Cẩm nang tuyển dụng vị trí chuyên viên chăm sóc khách hàng

CẨM NANG TUYỂN DỤNG  
VỊ TRÍ CHUYÊN VIÊN CHĂM  
SÓC KHÁCH HÀNG  
MỘT NHÂN VIÊN CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG CHUYÊN NGHIỆP CẦN CÓ NHỮNG GÌ ?  
3
1
“Trong một số trường  
hợp, chuyên viên chăm  
sóc khách hàng còn là  
đại diện cho cả thương  
hiệu. Họ là người tương  
tác chính và thường  
Tại sao bạn cần quan tâm tới bài viết này  
Dịch vụ khách hàng là một trong những yếu tố tiên quyết ảnh  
hưởng trực tiếp tới thương hiệu của một công ty, tổ chức trong  
mắt công chúng.  
xuyên nhất với khách  
hàng, vì vậy bạn cần  
có những quân át chủ  
bài trong đội của mình.”  
Trước đây, việc tuyển dụng một chuyên viên chăm sóc khách hàng chủ  
yếu phụ thuộc vào ngân sách của công ty. Những ứng viên tốt nhất  
thường bị cho qua, còn lại phần lớn những người có ít trải nghiệm và  
sự vận động trong công việc, nhưng bù lại họ sẵn sàng làm việc với  
mức thù lao thấp hơn. Điều quan trọng nhất đối với một dịch vụ chăm  
sóc khách hàng chính là việc bạn luôn mang lại được những trải  
nghiệm tuyệt vời cho khách hàng trong quá trình tương tác và hỗ trợ.  
Trong một số trường hợp, chuyên viên chăm sóc khách hàng còn là  
đại diện cho cả thương hiệu. Họ là người tương tác chính và thường  
xuyên nhất với khách hàng, vì vậy bạn cần có những quân át chủ bài  
trong đội của mình. Đó phải là người đáp ứng tốt nhất yêu cầu tuyển  
dụng và đặc biệt có đam mê trong lĩnh vực này. Tuy nhiên phần lớn  
những nhà tuyển dụng đều cho rằng thực tế hành động khó hơn là lý  
thuyết.  
Trong bài viết này, Subiz sẽ giúp bạn hiểu thêm về những phẩm chất  
làm nên một nhân viên hỗ trợ khách hàng tuyệt vời và cách bạn đưa  
nhân tài về cho doanh nghiệp mình.  
 
MỘT NHÂN VIÊN CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG CHUYÊN NGHIỆP CẦN CÓ NHỮNG GÌ ?  
4
2
Một nhân viên chăm sóc khách hàng  
chuyên nghiệp cần có những gì?  
Ngoài những am hiểu về kiến thức nghề nghiệp, một nhân viên  
chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp cần hiểu biết về văn hóa  
ứng xử giao tiếp, ngoại ngữ, cách sử dụng công nghệ thông  
tin/những công cụ tin học cơ bản…  
Kĩ năng - Email, Mạng xã hội, Chuyên môn về 1 lĩnh  
vực nào đó, thành thạo về máy tính.  
Kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch vụ khách hàng, phục  
vụ bàn, trả lời điện thoại  
Chăm chỉ, tính cách vui vẻ, hòa đồng, đề cao tinh thần  
trách nhiệm, kiên trì và biết lắng nghe.  
Đặc biệt là phải phù hợp, hòa hợp với đội của bạn.  
 
5
MỘT NHÂN VIÊN CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG CHUYÊN NGHIỆP CẦN CÓ NHỮNG GÌ ?  
3
Xây dựng bảng mô tả công việc  
Đôi lúc việc chuẩn bị một bảng mô tả công việc để tuyển dụng có  
cảm giác như một công việc thật hoành tráng. Hãy tưởng tượng,  
bạn sẽ phải tạo ra một tập thể xuất sắc với những con người hoàn  
hảo, chuyên nghiệp. Đó thực sự là một áp lực không hề nhỏ.  
Một bản mô tả công việc chi tiết sẽ giúp bạn thu hút và chọn lọc  
được những ứng viên phù hợp với yêu cầu tuyển dụng.  
Bạn sẽ bắt tay vào tạo nên một đội ngũ nhân viên giỏi và trở  
thành sự lựa chọn đúng đắn nhất sau này.  
Có rất nhiều áp lực khi viết một bảng mô tả công việc hiệu quả  
tuy nhiên bạn hãy cố gắng khiến nó trở nên đơn giản hơn và  
không nhất thiết phải sáng tạo lại tất cả nội dung mỗi khi  
bạn bắt tay vào viết một thông báo tuyển dụng.  
Hãy lướt qua những bảng mô tả công việc trước đây mà bạn hay  
nhà tuyển dụng nào đó từng viết để tham khảo và sử dụng lại  
bất cứ nội dung nào có sự liên quan, đặc biệt là những bảng mô  
tả đã chứng minh được sự hiệu quả trước đó. Bạn thậm chí có  
thể thay đổi một vài ý nhỏ, điều này giúp giảm tải lượng công  
việc nhiều hơn việc bắt đầu viết lại từ bản nháp. Khi bạn đã có  
những phần khung chính cho nội dung thì tất cả trở nên vô  
cùng đơn giản. Ngoài ra bạn nên tra cứu thêm một số mẫu  
tuyển dụng trên internet đặc biệt là về những vị trí tương đồng  
từ đó chắt lọc và làm phong phú hơn cho bảng mô tả của mình.  
 
MỘT NHÂN VIÊN CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG CHUYÊN NGHIỆP CẦN CÓ NHỮNG GÌ ?  
6
Một ý tưởng tuyệt vời nữa đó là tham khảo ý kiến từ những người  
làm cùng vị trí với công việc đang cần tuyển dụng, chắc chắn bạn  
sẽ có được những tư liệu quý giá từ họ. Cùng trao đổi và lên một  
dàn ý sơ lược. Sau đó chia làm 2 phần, một phần sẽ viết những yêu  
cầu tối thiểu của công việc, phần còn lại là những kĩ năng và yếu  
tố bổ sung cho vị trí đó.  
Giờ là lúc bạn nhìn lại toàn bộ danh sách những yêu cầu bạn đưa  
ra, hãy xem liệu bạn có yêu cầu quá nhiều hay không. Nếu đúng,  
bạn nên điều chỉnh một chút ở phía cột yếu tố bổ sung. Cứ tiếp  
tục cho tới khi bạn cảm thấy nội dung có sự cân bằng, hợp lý nhất.  
Thao tác này sẽ giúp làm rõ hơn về nhiệm vụ của vị trí cần tuyển  
dụng cũng như kì vọng của bạn. Đây là cơ hội để đánh giá toàn  
diện về công việc ví dụ như vai trò của người đó trong công ty,  
những việc chính hàng ngày, tiềm năng phát triển…  
Bên cạnh đó, nếu như bạn muốn thu hút những con người tốt,  
phù hợp bạn cũng cần xây dựng một ý tưởng cụ thể cho văn  
hóa của doanh nghiệp để tạo nên sự đặc trưng, cá tính riêng  
cho đơn vị mình và áp dụng nó vào tất cả những bảng mô tả  
công việc khi đăng tuyển.  
Cuối cùng, khi đã có sự thống nhất và đồng ý từ những người  
phụ trách liên quan, bước tiếp theo là tìm một nơi để đăng tuyển.  
“Quý hồ tinh, bất quý hồ đa” hãy nhớ đây là phương châm của  
bạn khi tuyển dụng nhân sự. Mục đích là cần tìm người phù hợp  
nhất, tốt nhất về với đội của mình. Vì thế hãy đưa nổi bật lên trang  
nghề nhiệp (career page) trên website của công ty hoặc đăng ở  
những trang tin tuyển dụng mà đồng nghiệp cùng vị trí trong công  
ty của bạn đã từng sử dụng.  
MỘT NHÂN VIÊN CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG CHUYÊN NGHIỆP CẦN CÓ NHỮNG GÌ ?  
7
4
Thư giới thiệu  
Hiện nay, hầu hết các nhà tuyển dụng dành nhiều thời gian  
để đọc sơ yếu lý lịch (tiểu sử) thay vì đọc thư giới thiệu của  
các ứng viên. Mặc dù CV khá quan trọng nhưng không mang  
lại nhiều thông tin cần thiết. Trong khi đó, thư xin việc cho  
nhà tuyển dụng thấy tại sao bạn muốn làm công việc này và  
nhấn mạnh sự phù hợp của bạn với công việc đó.  
Đọc những bức thư giới thiệu của ứng viên là cách để người  
quản trị nhân sự có được chiếc cầu nối đi sâu hơn vào những  
thông tin được đưa ra ở hồ sơ nghề nghiệp.  
Tiểu sử chỉ đưa ra được những thông tin về kinh  
nghiệm làm việc nhưng lại thiếu đi những thành tích  
cụ thể. Thư giới thiệu có thể kiểm chứng được việc  
này bao gồm cả khả năng làm việc độc lập và phối  
hợp nhóm của ứng viên liệu có thực sự hiệu quả hay  
không.  
Những vị trí công việc trước đây cũng không nói lên  
nhiều điều. Thậm chí nếu như không được đề cập  
trong tiểu sử thì liệu bạn có biết ứng viên này từng là  
trưởng nhóm hay trưởng dự án hay không.  
Liệu ứng viên có được đào tạo trong lĩnh vực liên  
quan hay không? Một vài gạch đầu dòng trong CV  
không thể nào làm rõ được điều này.  
Tóm lại, một bức thư giới thiệu sẽ mở ra cơ hội hiểu rõ hơn  
về ứng viên, từ đó giúp bạn quyết định ai có thể trở thành  
gương mặt đại diện cho doanh nghiệp của bạn trong quá  
trình tương tác với khách hàng.  
 
MỘT NHÂN VIÊN CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG CHUYÊN NGHIỆP CẦN CÓ NHỮNG GÌ ?  
8
Dưới đây là một vài những điểm quan trọng để bạn đánh giá  
một bức thư giới thiệu có thực sự thành công hay không.  
Kĩ năng viết - Bức thư cần có sự chỉn chu, rõ ràng, chính xác và  
không có lỗi chính tả. Việc trình bày tốt một bức thư thể hiện  
ứng viên đó thực sự quan tâm và dành sự tôn trọng cho vị trí  
họ ứng tuyển. Thêm vào đó, nó cũng cho thấy khả năng viết  
rất cần thiết trong quá trình phản hồi khách hàng qua các yêu  
cầu hỗ trợ (ticket), email, chat.  
Sự nhiệt huyết, chân thành - Liệu người ứng tuyển đơn giản  
chỉ để có một việc làm hay là người đó thực sự có đam mê với  
vị trí tuyển dụng. Chẳng có gì sai với những người đang muốn  
tìm một công việc cho mình. Tuy nhiên giữa ứng viên có trình  
độ nhưng thái độ thờ ơ, thiếu chân thành và một người trình  
độ thấp hơn nhưng rất háo hức với việc được gia nhập đội ngũ  
chăm sóc khách hàng, bạn đã thấy được sự lựa chọn của mình  
rồi phải không?  
Nhưng làm thế nào để bạn phân biệt được 2 đối tượng trên?  
Hãy đưa ra những câu hỏi về công ty cũng như công việc liên  
quan tới vị trí ứng tuyển, mọi thứ sẽ được thể hiện thông qua  
những câu trả lời như một chứng minh cho sự chân thành, trân  
trọng đối với doanh nghiệp cũng như công việc mà người đó  
ứng tuyển  
Luôn sẵn sàng hỗ trợ nhiệt tình - Nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy một  
bức thư giới thiệu tốt sẽ tô vẽ nên một bức tranh về một người  
luôn tìm thấy sự hứng khởi khi giúp đỡ người khác. Hãy tìm  
kiếm một ứng viên đã từng giúp bà của mình gửi thư điện tử  
hay là dành thời gian tham gia các hoạt động xã hội ở địa  
phương bên cạnh thời gian học tập. Đó chính là người bạn cần.  
Một miếng ghép hoàn hảo - Nếu ứng viên dành nhiều thời  
gian cho một bức thư giới thiệu, phần nào đó cũng chứng tỏ  
tính cách, con người họ. Vì dù bạn có tuyển dụng ai thì cũng sẽ  
trở thành nhân viên trong công ty của bạn một khoảng thời  
gian nhất định. Sự hòa hợp với các thành viên khác là điều cực kì  
quan trọng. Hãy tìm và đưa về một miếng ghép hoàn hảo cho  
đội của mình.  
MỘT NHÂN VIÊN CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG CHUYÊN NGHIỆP CẦN CÓ NHỮNG GÌ ?  
9
5
Hồ sơ nên có thêm  
thông tin về sở thích,  
Sơ yếu lý lịch  
năng lực cá nhân  
trong lĩnh vực ứng  
tuyển.  
Theo bạn điều gì làm nên một tóm tắt lý lịch nghề nghiệp tốt  
và gây ấn tượng?Hãy xem chi tiết được trình bày dưới đây nhé  
Đầu đầu tiên khi nhìn vào một bản sơ yếu lý lịch đó là  
câu chữ phải chính xác, không có lỗi đánh máy hay  
chính tả. Bạn sẽ chẳng bao giờ tin tưởng để trao số  
phận của khách hàng cũng như danh tiếng, thương  
hiệu của công ty cho một người mà đến ngay cả bài  
giới thiệu cá nhân cũng không chịu dành thời gian rà  
soát, sửa lỗi để có một hồ sơ thật chuyên nghiệp.  
Hồ sơ nên có thêm thông tin về sở thích, năng lực cá  
nhân trong lĩnh vực ứng tuyển. Nếu công ty của bạn  
làm trong lĩnh vực công nghệ, ứng viên có thể không  
biết lập trình nhưng ít nhất họ cũng nên là một tín đồ  
hoặc là người thường xuyên sử dụng những thiết bị  
công nghệ trong cuộc sống hoặc công việc.  
Một bản hồ sơ chuyên nghiệp nên bao gồm đầy đủ  
những kĩ năng cụ thể theo một danh sách riêng hoặc  
đi kèm trong mục miêu tả công việc và giới thi bản  
thân.  
 
MỘT NHÂN VIÊN CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG CHUYÊN NGHIỆP CẦN CÓ NHỮNG GÌ ?  
10  
Ưu tiên kĩ năng viết, thành thạo tin học hoặc khả  
năng lắng nghe, nắm bắt tâm lý cá nhân cũng rất  
quan trọng. Tóm lại, cách trình bày và nội dung sẽ là  
yếu tố chính ảnh hưởng tới quyết định tuyển dụng  
Đừng gò bó theo một quy tắc trình bày nào cả. Có  
nhiều người nghĩ việc liệt kê những bằng cấp chuyên  
môn nên được đưa lên đầu bản hồ sơ nghề nghiệp,  
nhiều người lại nghĩ ngược lại. Tuy nhiên, điều quan  
trọng nhất lại không nằm ở việc này, hãy tập trung  
vào sự sáng tạo và độc đáo. Đó mới là điểm nhấn  
trong hồ sơ nghề nghiệp.  
Tất cả những thông tin cần thiết liên quan tới bản  
thân ứng viên nên được thể hiện đầy đủ trong hồ sơ  
cá nhân, thậm chí có thể đưa cả sở thích nếu có liên  
quan tới vị trí ứng tuyển.  
Đá bóng có thể không liên quan tới dịch vụ khách  
hàng nhưng dành thời gian rảnh cuối tuần để dạy và  
hướng dẫn bóng đá cho trẻ em ở khu dân cư là một  
câu chuyện đáng xem xét.  
MỘT NHÂN VIÊN CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG CHUYÊN NGHIỆP CẦN CÓ NHỮNG GÌ ?  
11  
6
Phỏng vấn qua điện thoại  
Để đánh giá chính xác về một người thông qua cuộc gọi kéo dài  
1520 phút là rất khó. Tuy vậy, với trách nhiệm tìm kiếm những  
nhân tố mới cho đội hỗ trợ khách hàng của doanh nghiệp, bạn  
cần áp dụng đa dạng các hình thức để tìm hiểu và lựa chọn  
được ứng viên tốt và phù hợp.  
Với hình thức tương tác này, nhiệm vụ của bạn đó là đưa ra  
những câu hỏi thật ngắn gọn nhưng hợp lý, khéo léo. Sau đó,  
chú ý lắng nghe câu trả lời của ứng viên để tìm ra sự lựa chọn  
hoàn hảo cho vị trí cần tuyển cũng như cho doanh nghiệp. Đây  
thực sự là một nhiệm vụ khó khăn.  
Với một vài công ty, việc cung cấp dịch vụ khách hàng tuyệt vời  
là điều sống còn, vì thế việc tìm ra những con người tốt nhất  
cho vị trí chuyên viên chăm sóc khách hàng càng trở nên quan  
trọng. Với những màn sát hạch qua điện thoại như thế này, ứng  
viên càng thể hiện được sự nhiệt tình và cá tính của bản thân  
càng chiếm tỷ lệ cao hơn trong quyết định của bạn.  
Bên cạnh đó, những ứng viên cho thấy được sự am hiểu về  
doanh nghiệp và hào hứng với vị trí tuyển dụng cũng sẽ là  
những lựa chọn đúng đắn cho đội hỗ trợ của bạn.  
Tóm lại phỏng vấn qua điện thoại sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về  
cả con người cũng như là sự thích nghi với văn hóa doanh  
nghiệp của ứng viên tiềm năng. Nếu như tạo được niềm tin  
cũng như ấn tượng thú vị cho nhà tuyển dụng, họ xứng đáng  
có một vị trí trong đội chăm sóc khách hàng của công ty.  
 
HOW TO HIRE THE BEST CUSTOMER SUPPORT REPS  
12  
Dưới đây là 5 phẩm chất mà một ứng viên cho vị trí hỗ trợ  
khách hàng cần có khi phỏng vấn qua điện thoại:  
Sự nhiệt tình, chân thành  
Cá tính, cách nói chuyện hấp dẫn, lôi cuốn  
Văn hóa ứng xử, giao tiếp chuyên nghiệp Biết khi nào nên  
nói và khi nào nên lắng nghe  
Đưa ra câu trả lời phù hợp Tùy vào câu hỏi để đưa ra những  
câu ngắn gọn, đầy đủ, đi thẳng vào vấn đề.  
Đam mê họ luôn sẵn sàng, hào hứng với việc hỗ trợ, giúp  
đỡ mọi người.  
MỘT NHÂN VIÊN CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG CHUYÊN NGHIỆP CẦN CÓ NHỮNG GÌ ?  
13  
7
Phỏng vấn  
Phần 1: Trò chuyện  
Phỏng vấn trực tiếp sẽ giúp hiểu thêm về khả năng cũng như cá  
tính của các ứng viên. Bên cạnh đó, cũng đem lại cái nhìn chính  
xác nhất về sự thích nghi của người đó với doanh nghiệp, đây  
cũng là điều tương đối cần thiết nếu không muốn nói là quan  
trọng hơn cả những bằng cấp, chứng chỉ của ứng viên đó.  
Thông qua vòng phỏng vấn, hãy xem xét kĩ lưỡng xem liệu người  
đó có thỏa mãn một trong những tiêu chí sau hay không ?  
Tốc độ hòa nhập với môi trường làm việc mới  
Điềm tĩnh, cá tính  
Có niềm đam mê với vị trí tuyển dụng  
Luôn tập trung và trả lời đầy đủ các câu hỏi được đưa ra  
Sẵn sàng đưa ra những ví dụ thực tế, dễ hiểu  
Cách hành xử chuyên nghiệp luôn nhìn vào người đối diện,  
không ngắt lời, bắt tay...  
 
MỘT NHÂN VIÊN CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG CHUYÊN NGHIỆP CẦN CÓ NHỮNG GÌ ?  
14  
Cũng giống như các ứng viên, bạn muốn để lại ấn tượng tốt  
trong buổi phỏng vấn và thể hiện mình là đại diện cho cả  
doanh nghiệp  
Hãy tạo ra sự khác biệt bằng những câu hỏi khéo léo để ứng  
viên thể hiện được hết khả năng cũng như phẩm chất của  
mình. Câu hỏi càng đem lại hiệu quả cao thì bạn càng có thêm  
nhiều cơ sở để đưa ra quyết định một cách chính xác mà  
không lãng phí thời gian  
Luôn tạo cảm giác thoải mái, tự nhiên nhất cho ứng viên. Nếu  
có thể, hãy chia sẻ thêm một chút về bản thân mình hoặc đưa  
ra một vài ý kiến nhận xét, cuộc phỏng vấn sẽ diễn ra sinh  
động, nhẹ nhàng hơn. Nó sẽ trở thành một cuộc đối thoại  
thông thường chứ không phải là cuộc nói chuyện một chiều.  
Điều này sẽ giúp cho ứng viên cảm thấy tự tin và thoải mái  
hơn trong việc thể hiện bản thân và chia sẻ thêm nhiều thông  
tin hữu ích cho bạn.  
Tránh đưa ra những câu hỏi nặng về lý thuyết. Bạn nên lấy  
những ví dụ thực tế để xem cách ứng viên xử lý như thế nào,  
khi đó bạn sẽ dễ dàng đánh giá được về sự sáng tạo, hiệu quả  
trong cách phản hồi cũng như giải quyết vấn đề của người đó  
một trong những yếu tố quyết định đối với vị trí chuyên viên  
hỗ trợ khách hàng  
Hãy tìm hiểu xem ứng viên đã bao giờ đăng ký dùng thử hay  
có tương tác nào với doanh nghiệp hay sản phẩm của bạn  
chưa ? Nếu có, chứng tỏ người đó cũng khá quan tâm và hào  
hứng với viễn cảnh làm việc trong đội ngũ hỗ trợ của công ty  
bạn đó.  
Cuối cùng, xem xét kĩ lượng để chọn ra một người sẽ thực  
hiện cuộc phỏng vấn với các ứng viên. Ngoài một số vị trí  
quản lý ra, bạn thậm chí có thể lựa chọn một số ứng viên tiềm  
năng cùng tham gia cuộc phỏng vấn như một cách để đánh  
giá mức độ ăn ý, hiểu nhau trong công việc của họ sau này.  
MỘT NHÂN VIÊN CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG CHUYÊN NGHIỆP CẦN CÓ NHỮNG GÌ ?  
15  
8
Phỏng vấn  
Phần 2: Thực hành  
Thông qua hồ sơ cá nhân bạn đã phần nào đánh giá được  
năng lực của ứng viên cũng nhưsự phù hợp của người đó với  
vị trí tuyển dụng. Nhưng tất cả mới chỉ là nhận định ban đầu.  
Giờ mới là lúc đánh giá chính xác khả năng làm việc thực tế  
của các ứng viên.  
Cách làm hiệu quả nhất đó là thi thực hành. Hãy đưa ra 2  
ticket (Yêu cầu hỗ trợ). Đây phải là những ticket thực tế được  
gửi từ chính những khách hàng mà đội của bạn đã từng xử lý.  
Đừng chọn ticket một cách tùy tiện. Nên đưa ra 2 kiểu một là  
những ticket mà nhận được phản hồi tốt từ phía khách hàng  
và một loại mang tới điều ngược lại. Nhớ xóa tên, ngày  
tháng... Sau đó yêu cầu ứng viên phản hồi lại các ticket này.  
Trước đó bạn nên đưa ra một số hướng dẫn cụ thể, đặt ra  
khoảng thời gian vừa phải để họ hoàn tất bài kiểm tra. Sau  
khi có kết quả, nhà tuyển dụng có thể cho ứng viên một vài  
lời khuyên, nhận xét ngắn gọn, tích cực.  
Lý do bạn đưa ra 2 kiểu ticket như trên là để tạo ra thử thách  
cho các ứng viên. Có thể phần lớn sẽ nhận ra những ticket  
được xử lý không tốt vì nó được thể hiện khá rõ qua cách  
phản hồi của hỗ trợ viên, tuy nhiên với những yêu cầu được  
đánh giá tốt hoặc còn mập mờ chưa thực sự rõ lại yêu cầu sự  
suy nghĩ, phân tích nhiều hơn.  
Sau khi hoàn thành những bài test với 2 loại ticket, bạn sẽ  
phải thực hiện bước quan trọng nhất trong phần thực hành  
này đó là đưa ra đánh giá cho các ứng viên.  
Hãy để ý xem họ có cảm thấy thoải mái khi nghe những nhận  
xét của bạn? Họ ứng xử như thế nào khi bạn đánh giá về  
phần kiểm tra của mình?  
 
MỘT NHÂN VIÊN CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG CHUYÊN NGHIỆP CẦN CÓ NHỮNG GÌ ?  
16  
Nếu như ứng viên chăm chú lắng nghe và bạn thấy được ở người  
đó sự cầu thị, ham học hỏi và luôn tìm kiếm cơ hội để cải thiện và  
phát triển bản thân, đó thực sự là một lựa chọn tiềm năng. Nếu  
ngược lại, những nhận xét của bạn làm ứng viên khó chịu, không  
hài lòng thì người đó chắc chắn không phải là miếng ghép phù  
hợp cho vị trí mà bạn đang tìm kiếm.  
MỘT NHÂN VIÊN CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG CHUYÊN NGHIỆP CẦN CÓ NHỮNG GÌ ?  
17  
9
Đưa ra quyết định  
Giờ là lúc bạn đưa ra quyết định cuối cùng, hãy cùng với  
ban phỏng vấn điểm lại một vài đánh giá qua từng câu  
hỏi dưới đây:  
Họ có đam mê với công việc này?  
Liệu họ có sở thích phong phú hay quan tâm tới nhiều thứ khác  
nữa hay không?  
Họ có cảm thấy thích thú với việc giúp đỡ mọi người?  
Họ có thực sự muốn làm việc cho công ty của bạn?  
Liệu họ có nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc?  
Họ có phù hợp và là mảnh ghép hoàn hảo cho đội hỗ trợ  
hay không?  
Họ có hào hứng với viễn cảnh trở thành người đại diện cho hình  
ảnh, giá trị và sứ mệnh của cả doanh nghiệp trước khách hàng mà  
họ hỗ trợ?  
Nếu như ứng viên nào hội tụ và đáp ứng được hầu hết những  
tiêu chí ở trên nhưng bạn vẫn không chắc chắn 100% sẽ đồng ý  
ký hợp đồng với người đó, câu trả lời là “không, hãy từ chối”.  
Điều này nghe có vẻ khá vô lý nhưng đừng bao giờ đưa ra  
quyết định tuyển dụng dù chỉ có 1% không chắc chắn  
 
MỘT NHÂN VIÊN CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG CHUYÊN NGHIỆP CẦN CÓ NHỮNG GÌ ?  
18  
Kết luận, quyết định của bạn sẽ nằm ở 1 trong 4 khả năng sau:  
Đồng ý - tuyển dụng  
Không đồng ý - từ chối  
Không đồng ý, nhưng nhắm ứng viên vào một vị trí khác -  
Nếu người đó thực sự phù hợp với doanh nghiệp nhưng lại  
không đáp ứng được một vị trí cụ thể nào, những kĩ năng của họ  
có thể hữu ích cho một số vị trí mở trong công ty. Hãy xem xét  
phương án phù hợp cho họ.  
Đồng ý, nhưng không phải bây giờ - Bất cứ đợt tuyển dụng  
nào đều chọn ra được những ứng viên tiềm năng nhất định, hãy  
coi đó như một cơ hội. Đưa ra lời đề nghị hấp dẫn cho những  
ứng viên được đánh giá cao hơn, những người còn lại bạn có thể  
lưu trữ hồ sơ coi như một nguồn dự trữ nhân lực cho công ty  
trong tương lai. Bạn sẽ không phải thực hiện lại toàn bộ quá  
trình tuyển dụng mà vẫn có được những con người phù hợp  
trong hoàn cảnh doanh nghiệp có nhu cầu gia tăng nhân sự  
ngắn hạn ví dụ như phục vụ trong dịp nghỉ lễ, mùa kinh doanh...  
MỘT NHÂN VIÊN CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG CHUYÊN NGHIỆP CẦN CÓ NHỮNG GÌ ?  
19  
10  
Kết luận  
Đội hỗ trợ của bạn luôn có sự vận động không ngừng: nó sẽ  
phát triển, trưởng thành và thích nghi với những thử thách  
mới. Chúng tôi hi vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có  
được những thông tin hữu ích trong quá trình tuyển chọn  
và mang về những cá nhân xuất sắc để tạo nên một đội ngũ  
chuyên viên tuyệt vời sẵn sàng đại diện cho giá trị, hình ảnh  
của doanh nghiệp và luôn biết cách tạo ra sự đặc biệt cho  
khách hàng của mình.  
 
pdf 19 trang yennguyen 07/04/2022 4360
Bạn đang xem tài liệu "Cẩm nang tuyển dụng vị trí chuyên viên chăm sóc khách hàng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfcam_nang_tuyen_dung_vi_tri_chuyen_vien_cham_soc_khach_hang.pdf