Xây dựng mô hình hỗ trợ System Dynamics và quản lý rủi ro trong giai đoạn chuẩn bị thực hiện dự án nhà cao tầng của chủ đầu tư tại thành phố Hồ Chí Minh

N G H I Ê N C Ứ U K H O A H Ọ C  
nNgày nhận bài: 17/5/2021 nNgày sửa bài: 14/6/2021 nNgày chấp nhận đăng: 08/7/2021  
Xây dng mô hình htrSystem Dynamics  
và qun lý ri ro trong giai đon chun bị  
thc hin dán nhà cao tng ca chủ đầu tư  
ti TP.HChí Minh  
Developing a supporting model System Dynamics and managing risks in the preparation  
phase of the Owner's high-rise building project in Ho Chi Minh City  
> KS HOÀNG VĂN DƯƠNG1, PGS.TS LƯƠNG ĐỨC LONG2  
1 Học viên cao học ngành Quản lý Xây dựng - Trường Đại học Bách khoa TP.Hồ Chí Minh  
2 Bộ môn Thi công & Quản lý Xây dựng, Khoa Kỹ thuật Xây dựng, Trường Đại học Bách khoa TP.Hồ Chí Minh  
Email: luongduclong@hcmut.edu.vn  
TÓM TT:  
ABSTRACT:  
Qun lý ri ro trong giai đon chun bthc hin dán là công vic  
tương đối khó khăn và phc tp do nh hưởng tcác ri ro ni ti,  
các ri ro bên ngoài cũng như mc độ biến động ca các ri ro. Bài  
báo đã nghiên cu xác định được các nhân tri ro nh hưởng đến  
chi phí, tiến độ ca dán thông qua vic kho sát các nhân scó  
kinh nghim hot động trong lĩnh vc đầu tư xây dng. Sau khi tiến  
hành phân tích thng kê, 26 nhân tố được xác định t05 nhóm chính  
gây ri ro và có nh hưởng ln. Tcác nhân tnày, xây dng mô  
hình hthng động (System Dynamics) để htrợ đánh giá ri ro,  
qua đó phân tích và đề xut được các bin pháp qun lý ri ro cho  
tng trường hp cth.  
Risks management in the preparation phase of the project is a  
relatively difficult and complicated job due to the influence of  
internal risks, external risks as well as the volatility of risks. This  
study has identified the risk factors affecting the cost and progress  
of the project through the survey of experienced personnel working  
in the field of construction investment. After conducting statistical  
analysis, 26 factors were identified from 05 main groups that pose  
risks and have great influence. From these factors, building a  
dynamic system model (System Dynamics) to support risk  
assessment, thereby analyzing and proposing risks management  
measures for each specific case.  
Tkhóa: Hthng động, qun lý ri ro, chiến lược ng phó ri ro,  
ri ro giai đon chun bị  
Keywords: System Dynamics, risks management, risks in the  
preparation phase, risks response strategies.  
Hiện nay các doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây dựng không  
ngừng phát triển về số lượng và quy mô, tuy nhiên việc nhận dạng,  
đánh giá, ứng phó các rủi ro trong giai đoạn chuẩn bị lại không được  
các doanh nghiệp chú trọng, thậm chí còn đối phó rất bị động,  
chính các tác động rủi ro này dẫn đến việc thay đổi nhiều kế hoạch  
và dự tính ban đầu, làm thay đổi hiệu quả đầu tư của dự án, kéo dài  
thời gian thực hiện và phát sinh chi phí. Việc xác định đúng và đủ  
các nhân tố gây ra rủi ro sẽ giúp chủ đầu tư làm rõ phạm vi công việc  
cần quản lý, từ đó xây dựng một kế hoạch ứng phó rủi ro thích hợp,  
đưa ra các giải pháp phối hợp nhịp nhàng giữa các bên vì một mục  
tiêu mang lại hiệu quả tốt nhất cho dự án.  
1.GIỚI THIỆU  
Trong toàn bộ vòng đời của một dự án đầu tư xây dựng bắt đầu  
từ giai đoạn chuẩn bị đến giai đoạn thực hiện và kết thúc luôn chứa  
đựng các rủi ro, quản lý rủi ro luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu  
của các chủ đầu tư, đặc biệt là trong giai đoạn chuẩn bị thực hiện để  
đưa ra các quyết định quan trọng về đầu tư. Các nhân tố rủi ro là rất  
nhiều và ảnh hưởng rất phức tạp, chúng không cố định mà biến  
động và tác động lẫn nhau, trường hợp nếu các yếu tố rủi ro xảy ra,  
đó không chỉ đơn thuần là việc gây ra ảnh hưởng nội tại đối với  
chính nó mà còn làm ảnh hưởng đến toàn bộ dự án về các khía cạnh  
như: Tiến độ, chi phí, chất lượng và hiệu quả đầu tư.  
90  
07.2021  
ISSN 2734-9888  
Bài báo này trình bày ứng dụng hệ thống động (System  
dynamics) để xây dựng mô hình hỗ trợ đánh giá mức độ ảnh hưởng  
của các nhân tố rủi ro và đề xuất thang đo đánh giá mức độ nghiêm  
trọng của rủi ro, giúp các chủ đầu tư và các bên liên quan định lượng  
được rủi ro. Phân tích và đề xuất các biện pháp quản lý rủi ro cơ bản  
cụ thể cho các trường hợp, xây dựng 02 quy trình chung về công tác  
tổ chức và quản lý của Chủ đầu tư trong giai đoạn chuẩn bị thực  
hiện dự án, cung cấp cho các chủ đầu tư nói riêng và các cơ quan  
doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây dựng nói chung, giúp họ có kế  
hoạch điều chỉnh đường lối, chính sách phù hợp nhằm nâng cao  
hiệu quả trong việc đầu tư và quản lý dự án.  
riêng còn hạn chế, các nghiên cứu chỉ tập trung vào việc phân tích  
và đánh giá hiệu quả dự án. Từ thực trạng trên có thể thấy, sự quan  
tâm về các kết quả và ứng phó rủi ro trong giai đoạn chuẩn bị thực  
hiện của chủ đầu tư chưa thực sự được chú trọng. Công tác quản lý  
rủi ro còn rời rạc, không kết nối xây dựng được các quy định, các yêu  
cầu chung về việc kiểm soát và quản lý rủi ro.  
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  
26 nhân tố từ 05 nhóm chính được chỉ ra ở bài báo thông qua  
bảng câu hỏi khảo sát và tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong  
ngành có hiểu biết và quan tâm về rủi ro trong giai đoạn chuẩn bị  
thực hiện dự án. Tác giả nghiên cứu xây dựng bảng câu hỏi, sử dụng  
các phương pháp và công cụ thống kê SPSS để phân tích các nhân  
tố, phân tích EFA…Tiếp theo sử dụng phương pháp System  
Dynamics để xây dựng mô hình hỗ trợ và đánh giá mức ảnh hưởng  
của các nhân tố rủi ro, từ đó đưa ra các chiến lược cơ bản để ứng  
phó và quản lý các rủi ro này. Nghiên cứu được tiến hành theo quy  
trình như sau:  
2. HỆ THỐNG ĐỘNG (SYSTEM DYMAMICS) VÀ QUẢN LÝ RỦI  
RO TRONG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ THỰC HIỆN DỰ ÁN  
và quản lý rủi ro trong giai đoạn chuẩn bị thực hiện dự án  
Hệ thống động (System Dynamics)  
Theo Garcia (2006) [1], thì “System Dynamics là công cụ dùng để  
biết được các sự việc thay đổi theo thời gian bằng các phương trình  
hữu hạn hoặc phương trình vi phân. Đó là tập hợp các yếu tố liên  
quan với nhau, mọi sự thay đổi của một mặt nào của một yếu tố  
cũng làm thay đổi toàn bộ hệ thống. Để nghiên cứu hệ thống,  
chúng ta phải biết các yếu tố cấu thành và các mối liên hệ giữa  
chúng”.  
Xác định vn đề nghiên cu  
Nhn dng các yếu tri ro  
Tiến hành kho sát, thu thp  
sliu chính thc  
Theo Mohapatra (1994) [2] thì hệ thống động (SD) cấu tạo từ 4  
phần chính:  
- Kho (Stock): Là nơi chứa nguồn hay là nơi thu nhận và tạo ra  
(Flow).  
Xếp hng, đánh giá ri ro.  
‐ Đánh giá xác xut xy ra.  
‐ Đánh giá mc độ tác động.  
Tng hp, phân tích đánh giá  
các kết quả  
Kim định, thng kê sdng  
phn mm SPSS  
- Dòng (Flow): Là phương tiện di chuyển các thông tin ra/vào từ  
(Stock). (Flow) có thể âm hoặc dương, nếu âm sẽ lấy bớt thông tin  
từ (Stock), nếu dương sẽ thêm vào thông tin cho (Stock).  
- Chuyển đổi (Converter): Là nơi chứa các giá trị, tham số của các  
hàm chức năng trong mô hình.  
- Kết nối (Connector): Dùng để kết nối các thông tin lại với nhau.  
Tóm lại, System Dynamic dùng để xác định các các sự việc thay  
đổi như thế nào theo thời gian. Mọi sự thay đổi, tác động của bất kỳ  
yếu tố nội tại nào trong hệ thống cũng đều làm ảnh hưởng đến toàn  
bộ hệ thống. Các ứng dụng mô hình System Dynamic trong các lĩnh  
vực nghiên cứu khoa học tự nhiên và khoa học xã hội ngày càng  
rộng rãi, tuy nhiên ứng dụng định lượng rủi ro trong giai đoạn chuẩn  
bị thực hiện dự án thì chưa được khám phá.  
Thiết lp mô hình xem xét sự  
nh hưởng, tác động ca các  
nhóm yếu tri ro  
Xây dng mô hình: Sdng  
System Dynamics  
(Phn mn Vensim PLE)  
No  
Hiu chnh cu  
trúc mô hình  
Đưa ra kết qudbáo  
Đề xut ng phó ri ro  
Kết lun và kiến nghị  
Áp dng ma trn Xác sut ‐  
Tác động để đánh giá và  
qun lý ri ro  
Xây dng mt squy trình  
qun lý  
Rủi ro và hệ thống quản lý rủi ro  
Theo PMI (3), Rủi ro là một sự kiện hay điều kiện chưa chắc chắn  
mà nếu nó xảy ra, làm ảnh hưởng ít nhiều các mục tiêu của dự án  
bao gồm chi phí, tiến độ, chất lượng và phạm vi. Rủi ro luôn nằm  
trong tương lai. Một rủi ro có thể có nhiều nguyên nhân gây ra và  
gây ra nhiều ảnh hưởng [4]. Rủi ro là cơ hội xảy ra của cái gì đó mà  
gây ra tác động vào các mục tiêu của dự án. Rủi ro (hay cơ hội) là cái  
gây ra kết quả bất lợi hoặc thuận lợi cho các mục tiêu của dự án [5].  
Theo PMBOK [6] thì quản lý rủi ro là tập hợp các công việc liên  
quan đến nhân dạng, phân tích đánh giá và phản ứng lại sự không  
chắc chắn xuyên suốt vòng đời của một dự án. Về cơ bản, các thành  
phần của rủi ro bao gồm: Tính chất của sự kiện (xấu hay tốt); Khả  
năng (xác suất, cơ hội) xảy ra sự kiện đó; Hậu quả (tác động) của sự  
kiện đó; Khoảng thời gian (thời điểm) xảy ra sự kiện đó.  
Tại các nước phát triển, quản lý rủi ro là yêu cầu bắt buộc trong  
việc quản lý dự án, là chìa khóa quyết định thành công. Tại các nước  
đang phát triển, quản lý rủi ro còn dừng ở mức nhận thức, việc ứng  
phó rủi ro còn bó hẹp trong phạm vi hợp đồng và chưa ứng dụng  
nhiều vào các hoạt động thực tiễn của dự án [7].  
Hình 1: Quy trình nghiên cứu  
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  
4.1. Xây dựng mô hình hỗ trợ System Dynamic  
Dựa theo nghiên cứu của Michael J. Mawdesley và cộng sự, 2009  
[8]. Từ đó đề xuất công thức chung để đánh giá các nhân tố. Công thức  
đó bao gồm 2 phần: Phần trăm thừa hưởng của nhân tố đó từ chu kỳ  
trước và Phần trăm ảnh hưởng bởi các nhân tố khác từ chu kỳ trước  
FactorR(t) = e x factor(t-1)+(1-e) x factor(t)  
- Với: FactorR(t) : Giá trị kết quả của nhân tố tại chu kỳ (t).  
- e: Phần trăm nhân tố được thừa hưởng từ chu kỳ trước .  
- factor(t-1): Giá trị kết quả của nhân tố tại chu kỳ (t-1).  
- factor(t): Giá trị nhân tố tại chu kỳ hiện tại mà bị ảnh hưởng từ  
các nhân tố khác.  
Theo Mawdesley (2009) thì không có một chuẩn mực chính xác  
nào để quy định giá trị của hệ số e là bao nhiêu. Tại Việt Nam, các  
Nhìn chung các nghiên cứu liên quan rủi ro trong giai đoạn  
chuẩn bị thực hiện dự án trên Thế giới nói chung và tại Việt Nam nói  
07.2021  
91  
ISSN 2734-9888  
N G H I Ê N C Ứ U K H O A H Ọ C  
nghiên cứu của Tuấn (2018) [9], Hoài (2019) [10] cũng đã để cập đến  
vấn đề này. Với mục tiêu chính là để xây dựng được mô hình, tác giả  
giả định nhân tố của hiện tại được thừa hưởng là 80% giá trị của  
nhân tố đó từ chu kỳ trước đó (Chu kỳ t-1), điều này có ý nghĩa là sự  
thay đổi của các nhân tố khác trong chu kỳ hiện tại (Chu kỳ t) chỉ  
chiếm 20% sự thay đổi của nhân tố cần đo lường hiện tại.  
Dựa vào công thức của Mawdesley (2010), mức độ rủi ro được  
tính toán từ 05 nhóm yếu tố chính:  
Tài chính & Kinh tế R (t) = e1 * Tài chính và Kinh tế (t-1) + (1-e1)  
* {B*Chính sách và Pháp luật + C*Kỹ thuật và Công nghệ + D*Tổ  
chức và Quản lý + E*Môi trường và Xã hội + [1 – (B+C+D+E)] * (A1*Dự  
báo nhu cầu thị trường không chính xác + A2*Định hướng sản phẩm  
kinh doanh không phù hợp + A3*Thiếu hụt nguồn vốn + A4*Tính  
toán các chỉ tiêu tài chính sai sót + A5*Biến động nền kinh tế thị  
trường + A6*Lãi suất cho vay tăng cao + A7*Xung đột lợi ích đầu tư  
+ A8*Lạm phát tăng)}.  
Chu k(t1)  
Chu k(t)  
Mc độ ri ro R (t)  
Đầu vào  
Kết quả  
Đầu vào  
Mc độ ri ro R (t-1)  
Tính toán tương tự cho các nhóm còn lại, ta có các công thức  
tổng quát. Tuy nhiên lưu ý về hệ số ảnh hưởng giữa các nhóm.  
Chính sách & Pháp luật R (t) = e1 * Chính sách & Pháp luật (t-1)  
+ (1-e1) * {A*Tài chính và Kinh tế + (1 – A) * (B1* Vướng giải phóng  
mặt bằng + B2* Vướng quy hoạch tổng mặt bằng và chi tiết + B3*  
Điều chỉnh và phê duyệt hồ sơ kéo dài + B4* Các chính sách, hỗ trợ  
của Chính phủ không minh bạch + B5* Khó khăn khi xin cấp phép  
xây dựng)}.  
Kỹ thuật và Công nghệ R (t) = e1 * Kỹ thuật và Công nghệ (t-1)  
+ (1-e1) * {A*Tài chính và Kinh tế + D*Tổ chức và Quản lý + E*Môi  
trường và Xã hội + [1 – (A+D+E)] * (C1* Khảo sát địa hình, địa chất sai  
sót + C2* Phương án thiết kế ý tưởng chưa hợp lý + C3* Lựa chọn kỹ  
thuật, công nghệ không phù hợp + C4* Điều kiện triển khai và quy  
mô phức tạp + C5* Năng lực các đơn vị Tư vấn)}.  
Tổ chức và Quản lý R (t) = e1 * Tổ chức và Quản lý (t-1) + (1-e1) *  
{A*Tài chính và Kinh tế + B* Chính sách & Pháp luật + [1 – (A+B)] *  
(D1* Mục tiêu, phương án đầu tư không phù hợp + D2* Thay đổi cơ  
cấu tổ chức + D3* Cấu trúc, sơ đồ tổ chức phức tạp + D4* Các bên  
giao tiếp thông tin không hiệu quả + D5* Quản lý hợp đồng Tư vấn  
kém)}.  
A. Tài chính & Kinh tế (t)  
B. Chính sách & Pháp lut (t)  
C. Kthut & Công ngh(t)  
D. Tchc & Qun lý (t)  
E. Môi trường & Xã hi (t)  
Kết quả  
Kết quả  
Đầu vào  
Mc độ ri ro (t)  
Hình 2: Mô hình tính giá trị của mức độ ảnh hưởng  
Xác định trọng số của 05 nhóm tác động đến mức độ rủi ro của  
mô hình Chi phí, Tiến độ và Chuyên gia. Phỏng vấn trực tiếp ý kiến  
của các nhân sự chuyên gia trên 10 năm kinh nghiệm. Lấy kết quả  
giá trị trung bình làm trọng số để xây dựng mô hình.  
STT  
1
2
3
4
Các nhóm yếu tố  
Tài chính và Kinh tế  
Chính sách và Pháp luật  
Kỹ thuật và Công nghệ  
Tổ chức và Quản lý  
Kí hiệu  
AA  
BB  
CC  
DD  
Trọng số  
0.322  
0.317  
0.122  
0.161  
5
Môi trường và Xã hội  
EE  
0.078  
Bảng 1: Trọng số của các nhóm tác động đến rủi ro  
Xác định hệ số ảnh hưởng giữa các nhóm đối với nhau và tác  
động đến mức độ rủi ro. Khảo sát và lấy ý kiến của các chuyên gia  
có cùng quan điểm tương quan giữa các nhóm chính.  
Nhóm  
Nhóm gây ảnh hưởng  
Môi trường & Xã hội (t) = e1 * Môi trường & Xã hội (t-1) + (1-  
R
STT  
bị ảnh  
hưởng  
e1) * {c*Kỹ thuật và Công nghệ + (1-C)* (E1* Vấn đề ô nhiễm môi  
trường + E2* An ninh và tình trạng xã hội + E3* Điều kiện làm việc,  
sức khỏe, ATLĐ, VSMT)}.  
A
B
C
D
E
1
2
3
4
5
A
B
C
D
E
0.61  
0.38  
0.3  
0.15  
0.62  
0.08  
0.1  
0.06  
Trong đó:  
0.47  
0.14  
0.52  
0.09  
A,B,C,D,E: Là phần trăm ảnh hưởng của các nhóm yếu tố rủi  
ro được khảo sát từ các chuyên gia (Hệ số ảnh hưởng của các nhóm  
tác động đến rủi ro).  
A1, A2 … A8: Là phần trăm ảnh hưởng của các yếu tố thành  
phần đối với nhóm yếu tố Tài chính và Kinh tế (t-1)  
0.29  
0.19  
0.39  
0.61  
Bảng 2: Hệ số ảnh hưởng của các nhóm tác động đến rủi ro  
Sử dụng phần mềm Vesim PLE chạy 03 mô hình gồm Chi phí, Tiến độ và Chuyên gia:  
Kết quả mô hình chỉ tiêu Chi phí  
Kết quả mô hình chỉ tiêu Tiến độ  
Kết quả mô hình của Chuyên gia  
Bảng 3: Mô hình thể hiện mức độ tác động rủi ro đối với nhóm Chỉ tiêu Chi phí, Tiến độ  
Nhận xét cả 03 mô hình đều có mức độ tác động của rủi ro là lớn  
hơn 6. Đồ thị biểu diễn chi tiết từng nhóm là đường cong và tăng  
tuyến tính. Tùy vào giá trị đánh giá khác nhau thì các đường cong  
sẽ có biên độ khác nhau.  
92  
07.2021  
ISSN 2734-9888  
Hình 3: Mô hình thể hiện mức độ tác động rủi ro đối với nhóm Chỉ tiêu Chi phí, Tiến độ và Chuyên gia  
Thông qua các mô hình trên System Dynamic xác định được  
Kết quả mô hình động sau n lần chạy của ba mô hình là gần như  
tương đương nhau, với sai số 1%. Điều này cho thấy mô hình động  
có thể sử dụng đánh giá mức độ nghiêm trọng của rủi ro  
4.2. Xây dựng thang đo đánh giá mức độ nghiêm trọng của  
rủi ro  
mức độ tác động của rủi ro, kiểm chứng lại mức độ sai số giữa mô  
hình Tiêu chí Chi phí, Tiến độ với mô hình của chuyên gia. Số liệu  
chênh lệch cụ thể như sau:  
Tiêu chí Chi phí so với mô hình chuyên gia: ..100  
.�  
Tiến hành khảo sát và lấy ý kiến của các chuyên gia để xây dựng  
thang đo đánh giá mức độ nghiêm trọng của các rủi ro.  
0.76%< 1%  
Tiêu chí Tiến độ so với mô hình chuyên gia: ..100 �  
.�  
0.69%< 1%  
Mức xử lý  
Giá trị thang đo  
Mức độ đánh giá  
Hình thức xử lý  
Rủi ro  
không đáng kể  
- Các rủi ro này rất thấp, không đáng kể, có thể xem xét chấp nhận và  
bỏ qua, chỉ cần giám sát.  
1
1 ≤ Mức độ ≤ 2  
- Rủi ro thấp, không ảnh hưởng nhiều đến mục tiêu của dự án.  
- Các rủi ro này chỉ cần quản lý thông thường, nên tập trung chú ý quan  
sát, theo dõi và kiểm tra kế hoạch với tần suất thấp.  
Rủi ro thấp,  
ít nghiêm trọng  
2
3
2 < Mức độ ≤ 4  
4 < Mức độ ≤ 6  
Rủi ro trung bình,  
nghiêm trọng  
vừa phải  
- Các rủi ro này cần được rà soát, và báo cáo ít nhất hàng tháng.  
- Các rủi ro này cần xem xét để giảm thiểu mức độ và ngăn ngừa các tổn  
thất.  
- Rủi ro cao cần xử lý, ảnh hưởng đáng kể đến các mục tiêu của dự án.  
Yêu cầu phải quyết liệt trong công tác quản lý, tiến hành phạt theo điều  
khoản hợp đồng nếu các đơn vị vi phạm.  
- Cần xem xét để giảm thiểu, chuyển hoặc né tránh rủi ro khi cần thiết.  
- Đe dọa nghiêm trọng đến hoạt động đầu tư xây dựng, hoặc không thể  
duy trì dự án. Yêu cầu hành động ngay, yêu cầu các bên tham gia quyết  
liệt và phối hợp để thực hiện.  
Rủi ro cao,  
khá nghiêm trọng  
4
5
6 < Mức độ ≤ 8  
8 < Mức độ ≤ 10  
Rủi ro rất cao,  
rất nghiêm trọng  
- Tiến hành phạt theo điều khoản hợp đồng nếu các đơn vị vi phạm và  
thay thế đơn vị khác. Bắt buộc phải chuyển hoặc loại bỏ rủi ro.  
Bảng 4: Thang đo đánh giá mức độ nghiêm trọng của rủi ro  
07.2021  
93  
ISSN 2734-9888  
N G H I Ê N C Ứ U K H O A H Ọ C  
Dựa theo kết quả trên ta có thể thấy mức độ rủi ro của nhóm chỉ  
tiêu Chi phí, Tiến độ và của chuyên gia có giá trị lần lượt là: 6.026,  
6.030, 6.072 và đều nằm trong khoảng mức độ rủi ro cao, khá  
nghiêm trọng (Mức xử lý là 4). Do đó yêu cầu phải quyết liệt trong  
công tác quản lý, tiến hành phạt theo điều khoản hợp đồng nếu các  
đơn vị vi phạm, quản lý cấp cao phải chú ý và đưa biện pháp xử lý  
linh hoạt, áp dụng cho từng tình huống cụ thể.  
- Vùng II: Rủi ro cao (khá nghiêm trọng), yêu cầu các các cấp  
quản lý phải rất chú ý, phải hành động quyết liệt, hành động ngay.  
Tập trung giảm thiểu rủi ro, cố gắng tránh hoặc chuyển rủi ro.  
- Vùng III: Rủi ro trung bình (nghiêm trọng vừa phải), yêu cầu  
phải quản lý chặt từ cấp quản lý.  
- Vùng IV: Rủi ro thấp (ít nghiêm trọng), quản lý tầm trung cần  
chú ý.  
- Vùng V: Rủi ro rất thấp (không đáng kể), có thể xem xét bỏ qua.  
Đánh giá các yếu tố rủi ro  
4.3. Quản lý rủi ro và đề xuất biện pháp ứng phó rủi ro  
Xây dựng ma trận xác suất xảy ra và tác động  
Nhìn chung các rủi ro tập trung ở vùng II (Vùng cao) và vùng III  
(Vùng trung bình), điều này chứng tỏ các nhân tố rủi ro có ảnh  
hưởng và ảnh hưởng khá cao đến kết quả của dự án trong giai đoạn  
chuẩn bị thực hiện. Song song đó, không có rủi ro ở vùng rất cao và  
rủi ro vùng thấp và rất thấp. Dựa vào kết quả khảo sát và đã qua  
phân tích SPSS, tổng hợp lại các giá trị và có nhận xét như sau:  
Nhóm Tài chính và Kinh tế (A1 đến A8): Thang điểm đánh giá  
từ 10-12 (Vùng II). Các rủi ro về mặt Tài chính và Kinh tế được đánh  
giá mức độ từ cao (khá nghiêm trọng). Điều này chứng tỏ các rủi ro  
trong nhóm này có vai trò rất quan trọng, quyết định đến hiệu quả  
đầu tư. Trên thực tế, việc quản lý và kiểm soát tốt các rủi ro về Tài  
chính và Kinh tế sẽ giúp doanh nghiệp có nền tảng vững chắc để  
phát triển bền vững.  
Nhóm Chính sách và Pháp luật (B1 đến B5): Thang điểm đánh  
giá từ 10-14 (Vùng II). Nhóm rủi ro về Chính sách và Phát luật được  
đánh giá mức độ từ cao đến rất cao. Điều này chứng tỏ các rủi ro  
trong nhóm này có vai trò rất quan trọng. Do đó yêu cầu các cấp  
quản lý quản lý chặt chẽ, hành động quyết liệt để ứng phó với rủi ro  
Các nhóm còn lại: Nhóm Kỹ thuật và Công nghệ (C1 đến C5);  
Nhóm Tổ chức và Quản lý (D1 đến D5); Nhóm Môi trường và Xã  
hội (E1 đến E4) nhìn chung đều có thang điểm từ 8-10 (Vùng III),  
điều đó chứng tỏ chúng đều đóng vai trò quan trọng và có ảnh  
hưởng đến chi phí và tiến độ của dự án.  
Quản lý rủi ro trong ISO 9001:2015 [11] theo TCVN IEC/ISO  
31010:2013 [12] có quy định: Rủi ro (R) = Khả năng xảy ra (K) x Mức  
độ ảnh hưởng (M). Trong đó, cấp độ rủi ro được chia thành 03 vùng  
hay cấp độ khác nhau:Rủi ro cao (A): Có số điểm từ 15 đến 25. Rủi ro  
trung bình (B): Có số điểm từ 6 đến nhỏ hơn 15. Rủi ro thấp (C): Có  
số điểm từ 1 đến 5.  
Trong bài báo này,tác giả đã khảo sát ý kiến của các chuyên gia  
để xây dựng thang đo đánh giá mức độ nghiêm trọng của rủi ro, kết  
hợp với các nghiên cứu trước từ đó đề xuất bảng Ma trận Xác suất  
xảy ra – Mức độ tác động:  
Khả năng xảy  
Hiếm  
khi  
(1)  
Thỉnh  
thoảng  
(3)  
Thường  
xuyên  
(4)  
Liên  
tục  
(5)  
ra  
Ít khi  
(2)  
Mức độ ảnh  
hưởng  
Rất ít (1)  
Ít (2)  
Trung bình (3)  
Nhiều (4)  
Rất nhiều (5)  
1
2
3
4
5
2
4
6
8
10  
3
6
9
12  
15  
4
8
12  
16  
20  
5
10  
15  
20  
25  
Bảng 5: Ma trận Xác suất xảy ra – Mức độ tác động  
Trong đó:  
- Vùng I: Rủi ro rất cao (nghiêm trọng), yêu cầu các bên phải  
hành động ngay, trường hợp xấu có thể dừng dự án.  
Chiến lược cơ bản ứng phó với rủi ro cho từng trường hợp  
Mã RR  
Rủi ro  
Giải pháp phòng ngừa  
A. Nhóm Tài chính và Kinh tế  
- Giảm khả năng xảy ra và mức độ tác động bằng việc:  
+ Xem xét kỹ lưỡng những yếu tố mang tính lịch sử và dự đoán tình hình  
biến động để làm cơ sở đề xuất các định hướng nghiên cứu sau.  
+ Nghiên cứu thị trường khu vực lân cận để dự đoán đủ và đúng nhu cầu  
thực tế của khách hàng hoặc tham khảo ý kiến của các đơn vị đã thực hiện  
- Giảm thiểu rủi ro và né tránh rủi ro bằng việc:  
+ Lập và lên kế hoạch huy động các nguồn vốn khác nhau từ các nhà đầu tư,  
từ khách hàng, phát hành trái phiếu, cổ phiếu …  
+ Kiểm soát chặt chẽ các chi phí đầu tư, chú trọng công tác quản lý chất  
lượng và xây dựng mô hình để quản lý.  
- Nghiên cứu, dự báo nhu cầu thị trường  
không chính xác;  
- Định hướng sản phẩm kinh doanh và tính  
chất của khu đất không phù hợp.  
A1, A2  
- Thiếu hụt nguồn vốn, khả năng huy động  
vốn không tốt;  
A3,A5,A6, - Biến động nền kinh tế thị trường, tốc độ  
A7,A8  
tăng trưởng chậm;  
- Lãi suất các bên cho vay tăng cao;  
- Xung đột lợi ích từ các bên đầu tư.  
+ Tập trung đầu tư có kế hoạch, không đầu tư dàn trải, xem xét lại danh mục  
các dự án đang đầu tư, tái cấu trúc nguồn vốn.  
- Giảm thiểu rủi ro và ngăn ngừa các tổn thất bằng việc:  
+ Lựa chọn đội ngũ nhân sự thực hiện có kinh nghiệm, uy tín và đặc biệt phải  
có chuyên môn cao.  
+ Xây dựng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn, thiết lập hệ thống báo cáo,  
kiểm soát thông tin và cảnh báo.  
Tính toán các chỉ tiêu tài chính sai sót và chưa  
phù hợp với thực tế.  
A4  
B. Nhóm Chính sách và Pháp luật  
- Vướng công tác đền bù, giải phòng mặt  
B1, B2, B3, bằng;  
B4, B5 - Vướng quy hoạch tổng mặt bằng, quy hoạch  
chi tiết;  
- Giảm khả năng xảy ra và mức độ tác động bằng việc:  
+ Nắm rõ thông tin về pháp lý đất và tình hình các dự án trong khu vực, các  
quy định pháp luật, xây dựng bộ Pháp lý để thực hiện.  
94  
07.2021  
ISSN 2734-9888  
Mã RR  
Rủi ro  
Giải pháp phòng ngừa  
- Điều chỉnh và phê duyệt hồ sơ đầu tư, hồ sơ + Xây dựng tốt mối quan hệ với Cơ quan quản lý tại địa phương. Thành lập  
thiết kế kéo dài, nhiều thủ tục phát sinh từ Bộ phận để theo dõi thực hiện và phối hợp với Cơ quan Ban Ngành.  
CQQL Nhà nước;  
+ Hạn chế tối đa các điều chỉnh thiết kế làm ảnh hưởng đến tiến độ xin phép  
- Các chính sách, hỗ trợ của Chính phủ không xây dựng, hạn chế các sai phạm ngay từ ban đầu.  
minh bạch;  
- Khó khăn khi xin cấp phép xây dựng.  
C. Nhóm Kỹ thuật và Công nghệ  
- Công tác khảo sát địa hình, địa chất gặp sai  
- Giảm khả năng xảy ra và mức độ tác động bằng việc:  
+ Nghiên cứu rõ địa hình, địa chất và công nghệ sử dụng trước khi quyết  
định đầu tư dự án.  
+ Đánh giá, kiểm soát chặt chẽ các phương án kỹ thuật để đảm bảo kỹ thuật  
và tiết kiệm chi phí.  
sót;  
- Điều kiện triển khai và quy mô mức độ phức  
tạp của các dự án đầu tư xây dựng;  
- Lựa chọn kỹ thuật, công nghệ không phù  
hợp với tính chất dự án.  
C1, C3, C4  
- Giảm khả năng xảy ra và mức độ tác động bằng việc:  
- Phương án thiết kế ý tưởng chưa hợp lý;  
+ Khảo sát, nghiên cứu nhu cầu theo phân khúc của khách hàng để bố trí  
- Năng lực các đơn vị Tư vấn thiết kế, Tư vấn layout hợp lý. Chú trọng công tác đánh giá và lựa chọn đơn vị có đủ năng lực  
lập đầu tư và Ban QLDA không đáp ứng yêu và kinh nghiệm để triển khai thực hiện.  
C2, C5  
cầu.  
+ Phân rõ phạm vi, trách nhiệm, quyền hạn của các bên trong hợp đồng, đề  
xuất chế tài trong trường hợp gây chậm tiến độ và ảnh hưởng chi phí.  
D. Nhóm Tổ chức và Quản lý  
- Giảm thiểu rủi ro hoặc né tránh rủi ro bằng việc:  
+ Trước khi đầu tư phải nghiên cứu phải nghiên cứu rõ các đối thủ cạnh  
tranh, từ đó xây dựng mục tiêu phù hợp với chiến lược hoạt động.  
+ Đúc kết kinh nghiệm, khi lựa chọn số liệu phải dựa trên báo cáo của các  
đơn vị tư vấn có uy tín cao và đáp ứng được các yêu cầu của pháp lý.  
Giảm thiểu rủi ro và chấp nhận rủi ro bằng việc:  
+ Xác định rõ định hướng và chiến lược hoạt động, từ đó xây dựng cấu trúc  
và sơ đồ tổ chức. Tin gọn bộ máy quản lý, tập trung quản lý xuyên suốt và  
toàn diện, tối giản bộ máy quản lý trung gian.  
Mục tiêu đầu tư, phương án đầu tư của dự án  
không phù hợp với tình hình thực tế  
D1  
- Thay đổi cơ cấu tổ chức.  
- Cấu trúc, sơ đồ tổ chức phức tạp, chồng  
D2, D3, D4 chéo;  
- Các bên phối hợp, giao tiếp thông tin không  
+ Tổ chức và duy trì các cuộc họp định kỳ để tháo gỡ vướng mắc và xây dựng  
quy trình phối hợp giữa các bên tham gia trong dự án.  
hiệu quả.  
- Giảm khả năng xảy ra và mức độ tác động bằng việc:  
Quản lý các hợp đồng Tư vấn kém (Tư vấn:  
Khảo sát, Lập báo cáo nghiên cứu khả thi,  
Thiết kế, Giám sát...)  
+ Tổ chức đánh giá năng lực các đơn vị trước khi ký kết hợp đồng.  
+ Xây dựng bộ nguyên tắc để kiểm soát Dự toán – Chọn thầu – Hợp đồng.  
+ Hạn chế tối đa việc chia nhỏ công việc và chọn quá nhiều nhà thầu.  
D5  
E. Nhóm Môi trường và Xã hội  
- Các vấn đề về ô nhiễm môi trường (Nước - Giảm khả năng xảy ra và mức độ tác động bằng việc:  
thải, khói bụi, tiếng ồn...);  
- An ninh và tình trạng xã hội ở dự án  
- Các vấn đề liên quan đến điều kiện làm việc, + Tổ chức mua bảo hiểm công trình và các bảo hiểm khác có liên quan.  
sức khỏe, an toàn lao động và vệ sinh môi + Kiểm tra định kỳ các dự án và cảnh báo các hành động không phù hợp AT-  
+ Tiến hành khảo sát và đánh giá tình trạng trong và ngoài dự án trước khi  
đầu tư xây dựng.  
E1,E2, E4  
trường  
VSMT-PCCN và an ninh trong dự án  
Bảng 6: Biện pháp cơ bản để ứng phó các rủi ro cho từng trường hợp  
- Giai đoạn phân tích và chuẩn bị đầu tư bao gồm các công việc  
chính: Báo cáo định hướng đầu tư, Phê duyệt chủ trương đầu tư và  
Thiết kế ý tưởng (Concept).  
Xây dựng quy trình khung đầu tư và phát triển các dự án Bất  
động sản (BĐS) cho Chủ đầu tư trong giai đoạn chuẩn bị thực  
hiện dự án  
- Giai đoạn chuẩn bị triển khai bao gồm các công việc chính: Lập  
kế hoạch và triển khai các công tác chuẩn bị, Thực hiện các hồ sơ  
thiết kế (Thiết kế cơ sở, Thiết kế kỹ thuật), Báo cáo nghiên cứu khả  
thi, Phê duyệt quyết định đầu tư, Thành lập Ban QLDA, Chọn thầu  
(Tư vấn, Thi công, Nhà cung cấp).  
Đối với mỗi giai đoạn thực hiện dự án tương ứng có một Phòng/  
Ban/ Đơn vị chịu trách nhiệm chính, là đơn vị chủ trì và chịu trách  
nhiệm chính thực hiện các công việc trong giai đoạn đó.  
Mục đích việc đề xuất xây dựng Quy trình khung nhằm định  
hướng các bước công việc thực hiện đầu tư và phát triển dự án  
BĐS. Đối với những dự án cụ thể, tùy theo tình hình hiện trạng  
của các dự án khác nhau, sẽ xem xét áp dụng hoặc tham khảo  
tương ứng theo các bước thực hiện của quy trình này. Giai đoạn  
chuẩn bị thực hiện dự án sẽ chia thành 02 giai đoạn nhỏ: Giai  
đoạn Phân tích và chuẩn bị đầu tư cùng với Giai đoạn chuẩn bị  
triển khai.  
07.2021  
95  
ISSN 2734-9888  
N G H I Ê N C Ứ U K H O A H Ọ C  
Lưu đồ giai đoạn phân tích và chuẩn bị đầu tư  
Lưu đồ giai đoạn chuẩn bị triển khai  
1. Lp kế hoch tng thvà  
Nhim vthiết kế (NVTK)  
1. Thu thp thông tin  
2. Phê duyt  
Kế hoch tng thể  
NVTK  
2. Báo cáo sơ b:  
+ Định hướng pháp lý  
+ Định hướng kinh doanh  
+ Phương án thiết kế sơ bộ  
4. Lp báo cáo  
Nghiên cu khthi  
3. Thiết kế Cơ Sở  
3. Lp sơ bộ  
Tng mc đầu tư  
5. Phê duyt  
Quyết định đầu tư  
4. Báo cáo hiu qutài  
chính ca dán sơ bộ  
Cancel  
5. Lp ttrình phê duyt  
Chtrương đầu tư  
6. Phê duyt  
Chtrương đầu tư  
6.1. Lp hsơ xin phép xây  
dng (TKKT,TKBVTC)  
6.2. Lp kế hoch chn Nhà  
thu, Nhà cung cp  
6.3. Lp kế hoch QLDA  
7. Thiết kế ý tưởng  
7. Phê duyt  
Kế hoch chn thu  
8. Phê duyt  
Thiết kế ý tưởng  
8. La chn đơn vị  
Tư vn, Nhà thu, NCC  
9. Phê duyt  
Nhà thu, NCC  
Chuyn giai đon  
Chuyn giai đon  
Bảng 7: Lưu đồ các giai đoạn chuẩn bị thực hiện dự án  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:  
[1] Garcia, J. M. (2006). Theory and practical exercises of system dynamics, Juan Martin Garcia.  
[2] Pratap K. J. Mohapatra, Purnendu Mandal, Madhab C. Bora (1994). Introduction To  
System Dynamics Modeling, SangamBooks, London, p.25-43.  
[3] PMI (2012), A Guide to the Project Management Body of Knowledge, 5th ed., Project  
Management Institute.  
[4] AS/NZS 4360-1999 - Standards Australia – Risk management.  
[5] ICE – Institution of Civil Engineers. Ramp book – Risk analysis and Management for  
projects, Thomas Telford.  
[6] PMBOK Guide – Sixth Edition + Agile practice guide.  
[7] Tạp chí người xây dựng (Số 11 & 12 năm 2018). Tổng quan các nghiên cứu về quản  
lý rủi ro trong xây dựng.  
[8] Michael J. Mawdesley (2009). Modelling construction project productivity using  
systems dynamics approach, International Journal of Productivity and Performance  
Management, Volume:59, Issue:1.  
[9] Trịnh Minh Hoài (2019). Phân tích và đề xuất hướng xử lý xung đột giữa nhà thầu xây  
dựng và nhà thầu MEP bằng phương pháp System Dynamic. Luận văn Thạc sĩ, Ngành quản lý  
xây dựng, Trường Đại học Bách Khoa Tp Hồ Chí Minh.  
Bằng phương thức khảo sát đại trà và tham khảo ý kiến của  
các chuyên gia, tác giả đã xác định được các trọng số, mức độ  
tương quan giữa các nhóm rủi ro, từ đó xây dựng mô hình hỗ trợ  
System Dynamics để định lượng và đánh giá rủi ro. Thông qua  
phương pháp quản lý rủi ro dựa trên bảng ma trận Xác suất và  
Tác động, tác giả đã đánh giá cơ bản được rủi ro từ đó đề xuất  
các biện pháp quản lý rủi ro cũng như xây dựng được 02 quy  
trình quản lý cho Chủ đầu tư đối với các dự án nhà cao tầng tại  
TP.HCM, giúp lên kế hoạch và phòng tránh rủi ro.  
Việc xác định, phân tích và đánh giá rủi ro sẽ giúp cho Chủ  
đầu tư nhìn nhận tổng quan hơn về cơ hội và thách thức khi  
tham gia thực hiện dự án đầu tư xây dựng. Trên cơ sở đó, phát  
huy tối đa được điểm mạnh, hạn chế điểm yếu nhằm nâng cao  
tối đa hiệu quả của dự án, duy trì tiềm lực và hình ảnh Công ty,  
tạo dựng mức độ uy tín và danh tiếng trong thị trường BĐS tại  
TP.HCM nói riêng và tại Việt Nam hoặc trên thế giới nói chung.  
[10] Lê Nho Tuấn (2018). Xác định chỉ số thu hút của gói thầu thi công đối với các nhà  
thầu xây dựng bằng công cụ mô hình hệ thống động và logic mờ. Luận văn Thạc sĩ, Ngành quản  
lý xây dựng, Trường Đại học Bách Khoa Tp Hồ Chí Minh.  
[11] Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015.  
[12] Tiêu chuẩn quốc gia TCVN IEC/ISO 31010:2013 IEC/ISO 31010:2009, Quản lý rủi ro  
- Kỹ thuật đánh giá rủi ro.  
Quan trọng hơn hết là việc xác định được đúng và đủ các rủi  
ro trong giai đoạn chuẩn bị thực hiện dự án của Chủ đầu tư, từ  
đó hỗ trợ cho việc đánh giá tính khả thi cũng như hiệu quả khi  
đầu tư vào dự án. Việc lường trước sớm các rủi ro để tìm cách  
ứng phó là yêu cầu bắt buộc và là xu thế chung để mang lại  
thành công cho mọi dự án.  
96  
07.2021  
ISSN 2734-9888  
pdf 7 trang yennguyen 20/04/2022 3180
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng mô hình hỗ trợ System Dynamics và quản lý rủi ro trong giai đoạn chuẩn bị thực hiện dự án nhà cao tầng của chủ đầu tư tại thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfxay_dung_mo_hinh_ho_tro_system_dynamics_va_quan_ly_rui_ro_tr.pdf