Giáo trình Sở hữu trí tuệ (Phần 1)

ĐẠI HỌC HUẾ  
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT  
PGS.TS. ĐOÀN ĐỨC LƯƠNG, PGS.TS. TRẦN VĂN HẢI  
(Đồng chủ biên)  
TS. NGUYỄN THỊ HỒNG TRINH  
GIÁO TRÌNH  
SỞ HỮU TRÍ TUỆ  
(Trong lĩnh vực Khoa học giáo dục)  
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC HUẾ  
Huế, 2018  
Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam  
Đoàn Đức Lương  
Giáo trình Sở hữu trí tuệ : Trong lĩnh vực khoa học giáo dục / Đoàn  
Đức Lương, Trần Văn Hải (ch.b.), Nguyễn Thị Hồng Trinh. -  
học Huế, 2018. - 338tr. ; 24cm  
Huế : Đại  
ĐTTS ghi: Đại học Huế. Trường Đại học Luật. - Thư mục: tr. 336-  
338  
1.  
Sở hữu trí tuệ 2.  
Giáo trình  
346.0480711 - dc23  
DUH0208p-CIP  
Mã số sách: GT/117-2018  
LỜI NÓI ĐẦU  
Giáo trình Sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực khoa học giáo dục được  
phát triển từ Đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp Bộ trọng điểm  
(mã số B2008-ĐHH 01-67TĐ): Tài liệu chuyên khảo giảng dạy về sở  
hữu trí tuệ trong các trường đại học và cao đẳng lĩnh vực khoa học giáo  
dục do PGS.TS. Đoàn Đức Lương chủ trì, nhóm tác giả cũng bổ sung  
một số mục mới mà đề tài trên chưa đề cập, như cập nhật văn bản quy  
phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ, bổ sung phần  
liên quan đến “tài nguyên giáo dục mở” theo mục tiêu xây dựng Hệ tri  
thức Việt số hóa bắt đầu khởi động từ ngày 1/1/2018 theo Quyết định số  
677/QĐ-TTg ngày 18/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ.  
Giáo trình gồm 2 phần:  
- Phần 1: Những vấn đề chung về quyền sở hữu trí tuệ, phần này  
chuyển tải nội dung khái quát về quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả và  
quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây  
trồng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ;  
- Phần 2: Một số nội dung của quyền sở hữu trí tuệ trong các  
trường đại học, cao đẳng, phần này chuyển tải nội dung bảo hộ và khai  
thác quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quản lý tài sản trí tuệ  
trong các trường đại học, cao đẳng.  
Giáo trình được hoàn thành với sự biên soạn của:  
- PGS.TS. Đoàn Đức Lương biên soạn Chương 2, Chương 3,  
Chương 4, Chương 8;  
- PGS.TS. Trần Văn Hải biên soạn Chương 5, Chương 6, Chương 7.  
- TS. Nguyễn Thị Hồng Trinh biên soạn Chương 1.  
Giáo trình Sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực khoa học giáo dục gồm 2  
phần: Phần 1 phục vụ chung cho tất cả các đối tượng sinh viên, học viên;  
phần 2 có tính đặc thù trước hết nhằm phục vụ việc học tập và nghiên  
cứu của người học trong các trường đại học, cao đẳng thuộc các lĩnh vực  
khoa học, bao gồm khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ,  
khoa học xã hội và nhân văn, tiếp đó giáo trình là tài liệu tham khảo cho  
những người khác có quan tâm đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ.  
iii  
Nhóm tác giả rất mong nhận được sự đóng góp, bổ sung của Quý  
Độc giả để những lần tái bản sau đạt chất lượng cao hơn.  
Xin trân trọng giới thiệu Giáo trình Sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực  
khoa học giáo dục với Quý Độc giả.  
Thừa Thiên Huế, tháng 8/2018  
Nhóm tác giả  
iv  
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT  
KH&CN  
SHCN  
SHTT  
Khoa học và Công nghệ  
Sở hữu công nghiệp  
Sở hữu trí tuệ  
UBND  
WIPO  
Ủy ban Nhân dân  
World Intellectual Property Organization  
Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới  
WTO  
World Trade Organization  
Tổ chức Thương mại Thế giới  
v
MỤC LỤC  
Trang  
1
PHẦN 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUYỀN SỞ HỮU  
TRÍ TUỆ  
2
2
Chương 1. Khái quát về quyền sở hữu trí tuệ  
1. Khái niệm, đặc điểm và bản chất của quyền sở hữu trí tuệ  
1.1.1. Khái niệm quyền sở hữu trí tuệ  
3
1.1.2. Đặc điểm của quyền sở hữu trí tuệ  
1.1.3. Bản chất của quyền sở hữu trí tuệ  
1.2. Các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ  
1.2.1. Quan niệm chung  
3
8
11  
12  
13  
16  
17  
18  
19  
20  
21  
25  
1.2.2. Đặc điểm của đối tượng sở hữu trí tuệ  
1.3. Các chủ thể của quyền sở hữu trí tuệ  
1.3.1. Chủ thể quyền tác giả  
1.3.2. Chủ thể quyền liên quan đến quyền tác giả  
1.3.3. Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp  
1.3.4. Chủ thể quyền đối với giống cây trồng  
1.4. Lịch sử phát triển của hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ  
1.5. Quyền sở hữu trí tuệ và tài sản trí tuệ, vai trò của quyền sở  
hữu trí tuệ  
1.5.1. Quyền sở hữu trí tuệ và tài sản trí tuệ  
1.5.2. Vai trò của quyền sở hữu trí tuệ  
25  
29  
31  
31  
44  
1.6. Hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ  
1.6.1. Hệ thống pháp luật Việt Nam về sở hữu trí tuệ  
1.6.2. Hệ thống pháp luậtquốc tế về sở hữu trí tuệ  
vii  
Câu hỏi thảo luận/bài tập  
52  
53  
Chương 2. Bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan  
2.1. Bảo hộ quyền tác giả  
53  
2.1.1. Khái niệm quyền tác giả  
53  
2.1.2. Khái niệm bảo hộ quyền tác giả  
2.1.3. Tác phẩm và các loại hình tác phẩm được bảo hộ  
2.1.4. Chủ thể quyền tác giả  
57  
58  
68  
2.1.5. Khái niệm tác giả  
69  
2.1.6. Khái niệm chủ sở hữu quyền tác giả  
2.1.7. Nội dung quyền tác giả  
73  
76  
2.1.8. Giới hạn quyền tác giả  
79  
2.1.9. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả  
2.2. Bảo hộ quyền liên quan  
84  
86  
2.2.1. Khái niệm quyền liên quan  
86  
2.2.2. Nội dung quyền liên quan  
88  
2.2.3. Giới hạn quyền liên quan  
92  
2.3. Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan  
2.4. Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan  
2.5. Chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan  
2.5.1. Khái niệm chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan  
2.5.2. Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan  
2.5.3. Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan  
Câu hỏi thảo luận/bài tập  
95  
98  
102  
102  
104  
108  
111  
115  
115  
Chương 3. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp  
3.1. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế  
viii  
3.1.1. Khái quát về sáng chế và bảo hộ sáng chế  
3.1.2. Điều kiện bảo hộ sáng chế  
115  
117  
3.1.3. Cơ chế bảo hộ và trình tự thủ tục xác lập quyền đối với 122  
sáng chế  
3.1.4. Thủ tục xử lý đơn và cấp văn bằng bảo hộ sáng chế  
131  
3.1.5. Nội dung và giới hạn quyền sở hữu công nghiệp đối với 138  
sáng chế  
3.2. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý  
3.2.1. Khái quát chỉ dẫn địa lý và bảo hộ chỉ dẫn địa lý  
3.2.2. Điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý  
148  
148  
154  
3.2.3. Cơ chế bảo hộ và trình tự, thủ tục xác lập quyền đối với 158  
chỉ dẫn địa lý  
3.2.4. Nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý 162  
3.3. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh  
3.3.1. Khái quát về bí mật kinh doanh và bảo hộ bí mật kinh doanh  
3.3.2. Điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh  
164  
164  
165  
166  
167  
167  
173  
3.3.3. Nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh  
3.4. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu  
3.4.1. Khái quát về nhãn hiệu và bảo hộ nhãn hiệu  
3.4.2. Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu  
3.4.3. Cơ chế bảo hộ và trình tự thủ tục xác lập quyền đối với 184  
nhãn hiệu  
3.4.4. Nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu  
3.5. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại  
3.5.1. Khái quát về tên thương mại và bảo hộ tên thương mại  
3.5.2. Điều kiện bảo hộ tên thương mại  
188  
190  
190  
193  
ix  
3.5.3. Nội dung quyền đối với tên thương mại  
194  
195  
3.6. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp  
3.6.1. Khái quát về kiểu dáng công nghiệp và bảo hộ kiểu dáng 195  
công nghiệp  
3.6.2. Điều kiện bảo hộ  
195  
3.6.3. Cơ chế bảo hộ và trình tự thủ tục xác lập quyền đối với 197  
kiểu dáng công nghiệp  
3.6.4. Thẩm định nội dung đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp  
3.7. Chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp  
198  
198  
198  
201  
206  
211  
3.7.1. Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp  
3.7.2. Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp  
Câu hỏi thảo luận/bài tập  
Chương 4. Bảo hộ quyền đối với giống cây trồng  
4.1. Khái quát về giống cây trồng mới và bảo hộ giống cây 211  
trồng mới  
4.1.1. Giống cây trồng mới và bảo hộ giống cây trồng mới  
4.1.2. Ý nghĩa của việc bảo hộ giống cây trồng  
4.2. Điều kiện được bảo hộ giống cây trồng mới  
4.3. Trình tự, thủ tục xác lập quyền đối với giống cây trồng mới  
4.3.1. Thẩm định hình thức  
211  
213  
214  
214  
214  
215  
217  
218  
218  
219  
220  
4.3.2. Thẩm định nội dung  
4.3.3. Cấp văn bằng bảo hộ  
4.4. Quyền và nghĩa vụ của chủ văn bằng bảo hộ giống cây trồng  
4.4.1. Quyền của chủ văn bằng bảo hộ giống cây trồng  
4.4.2. Nghĩa vụ của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng  
4.4.3. Nghĩa vụ của tác giả giống cây trồng  
x
4.5. Chuyển giao quyền đối với giống cây trồng  
4.5.1. Chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng  
4.5.2. Chuyển quyền sử dụng giống cây trồng  
Câu hỏi thảo luận/bài tập  
220  
220  
221  
223  
224  
224  
224  
226  
Chương 5. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ  
5.1. Khái niệm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ  
5.1.1. Khái niệm hành vi vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ  
5.1.2. Khái niệm hành vi xâm phạm quyền về sở hữu trí tuệ  
5.1.3. Phân biệt hành vi vi phạm và hành vi xâm phạm quyền sở 227  
hữu trí tuệ  
5.2. Thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ  
5.3. Xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ  
5.3.1. Xác định hành vi xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan  
5.3.2. Xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp  
5.3.3. Xác định hành vi xâm phạm quyền đối với giống cây trồng  
5.4. Các biện pháp bảo vệ quyền về sở hữu trí tuệ  
5.4.1. Biện pháp tự bảo vệ  
228  
229  
229  
231  
237  
237  
237  
242  
247  
251  
254  
256  
5.4.2. Biện pháp dân sự  
5.4.3. Biện pháp hành chính  
5.4.4. Biện pháp hình sự  
5.4.5. Biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan  
Câu hỏi thảo luận/bài tập  
PHẦN 2. MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ 263  
TUỆ TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG  
264  
Chương 6. Bảo hộ và khai thác quyền tác giả trong các  
trường Đại học, Cao đẳng  
xi  
6.1. Quyền tác giả đối với kết quả nghiên cứu khoa học  
6.1.1. Tác giả của kết quả nghiên cứu khoa học  
6.1.2. Chủ sở hữu của kết quả nghiên cứu khoa học  
264  
264  
270  
6.1.3. Mối quan hệ giữa tác giả và chủ sở hữu của kết quả 271  
nghiên cứu khoa học  
6.1.4. Quyền của tác giả và quyền của chủ sở hữu quyền tác giả  
272  
6.2. Một số kết quả nghiên cứu đặc biệt trong lĩnh vực khoa học 274  
giáo dục  
6.2.1. Tác phẩm phái sinh  
274  
276  
281  
6.2.2. Chương trình máy tính  
6.2.3. Quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số  
6.3. Chuyển giao tác phẩm đối với kết quả nghiên cứu trong lĩnh 283  
vực khoa học giáo dục  
6.3.1. Chuyển nhượng tác phẩm đối với kết quả nghiên cứu  
6.3.2. Chuyển quyền sử dụng tác phẩm đối với kết quả nghiên cứu  
6.4. Xây dựng “tài nguyên giáo dục mở”  
283  
285  
287  
287  
287  
288  
290  
293  
295  
296  
6.4.1. Tầm quan trong của “tài nguyên giáo dục mở”  
6.4.2. Lịch sử hình thành “tài nguyên giáo dục mở”  
6.4.3. Khái niệm “tài nguyên giáo dục mở”  
6.4.4. Nguồn tác phẩm để xây dựng “tài nguyên giáo dục mở”  
6.4.5. Hình thức cấp phép xây dựng “tài nguyên giáo dục mở”  
Câu hỏi thảo luận/bài tập  
Chương 7. Bảo hộ và khai thác quyền sở hữu công nghiệp  
trong các trường Đại học, Cao đẳng  
7.1. Khái quát về bảo hộ và khai thác quyền đối với sáng chế 296  
trong các trường đại học, cao đẳng  
xii  
7.1.1. Kết quả nghiên cứu khoa học là sáng chế  
7.1.2. Các dạng tồn tại của sáng chế  
296  
296  
289  
299  
299  
300  
302  
302  
302  
303  
305  
306  
307  
307  
308  
310  
310  
311  
7.1.3. Mối quan hệ giữa tác giả và chủ sở hữu sáng chế  
7.2. Đánh giá khả năng bảo hộ sáng chế  
7.2.1. Đánh giá tính mới của sáng chế  
7.2.2. Đánh giá trình độ sáng tạo của sáng chế  
7.2.3. Đánh giá khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế  
7.3. Quy trình bảo hộ sáng chế  
7.3.1. Quyền nộp đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế  
7.3.2. Cách lập bản mô tả sáng chế  
7.3.3. Thẩm định hình thức đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế  
7.3.4. Thẩm định nội dung đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế  
7.4. Chuyển giao sáng chế  
7.4.1. Chuyển nhượng sáng chế  
7.4.2. Chuyển quyền sử dụng sáng chế  
7.5. Bảo hộ và khai thác quyền đối với bí mật kinh doanh  
7.5.1. Khái niệm bí mật kinh doanh  
7.5.2. Phân tích ngược đối với bí mật kinh doanh  
7.6. Bảo hộ và khai thác quyền đối với nhãn hiệu dịch vụ trong 313  
lĩnh vực giáo dục, đào tạo  
7.6.1. Nhãn hiệu dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo  
313  
314  
7.6.2. Quản lý nhãn hiệu dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo  
7.6.3. Quy trình, thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu dịch vụ trong 317  
lĩnh vực giáo dục, đào tạo  
Câu hỏi thảo luận/bài tập  
318  
xiii  
320  
320  
320  
321  
322  
322  
324  
327  
Chương 8. Quản lý tài sản trí tuệ  
8.1. Khái niệm quản lý tài sản trí tuệ  
8.1.1. Tài sản trí tuệ  
8.1.2. Quản lý tài sản trí tuệ  
8.2. Các phương thức chủ yếu quản lý tài sản trí tuệ  
8.2.1. Phát hiện và lập hồ sơ đăng ký xác lập quyền  
8.2.2. Xây dựng quy chế hoạt động sở hữu trí tuệ  
8.2.3. Tư vấn về sở hữu trí tuệ  
8.2.4. Phát hiện và yêu cầu xử lý các hành vi xâm phạm quyền 328  
sở hữu trí tuệ  
8.3. Các biện pháp chủ yếu khuyến khích hoạt động sở hữu trí tuệ 330  
8.3.1. Khuyến khích vật chất  
330  
331  
331  
332  
333  
8.3.2. Biện pháp khuyến khích tinh thần  
8.3.3. Biện pháp khuyến khích tài chính  
Câu hỏi thảo luận/bài tập  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
xiv  
PHẦN 1  
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG  
VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ  
1
Chương 1  
KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ  
1. Khái niệm, đặc điểm và bản chất của quyền sở hữu trí tuệ  
Trong tiến trình vận động của đời sống xã hội hiện đại, sự phát  
triển như vũ bão của KH&CN thế kỷ XXI đã có tác động sâu rộng, mãnh  
liệt và trực tiếp hơn bao giờ hết với tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh  
tế - xã hội, tốc độ gia tăng của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã  
hội loài người. Tài sản trí tuệ - tài sản dựa trên tri thức cũng vì vậy mà  
trở nên đặc biệt quan trọng trong cấu trúc tài sản của mỗi quốc gia và  
doanh nghiệp, mỗi cá nhân và tổ chức. Đây là “động lực mới tạo nên sự  
thịnh vượng trong xã hội đương thời”1.  
Cơ chế bảo hộ SHTT với nội dung cơ bản là coi các kết quả của  
hoạt động sáng tạo khoa học, công nghệ và nghệ thuật là các tài sản trí  
tuệ và các quyền về tài sản này phải được pháp luật thừa nhận và bảo vệ,  
đã trở thành một công cụ đắc lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế và cải  
thiện đời sống vật chất, tinh thần cho quảng đại quần chúng nhân dân.  
Đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập, vấn đề bảo hộ SHTT  
trở thành vấn đề trung tâm trong các quan hệ kinh tế quốc tế, là yếu tố then  
chốt trong hoạch định chiến lược, chính sách phát triển của các quốc gia.  
Bảo hộ SHTT vừa xuất phát từ nhu cầu tự thân của các nền kinh tế  
trong quá trình phát triển, vừa là một đòi hỏi mang tính toàn cầu, bắt  
buộc khi tham gia các quan hệ kinh tế quốc tế và hội nhập. Đối với Việt  
Nam, việc thiết lập một hệ thống bảo hộ SHTT hữu hiệu là một trong số  
các yếu tố quan trọng quyết định thành công của quá trình hội nhập kinh  
tế quốc tế và gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đồng thời,  
góp phần thúc đẩy hoạt động nghiên cứu sáng tạo và đổi mới trong nước,  
khuyến khích cạnh tranh và lành mạnh hóa thị trường, từ đó hỗ trợ đắc  
lực cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội và công nghiệp hóa, hiện đại  
hóa đất nước.  
1
Theo nhận định của Tổng Giám đốc Tổ chức SHTT thế giới (WIPO) Kamil Idris tại  
tác phẩm SHTT một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế (bản dịch tiếng Việt 2004).  
2
1.1.1. Khái niệm quyền sở hữu trí tuệ  
Quyền SHTT có thể được hiểu theo hai phương diện:  
- Phương diện khách quan: Quyền SHTT là tổng hợp các quy  
phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình  
xác lập và khai thác, sử dụng và định đoạt các đối tượng SHTT.  
- Phương diện chủ quan: Quyền SHTT là tập hợp các quyền và  
nghĩa vụ cụ thể của các cá nhân, tổ chức là chủ thể của quyền SHTT.  
1.1.2. Đặc điểm của quyền sở hữu trí tuệ  
Kết quả nghiên cứu về SHTT trong nước và nước ngoài cho thấy,  
có nhiều phương pháp và cách thức tiếp cận khác nhau khi phân tích về  
đặc thù và bản chất của quyền SHTT. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể,  
có thể tóm lược chung các đặc điểm cơ bản nhất của quyền SHTT như  
sau:  
1.1.2.1. Đặc điểm về căn cứ phát sinh, xác lập quyền  
Quyền SHTT chỉ được coi là hợp pháp khi được phát sinh hoặc xác  
lập theo đúng các quy định của pháp luật về điều kiện và thời điểm phát  
sinh quyền. Theo căn cứ phát sinh quyền, pháp luật các nước thường  
phân định cơ chế điều chỉnh khác nhau đối với hai nhóm quyền SHTT  
chủ yếu sau:  
- Nhóm quyền phát sinh một cách tự nhiên: Quyền SHTT tự động  
phát sinh hoặc được xác lập cùng với sự ra đời của tài sản trí tuệ (đối  
tượng SHTT) mà không cần phải tiến hành bất kỳ thủ tục pháp lý nào tại  
cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thời điểm phát sinh quyền SHTT đồng  
thời với thời điểm phát sinh đối tượng SHTT. Khi xảy ra tranh chấp, chủ  
sở hữu quyền phải tự chứng minh quyền của mình bằng cách đưa ra các  
chứng cứ về mối liên hệ giữa bản thân và đối tượng quyền. Chính vì đặc  
thù này mà mặc dù có cơ chế tự động phát sinh quyền, pháp luật các  
nước vẫn dành nhiều quan tâm quy định về các thủ tục, trình tự đăng ký  
đối tượng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền (như một khuyến cáo có  
lợi và không bắt buộc đối với các chủ thể quyền), vì khi xảy ra tranh  
chấp, chứng chỉ đăng ký do cơ quan này cấp sẽ là một bằng chứng quan  
trọng làm căn cứ xác nhận mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng quyền.  
3
Nhóm quyền SHTT phát sinh một cách tự nhiên, bao gồm: quyền  
tác giả, quyền liên quan tới quyền tác giả (quyền đối với các tác phẩm  
văn học, nghệ thuật, khoa học; các cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình;  
chương trình phát sóng; tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa)  
và một số ít các quyền SHCN (quyền đối với tên thương mại, bí mật kinh  
doanh và nhãn hiệu nổi tiếng).  
Theo quy định tại Điều 6 Luật SHTT 2005, căn cứ phát sinh, xác  
lập quyền SHTT đối với các quyền thuộc nhóm này như sau:  
Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được  
thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung,  
chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công  
bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.  
Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi  
hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được  
mã hóa được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến  
quyền tác giả.  
Quyền SHCN đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử  
dụng hợp pháp tên thương mại đó.  
Quyền SHCN đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có  
được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí  
mật kinh doanh đó.  
Quyền SHCN đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở  
sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.  
- Nhóm quyền phát sinh trên cơ sở đăng ký: Quyền SHTT chỉ phát  
sinh hoặc được xác lập trên cơ sở đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm  
quyền theo thủ tục, trình tự luật định. Ngược lại với nhóm trên, ở đây,  
quyền SHTT không tự động phát sinh mà theo cơ chế quyền chỉ được  
trao khi đã tiến hành một số thủ tục pháp lý nhất định. Cơ quan nhà nước  
có thẩm quyền sẽ xem xét đơn đăng ký theo trình tự, thủ tục và tiêu  
chuẩn do pháp luật về SHTT quy định. Nếu đáp ứng các yêu cầu luật  
định, chủ thể quyền (có thể là tổ chức hoặc cá nhân) sẽ được cấp một  
chứng chỉ (văn bằng bảo hộ) với ý nghĩa thừa nhận, xác nhận tổ chức, cá  
nhân đó có quyền đối với đối tượng SHTT trong thời hạn và phạm vi  
4
tương ứng. Các quyền SHTT đối với các đối tượng SHTT được xác lập  
theo chứng chỉ (văn bằng bảo hộ) được cấp.  
Nhóm quyền SHTT phát sinh theo cơ chế này bao gồm phần lớn  
các quyền SHCN (quyền đối với sáng chế/giải pháp hữu ích, kiểu dáng  
công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa  
lý) và quyền đối với giống cây trồng.  
Theo quy định tại Điều 6 Luật SHTT 2005, căn cứ phát sinh, xác  
lập quyền SHTT đối với các quyền thuộc nhóm này như sau:  
Quyền SHCN đối với sáng chế/giải pháp hữu ích kiểu dáng công  
nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu (trừ nhãn hiệu  
nổi tiếng), chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng  
bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy  
định tại Luật SHTT hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của  
Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.  
Quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định  
cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền  
theo thủ tục đăng ký.  
1.1.2.2. Đặc điểm về nội dung quyền  
Như trên đã đề cập, khái niệm quyền SHTT trong phạm vi hẹp có  
thể được hiểu là quyền sở hữu đối với tài sản trí tuệ. Theo chế định về tài  
sản và quyền sở hữu của Bộ luật Dân sự 2015 quy định, quyền sở hữu  
bao gồm ba quyền năng cơ bản là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và  
quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu. Tuy nhiên, khác với các tài sản  
thông thường, nội dung quyền sở hữu đối với tài sản trí tuệ có những  
điểm đặc thù sau:  
- Quyền SHTT là một loại quyền sở hữu nhưng các quyền năng chủ  
yếu tập trung vào quyền sử dụng và quyền định đoạt.  
Bản chất của các đối tượng SHTT - tài sản trí tuệ là vô hình, nên  
việc nắm giữ, quản lý nó là không thể thực hiện được một cách bình  
thường như các dạng tài sản hữu hình khác. Đặc tính vô hình và chức  
năng thông tin - tri thức cho phép loại đối tượng SHTT này có khả năng  
di động một cách không có giới hạn và đồng thời hiện diện ở nhiều nơi  
5
nên việc thực hiện quyền năng chiếm hữu dạng tài sản này là không thể  
và không có ý nghĩa.  
Mặt khác, tài sản trí tuệ là kết quả của hoạt động sáng tạo. Đặc tính  
sáng tạo và đổi mới của dạng tài sản này đòi hỏi con người luôn phải tìm  
tòi, khám phá, làm chủ các thông tin và tri thức liên quan. Việc độc  
quyền chiếm giữ tài sản trí tuệ sẽ làm cản trở nhu cầu phát triển của xã  
hội và kìm nén hoạt động sáng tạo. Cần lưu ý rằng, để kiểm soát quyền  
năng chiếm hữu cần giữ bí mật đối với tài sản trí tuệ, nhưng điều này lại  
mâu thuẫn với các quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản trí tuệ. Các  
đối tượng SHTT chỉ có giá trị và mang lại lợi ích nếu được khai thác, sử  
dụng, chuyển giao, nhưng chính các hoạt động này lại bộc lộ bản chất  
của tài sản trí tuệ. Ngược lại, việc giữ bí mật bản chất tài sản trí tuệ cũng  
đồng nghĩa với việc không thể sử dụng tài sản trí tuệ đó. Như vậy, đối  
với quyền SHTT, quyền năng chiếm hữu không thể cùng đồng thời tồn  
tại và thực hiện song song với các quyền năng sử dụng và định đoạt.  
- Quyền sử dụng là quyền độc quyền của chủ sở hữu tài sản trí tuệ.  
Trong quyền SHTT, quyền sử dụng các đối tượng SHTT hay tài  
sản trí tuệ về bản chất được hiểu là quyền độc quyền của chủ sở hữu  
trong việc sử dụng; đồng thời, cho phép hoặc ngăn cấm người khác sử  
dụng các đối tượng, tài sản trí tuệ của mình. Tùy thuộc vào bản chất của  
mỗi loại đối tượng SHTT, nội dung và khái niệm quyền năng sử dụng  
này cũng chứa đựng các nội hàm khác nhau. Trong lĩnh vực quyền tác  
giả và quyền liên quan, sử dụng tác phẩm có thể được hiểu gồm các hành  
vi làm tác phẩm phái sinh; biểu diễn tác phẩm trước công chúng; sao  
chép tác phẩm; phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;  
truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng các phương tiện kỹ thuật khác  
nhau; cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình  
máy tính... Trong khi đó, trong lĩnh vực SHCN, việc sử dụng sáng chế có  
thể bao gồm các hành vi khai thác, ứng dụng vào sản xuất, lưu thông,  
nhập khẩu sản phẩm được sản xuất theo sáng chế...; việc sử dụng nhãn  
hiệu có thể gồm các hành vi gắn nhãn hiệu lên sản phẩm, trưng bày,  
quảng cáo, tàng trữ, bán, nhập khẩu sản phẩm mang nhãn hiệu…  
Cần lưu ý rằng, trong các nội dung quyền của quyền sử dụng đối  
6
tượng SHTT, một số quyền có thể được chuyển giao, để thừa kế (thường  
là các quyền vật chất, quyền mang tính chất tài sản), trong khi một số  
quyền khác thì chỉ thuộc về một chủ thể duy nhất mà không thể chuyển  
giao hoặc thừa kế (quyền tinh thần, quyền nhân thân phi tài sản).  
1.1.2.3. Đặc điểm về giới hạn quyền  
Một trong những nguyên tắc điều chỉnh đặc thù của pháp luật về  
SHTT là bảo đảm sự cân bằng các lợi ích trong xã hội, cụ thể là bảo đảm  
nguyên tắc cân bằng lợi ích giữa cá nhân (chủ sở hữu) với cộng đồng (xã  
hội) để tạo động lực thúc đẩy phát triển hoạt động nghiên cứu sáng tạo,  
sản xuất, kinh doanh, hướng tới mục tiêu nâng cao đời sống vật chất và  
tinh thần cho quảng đại công chúng và toàn xã hội.  
Vì lẽ đó, chủ sở hữu quyền SHTT có thể bị giới hạn quyền (hạn chế  
quyền) một cách hợp lý, ở một số phạm vi, phạm trù nhất định theo quy  
định của pháp luật. Cụ thể là:  
- Giới hạn về không gian (lãnh thổ) được bảo hộ (chủ thể quyền chỉ  
được thực hiện quyền của mình trong phạm vi lãnh thổ nhất định theo  
quy định của luật quốc gia hoặc các Điều ước quốc tế mà quốc gia đó là  
thành viên);  
- Giới hạn về thời hạn được bảo hộ (về nguyên tắc, quyền SHTT  
được bảo hộ có thời hạn; sau thời hạn bảo hộ, toàn xã hội có thể tiếp cận,  
khai thác, sử dụng, ứng dụng các tài sản trí tuệ. Từ đó, thúc đẩy và tạo  
điều kiện cho các hoạt động nghiên cứu sáng tạo khoa học, công nghệ và  
nghệ thuật mới);  
- Giới hạn bởi quyền hoặc lợi ích chính đáng của người khác  
(quyền của người sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp;  
quyền sao chép, trích dẫn hợp lý tác phẩm cho mục đích nghiên cứu,  
giảng dạy…);  
- Giới hạn bởi lợi ích của cộng đồng (một số đối tượng SHTT  
không được bảo hộ nếu trái với lợi ích và trật tự xã hội, vi phạm nguyên  
tắc nhân đạo hoặc phương hại cho quốc phòng, an ninh quốc gia; chủ sở  
hữu có thể bị buộc phải chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN - li xăng  
không tự nguyện - để đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội, cộng đồng);  
7
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 277 trang yennguyen 16/04/2022 4560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Sở hữu trí tuệ (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_so_huu_tri_tue.pdf