Bài giảng Kiến trúc máy tính - Tuần 5: Kiến trúc bộ lệnh (Tiếp theo)

KIẾN TRÚC MÁY TÍNH  
Tuần 5  
KIẾN TRÚC BỘ LỆNH  
(Tiếp theo)  
03/2017  
Copyrights 2017 CE-UIT. All Rights Reserved.  
1
Tuần 05 – Kiến trúc bộ lệnh  
Mục tiêu:  
1.Hiểu cách biểu diễn và cách thực thi các lệnh trong máy  
tính  
2.Chuyển đổi lệnh ngôn ngữ cấp cao sang assembly và mã  
máy  
3.Chuyển đổi lệnh mã máy sang ngôn ngữ cấp cao hơn  
4.Biết cách lập trình bằng ngôn ngữ assembly cho MIPS  
Slide được dịch và cá c hì nh được lấy từ sá ch tham khảo:  
Computer Organization and Design: The Hardware/Software Interface,  
Patterson, D. A., and J. L. Hennessy, Morgan Kaufman, Revised Fourth Edition,  
2011.  
Copyrights 2017 CE-UIT. All Rights Reserved.  
03/2017  
2
Tuần 5 – Kiến trúc bộ lệnh  
Thủ tục (Procedure) cho assembly MIPS  
03/2017  
Copyrights 2017 CE-UIT. All Rights Reserved.  
3
Các Thủ Tục Hỗ Trợ Trong Phần Cứng Máy Tính  
Một thủ tục (procedure) hay một hàm (function) là một công cụ lập trình  
viên sử dụng để xây dựng cấu trúc của những chương trình, với mục đích vừa  
làm cho các chương trình đó dễ hiểu hơn vừa làm cho mã nguồn của các  
chương trình này có thể được tái sử dụng.  
Một chương trình có nhiều chức năng, mỗi chức năng sẽ được đưa vào một  
hàm, hoặc một thủ tục  
Các thủ tục hoặc hàm con này cho phép lập trình viên tại một thời điểm chỉ  
cần tập trung vào một phần của công việc, dễ dàng quản việc lập trình hơn  
Assembly cũng giống như các ngôn ngữ cấp cao, một chương trình với  
nhiều chức năng thì mỗi chức năng thể đưa vào một thủ tục khác nhau.  
Chú ý: Các thuật ngữ Routine/Procedure/Function có thể gặp trong một số môi  
trường khác nhau; trong assembly và phạm vi môn học này, tất cả đều được  
dịch là hàm hoặc thủ tục  
03/2017  
Copyrights 2017 CE-UIT. All Rights Reserved.  
4
Các Thủ Tục Hỗ Trợ Trong Phần Cứng Máy Tính  
Để thực thi một thủ tục, chương trình phải tuân theo sáu bước sau:  
1. Đặt các tham số ở một nơi thủ tục thể truy xuất được.  
2. Chuyển quyền điểu khiển cho thủ tục.  
3. Yêu cầu tài nguyên lưu trữ cần thiết cho thủ tục đó.  
4. Thực hiện công việc (task).  
5. Lưu kết quả ở một nơi chương trình có thể truy xuất được.  
6. Trả điều khiển về vị trị thủ tục được gọi. Vì một thủ tục thể  
được gọi từ nhiều vị trí trong một chương trình.  
03/2017  
Copyrights 2017 CE-UIT. All Rights Reserved.  
5
Các Thủ Tục Hỗ Trợ Trong Phần Cứng Máy Tính  
Một số quy ước của MIPS với thanh ghi cần lưu ý:  
Thanh ghi $at ($1), $k0 ($26), $k1 ($27) được dành cho hệ điều hành và  
assembler; không nên sử dụng trong lúc lập trình thông thường.  
Thanh ghi $a0-$a3 ($4-$7) được sử dụng để truyền bốn tham số đến một thủ  
tục (nếu hơn 4 tham số truyền vào, các tham số còn lại được lưu vào stack).  
Thanh ghi $v0-$v1 ($2-$3) được sử dụng để lưu giá trị trả về của hàm.  
Các thanh ghi $t0-$t9 ($9-$15, 24, 25) được sử dụng như các thanh ghi tạm.  
Các thanh ghi $s0-$s7 ($16-$23) được sử dụng như các thanh ghi lưu giá trị bền  
vững.  
Trong MIPS, việc tính toán có thể cần một số thanh ghi trung gian, tạm thời, các thanh  
ghi $t nên được dùng cho mục đích này (nên thanh ghi nhóm $t thường gọi là thanh ghi  
tạm); còn kết quả cuối của phép toán nên lưu vào các thanh ghi $s (nên thanh ghi nhóm  
$s thường được gọi là nhóm thanh ghi lưu giá trị bền vững)  
03/2017  
Copyrights 2017 CE-UIT. All Rights Reserved.  
6
Các Thủ Tục Hỗ Trợ Trong Phần Cứng Máy Tính  
Một số quy ước của MIPS với thanh ghi cần lưu ý:  
Theo quy ước của MIPS, một thủ tục nếu sử dụng bất kỳ thanh ghi loại $s nào  
sẽ phải lưu lại giá trị của thanh ghi $s đó trước khi thực thi hàm. Và trước khi  
thoát ra khỏi hàm, các giá trị cũ của các thanh ghi $s này cũng phải được trả về  
lại. Các thanh ghi $s này được xem như biến cục bộ của hàm.  
Thanh ghi loại $t được xem là các thanh ghi tạm, nên việc sử dụng thanh ghi  
loại $t trong thủ tục không cần lưu lại như các thanh ghi loại $s  
Vì thanh ghi là loại bộ nhớ tốc độ truy xuất nhanh nhất, được dùng để lưu trữ  
dữ liệu trong một máy tính và số thanh ghi là hạn chế nên lập trình hợp ngữ  
phải hướng đến tận dụng thanh ghi một cách tối đa nhất.  
03/2017  
Copyrights 2017 CE-UIT. All Rights Reserved.  
7
Các Thủ Tục Hỗ Trợ Trong Phần Cứng Máy Tính  
Các khái niệm và tên gọi:  
Địa chỉ trả về (return address): là một liên kết tới vùng đang gọi  
cho phép một thủ tục trả về đúng địa chỉ; trong MIPS, nó được lưu  
trữ ở thanh ghi $ra.  
Cụ thể: khi chương trình đang thực thi và một thủ tục được gọi, sau khi thủ tục  
thực thi xong, luồng thực thi lệnh phải quay về lại chương trình và thực hiện  
tiếp lệnh ngay phía sau thủ tục được gọi. Địa chỉ lệnh được thực thi sau khi  
thủ tục hoàn thành chính là địa chỉ trả về.  
Caller: chương trình gọi một thủ tục và cung cấp những giá trị  
tham số cần thiết.  
Callee: Là một thủ tục thực thi một chuỗi những lệnh được lưu trữ  
dựa trên những tham số được cung cấp bởi caller và sau đó trả điều  
khiều về cho caller.  
03/2017  
Copyrights 2017 CE-UIT. All Rights Reserved.  
8
Các Thủ Tục Hỗ Trợ Trong Phần Cứng Máy Tính  
Các khái niệm và tên gọi:  
Program counter (PC): Là thanh ghi chứa địa chỉ của lệnh kế tiếp  
được thực thi trong chương trình.  
Thanh ghi PC còn được gọi là con trỏ PC hay con trỏ lệnh  
Trong MIPS 32 bits, mỗi lệnh được lưu trong một word 4 bytes,  
do đó, để chỉ tới lệnh kế tiếp được thực thi trong chương trình, PC  
tăng lên 4 (ngoài trừ lệnh nhảy)  
03/2017  
Copyrights 2017 CE-UIT. All Rights Reserved.  
9
Các Thủ Tục Hỗ Trợ Trong Phần Cứng Máy Tính  
Các khái niệm và tên gọi:  
Stack (ngăn xếp): Là một cấu trúc  
dữ liệu trong bộ nhớ cho việc lưu  
dữ liệu theo hàng đợi dạng vào-  
sau ra-trước (last-in first-out)  
Mỗi thủ tục luôn cần một vùng nhớ đi  
cùng với nó (vì mỗi thủ tục đều cần  
không gian để lưu lại các biến cục bộ  
của nó (là các thanh ghi $s được sử  
dụng trong thân hàm hoặc các biến  
cục bộ khác), hoặc để chứa các tham  
số input nếu số tham số lớn hơn 4  
hoặc chứa giá trị trả về output nếu số  
giá trị trả về lớn hơn 2). Vùng nhớ  
này được quy ước hoạt động như một  
stack.  
Hình ảnh dụ của một stack với các frame  
(stack này phục vụ cho thủ tục bốn tham số  
đầu vào đã được truyền thông qua thanh ghi,  
tham số thứ 5 và 6 được lưu trong stack như  
hình)  
03/2017  
Copyrights 2017 CE-UIT. All Rights Reserved.  
10  
Các Thủ Tục Hỗ Trợ Trong Phần Cứng Máy Tính  
Xem thêm về cách bố trí vùng Stack, Heap, Data Text Segment trong  
bộ nhớ của một chương trình  
Heap: Là khu vực bộ nhớ cấp phát động, thể được cấp phát thêm khi đạt đến  
giới hạn.  
Text segment: Đoạn chương trình.  
Cấp phát bộ nhớ cho chương trình và dữ liệu kiến trúc MIPS  
03/2017  
Copyrights 2017 CE-UIT. All Rights Reserved.  
11  
Các Thủ Tục Hỗ Trợ Trong Phần Cứng Máy Tính  
Các khái niệm và tên gọi:  
Stack pointer (SP): Địa chỉ của phần tử được cấp phát gần nhất (tức  
phần tử được cấp phát cuối cùng cho đến thời điểm hiện tại). Trong  
MIPS, giá trị này lưu trong thanh ghi $sp (29).  
Trong khi đó, thanh ghi $fp ($30) dùng làm con trỏ frame (Frame  
pointer).  
Stack gồm nhiều frame; frame cuối cùng trong stack được trỏ tới bởi  
$sp, frame đầu tiên (cho vùng lưu các thanh ghi cũng như biến cục bộ)  
được trỏ tới bởi $fp (xem hình slide trước)  
Stack được xây dựng theo kiểu từ địa chỉ cao giảm dần xuống thấp,  
thế frame pointer luôn trên stack pointer.  
Đây là quy ước của MIPS. Tất nhiên stack có thể được xây dựng theo  
cách khác, tùy vào mỗi môi trường làm việc mà ta tuân thủ các quy ước.  
03/2017  
Copyrights 2017 CE-UIT. All Rights Reserved.  
12  
Các Thủ Tục Hỗ Trợ Trong Phần Cứng Máy Tính  
Các khái niệm và tên gọi:  
Push: Việc lưu một phần tử vào stack gọi là Push  
Pop: Việc lấy một phần tử ra khỏi stack gọi là Pop  
Trong tập lệnh của MIPS chuẩn, không có lệnh Pop và Push. Việc  
thực hiện này phải do người lập trình thực hiện:  
Theo quy ước của MIPS, khi PUSH một phần tử vào stack, đầu  
tiên $sp nên trừ đi 4 byte (1 word) rồi sau đó lưu dữ liệu vào word  
nhớ địa chỉ đang chứa trong $sp.  
Ngược lại, khi POP một phần tử từ stack, dữ liệu được load ra từ  
word nhớ địa chỉ đang chứa trong $sp rồi sau đó $sp được cộng  
thêm 4  
03/2017  
Copyrights 2017 CE-UIT. All Rights Reserved.  
13  
Các Thủ Tục Hỗ Trợ Trong Phần Cứng Máy Tính  
Cấu trúc một thủ tục/hàm con  
03/2017  
Copyrights 2017 CE-UIT. All Rights Reserved.  
14  
Các Thủ Tục Hỗ Trợ Trong Phần Cứng Máy Tính  
Cấu trúc một thủ tục/hàm con  
Trong chương trình chính, khi thủ tục được gọi, con trỏ PC sẽ  
chuyển quyền điều khiển xuống vị trí của thủ tục; sau khi thủ tục  
được thực hiện xong, con trỏ PC sẽ chuyển về thực hiện lệnh ngay  
sau lệnh gọi thủ tục.  
Việc này được thực hiện nhờ vào cặp lệnh:  
jal ten_thu_tuc  
jr $ra  
(ten_thu_tuc là nhãn của lệnh đầu tiên trong thủ tục, cũng được xem  
là tên của thủ tục)  
03/2017  
Copyrights 2017 CE-UIT. All Rights Reserved.  
15  
Các Thủ Tục Hỗ Trợ Trong Phần Cứng Máy Tính  
Cấu trúc một thủ tục/hàm con  
Để gọi thủ tục, dùng lệnh jal (Lệnh nhảy-và-liên kết: jump-and-link)  
Đầu tiên, địa chỉ của lệnh ngay sau lệnh jal phải được lưu lại để sau khi  
thủ tục thực hiện xong, con trỏ PC có thể chuyển về lại đây (thanh ghi  
dùng để lưu địa chỉ trả về $ra); sau khi địa chỉ trả về đã được lưu lại,  
con trỏ PC chuyển đến địa chỉ của lệnh đầu tiên của thủ tục để thực hiện.  
Vậy có hai công việc được thực hiện trong jal theo thứ tự:  
jal <address>  
# $ra = PC + 4  
# PC = <address>  
03/2017  
Copyrights 2017 CE-UIT. All Rights Reserved.  
16  
Các Thủ Tục Hỗ Trợ Trong Phần Cứng Máy Tính  
Cấu trúc một thủ tục/hàm con  
Sau khi thủ tục thực hiện xong, để trả về lại chương trình chính, dùng  
lệnh jr (jump regiser)  
Lệnh “jr $ra” đặt ở cuối thủ tục thực hiện việc lấy giá trị đang chứa trong  
thanh ghi $ra gán vào PC, giúp thanh ghi quay trở về thực hiện lệnh ngay  
sau lệnh gọi thủ tục này.  
jr $ra  
# PC = $ra  
03/2017  
Copyrights 2017 CE-UIT. All Rights Reserved.  
17  
Các Thủ Tục Hỗ Trợ Trong Phần Cứng Máy Tính  
Cấu trúc một thủ tục/hàm con  
Như vậy, mỗi hàm con/thủ tục được chia thành ba phần. Phần thân dùng  
để tính toán chức năng của thủ tục này, bắt buộc phải có. Phần đầu phần  
cuối thể hoặc không, tùy từng yêu cầu của chương trình con.  
03/2017  
Copyrights 2017 CE-UIT. All Rights Reserved.  
18  
Các Thủ Tục Hỗ Trợ Trong Phần Cứng Máy Tính  
Cấu trúc một thủ tục/hàm con  
Ví dụ 1: Một thủ tục chỉ có thân hàm (không cần phần đầu và cuối)  
Đoạn code sau thực hiện việc gọi hàm con (thủ tục) tên ABC  
add $t0, $t1, $t2  
jal ABC  
or $t3, $t4, $s5  
j EXIT  
ABC:  
add $t0, $t3, $t5  
sub $t2, $t3, $t0  
jr $ra  
EXIT:  
03/2017  
Copyrights 2017 CE-UIT. All Rights Reserved.  
19  
Các Thủ Tục Hỗ Trợ Trong Phần Cứng Máy Tính  
Cấu trúc một thủ tục/hàm con  
dụ 2: Một thủ tục chỉ đủ ba phần: thân hàm, phần đầu cuối  
Viết đoạn code thực hiện  
Chương trình chính có:  
Bốn giá trị a, b, c, d lần lượt chứa trong $s0, $1, $s2, $s3  
Chương trình truyền bốn tham số này vào thủ tục tên “proc_example” để  
lấy kết quả của phép toán trên. Sau đó đưa kết quvào thanh ghi $s6  
Thủ tục proc_example có:  
Bốn input (a, b, c, d)  
Một output, là kết quả của phép toán: (a + b) (c + d)  
Quá trình tính toán sử dụng 2 thanh ghi tạm $t1, $t2 và một thanh ghi  
$s0  
03/2017  
Copyrights 2017 CE-UIT. All Rights Reserved.  
20  
Tải về để xem bản đầy đủ
ppt 26 trang yennguyen 09/04/2022 5320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kiến trúc máy tính - Tuần 5: Kiến trúc bộ lệnh (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pptbai_giang_kien_truc_may_tinh_tuan_5_kien_truc_bo_lenh_tiep_t.ppt