Giáo trình Kiến trúc máy tính - Chuyên ngành: Kỹ thuật lắp ráp, sửa chữa máy tính

UBND TỈNH HẢI PHÒNG  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP HẢI PHÒNG  
...................................................  
GIÁO TRÌNH KIẾN TRÚC MÁY TÍNH  
Chuyên ngành: Kỹ thuật lắp ráp, sửa chữa máy tính  
(Lưu hành nội bộ)  
HẢI PHÒNG  
1
 
LI GII THIU  
”Cấu trúc máy tính” là môn học bắt buộc trong các trường nghề. Tuỳ thuộc vào  
đối tượng người học và cấp bậc học mà trang bị cho học sinh, sinh viên những kiến  
thức cơ bản nhất.  
Để thống nhất chương trình và nội dung giảng dạy trong các nhà trường chúng  
tôi biên soạn cuốn giáo trình: Cấu trúc máy tính. Giáo trình được biên soạn phù hợp  
với các nghề trong các trường đào tạo nghề phục vụ theo yêu cầu của thực tế xã hội  
hiện nay.  
Tài liệu tham khảo để biên soạn gồm:  
[1]. Nguyễn Kim Khánh, Bài giảng kiến trúc máy tính, ĐH Bách Khoa Hà Nội,  
2010.  
[2]. Trần Quang Vinh, Cấu trúc máy vi tính, nxb ĐH Quốc gia Hà Nội, 2009.  
[3]. Hoàng Xuân Dậu, Bài giảng kiến trúc máy tính, Học viện Công nghệ Bưu  
chính viễn thông, 2010.  
[4]. Willian Stallings, Computer Organization and ArchitectureDesigning for  
Performance 2009 (8thedition).  
Kết hợp với kiến thức mới có liên quan môn học và những vấn đề thực tế  
thường gặp trong sản xuất, đời sống để giáo trình có tính thực tế cao, giúp cho người  
học dễ hiểu, dễ dàng lĩnh hội được kiến thức môn học.  
Trong quá trình biên soạn giáo trình kinh nghiệm còn hạn chế, chúng tôi rất  
mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để lần hiệu đính sau được hoàn chỉnh  
hơn.  
Tổ bộ môn Kỹ thuật hệ thống và  
mạng máy tính  
2
Mc lc  
3
CU TRÚC MÁY TÍNH  
I. Vtrí, tính cht ca môn hc:  
- Vị trí: Được btrí hc sau các môn hc chung, các môn tin học đại cương, tin  
học văn phòng.  
- Tính cht: Là môn hc kthuật cơ sthuc môn học đào tạo nghbt buc.  
II. Mc tiêu môn hc:  
Kiến thc:  
- Trình bày đúng chức năng của các thành phần cơ bản trên Máy tính, cu trúc và  
nguyên tc làm vic ca Bxlý trung tâm-CPU, cu trúc mt sdòng CPU tiên tiến  
ngày nay;  
- Chỉ ra được chức năng và phân biệt được các loi bnhớ khác nhau được sử  
dng trong máy tính. Mô tả được cách thc qun lý và làm vic ca Cache, HDD,  
CDROM;  
- Nhc lại được vai trò ca hthng vào-ra trong hoạt động ca máy tính, các  
phương pháp điều khin vào-ra mà CPU sdụng trong trao đổi thông tin.  
Kỹ năng:  
- Nhn biết được các thành phần cơ bản ca máy tính;  
- Phân biệt được CPU 2 hãng Intel và AMD;  
- Phân bit RAM và ROM;  
- Kiểm tra được thông smáy tính;  
- Lp ráp máy tính bng phn mm gilp.  
- Phân biệt được các kiu ghép ni, nhn biết được các cng vào ra thông dng  
trên máy tính.  
Năng lực tự chủ và trách nhiệm:  
- Cn thn tm, tuân thni quy phòng hc;  
- Linh hot vn dng kiến thc vào thc tế.  
III. Ni dung môn hc:  
1. Ni dung tng quát và phân phi thi gian:  
Số TT  
Tên chương/mục  
Chương 1: Hệ thng máy tính  
I
II  
Chương 2: Bộ vi xlý trung tâm  
Chương 3: Hệ thng nhớ  
Chương 4: Hệ thng vào ra  
Bài tp ln  
III  
IV  
V
VI  
Ôn tp  
4
Chương 1: HỆ THNG MÁY TÍNH  
1.1. Các thành phần cơ bản ca máy tính  
1.1.1. Mô hình cơ bản ca máy tính  
1.1.2. Bvi xlý trung tâm - CPU  
1.1.3. Hthng nhớ  
1.1.4. Hthng vào-ra  
1.1.5. Hthng BUS  
1.2. Hoạt động cơ bản ca máy tính  
1.2.1. Thc hiện chương trình  
1.2.2. Hoạt động ngt  
1.3. Liên kết hthng  
1.3.1. Hthng BUS  
1.3.2. Mainboard  
5
Chương 1: HỆ THỐNG MÁY TÍNH  
1.1. Các thành phần cơ bản của máy tính  
1.1.1. Mô hình cơ bản của máy tính  
Chức năng của máy tính  
- Xử lý dữ liệu: là chức năng quan trọng nhất của máy tính. Dữ liệu có thể có rất  
nhiều dạng khác nhau và có yêu cầu xử lý khác nhau.  
- Lưu trữ dữ liệu: Dữ liệu đưa vào máy tính được xử lý ngay hoặc có thể được lưu  
trong bộ nhớ. Khi cần chúng sẽ được lấy ra xử lý.  
- Trao đổi dữ liệu: Trao đổi dữ liệu giữa các thành phần bên trong và bên ngoài  
máy tính -> Quá trình vào ra (input-output). Các thiết bị vào-ra: nguồn cung cấp  
dữ liệu hoặc nơi tiếp nhận dữ liệu. Dữ liệu được vận chuyển trên khoảng cách xa  
gọi là truyền dữ liệu (data communication).  
- Điều khiển: Máy tính cần phải điều khiển ba chức năng trên.  
6
   
Cấu trúc cơ bản của máy tính  
- Bộ xử lý trung tâm - CPU (Central Processor Unit): Điều khiển các hoạt động  
của máy tính và thực hiện xử lý dữ liệu.  
- Hệ thống nhớ: Lưu trữ chương trình và dữ liệu  
- Hệ thống vào ra (Input-Output System): Trao đổi thông tin giữa máy tính và thế  
giới bên ngoài.  
- Hệ thống BUS: Kết nối và vận chuyển thông tin giữa CPU, bộ nhớ chính và hệ  
thống vào ra của máy tính với nhau.  
1.1.2. Bộ vi xử lý trung tâm - CPU  
Chức năng:  
- Điều khiển hoạt động của toàn bộ hệ thống máy tính  
- Xử lý dữ liệu  
Nguyên tắc hoạt động: CPU hoạt động theo chương trình nằm trong bộ nhớ chính,  
bằng cách:  
- Nhận lệnh từ bộ nhớ chính  
- Giải mã lệnh và phát các tín hiệu điều khiển thực thi lệnh  
7
- CPU có thể trao đổi dữ liệu với bộ nhớ chính hay hệ thống vào-ra.  
- Thực hiện lệnh  
- Ghi kết quả  
Các thành phần cơ bản:  
- Đơn vị điều khiển (Control Unit- CU): điều khiển hoạt động của máy tính theo  
chương trình đã định sẵn.  
- Đơn vị số học và logic (Arithmetic and Logic Unit- ALU): thực hiện các phép  
toán số học và phép toán logic.  
- Tập thanh ghi (Register File- RF): lưu giữ các thông tin tạm thời phục vụ cho  
hoạt động của CPU.  
- Đơn vị nối ghép bus (Bus Interface Unit-BIU) kết nối và trao đổi thông tin giữa  
bus bên trong (internal bus) và bus bên ngoài (external bus).  
Tốc độ của bộ xử lý:  
- Số lệnh được thực hiện trong 1 giây, MIPS (Million of Instructions per Second).  
- Khó đánh giá chính xác (còn phụ thuộc bộ nhớ, bo mạch đồ họa…).  
Tần số xung nhịp của bộ xử lý:  
8
- Bộ xử lý hoạt động theo một xung nhịp (Clock) có tần số xác định.  
- Tốc độ của bộ xử lý được đánh giá gián tiếp thông qua tần số của xung nhịp.  
Dạng  
xung  
nhịp:  
T0: chu kỳ xung  
nhịp  
Mỗi thao tác của bộ xử lý mất một số nguyên lần chu kỳ T0 => T0 càng nhỏ thì bộ xử  
lý chạy càng nhanh.  
Tần số xung nhịp: f0 = 1/T0 gọi là tần số làm việc của CPU.  
Ví dụ: Máy tính dùng bộ xử lý Intel Pentium IV 2 GHz  
Ta có: f0 = 2 GHz = 2 x 109 Hz ---> T0 = 1/f0 = 1/(2x109) = 0,5 ns  
1.1.3. Hệ thống nhớ  
Chức năng: Lưu trữ chương trình và dữ liệu.  
Các thao tác cơ bản với bộ nhớ: Thao tác ghi (Write) và thao tác đọc (Read).  
Các thành phần chính của bộ nhớ:  
- Bộ nhớ trong (Internal Memory)  
- Bộ nhớ ngoài (External Memory)  
1.1.3.1. Bộ nhớ trong  
Chức năng và đặc điểm:  
9
- Chứa các thông tin mà CPU có thể trao đổi trực tiếp  
- Tốc độ rất nhanh  
- Dung lượng không lớn  
- Sử dụng bộ nhớ bán dẫn: ROM và RAM  
Các loại bộ nhớ trong:  
- Bộ nhớ chính (Main Memory)  
- Bộ nhớ cache (bộ nhớ đệm)  
Bộ nhớ chính (Main Memory)  
- Là thành phần nhớ tồn tại trên mọi hệ thống máy tính.  
- Chứa các chương trình và dữ liệu đang được CPU sử dụng.  
- Tổ chức thành các ngăn nhớ được đánh địa chỉ.  
- Ngăn nhớ thường được tổ chức theo Byte.  
- Nội dung của ngăn nhớ có thể thay đổi, song địa chỉ vật lý của ngăn nhớ luôn cố  
định.  
- Thông thường, bộ nhớ chính gồm 2 phần: RAM và ROM  
+ ROM (Read Only Memory), hay Bộ nhớ chỉ đọc, lưu trữ các chương trình  
mà khi mất nguồn điện cung cấp sẽ không bị (xóa) mất. Ngày nay còn có  
công nghệ FlashROM tức bộ nhớ ROM không những chỉ đọc mà còn có thể  
ghi lại được, nhờ có công nghệ này BIOS được cải tiến thành Flash BIOS.  
+ RAM (Random Access Memory), hay Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên có tốc độ  
truy cập nhanh, lưu trữ dữ liệu tạm thời, dữ liệu sẽ bị mất vĩnh viễn khi  
không còn nguồn điện cung cấp.  
Bộ nhớ cache (bộ nhớ đệm)  
- Bộ nhớ có tốc độ nhanh được đặt đệm giữa CPU và bộ nhớ chính nhằm tăng tốc  
độ CPU truy cập bộ nhớ.  
- Dung lượng nhỏ hơn bộ nhớ chính. Tốc độ nhanh hơn.  
- Cache thường được chia thành một số mức: Cache L1, L2, L3  
- Cache có thể được tích hợp trên cùng chip bộ xử lý.  
10  
- Cache có thể có hoặc không.  
1.1.3.2. Bộ nhớ ngoài  
Chức năng và đặc điểm:  
- Lưu giữ tài nguyên phần mềm của máy tính, bao gồm: Hệ điều hành, các chương  
trình và dữ liệu.  
- Bộ nhớ ngoài được kết nối với hệ thống dưới dạng các thiết bị vào ra  
- Dung lượng lớn  
- Tốc độ chậm  
Các loại bộ nhớ ngoài:  
- Bộ nhớ từ: Đĩa cứng, đĩa mềm  
- Bộ nhớ quang: Đĩa CD, DVD,…  
- Bộ nhớ bán dẫn: Thẻ nhớ, USB flash.  
1.1.4. Hệ thống vào-ra  
Chức năng: Trao đổi thông tin giữa máy tính với thế giới bên ngoài.  
Các thao tác cơ bản: Vào dữ liệu (Input), Ra dữ liệu (Output)  
Các thành phần chính:  
- Các thiết bị ngoại vi (Peripheral Devices)  
- Các mô-đun vào-ra (IO Modules).  
Cấu trúc cơ bản của hệ thống vào-ra  
11  
Các thiết bị ngoại vi  
Chức năng: chuyển đổi dữ liệu giữa bên trong và bên ngoài máy tính.  
Các loại thiết bị ngoại vi cơ bản:  
- Thiết bị vào: bàn phím, chuột, máy quét ...  
- Thiết bị ra: màn hình, máy in ...  
- Thiết bị nhớ: các ổ đĩa ...  
- Thiết bị truyền thông: MODEM ..  
Các mô-đun vào-ra  
- Chức năng: nối ghép các thiết bị ngoại vi với máy tính  
- Mỗi mô-đun vào-ra có một hoặc một vài cổng vào-ra (I/O Port).  
- Mỗi cổng vào-ra được đánh một địa chỉ xác định.  
- Các thiết bị ngoại vi được kết nối và trao đổi dữ liệu với máy tính thông qua các  
cổng vào-ra.  
1.1.5. Hệ thống BUS  
Hệ thống BUS (Bus system) làm nhiệm vụ vận chuyển thông tin giữa các phần  
khác nhau trong máy tính.  
12  
Hệ thống Bus bao gồm:  
- Bus dữ liệu dùng để vận chuyển dữ liệu từ bộ nhớ tới CPU hoặc ngược lại.  
- Bus địa chỉ dùng để vận chuyển tín hiệu địa chỉ (ô nhớ hay cổng vào/ra do CPU  
phát ra).  
- Bus điều khiển dùng để vận chuyển tín hiệu điều khiển do CPU phát ra để điều  
khiển các khối trong hệ thống hoặc do thiết bị ngoại vi gửi tới CPU yêu cầu thực  
hiện một công việc nào đó.  
1.2. Hoạt động cơ bản của máy tính  
1.2.1. Thực hiện chương trình  
Là hoạt động cơ bản của Máy tính. Máy tính lặp đi lặp lại quá trình thực hiện  
lệnh gồm hai bước cơ bản:  
- Nhận lệnh (Fetch)  
- Thực hiện lệnh (Execute)  
Chương trình dừng khi:  
- Mất nguồn  
- Gặp lệnh dừng  
- Gặp tình huống không giải quyết được(lỗi)  
Chu  
trình  
lệnh:  
 
Nhận lệnh (Fetch)  
- Bắt đầu mỗi chu kỳ lệnh là CPU tiến hành lấy lệnh từ bộ nhớ chính. Trong quá  
trình lấy và thực hiện lệnh có 2 thanh ghi bên trong CPU mà ta quan tâm đó là  
PC (Program Counter) và thanh ghi IR (Instruction Register).  
- CPU lấy lệnh từ ngăn nhớ được trỏ bởi thanh ghi PC đưa vào thanh ghi lệnh IR  
lưu giữ.  
- Sau mỗi lệnh được nhận thì nội dung của thanh ghi PC tự động tăng để trỏ tới  
lệnh kế tiếp sẽ được thực hiện.  
Thực hiện lệnh (Execute)  
- Bộ xử lý giải mã lệnh đã được nhận và phát tín hiệu điều khiển thực hiện thao  
tác mà lệnh yêu cầu thông qua khối điều khiển CU.  
- Thực hiện trao đổi giữa CPU và bộ nhớ chính.  
- Thực hiện trao đổi giữa CPU và mô-đun I/O.  
- Xử lý dữ liệu thực hiện các phép toán số học và logic.  
- Điều khiển rẽ nhánh.  
- Kết hợp các thao tác trên.  
Một số ví dụ về quá trình thực hiện lệnh, với giả thiết cấu trúc lệnh có dạng  
như sau:  
14  
1.2.2. Hoạt động ngắt  
Khái niệm chung về ngắt: Ngắt là cơ chế cho phép CPU tạm dừng chương trình  
đang thực hiện chuyển sang thực hiện một chương trình khác, gọi là chương trình con  
phục vụ ngắt.  
Các loại ngắt:  
- Ngắt do lỗi thực hiện chương trình, ví dụ: tràn số, chia cho 0  
- Ngắt do lỗi phần cứng, ví dụ: lỗi bộ nhớ RAM  
- Ngắt do mô-đun vào-ra phát ra tín hiệu ngắt đến CPU yêu cầu trao đổi dữ liệu.  
Hoạt động của ngắt: Sau khi hoàn thành một lệnh, bộ xử lý kiểm tra tín hiệu  
ngắt.  
15  
- Nếu không có ngắt thì bộ xử lý tiếp tục nhận lệnh tiếp theo.  
- Nếu có tín hiệu ngắt:  
+ Tạm dừng chương trình đang thực hiện. Cất ngữ cảnh (thông tin có liên  
quan đến chương trình đang thực hiện).  
+ Thiết lập bộ đếm chương trình PC trỏ đến chương trình con phục vụ  
ngắt.  
+ Thực hiện chương trình con phục vụ ngắt.  
+ Cuối chương trình con phục vụ ngắt. Khôi phục lại ngữ cảnh và tiếp tục  
chương trình đang bị tạm dừng.  
1.3. LIÊN KẾT HỆ THỐNG  
1.3.1. Hệ thống Bus  
1.3.1.1. Các luồng thông tin trong máy tính  
Một máy tính bao gồm một tập hợp các thành phần hay mô-đun thuộc 3 kiểu cơ bản:  
- CPU  
- Mô-đun nhớ  
- Mô-đun vào-ra  
Trong thực tế, máy tính được xem như một mạng gồm nhiều thành phần cơ bản.  
16  
 
Do đó, để máy tính hoạt động được cần phải có các đường dẫn kết nối các mô-đun lại  
với nhau.  
a) Kết nối mô-đun nhớ:  
- Địa chỉ đưa đến để xác định ngăn nhớ  
- Dữ liệu được đưa đến khi ghi  
- Dữ liệu hoặc lệnh được đưa ra khi đọc (lưu ý: bộ nhớ không phân biệt lệnh và  
dữ liệu).  
- Nhận các tín hiệu điều khiển: Điều khiển đọc (Read), điều khiển ghi (Write).  
b) Kết nối mô-đun vào-ra:  
- Địa chỉ đưa đến để xác định cổng vào-ra  
- Ra dữ liệu (Output)  
+ Nhận dữ liệu từ CPU hoặc bộ nhớ chính  
+ Đưa dữ liệu ra thiết bị ngoại vi  
- Vào dữ liệu (Input)  
+ Nhận dữ liệu từ thiết bị ngoại vi  
17  
+ Đưa dữ liệu vào CPU hoặc bộ nhớ chính  
- Nhận các tín hiệu điều khiển từ CPU  
- Phát các tín hiệu điều khiển đến thiết bị ngoại vi  
- Phát các tín hiệu ngắt đến CPU  
c) Kết nối CPU:  
- Phát địa chỉ đến các mô-đun nhớ hay các mô-đun vào-ra  
- Đọc lệnh và dữ liệu  
- Đưa dữ liệu ra (sau khi xử lý)  
- Phát tín hiệu điều khiển đến các mô-đun nhớ và các mô-đun vào-ra  
- Nhận các tín hiệu ngắt  
1.3.1.2. Cấu trúc Bus cơ bản  
Chức năng vận chuyển thông tin giữa các thành phần trong máy tính, như thông  
tin từ CPU tới bộ nhớ, từ CPU tới bộ điều khiển vào ra I/O.  
- Khái niệm BUS: Bus là tập hợp các đường kết nối dùng để vận chuyển thông  
tin giữa các mô-đun của máy tính với nhau.  
- Độ rộng của BUS: Là số đường dây của Bus có thể truyền các bit thông tin  
đồng thời (chỉ dùng cho bus địa chỉ và bus dữ liệu).  
- Phân loại BUS: Theo chức năng ta chia bus ra làm 3 loại là BUS địa chỉ, BUS  
dữ liệu và BUS điều khiển.  
18  
a) BUS địa chỉ :  
- Chức năng: Dùng để vận chuyển địa chỉ từ CPU đến các mô-đun nhớ hay các  
mô-đun vào ra, nhằm để xác định ngăn nhớ hay cổng vào ra nào cần truy xuất trao đổi  
thông tin (đây là BUS một chiều).  
- Độ rộng của BUS địa chỉ (A0, A1,…, An-1). Cho biết khả năng quản lý cực đại  
số các ngăn nhớ. Nếu sử dụng độ rộng bus địa chỉ n đường thì dung lượng cực đại của  
bộ nhớ có thể quản lý là 2n ngăn nhớ hay tương đương với 2n Byte nhớ (nếu mỗi ngăn  
nhớ 1 Byte)  
b) BUS dữ liệu:  
- Chức năng: Vận chuyển lệnh từ bộ nhớ đến CPU, vận chuyển dữ liệu giữa  
CPU, mô-đun nhớ, mô-đun vào-ra với nhau.  
- Độ rộng của Bus dữ liệu (D0, D1, ….Dm-1). Cho biết số bit dữ liệu có thể  
được trao đổi đồng thời, m=8, 16, 32, 64, 128 bit.  
c) BUS điều khiển:  
Tập hợp các tín hiệu điều khiển gồm có:  
- Các tín hiệu phát ra từ CPU để điều khiển mô-đun nhớ và mô-đun vào ra.  
- Các tín hiệu từ mô-đun nhớ, mô-đun vào ra gửi đến CPU yêu cầu.  
19  
- Ngoài ra còn là BUS cung cấp nguồn tín hiệu xung nhịp (clock) với các BUS  
đồng bộ.  
20  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 105 trang yennguyen 09/04/2022 29480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kiến trúc máy tính - Chuyên ngành: Kỹ thuật lắp ráp, sửa chữa máy tính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_kien_truc_may_tinh_chuyen_nganh_ky_thuat_lap_rap.pdf