Giáo trình mô đun Trang bị điện 1 - Nghề: Điện công nghiệp

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI I  
GIÁO TRÌNH  
MÔ ĐUN: TRANG BỊ ĐIỆN 1  
NGHỀ: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP  
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG  
(Ban hành kèm theo Quyết định số.....QĐ/ ngày......tháng........năm....của ...........)  
Năm 2017  
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN  
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được  
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.  
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh  
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.  
LỜI GIỚI THIỆU  
Giáo trình Trang bị điện 1 cung cấp cho người học kiến thức, kỹ năng lắp  
đặt mạch điện nói chung và trong máy công nghiệp nói riêng, đây là một trong  
những yêu cầu bắt buộc đối với kỹ thuật viên, công nhân nghề Điện công  
nghiệp. Mô đun này có ý nghĩa quyết định để hình thành kỹ năng cho người học  
làm tiền đề để học tiếp các kỹ năng cao hơn như: Lắp đặt các bộ điều khiển lập  
trình hay các mạch điện tử công suất.  
Cấu trúc giáo trình mô đun được chia làm chi làm 5 bài học:  
Bài 1 Tác giả muốn giới thiệu chung về các khí cụ điện đã được học sử  
dụng trong quá trình lắp ráp mạch; các bài 2, 3, 4 lắp rắp mạch điện điều khiển  
các các động cơ điện điển trong công nghiệp; bài cuối tác giả đề cạp đến một số  
vấn đề bảo vệ và liên động trong tự động khống chế truyền động điện.  
Trong quá trình biên soạn giáo trình mô đun còn nhiều sai sót, mọi góp ý  
xin gửi về địa chỉ: Khoa Điện - Điện tử, Trường Cao đẳng Hàng hải I.  
Hải Phòng, ngày 16 tháng 9 năm 2017  
Tham gia biên soạn  
1. Nguyễn Hữu Hưng  
3
 
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT  
ĐC  
Động cơ nói chung  
ĐKB  
ĐC - DC  
động cơ không đồng bộ  
Động cơ điện một chiều  
ĐC - DC KTĐL Động cơ một chiều kích từ độc lập  
ĐC - DC KTNT Động cơ một chiều kích từ nối tiếp  
ĐC - DC KT//  
rpm  
var  
const  
FK  
Động cơ một chiều kích từ song song  
round per minute (số vòng phút)  
Variable (thay đổi, không ổn định)  
Constant (không đổi, cố định)  
máy phát kích  
CCSX  
TĐKC  
CD  
cơ cấu sản xuất (máy công tác).  
tự động khống chế  
cầu dao điện  
CC  
Cầu chì  
CB  
D
(Circuit Breaker) Aptomat  
Nút dừng máy  
M
Nút mở máy  
KH  
KC  
A, B, C  
N, O  
CTT  
RN  
Công tắc hành trình  
Bộ khống chế (tay gạt cơ khí)  
Các dây pha A, B, C  
Dây trung tính  
Công tắc tơ  
Rơ le nhiệt  
RTh  
RU  
Rơ le thời gian  
Rơ le điện áp  
RI  
Rơ le dòng điện  
RTr  
Rơ le trung gian  
RTĐ  
Rơ le tốc độ  
RTT  
RG  
Rơ le thiếu từ trường  
Rơ le gia tốc  
FH  
TĐKC  
ĐChTĐ  
Phanh hãm điện từ  
tự động khống chế  
Điều chỉnh tốc độ  
5
 
DANH MC BNG BIU, HÌNH VẼ  
BNG BIU:  
6
HÌNH VẼ  
7
8
9
10  
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN  
Tên mô đun: Trang bị điện 1  
mô đun: MĐ.6520227.22  
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun:  
- Vị trí: Mô đun này là mô đun chuyên ngành bắt buộc cần phải học sau khi  
đã học xong các môn học cơ sở.  
- Tính chất: Trang bị điện 1 cung cấp cho người kỹ năng lắp ráp các mạch  
điện cơ bản điều khiển, khống chế tự động các động cơ điện.  
- Ý nghĩa và vai trò của mô đun: Công việc lắp đặt mạch điện trong máy  
công nghiệp là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với công nhân nghề Điện  
công nghiệp. Mô dun này có ý nghĩa quyết định để hình thành kỹ năng cho  
người học làm tiền đề để học tiếp các kỹ năng cao hơn như: Lắp đặt các bộ điều  
khiển lập trình hay các mạch điện tử công suất.  
Mục tiêu của mô đun:  
- Về kiến thức: Phân tích các sơ đồ mạch điều khiển dùng rơle công tắc tơ  
dùng trong khống chế động cơ 3 pha, động cơ một chiều; Trình bày được quy  
trình lắp ráp mạch khống chế động cơ.  
- Về kỹ năng:  
+ Đọc, vẽ được sơ đồ lắp ráp từ sơ đồ nguyên lý các mạch tự động khống  
chế động cơ.  
+ Lắp ráp được các mạch điều khiển dùng rơ le công tắc tơ trong việc điều  
khiển động cơ điện.  
- Năng lực tự chủ và tránh nhiệm: Rèn luyện thói quen chuyên cần; Có thái  
độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, tác phong làm việc nghiêm túc; Đảm bảo  
an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp.  
Nội dung của mô đun:  
Bài 1: Giới thiệu khí cụ điện dùng trong tự động điều khiển động cơ điện  
Bài 2: Tự động khống chế động cơ điện 3 pha ro to lồng sóc  
Bài 3: Tự động khống chế động cơ điện 3 pha ro to dây quấn  
Bài 4: Tự động khống chế động cơ điện một chiều  
Bài 5: Vấn đề bảo vệ và liên động trong tự động khống chế truyền động  
điện.  
11  
   
Bài 1: GIỚI THIỆU CÁC KHÍ CỤ ĐIỆN SỬ DỤNG TRONG TỰ ĐỘNG  
ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ ĐIỆN  
MĐ.6520227.22.01  
Giới thiệu:  
Động cơ điện là một loại động cơ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực  
công nghiệp và trong đời sống xã hội hiện nay. Truyền động cho động cơ như  
thế nào và lựa các thiết bị trong hệ thống truyền động điện được quan tâm trong  
quá trình lắp ráp mạch điện.  
Mục tiêu thực hiện của mô-đun:  
Học xong bài học này, học viên có năng lực:  
- Trình bày được chức năng, công dụng của các loại khí cụ điện dùng  
trong tự động khống chế động cơ điện.  
- Phân biệt được các loại khí cụ điện điều khiển  
- Kiểm tra được độ tin cậy các thiết bị khi lựa chọn lắp đặt.  
Nội dung chính:  
1.1. Khái niệm  
1.1.1. Khái niệm về tự động khống chế (TĐKC)  
TĐKC là tổ hợp các thiết bị, khí cụ điện được liên kết bằng các dây dẫn  
nhằm tạo mạch điều khiển phát ra tín hiệu điều khiển để khống chế hệ thống  
truyền động điện làm việc theo một qui luật nhất định nào đó do qui trình công  
nghệ đặt ra.  
1.1.2. Các yêu cầu của TĐKC  
a. Thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật  
- Thỏa mãn tối đa qui trình công nghệ của máy sản xuất để đạt được năng  
suất cao nhất trong quá trình làm việc.  
- Mạch phải có độ tin cậy cao, linh hoạt, đảm bảo an toàn.  
b. Đảm bảo về mặt kinh tế  
- Giá cả tương đối, phù hợp với khả năng của khách hàng.  
- Nên sử dụng những thiết bị đơn giản, phổ thông, cùng chủng loại càng  
tốt... để thuận tiện trong việc sửa chữa, thay thế về sau.  
- Thiết bị phải đảm bảo độ bền, ít hỏng hóc.  
1.1.3. Phương pháp thể hiện sơ đồ điện.  
- Tất cả các phần tử của thiết bị, khí cụ điện khi trình bày trên sơ đồ phải  
thể hiện dưới dạng ký hiệu qui ước phải ở trạng thái bình thường (trạng thái  
không điện, chưa tác động) của chúng (hình 1.1).  
Hình 1.1. Tiếp điểm thường mở, đóng chậm của  
rơ le thời gian  
12  
- Phải hạn chế tối đa các dây dẫn cắt nhau nhưng không liên hệ nhau về  
điện (hình 1.2).  
- Tất cả những phần tử của cùng một thiết bị phải được ký hiệu giống nhau  
bằng những chữ số hoặc ký tự (hình 1.3).  
- Các điểm dây dẫn nối chung với nhau phải được đánh số giống nhau  
(hình 1.4)  
Hình 1.2. Nút hạn chế dây dẫn cắt nhau trong bản vẽ  
Hình 1.3. Các phần tử của cùng thiết bị phải có ký hiệu giống nhau  
Hình 1.4. Ký hiệu đánh số giống nhau tại các điểm nối chung  
1.2. Giới thiệu các khí cụ điện điều khiển  
1.2.1. Nút ấn, công tắc, bộ khống chế  
a. Nút nhấn tự phục hồi (push button)  
- Cấu tạo: (hình vẽ 1.5)  
1. Núm tác động;  
2. Hệ thống tiếp điểm;  
3. Tiếp điểm chung (com);  
4. Tiếp điểm thường mở (NO);  
5. Tiếp điểm thường đóng (NC)  
6. Lò xo phục hồi.  
- Công dụng:  
Nút nhấn được dùng trong mạch điều khiển, để ra lệnh điều khiển mạch  
hoạt động. Nút nhấn thường được lắp ở mặt trước của các tủ điều khiển.  
13  
     
Hình 1.5. Nút ấn dừng khẩn và tự phục hồi  
b. Nút dừng khẩn (emergency stop) – nút nhấn không tự phục hồi  
- Cấu tạo:  
Nhấn vào núm khi cần  
chuyển trạng thái các  
tiếp điểm.  
Xoay núm theo chiều mũi  
tên khi muốn trả các tiếp  
điểm về trạng thái ban đầu  
Hình 1.6. Nút dừng khẩn  
- Công dụng:  
Nút dừng khẩn được dùng để dừng nhanh hệ thống khi xảy ra sự cố. Thông  
thường người ta dùng tiếp điểm thường đóng để cấp điện cho toàn bộ mạch điều  
khiển. Khi hệ thống xảy ra sự cố, nhấn vào nút dừng khẩn làm mở tiếp điểm  
thường đóng ra, cắt điện toàn bộ mạch điều khiển.  
c. Công tắc (switch)  
- Cấu tạo: (hình vẽ 1.7)  
- Công dụng:  
Công tắc thực tế thường được dùng làm các khoá chuyển mạch (chuyển chế  
độ làm việc trong mạch điều khiển), hoặc dùng làm các công tắc đóng mở nguồn  
(cầu dao).  
14  
 
Hình 1.7. Công tắc 1 pha, ba pha  
d. Công tắc hành trình (Limit switch)  
- Cấu tạo:  
Hình 1.8. Cấu tạo công tắc hành trình  
1. Đòn bẩy;  
2. Bánh xe cóc;  
3. Hệ thống tiếp điểm;  
4. Tiếp điểm chung (com);  
5. Tiếp điểm thường mở (NO);  
6. Tiếp điểm thường đóng (NC);  
7. Lò xo.  
- Công dụng:  
Công tắc hành trình thường dùng để nhận biết vị trí chuyển động của các cơ  
cấu máy hoặc dùng để giới hạn các hành trình chuyển động.  
15  
   
Hình 1.9. Công tắc 1 pha, ba pha  
e. Cảm biến phao cơ khí  
- Cấu tạo và nguyên lý  
+ Kiểu 1 mức  
Hình 1.10. Kiểu mức  
+ Kiểu 2 mức  
Hình 1.11. Phao mức  
- Công dụng  
Trong thực tế cảm biến mức kiểu phao cơ khí thường được dùng trong các  
hệ thống tự động bơm nước vào hồ chứa.  
16  
     
1.2.2. Áp to mát, cầu chì  
a. Cầu chì  
- Cấu tạo (hình 1.12)  
1. Nắp.  
2. Vỏ;  
3. Dây chảy  
- Công dụng  
Bản chất của cầu chì là một đoạn dây dẫn yếu nhất trong mạch, khi có sự  
cố đoạn dây này bị đứt ra đầu tiên. Cầu chì dùng bảo vệ thiết bị tránh khỏi dòng  
ngắn mạch.  
Hình 1.12. Cầu chì  
b. Aptomat (Current Breaker; CB)  
- Cấu tạo  
Hình 1.13. Cấu tạo và dàng thực tế của MCCB 1 pha.  
1. Nam châm điện; 2. Móc răng; 3. Thanh truyền động; 4. Tiếp điểm; 5. Lò  
xo; A: Cực nối nguồn; B: Cực nối tải.  
Áp tô mat là một thiết bị bảo vệ đa năng tuỳ theo cấu tạo ap tô mat có thể  
bảo vệ sự cố ngắn mạch, sự cố quá tải, sự cố dòng điện dò, sự cố quá áp...  
Trong thực tế người ta dùng phổ biến là ap tô mat bảo vệ sự cố ngắn mạch,  
trong công nghiệp để bảo vệ sự cố ngắn mạch và sự cố quá tải cho các động cơ  
điện người ta còn tích hợp thêm rơ le nhiệt vào ap tô mat.  
17  
   
Trong dân dụng, để tránh sự cố điện giật nguy hiểm cho tính mạng con  
người, người ta thường trang bị cho hệ thống điện trong nhà aptomat bảo vệ sự  
cố dòng điện dò (ap tô mat chống giật). Nguyên lý của ap tô mat bảo vệ sự cố  
ngắn mạch.  
- Công dụng  
Ap tô mat dùng để đóng cắt và bảo vệ mạch điện. Với giá thành ngày càng  
rẻ, hiện nay nó thay thế hầu hết các vị trí của cầu dao và cầu chì.  
1.2.3. Khởi động từ: Công tắc tơ và Rơle nhiệt  
a. Công tắc tơ.  
- Cấu tạo  
Về cơ bản cấu tạo của công tắc tơ giống với rơ le điện từ, chỉ khác nhau ở  
chỗ rơ le dùng để đóng cắt tín hiệu trong các mạch điều khiển còn công tắc tơ  
dùng để đóng cắt ở mạch động lực (có điện áp cao, dòng điện lớn) do đó cuộn  
dây của công tắc tơ lớn hơn, tiếp điểm của công tắc tơ cũng lớn hơn (chịu được  
dòng điện, điện áp cao hơn).  
Tiếp điểm của công tắc tơ có hai loại: Tiếp điểm chính (dùng để đóng cắt  
cho mạch động lực), tiếp điểm phụ (dùng trong mạch điều khiển). Để hạn chế  
phát sinh hồ quang khi tiếp điểm chính đóng cắt, tiếp điểm chính thường có cấu  
tạo dạng cầu và được đặt trong buồng dập hồ quang.  
Tiếp điểm chính là dạng thường mở; còn tiếp điểm phụ có cả thường mở và  
thường đóng.  
Hình 1.14. Dạng thực tế của công tắc tơ  
- Công dụng  
Công tắc tơ là phần tử chủ lực trong hệ thống điều khiển có tiếp điểm. Nó  
được dùng để đóng cắt, điều khiển... động cơ, máy sản xuất trong công nghiệp  
và dân dụng.  
b. Rơ le nhiệt  
- Cấu tạo (hình vẽ 1.15)  
- Công dụng  
Rơ le nhiệt dùng để bảo vệ sự cố quá tải. Trong thực tế người ta thường gắn  
rơ le nhiệt phía sau công tắc tơ gọi là khởi động từ.  
18  
 
Hình 1.15. Cấu tạo và dạng thực tế của rơ le nhit ba pha  
1. Thanh lưỡng kim; 2. phần tử đốt nóng; 3. Hệ thống tiếp điểm; 4. Lò xo; A: Cực nối  
nguồn; B: Cực nối tải  
.
1.2.4. Rơ le điều khiển, bảo vệ  
a. Rơ le điện từ  
- Cấu tạo  
1. Tiếp điểm chung (com);  
2. Tiếp điểm thường đóng (NC);  
3. Tiếp điểm thường mở (NC);  
4. Cuộn dây (phần cảm);  
5. Mạch từ (phần cảm);  
6. Nắp (phần ứng);  
7. Lò xo;  
A, B: Nguồn nuôi cho rơ le.  
+ Mạch từ: Có tác dụng dẫn từ. Đối với rơ le điện từ 1 chiều, gông từ được  
chế tạo từ thép khối thường có dạng hình trụ tròn (vì dòng điện một chiều không  
gây nên dòng điện xoáy do đó không phát nóng mạch từ). Đối với rơ le điện từ  
xoay chiều, mạch từ thường được chế tạo từ các lá thép kỹ thuật điện ghép lại  
(để làm giảm dòng điện xoáy fucô gây phát nóng).  
+ Cuộn dây: Khi đặt một điện áp đủ lớn vào hai đầu A và B, trong cuộn dây  
sẽ có dòng điện chạy qua, dòng điện này sinh ra từ trường trong lõi thép để rơ le  
làm việc.  
+ Lò xo: Dùng để giữ nắp.  
+ Tiếp điểm: Thường có một hoặc nhiều cặp tiếp điểm, 0 - 1 là tiếp điểm  
thường mở, 0 - 2 là tiếp điểm thường đóng.  
- Công dụng  
Rơ le điện từ được sử dụng rộng rãi trong hệ thống điều khiển có tiếp điểm.  
Nhiệm vụ chính là để cách ly tín hiệu điều khiển, nhằm đảm bảo cho mạch hoạt  
động tin cậy, đúng qui trình...  
19  
 
Hình 1.16. Cấu tạo của rơ le điện từ  
Hình 1.17. Dạng thực tế của rơ le điện từ  
b. Rơ le thời gian (timer)  
- Cấu tạo  
Rơ le thời gian trong thực tế có rất nhiều loại: Rơ le thời gian cơ khí, rơ le  
thời gian thuỷ lực, rơ le thời gian điện từ, rơ le thời gian điện tử. Hiện nay trong  
công nghiệp người ta thường dùng rơ le thời gian điện tử (có độ chính xác cao).  
Cấu tạo của rơ le thời gian điện tử bao gồm một mạch trễ thời gian điện tử  
cấp nguồn cho một rơ le trung gian để điều khiển hệ thống tiếp điểm đóng cắt  
sau 1 khoảng thời gian trể nào đó.  
Tùy vào trạng thái ban đầu của tiếp điểm mà sẽ có các loại tiếp điểm khác  
nhau của rơ le thời gian như: thường mở - đóng chậm hoặc thường đóng - mở  
chậm...  
Ngun  
cung  
cp  
Mch trễ  
thi gian  
đin tử  
Cuộn dây  
rơ le  
Hệ thống  
tiếp điểm  
Hình 1.18. Sơ đồ khối của rơ le thời gian  
20  
   
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 123 trang yennguyen 26/03/2022 9041
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Trang bị điện 1 - Nghề: Điện công nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_trang_bi_dien_1_nghe_dien_cong_nghiep.pdf