp thuế và phải  
coi đó như một bổn phận và trách nhiệm của đối tượng nộp thuế.  
Nội dung quản lý thuế: bao gồm những hoạt động như đăng kí thuế, khai thuế,  
nộp thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, quản lý thông tin người nộp thuế, kiểm tra -  
thuế, cưỡng chế - xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại…  
Nguyên tắc quản lý thuế: có ba nguyên tắc chính trong quản lý thuế đó là:  
+ Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Nộp thuế theo quy định  
của pháp luật là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tổ chức, cá nhân. Cơ uan, tổ chức, cá  
nhân có trách nhiệm tham gia quản lý thuế.  
+ Việc quản lý thuế được thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định  
khác của pháp luật có liên quan.  
+ Việc quản lý thuế phải bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng; bảo đảm  
quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế.  
Cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế  
Tự kê khai, tự nộp thuế là cơ chế quản lý thuế trong đó người nộp thuế tự giác  
tuân thủ thực hiện các nghĩa vụ thuế: người nộp thuế căn cứ các quy định tại các Luật  
thuế để xác định nghĩa vụ thế của mình, kê khai chính xác, nộp tờ khai thuế và nộp  
thuế đúng thời hạn. không can thiệp vào việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người  
nộp thuế nếu NNT tự giác tuân thủ nghĩa vụ. CQT có trách nhiệm tuyên truyền, hỗ trợ,  
hướng dẫn để ngưnộp thuế hiểu rõ và tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế, đồng thời  
giám sát chặt chẽ việc tuân thủ nghĩa vụ thuế của NNT và thông qua công tác kiểm tra,  
để phát n, xử lý kịp thời, đúng đắn những hành vi gian lận, trốn thuế của NNT.  
Tại Thông tư số 110/2015/TT-BTC ngày 28/7/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn  
giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế có hiệu lực từ ngay 10/9/2015 qua đó diều chỉnh  
việc đăng ký, kê khai nộp thuế bằng giấy hoặc các hình thức khác trước đây sang Thực  
hiện các thủ tục hành chính thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế bằng phương  
thức giao dịch điện tử bao gồm:  
9
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 77 trang yennguyen 04/04/2022 5940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực trạng tuân thủ pháp luật thuế của các doanh nghiệp tại Chi cục thuế Huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thuc_trang_tuan_thu_phap_luat_thue_cua_cac_doanh_n.pdf