Giáo trình mô đun Lắp ráp và cài đặt máy tính - Nghề: Lập trình máy tính

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNG  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CƠ GIỚI NINH BÌNH  
GIÁO TRÌNH  
ĐUN: MĐ12 LP RÁP VÀ CÀI ĐẶT MÁY TÍNH  
NGHỀ: LẬP TRÌNH MÁY TÍNH  
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP/ CAO ĐẲNG  
Ban hành kèm theo Quyết định số:  
/QĐ-TCGNB ngày….tháng….năm 2017  
của Trường cao đẳng Cơ giới Ninh Bình  
Ninh Bình, năm 2017  
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN  
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được  
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham  
khảo.  
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh  
doanh thiếu lành mạnh sẽ bnghiêm cấm.  
2
LI NÓI ĐẦU  
Giáo trình được nhóm tác giả biên son nhm tạo điều kiện thuận  
lợi cho học sinh, sinh viên tiếp thu tốt kiến thc liên quan đến môn học. Đây  
là tài liệu tham khảo chính dành cho học sinh, sinh viên khoa Công nghệ  
thông tin, trường Cao đẳng Công Thương TP.HCM học tập và nghiên cu  
môn học Lắp ráp và cài đặt máy tính.  
Nội dung của giáo trình bao gm 02 phần: Lý thuyết và Thc  
hành. Nội dung phần lý thuyết được chia làm 8 chương học. Chương 1:  
Tổng quan vmáy tính, Chương 2: Bo mạch ch, Chương 3: Bvi xử lý,  
Chương 4: Bộ nhớ chính, Chương 5: Các thiết bị lưu tr, Chương 6: Các  
thiết bị ngoại vi, Chương 7: Lp ráp mt máy tính cá nhân, Chương 8: Cài  
đặt phn mm và bảo trì hệ thống. Phần thc hành được chia thành các mục  
theo thứ tự kiến thc đã học, qua các buổi thc hành giúp học sinh, sinh viên  
có thao tác logic và kinh nghim thc tế trong việc lp ráp và cài đặt máy  
tính, từ đó tích lũy tri thc cần thiết cho các môn học tiếp theo và công việc  
trong tương lai.  
Nhóm tác giả xin chân thành cm ơn các bạn đồng nghiệp đã trao đổi,  
góp ý cho chúng tôi trong quá trình hoàn thiện giáo trình. Mặc dù có nhiu  
cố gng tham khảo và nghiên cu các tài liệu liên quan, nhưng sẽ khộng  
tránh được nhng thiếu sót. Mong quý bn đọc đóng góp ý kiến để giáo trình  
ngày một hoàn thiện hơn.  
Xin chân thành cám ơn!  
Ninh Bình, ngày  
tháng năm 2017  
Tham gia biên soạn  
1. Chủ biên - Đoàn Xuân Luận  
2. Nguyễn Ngọc Kiên  
3. Nguyễn Anh Văn  
3
MỤC LỤC  
NỘI DUNG BÀI GIẢNG...........................................................................................................1  
Bài 2. Qui trình lắp ráp máy tính...............................................................................................5  
Bài 5. Cài đặt các chương trình ứng dụng............................................................................28  
Bài 6. Sao lưu phục hồi hệ thống.............................................................................................36  
4
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN  
Tên mô đun: Lắp ráp và cài đặt máy tính  
Mã mô đun: MĐ12  
Vị trí, tính chất của đun:  
- Vị trí: Mô đun được bố trí sau khi học xong các môn học chung.  
- Tính chất: đun này là mô đun cơ sở.  
Mục tiêu mô đun:  
- Về kiến thức:  
+ Trình bày được tổng quan vmáy tính;  
+ Trình bày được chc năng của các thành phần chính trên hệ thống máy  
tính.  
- Về kỹ năng:  
+ Cài đặt được hệ điều hành và các phần mn ứng dụng;  
+ Tháo, lắp ráp, cài đặt được mt máy vi tính hoàn chỉnh;  
+ Khắc phục được các lỗi thường gp.  
- Vnăng lc tchvà trách nhim:  
Rèn luyện tính cẩn thận, đảm bảo an toàn cho người phương tiện học  
tập.  
5
 
BÀI 1: CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA MÁY TÍNH  
A. Mục tiêu của bài  
- Nhận biết được các thiết bị và các thông số kỹ thuật của các thiết bị máy  
tính;  
- Biết la chọn thiết bị để đáp ứng yêu cầu công vic;  
- Rèn luyn tính cn thn, chính xác, đame bo an toàn cho người và trang  
thiết b.  
B. Nội dung  
1. Các thành phần chính bên trong máy tính  
1.1 . Vỏ máy (Case)  
Là hộp máy để gắn các thành phần như Mainboard, các ổ đĩa, các Card  
mở rộng.  
1.2 . Bộ nguồn  
Thường đi theo Case, có nhiệm vụ cung cấp đin áp cho Mainboard và  
các ổ đĩa hoạt động.  
1.3 . Bo mạch chính (Main boad)  
- Bo mạch chính Mainboard đóng vai trò liên kết tất cả các thành phần  
của hthống lại với nhau tạo thành một bmáy thống nhất;  
- Các thành phần khác nhau chúng có tốc độ làm việc, cách thc hoạt  
động khác nhau nhưng chúng vẫn giao tiếp được vi nhau là nhcó hthống  
Chipset trên Mainboard điều khin.  
- Bên trong của Mainboad:  
* Chipset:  
+ Công dụng: thiết bị điều hành mọi hoạt động của Mainboad;  
+ Nhận dạng: Là con chíp lớn nhất trên main và thường có 1 gạch vàng ở  
một góc, mặt trên có ghi tên nhà sản xuất.  
* Giao tiếp với CPU  
+ Công dụng: Giúp bộ vi xử gắn kết với mainboad;  
+ Nhận dạng: Có hai dạng: dạng chân cắm (Socket) và khe cắm (Slot).  
Hiện nay người ta không sử dụng dạng khe cắm nữa. Dạng chân cắm một  
khối hình vuông có nhiều chân. Hiện nay đang sử dụng socket 370, 478, 775  
tương ứng với số chân của CPU.  
*AGP slot (Accelerated Graphic Port)  
+ Công dụng: Dùng để cắm Card đồ hoạ;  
6
   
+ Nhận dạng: là khe cắm màu nâu hoặc màu đen năm giữa socket và khe  
PCL màu trắng sữa trên main;  
+ Lưu ý: những mainboad có card màn hình tích hợp thì có thế hoặc  
không có khe AGP.  
* RAM slot  
+ Công dụng: dùng để cắm RAM vào main;  
+ Nhận dạng: Khe cắm Ram luôn có cần gạt ở 2 đầu;  
+ Lưu ý: tuỳ loại RAM(SDRAM, DDRAM, RDRAM) mà giao diện khe  
cắm khác nhau.  
*PCL slot - Khe cắm mở rộng  
+ Công dụng: dùng để cắm các loại card mở rộng như là card mạng, card  
âm thanh;  
+ Nhận dạng: khe mầu trắng sữa nằm ở rìa main.  
* IDE header (Intergrated Driver Electronics) là đầu cắm 40 chân, cố  
định trên mainboad dùng đễ cắm các loại ổ cứng, CD.  
*FDD header: Là chân dây cắm ổ đĩa mềm.  
*ROM bios: bộ nhớ sơ cấp của máy tính  
*Pin CMOS: là viên pin 3V nuôi những thiết lập riêng của người dùng  
như ngày giờ hệ thống, mật khẩu bảo vệ...  
*Jumper: một miếng Plastic nhỏ trong có chất dẫn điện dùng để cắm  
vào những mạch hở tạo thành các mạch kín trên mainboad để thực hiện một  
chức năng nào đó như lưu mật khẩu CMOS.  
*Power connector: bộ nối với nguồn.  
* FAN connector: là chân cắm 3 đinh có kí hiệu là FAN để cung cấp  
nguồn cho quạt giải nhiệt CPU.  
* Dây nối với Case: thông thường có các thiết bị sau: nút power, nút  
reset, đèn nguồn, đèn ổ cứng...  
- Bên ngoài của Mainboad: có các cổng như PS/2, USB, COM, LPT...  
1.4. Bộ xử lý trung tâm CPU  
Bộ xử lý trung tâm (CPU) có trách nhiệm xhầu hết dữ liệu/tác vụ của  
máy tính, điều khiển thiết bị đầu vào (chuột, bàn phím) cũng như thiết bị đầu ra  
(màn hình, máy in);  
Tốc độ hiệu suất của máy CPU là một trong những yếu tố quan trọng  
nhất giúp xác định máy tính hoạt động tốt như thế nào. Tốc độ của CPU được đo  
7
bằng Hertz (Hz) giá trị cảu con số này càng lớn thì CPU hoạt động càng nhanh.  
Một sự so sánh công bằng hơn giữa các CPU khác nhau chính là số lệnh mà  
chúng có thể thực hiện mỗi giây.  
1.5. Bộ nhớ trong RAM, ROM  
- RAM: là bộ nhớ tạm thời, lưu các chương trình phục vtrc tiếp cho  
CPU xlý, tất ccác chương trình trước và sau khi xử đều được nạp vào  
RAM, vì vậy dung lượng và tốc độ truy cập RAM có nh hưởng trc tiếp đến  
tốc độ chung của máy.  
- ROM: (Bộ nhớ chỉ đọc) bộ nhớ sơ cấp của máy tính chứa hệ thống  
lệnh nhập xuất cơ bàn để kiểm tra phần cứng, nạp hệ điều hành.  
1.6. Bộ nhớ ngoài  
- Ổ đĩa cứng HDD: Là thiết blưu trữ chính của hthống, ổ cứng có  
dung lượng lớn và tốc độ truy cập khá nhanh;  
- Ổ đĩa mềm FDD: Đĩa mềm có thể đọc và ghi nhiu lần và dràng di  
chuyn đi xa, tuy nhiên do dung lượng hạn chế chcó 1,44MB và nhanh hỏng  
nên ngày nay đĩa mềm ít được sử dụng mà thay vào đó là các USB có nhiu ưu  
đim vượt trội;  
- Thẻ nhớ, USB: là mt dng bnhmrng. Có ưu đim nhgn dễ  
dàng kết ni vi máy tính và di chuyn đi xa.  
1.7. Ổ đĩa quang  
Ổ đĩa CD ROM: ổ đĩa lưu trữ quang học vi dung lượng khá ln  
khong 640MB, đĩa CD Rom gn nhẹ ddàng di chuyển đi xa.  
1.8. Bo mạch mở rộng  
- Card Video: Là thiết bị trung gian gia máy tính và màn hình, trên Card  
Video có bốn thành phần chính;  
- Card âm thanh: thiết bị dùng để chuyển đổi tín hiệu từ Digital (tín  
hiệu kỹ thuật số) sang tín hiệu Analog (tín hiệu tương tự) để xuất ra loa hoặc  
dùng để đưa tín hiệu từ bên ngoài vào máy tính thông qua việc thu âm. Card âm  
thanh có 02 loại giao tiếp:  
+ Khe cắm ISA: màu đen trên Mainboard;  
+ Khe cắm PCI: màu trắng trên Maiboard.  
- Card mạng NIC: Card mạng (network card), hay card giao tiếp  
mạng (Network Interface Card), là một bản mạch cung cấp khả năng truyền  
thông mạng cho một máy tính. Nó còn được gọi bộ thích nghi LAN (LAN  
8
adapter), được cắm trong một khe (slot) của bản mạch chính và cung cấp một  
giao tiếp kết nối đến môi trường mạng. Chủng loại card mạng phải phù hợp với  
môi trường truyền và giao thức được sử dụng trên mạng cục bộ. Card mạng là  
thiết bị chịu trách nhiệmChuyển đổi các tín hiệu máy tính ra các tín hiệu trên  
phương tiện truyền dẫn ngược lại.  
2. Các thiết bị ngoại vi  
2.1. Màn hình (Monitor)  
- Màn hình Monitor hiển thcác thông tin vhình ảnh, ký tgiúp cho  
người sử dụng nhận được các kết quả xử lý của máy tính , đồng thời thông qua  
màn hình người sử dụng giao tiếp vi máy tính để đưa ra các điều khiển tương  
ứng;  
- Hin nay có hai loại màn hình phổ biến là CRT và màn hình  
LCD.  
2.2. Bàn phím (Keyboad)  
Bàn phím: Bàn phím là thiết bchính giúp người sử dụng giao tiếp và  
điều khiển hệ thống, trình điều khiển bàn phím do BIOS trên Mainboard điều  
khiển.  
2.3. Chuột (Mouse)  
Chuột: Là thiết bị nhập bằng các giao diện đồ hoạ như hệ điều hành  
Window và một số phn mềm khác, trình điu khiển chuột do hệ điều hành  
Window nắm giữ.  
2.4. Máy in  
Công dụng: Dùng để in ấn tài liệu từ máy tính.  
Đặc trưng: Độ phân giải dpi (*), tốc độ in (số trang trên 1 phút), bộ nhớ (MB)  
Phân loại: In kim, In phun, Lazer.  
2.5. Scanner  
Công dụng: Máy quét để nhập dữ liệu hình ảnh, chữ viết, vạch, từ  
vào máy tính;  
Đặc trưng: độ phân giải – dpi.  
9
BÀI 2. QUI TRÌNH LẮP RÁP MÁY TÍNH  
A. Mục tiêu của bài  
- Trình bày được qui trình lắp ráp máy tính  
- Biết la chọn thiết bị để đáp ứng yêu cầu công vic.  
- Lp ráp được mt máy vi tính hoàn chỉnh và gii quyết các sự cố khi lắp  
ráp;  
- Nghiêm túc trong học tập, đảm bảo an toàn cho người thiết bị.  
B. Nội dung  
1. Lựa chọn thiết bị  
- Chọn thiết bị việc làm cần thiết khi lắp một bộ máy vi tính, nếu thiết  
bị chọn không đúng cách có thể làm cho máy chạy không ổn đinh, không tối ưu  
về tốc độ hoặc không đáp ứng được công việc. Chọn thiết bị cần dựa trên hai  
yếu tố: Mục đích sử dụng và tính tương thích của thiết bị. Từ đó sự lựa chọn,  
tư vấn phù hợp nhất cho người sử dụng. Máy tính có cấu hình phù hợp sẽ phát  
huy hết hiệu suất, tiết kiệm chi phí và dễ dàng nâng cấp khi cần thiết;  
- Chọn thiết bị theo mục đích sử dụng: Máy tính sử dụng cho các công  
việc đồ họa như vẽ thiết kế, xử ảnh, chơi game 3D, tạo phim hoạt hình cần  
thiết phải sử dụng cấu hình cao, card video với bộ nhớ lớn. Còn máy tính sử  
dụng cho công việc văn phòng như soạn thảo văn bản, học tập...thì không cần  
máy tính có cấu hình cao, do vậy thể tiết kiệm được chi phí mà vẫn đảm bảo  
cho công việc;  
- Những nguyên tắc chính khi lựa chọn cấu hình cho hệ thống máy tính:  
+ Tính tương thích: các thiết bị phải đuợc thiết kế dúng chuẩn với nhau.  
+ Tính đồng bộ: các thiết bị nên chạy cùng tốc độ với nhau (thông qua các  
bộ phận chuyển đổi trung gian) dể đạt hiệu suất cao nhất.  
+ Khả năng nâng cấp: Giúp hệ thống dễ dàng mở rộng thêm tính năng và  
khả năng làm việc.  
+ Tính kinh tế: Giúp tiết kiệm chi phí trong khi vẫn đảm bảo đầy dủ các  
yêu cầu của người sử dụng.  
Sau khi lựa chọn thiết bị đảm bảo chọn dủ các thiết bị, linh kiện cần thiết  
để lắp ráp hoàn chỉnh một bộ máy. Dựa vào danh sách các linh kiện thiết bị  
đã chọn dể đánh giá hiệu suất làm việc của hệ thống so với yêu cầu mục đích  
sử dụng của người sử dụng.  
10  
   
1. Kiểm tra thiết bị  
- Vmáy, ngun (Case – Power Supply)  
- Bo mch ch(Mainboad)  
- CPU  
- Card màn hình (Nếu Main chưa có)  
- RAM  
- Ổ đĩa cng HDD  
- Bàn phím (Keyboard)  
- Chut (Mouse)  
- Ổ đĩa quang CD/DVD  
- Card âm thanh (Nếu Main chưa có)  
- Card mạng (Nếu Main chưa có)  
- Loa  
=> Như vậy bộ máy tính tối thiểu thế hoạt động được cần có 8 thiết bị  
bộ máy tính tương đối đầy đủ tới 12 thiết bị.  
2. Qui trình lắp ráp máy vi tính  
a. Lí thuyết liên quan  
Nguyên lý lắp những thiết bị đơn giản trước, lắp từ trong ra ngoài.  
b. Trình tự thực hiện  
- Bước 1: Lắp CPU, quạt CPU và thanh RAM vào Mainboard;  
- Bước 2: Lắp nguồn vào thùng máy;  
- Bước 3: Lắp Mainboard vào thùng máy;  
- Bước 4: Đấu dây cấp nguồn cho Mainboard, đấu các dây công tắc  
nguồn, công tắc reset, đàn báo nguồn, báo ổ cứng và loa vào Mainboard theo  
hướng dẫn trên Mainboard hoặc trên quyển hướng dẫn đi kèm Mainboard.  
- Bước 5: Lắp card mở rộng (Card video, card mạng nếu Mainboard  
chưa có các card này)  
- Bước 6: Lắp Ổ cứng CD ROM vào máy.  
- Bước 7: Lắp các thiết bị ngoại vi (Cắm dây tín hiệu màn hình, bàn  
phím, chuột vào máy, cấp điện nguồn bật công tắc).  
=> Nếu sau vài giây bật công tắc có 1 tiếng bíp và màn hình xuất hiện các  
dòng chữ (Phiên bản bios) là quá trình lắp đặt trên đã đúng đã chạy.  
11  
1. Giải quyết lỗi khi lắp ráp  
Sau khi lắp ráp xong một máy vi tính, có thể sẽ không chạy được. Điếu  
đó cũng nghĩa vấn đề ta lắp sai, bị lỗi hoặc không phù hợp, vậy để tìm ra  
nguyên nhân đó thì chúng ta phải kiểm tra từng thành phần.  
- Thứ 1: Sau khi bật công tắc nguồn nhưng không thấy tín hiệu hoạt  
động: Các triệu chứng như đèn báo công tắc nguồn không sáng lên, quạt cho bộ  
nguồn không hoạt động, không nghe thấy tiếng bíp sau khi khởi động máy và  
các ổ đĩa không hoạt động v.v... Nguyên nhân có thể là:  
+ Bị ngắt nguồn: Kiểm tra cáp nguồn trên bộ nguồn được nối với rắc cắm  
nguồn xem nó đã khớp chặt chưa;  
+ Nguồn không được nối với bo hệ thống: Máy tính không thể khởi động  
được nếu nguồn không được nối với bo hệ thống. Kiếm tra cáp nguồn trên bo hệ  
thống và xem nó đã được nối chính xác chưa;  
+ Ngắn mạch: Đa số các bộ nguồn và các bo hệ thống được thiết kế để  
tránh bị hiện tượng ngắn mạch xảy ra. Các yếu tố như hệ mạch phía sau bo hệ  
thống tiếp xúc với vỏ máy, các ốc trên bo hệ thống không sử dụng vòng đệm  
cách điện hoặc các ốc bị kẹt thế gây ra ngắn mạch;  
+ CPU không được cài đặt chính xác: xem CPU đã được cài hoàn toàn  
chưa, đối với loại Socket phải ấn cần ZIP xuống.  
- Thứ 2: Đèn chỉ báo nguồn trên tấm mặt sáng nhưng trên monitor  
không sáng (hoặc nó có mầu cam), nguồn monitor không được bật lên: Có thể là  
cáp nguồn monitor không được nối với rắc nguồn. Cáp tín hiệu video chưa được  
cắm hoặc cắm nhưng không chặt. Các chân cửa cáp video monitor bị gãy hoặc  
bị lệch.  
- Thứ 3: Đèn chỉ báo cảu tấm mặt sáng, nguồn được nối vào monitor và  
không giống với bất kì nguyên nhân kể trên.  
+ Trên màn hình không xuất hiện gì, có tiếng bíp hoặc không có tiếng bíp.  
thể là doCPU chưa được cài đặt chắc chắn.  
+ Một tiếng bíp dài sau ba tiếng bíp ngắn: Card video chưa được cài đặt  
chính xác. Tháo card video ra và cài lại.  
+ Một tiếng bíp dài hoặc một loạt tiếng bíp: có thể do module bộ nhớ chưa  
được cài đặt cẩn thận. Xem kẹp ở hai bên module bọ nhớ đã ăn khớp chưa.  
- Thứ 4: Màn hình thứ hai đuwọc hiển thị trên monitor chỉ “Dick boot  
failure,insert...“ và sau đo hệ thống bị treo: Thông báo này chỉ hệ thống không  
12  
thể phát hiện dữ liệu khởi động trong bất ổ đĩa nào. Nói cách khác, không có  
ổ đĩa nào có thể sử dụng. Nguyên nhân là không có thiết bị khởi động, hãy kiểm  
tra xem đã nhét đĩa khởi động vào chưa.  
- Thứ 5: Sau khi máy tính được khởi động, trang màn hình thứ hai hiển  
thị“Non-system disk or disk error“ và hệ thống btreo: Đây là nguyên nhân máy  
không đọc thấy dữ liệu: nguyên nhân này có thể là do đĩa khởi động bị hư hoặc  
ta đã nhét nhầm một đĩa khác mà không phải đĩa khởi động.  
- Thứ 6: Máy tính bị tắt trong tiến trình khởi động: Đây là nguyên nhân  
thể là do xung đột các thiết bị hoặc hệ thống quá nóng.  
+ Hệ thống quá nóng: nó thường xảy ra do máy tính sử dụng vượt tốc độ  
đồng hồ, nên hệ thống tự tắt đi để tránh là các thiết bị trong máy tính. Hãy  
điều chỉnh lại tốc độ cho phù hợp, kiểm tra xem CPU đã ráp và nối quạt giải  
nhiệt chưa.  
+ Xung đột các thiết bị: Khó có thể đoán được xem các thiết bị bị xung  
đột với nhau không. Chúng ta phải xét tính tương thích của các thiết bị khác  
nhau khi mua các linh kiện của máy tính. Khi các thiết bị xung đột với nhau,  
tháo mọi thứ ra và tìm từng vấn đề một lúc để xét các giải pháp khả dụng khác.  
+ Phần cứng hư: Nếu tất cả cố gắng để tìm ra giải pháp không thành công.  
Thì khả năng tệ nhất hư phần cứng, thường hư ở trong bo hệ thống. Khó có  
thể xác định được nguyên nhân chính xác đã gây ra vấn đề này và tốt nhất đưa  
máy tính tới dịch vụ sửa chữa trước khi hết bảo hành.  
13  
 
BÀI 3. THIẾT LẬP CMOS  
A. Mục tiêu của bài  
- Trình bày được các thông tin chính của CMOS;  
- Thiết lập được các thông số theo đúng yêu cầu;  
- Nghiêm túc trong học tập, đảm bảo an toàn cho người thiết bị.  
B. Nội dung  
1. Giới thiệu CMOS  
- Vai trò của CMOS: là một chíp nhớ dùng để lưu các thông tin mà máy  
tính cần để khởi động, chẳng hạn như: ổ đĩa, bàn phím, màn hình, chíp set, thời  
gian và ngày tháng của hệ thống. Sau khi tiến trình POST hoàn tất, máy tính sẽ  
đọc các dữ liệu được lưu trong CMOS. Nếu không có các thông tin này, máy  
tính không thể tiép tục khởi động, không đọc được các ổ đĩa. Chúng ta cũng  
không thể thao tác cho đến khi dữ liệu này được nhận diện.  
- CMOS Setup: Đây là việc làm bắt buộc sau khi lắp ráp và trước khi cài  
đặt hệ điều hành, quá trình này cho phép ta thiết lập cu hình của máy , trong đó  
có một số thiết lập cần thiết ta phi thực hin trước khi cài đặt đó là:  
+ Thiết lập CMOS về chế độ mặc định (Default )  
+ Kim tra xem máy nhận ổ cng chưa ?  
+ Khai báo ổ đĩa mềm .  
+ Thiết lập ổ CD-ROM khi động trước .  
- Tùy từng loại mainboard cách bố trí màn hình thiết lập CMOS khác  
nhau, các chức năng với tên gọi cũng khác nhau.  
2. Thiết lập các thông số  
a. Lí thuyết liên quan  
- Ðối với các mainboard thông thuờng hiện nay dùng phím DELETE.  
Trên màn hình khởi động scó dòng chữ hướng dẫn Press DEL to enter Setup.  
- Một số cách kích hoạt trình setup để vào màn hình thiết lập CMOS:  
Hãng sản xuất Tổ hợp phím Hãng sản xuất  
Tổ hợp phím  
Ctrl+Alt+Esc/Ctrl+Alt+S  
Del/Ctrl+Alt+Esc  
Ctrl+Alt+Ins  
AMI  
Compag, HP,  
Sony  
Del  
Phoneix  
Award  
IBM  
F10, F3  
DEL  
F2  
- Các thông tin cần thiết lập trong CMOS bao gồm:  
+ Ngày giờ hệ thống.  
14  
   
+ Thông tin về các ổ đĩa  
+ Danh sách thứ tự ổ đĩa giúp tìm hệ điều hành khởi động máy.  
+ Thiết lập cho các thiết bị ngoại vi.  
+ Cài đặt mật khẩu bảo vệ.  
b. Trình tự thực hiện  
* Bước 1: Nhấn nút nguồn máy tính, sau đó nhấn phím delete để vào thiết  
lập CMOS( Tùy từng hãng mà nhấn phím hoặc tổ hợp phím khác nhau).  
Khi đó màn hình CMOS có hình giống hình bên dưới (có thể khác một vài  
chức năng đối với các nhà sản xuất khác nhau).  
15  
* Bước 2: Thiết lập các thông số trong CMOS:  
- Standard cmos setup:  
+ Date: Ngày hệ thống, time: giờ của đồng hồ hệ thống  
+ Primary Master: thông tin về ổ đĩa chính gắn trên IDE1.  
+ Primary Slave: thông tin về ổ đĩa phụ gắn trên IDE1.  
+ Secondary Master: thông tin về ổ đĩa chính gắn trên IDE2.  
+ Secondary Slave: thông tin về ổ đĩa phụ gắn trên IDE2.  
+ Drive A: thông tin về ổ mềm, nếu sẽ hiển thị loại ổ mềm hiện đang  
dùng 1.44M 3.5 Inch.  
+ Drive B: không còn sử dụng nên sẽ hiển thị dòng None, hoặc Not  
Installed  
- BIOS FEATURES SETUP (ADVANCED CMOSSETUP)  
+ First Boot Device: chọn ổ đĩa để tìm ổ đĩa đầu tiên khởi động máy.  
+ Second Boot Device: ổ thứ 2 nếu không tìm thấy HĐH trên ổ thứ nhất.  
+ Third Boot Device: ổ thứ 3 nếu không tìm thấy HĐH trên 2 kia.  
dụ: khi muốn cài HĐH thì phải chọn ở mục First Boot Device là CD-  
ROM để máy khởi động từ đĩa CD và tiến hành cài đặt.  
- INTEGRATED PERIPHERALS: Thiết lập cho các thiết bị ngoại vi,  
mục này cho phép bạn cho phép sử dụng hay vô hiệu hóa các thiết bị trên  
mainboard như IDE, khe PCI, cổng COM, cổng LPT, cổng USB. Chọn Auto: tự  
động, Enanled: cho phép, Disable: vô hiệu hóa.  
- Một số chức năng khác:  
+ Supervisor Password: thiết lập mật khẩu bảo vệ CMOS.  
+ User Password: thiết lập mật khẩu đăng nhập vào máy.  
+ IDE HDD Auto Detection: kiểm tra thông tin về các ổ cứng gắn trên  
IDE.  
* Bước 3: Ghi lại thay đổi và thoát (Sau khi hoàn chỉnh các thay đổi  
thông số trong BIOS Setup ta lưu lại các các cài đặt và thoát khỏi chương  
trình).  
- Save & Exit Setup: Lưu các thiết lập và thoát khỏi màn hình CMOS.  
- Exit Without Saving: Thoát nhưng không lưu các thiết lập.  
17  
 
BÀI 4. CÀI ĐẶT HỆ ĐIỀU HÀNH VÀ CÁC TRÌNH ĐIỀU KHIỂN  
A. Mục tiêu của bài  
- Trình bày được các phân vùng của ổ cứng;  
- Trình bày được quá trình cài đặt mt hệ điều hành;  
- Cài đặt được các trình điều khin thiết bị;  
- Giải quyết được các sự cố thường gp;  
- Nghiêm túc trong học tập, đảm bảo an toàn cho người thiết bị.  
B. Nội dung  
1. Phân vùng đĩa cứng  
a. Lí thuyết liên quan  
- Ổ đĩa cứng mới sau khi ráp vào máy vi tính xong cần phải được định  
dạng mới thể sử dụng được. Để dễ sử dụng chúng ta thường phải chia ổ cứng  
vật lý thành nhiều ổ lôgic, mỗi ổ logic gọi một phân vùng ổ đĩa cứng -  
partition. Tùy theo như cầu sử dụng mà có thể để nguyên một ổ đĩa hoặc chia ra  
làm nhiều ổ đĩa có dung lượng nhỏ.  
Tuỳ thuộc vào các hệ điều hành sử dụng cần la chn hệ thống lưu  
trữ file phù hợp:  
+
FAT (File Allocation Table): Chuẩn hỗ trợ DOS và các hệ điều hành  
hWindows 9X/Me. FAT có thể sử dụng 12 hoc 16 bit, dung lượng ti đa  
một phân vùng FAT chỉ đến 2 GB dữ liệu.  
+
FAT32 (File Allocation Table, 32-bit): Tương tự như FAT, nhưng  
được hỗ trợ bắt đầu từ hệ điều hành Windows 95, Windows 98, 2000, XP,  
Windows Server 2003. Dung lượng tối đa của một phân vùng FAT32 có thể  
lên tới 2 TB(2.048 GB). Tính bảo mật khả năng chu lỗi không cao.  
+
NTFS (Windows New Tech File System): Được hỗ trợ bắt đầu từ các  
hệ điều hành họ NT/2000/XP/Vista/Windows 7/Windows 7. Một phân vùng  
NTFS có thể có dung lượng tối đa đến 16 exabytes. Tăng cường khả năng lưu  
tr, tính bảo mt, chịu lỗi, mã hoá và khả năng phục hồi cao. Do đó hầu hết các  
hệ điều hành sau này Windows vista, Windows 7… bắt buộc cài trên phân vùng  
NTFS.  
- Có nhiều cách để chia và định dạng ổ đĩa cứng như: chia bằng Fdisk,  
bằng đĩa cài win hoặc sử dụng chương trình PartitionMagic...  
18  
   
- Phần mềm chia và định dạng ổ đĩa cứng bằng chương trình  
PartitionMagic có trong đĩa CD-ROM Hiren’s BootCD, có thể tìm mua CD-  
ROM này tại các cửa hàng bán đĩa CD-ROM vi tính.  
b. Trình tự thực hiện  
Bước 1: Khởi động máy tính bằng Hiren’s BootCD  
- Bật máy tính, đưa đĩa Hiren’s BootCD vào ổ đĩa, máy vi tính sẽ khởi  
động từ đĩa CD, khi hiện ra Menu khởi động của Hiren’s BootCD chọn Start  
Boot CD.  
- Trong Menu phân loại của Hiren’s BootCD chọn Disk Partition Tools.  
Bước 2: Tạo phân vùng  
- Chương trình Partition sẽ chạy hiện ra bảng liệt kê thông số của ổ cứng.  
Chọn Unallocated và nhấn nút C: (Create partition) để tạo Partition đầu tiên cho  
ổ cứng.  
19  
- Trong Create partition:  
+ Create as: Chọn Primary Partition tạo phân vùng chính để cài đặt hệ  
điều hành, đây sẽ ổ đĩa C:  
+ Partition Type: chọn định dạng cho phân vùng này (Nên chọn NTFS -  
định dạng này sẽ ổn định bảo mật cao hơn).  
+ Label: Đặt tên cho phân vùng này, tên tùy ý hoặc để trống.  
+ Size: Nhập giá trị dung lượng cho phân vùng này, đơn vị tính là Mb.  
+ Các mục còn lại để theo mặc định tnhiên, không chính sửa gì. Sau khi  
chọn xong nhấn Ok  
- Chọn phân vùng chưa được phân vùng hoặc nhấn vào khoảng trống phía  
sau phân vùng DISK C, nhấn vào nút C: (Create partition) để tạo Patition cho  
phần còn lại (Như mục 2)  
Bước 3: Trong bảng liệt kê các thông số về Partition đã thiết lập, nhấn  
Apply để chương trình thực hiện việc chia partition.  
20  
Tải về để xem bản đầy đủ
doc 50 trang yennguyen 08/04/2022 4120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Lắp ráp và cài đặt máy tính - Nghề: Lập trình máy tính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_modun_lap_rap_va_cai_dat_may_tinh_nghe_lap_trinh.doc