Việt Nam không phải quốc gia thao túng tiền tệ

CHÍNH SÁCH  
VIỆT NAM  
KHÔNG PHẢI QUỐC GIA THAO TÚNG TIỀN TỆ  
Nguyễn Trần Minh Trí*  
* ThS. Viện Kinh tế & Chính trị thế giới - Viện Hàm lâm KHXH Việt Nam  
Thông tin bài viết:  
Tóm tắt:  
Vừa qua, dư luận khá quan ngại việc Việt Nam bị Hoa Kỳ cáo buộc là  
quốc gia thao túng tiền tệ với những hệ lụy tiêu cực có thể phát sinh. Trong  
phạm vi bài viết này, tác giả làm rõ căn cứ mà Hoa Kỳ đưa ra cáo buộc,  
các lập luận và luận chứng phản biện và đề xuất một số giải pháp thích  
ứng để tháo gỡ cáo buộc đó.  
Từ khóa: Thao túng tiền tệ; quốc  
gia thao túng tiền tệ.  
Lịch sử bài viết:  
Nhận bài  
Biên tập  
Duyệt bài  
: 25/12/2020  
: 05/01/2021  
: 06/01/2021  
Article Infomation:  
Abstract:  
Recently, it has got public concerns that Vietnam has been labeled by the  
US Government as a currency manipulator, which may lead to potential  
negative consequences. Under the scope of this article, the author provides  
clarifications of the ground on which the US Government has provided  
its manipulation designation to Vietnam, also the critical arguments and  
arguments and proposes some adaptive solutions to disassemble the US’s  
designation.  
K e y w o r d s : C u r r e n c y  
manipulation;  
currency  
manipulatort.  
Article History:  
Received  
Edited  
: 25 Dec. 2020  
: 05 Jan. 2021  
: 06 Jan. 2021  
Approved  
1. Căn cứ để Mỹ cáo buộc quốc gia bị thao  
túng tiền tệ  
Hoa Kỳ phát hiện và công bố danh sách giám  
sát những quốc gia tiềm tàng khả năng thao  
túng tiền tệ; thực hiện phân tích nâng cao về  
chính sách tỷ giá và kinh tế đối ngoại của các  
đối tác thương mại lớn và cáo buộc thao túng  
tiền tệ đối với các quốc gia nào thỏa mãn các  
tiêu chí về thặng dự thương mại song phương  
với Hoa Kỳ, thặng dư cán cân vãng lai và can  
thiệp ngoại tệ. Các tiêu chí này được lượng hóa  
cụ thể, gồm: (i) Thặng dư thương mại hàng hóa  
song phương với Hoa Kỳ ít nhất 20 tỷ USD;  
(ii) Thặng dư cán cân vãng lai tương đương  
ít nhất 2% GDP; (iii) Can thiệp một chiều và  
kéo dài trên thị trường ngoại tệ, thể hiện qua  
việc mua ròng ngoại tệ trong ít nhất 6 tháng  
trên giai đoạn 12 tháng với tổng lượng ngoại tệ  
Thao  
túng  
tiền  
tệ  
(currency  
manipulation) là vấn đề chính thức được luật  
pháp Hoa Kỳ đưa thành Đạo luật Cạnh tranh và  
thương mại quốc tế (Omnibus) năm 1988; theo  
đó, Hoa Kỳ yêu cầu Bộ Tài chính (BTC) của  
nước này theo dõi và báo cáo hàng năm về tình  
hình tỷ giá hối đoái giữa Hoa Kỳ và những đối  
tác thương mại lớn của Hoa Kỳ; phát hiện và  
thương lượng loại bỏ việc thao túng tiền tệ của  
các quốc gia khác dẫn đến trao đổi thương mại  
không công bằng đối với Hoa Kỳ. Đạo luật Xúc  
tiến và tăng cường thương mại năm 2015 (The  
Trade Facilitation and Trade Enforcement Act  
of 2015) tiến thêm một bước là yêu cầu BTC  
30  
CHÍNH SÁCH  
mua ròng tương đương ít nhất 2% GDP trong  
giai đoạn 12 tháng.  
Malaysia, Thụy Sĩ và Việt Nam. Báo cáo cũng  
kết luận không có đối tác thương mại nào thao  
túng tiền tệ.  
Dưới thời của Tổng thống Trump, Hoa Kỳ  
ban hành một quy định mới, theo đó các quốc  
gia có đồng tiền bị định giá thấp sẽ được coi là  
một khoản trợ cấp có lợi cho các doanh nghiệp  
nước đó. Chính thức kể từ ngày 06/4/2020, luật  
mới của Hoa Kỳ cho phép các công ty Hoa Kỳ  
được phép nộp đơn khiếu nại lên Chính phủ  
Hoa Kỳ nhằm đạt được một biện pháp khắc  
chế thương mại không công bằng như là một  
kiểu thuế đối kháng với sự trợ cấp.  
Hệ lụy từ việc Việt Nam bị dán nhãn thao  
túng tiền tệ thường là tiêu cực. Bởi lẽ, với  
tuyên bố Việt Nam là quốc gia thao túng tiền  
tệ, chính phủ Hoa Kỳ đã có bước đệm để áp  
các lệnh trừng phạt thương mại đối với Việt  
Nam như đánh thuế lên các mặt hàng xuất  
khẩu. Từ đó, lợi nhuận xuất khẩu, quy mô xuất  
khẩu, cũng như sự định vị rời đi hay tiếp tục ở  
lại Việt Nam của doanh nghiệp nước ngoài có  
thể bị tác động, tùy thuộc mức thuế trừng phạt,  
cũng như thời gian áp dụng mà Hoa Kỳ đặt ra  
và gỡ bỏ cáo buộc.  
Ngày 16/12/2020, Bộ Tài chính (BTC)  
Hoa Kỳ đã ban hành Báo cáo về “Chính sách  
kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác  
thương mại lớn của Hoa Kỳ”; trong đó, BTC  
Hoa Kỳ đã đưa vào Danh sách giám sát gồm  
10 nền kinh tế: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn  
Quốc, Đức, Ý, Singapore, Malaysia, Đài Loan  
(Trung Quốc), Thái Lan và Ấn Độ. Đồng thời,  
Việt Nam và Thuỵ Sỹ bị BTC Hoa Kỳ xác định  
là thao túng tiền tệ.  
Ví dụ, số liệu của Tổng cục Thống kê cho  
biết, với nhóm 3 mặt hàng Việt Nam có thế  
mạnh là dệt may, da giày, gỗ… 9 tháng đầu  
năm, tổng kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ  
là 20 tỷ USD, nếu bị áp thuế 5 - 25%, ở kịch  
bản tươi sáng nhất là giữ nguyên được lượng  
hàng xuất khẩu, giả định giá không đổi, doanh  
nghiệp tối thiểu lỗ ngay 1 - 5 tỷ USD1. Tuy  
nhiên, giới doanh nghiệp cho rằng, thực tế sẽ  
không chỉ dừng lại ở các con số nêu trên, do họ  
có thể bị giảm sản xuất, mất thị trường, cũng  
như hỗn loạn chuỗi cung ứng. Tác động của  
chuỗi cung ứng không chỉ tác động đến doanh  
nghiệp Việt Nam, mà ngay cả với các doanh  
nghiệp Hoa Kỳ đang sản xuất hàng hóa tại thị  
trường này. Để xây dựng một chuỗi cung ứng,  
trung bình doanh nghiệp cần 2 - 3 năm.  
Việc BTC Hoa Kỳ xếp hay không xếp  
Việt Nam vào nhóm nước thao túng tiền tệ là  
quyết định và tiêu chí đơn phương từ phía Hoa  
Kỳ. Hành động này không phải lần đầu:  
Tại Báo cáo của BTC Hoa Kỳ tháng  
5/2019, lần đầu tiên Việt Nam trở thành một  
trong 9 quốc gia nằm trong danh sách giám sát  
do đáp ứng hai tiêu chí về thặng dư thương mại  
song phương với Hoa Kỳ và thặng dư cán cân  
vãng lai. Báo cáo tháng 5 - 2019 cũng nêu một  
quốc gia vào danh sách giám sát sẽ tiếp tục  
được theo dõi trong hai kỳ báo cáo tiếp theo.  
2. Việt Nam không thao túng tiền tệ  
Xét cả về tiêu chí của Hoa Kỳ nêu trên,  
cũng như thực tế kinh doanh và điều hành kinh  
tế vĩ mô của Việt Nam nhiều năm qua, có thể  
khẳng định: Việt Nam không thao túng tiền tệ,  
bởi các lẽ sau:  
Do đó, tại Báo cáo 14/1/2020, BTC Hoa  
Kỳ tiếp tục đưa Việt Nam vào danh sách giám  
sát (dù chỉ đáp ứng một tiêu chí về thặng dư  
thương mại hàng hóa song phương với Hoa  
Kỳ 47 tỷ USD, còn thặng dư cán cân vãng lai  
chỉ tương đương 1,7% GDP; can thiệp mua  
ròng trên thị trường ngoại tệ tương đương  
0,8% GDP) gồm 10 nước: Trung Quốc, Nhật  
Bản, Hàn Quốc, Đức, Ý, Ireland, Singapore,  
Thứ nhất, Việt Nam không chủ trương phá  
giá tiền tệ, trong cả các tuyên bố chính thức,  
cũng như trong chỉ đạo điều hành thực tế.  
Những năm qua, Việt Nam thực hiện  
chính sách tỷ giá trung tâm trong khuôn khổ  
31  
CHÍNH SÁCH  
chính sách tiền tệ chung với mục tiêu nhất quán  
là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô,  
chứ không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương  
mại quốc tế không công bằng. Tỷ giá trung tâm  
VND/USD cuối năm thường không vượt quá  
1,5 - 2 % so với đầu năm, bất chấp những biến  
động mạnh mẽ tỷ giá nhiều đồng tiền khu vực  
và quốc tế, thậm chí ngay cả đồng USD.  
Bên cạnh đó, trong những năm gần đây,  
lạm phát bình quân của Việt Nam là 4% trong  
khi lạm phát của Hoa Kỳ chưa đến 2%, do đó,  
việc tiền đồng mất giá 1 - 1,5% là bình thường;  
có nhiều năm lạm phát Việt Nam cao 5 - 6%,  
nhưng VND chỉ mất giá 1 - 2%. Nói cách khác,  
việc NHNN mua vào ngoại tệ là thực hiện  
chức năng chuyển hóa các đồng ngoại tệ để  
giúp người dân tại lãnh thổ Việt Nam có thể  
dùng tiền đồng, tức việc mua vào này là bắt  
buộc. Hơn nữa, Việt Nam không chỉ mua vào  
ngoại tệ một chiều, mà trên thực tế, NHNN chỉ  
mua vào khi thị trường dư ngoại tệ; đồng thời,  
Ngân hàng Nhà nước cũng luôn chủ động bán  
ra để ổn định tỷ giá VND/USD và duy trì trạng  
thái kinh tế vĩ mô mục tiêu.  
Việt Nam không có động lực phá giá tiền  
tệ nhằm lợi thế xuất khẩu, bởi xuất khẩu và  
xuất siêu chủ yếu do các công ty FDI ở Việt  
Nam là động lực và hưởng lợi chính, trong khi  
cộng đồng DN trong nước thường nhập siêu.  
Hơn nữa, Việt Nam cũng không có lợi khi phá  
giá đồng tiền do phụ thuộc nhiều vào nhập  
khẩu nguyên liệu đầu vào và nợ chính phủ cao.  
Ngoài ra, thặng dư cán cân vãng lai ở  
Việt Nam (bao gồm cán cân thương mại và các  
khoản chuyển tiền) thường chủ yếu do nhận  
tiền kiều hối từ nước ngoài về. Đây là những  
khoản tiền của người Việt Nam ở nước ngoài  
chuyển về để trợ cấp cho người thân trong  
nước. Kiều hối là yếu tố khách quan, không  
phải vì tỷ giá cao hay thấp. Hơn nữa, đã nhiều  
năm nay, Việt Nam hạ mức gửi tiền USD của  
cả cá nhân và tổ chức, doanh nghiệp bằng 0%,  
nên tỷ giá không phải là yếu tố làm cán cân  
vãng lai thặng dư vượt quá tiêu chí của Hoa  
Kỳ quy định là 2% GDP. Nói cách khác, thặng  
dư cán cân vãng lai của Việt Nam phần lớn do  
nhận tiền kiều hối từ nước ngoài về. Nếu loại  
trừ kiều hối chuyển về hàng năm, cán cân vãng  
lai của Việt Nam còn thâm hụt hoặc thặng dư  
không lớn.  
Thứ hai, Việt Nam không can thiệp một  
chiều vào thị trường ngoại hối.  
Cần khẳng định, trong thời gian qua, hoạt  
động mua ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước  
(NHNN) về mặt bản chất là quá trình chuyển  
đổi ngoại tệ sang tiền VND từ các nhà đầu tư,  
xuất khẩu và người nhận kiều hối, để bảo đảm  
người có ngoại tệ không dùng ngoại tệ làm  
phương tiện thanh toán trong nước. Hoạt động  
này theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam,  
cũng phù hợp thông lệ như nhiều nước khác.  
Việc NHNN mua ngoại tệ còn nhằm đảm  
bảo hoạt động thông suốt của thị trường ngoại  
tệ trong bối cảnh nguồn cung ngoại tệ dồi dào,  
góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời  
củng cố dự trữ ngoại hối nhà nước vốn ở mức  
thấp (hiện chỉ đáp ứng khoảng 3,5 tháng nhập  
khẩu) so với các nước trong khu vực, cũng  
như so với các khuyến cáo và thông lệ chung  
(cần đáp ứng khoảng 5 tháng nhập khẩu) trên  
thế giới về mức dự trữ ngoại hối so với chi  
phí cho số tuần nhập khẩu, để tăng cường an  
ninh tài chính tiền tệ quốc gia. Từ góc độ kiểm  
soát khủng hoảng, việc tăng tích trữ ngoại hối  
thông qua hoạt động thu mua đô-la Mỹ - đồng  
tiền thống trị trong dự trữ và thanh toán quốc  
tế - của Việt Nam là một động thái phòng ngừa  
khủng hoảng điển hình trong điều hành chính  
sách tiền tệ của bất kỳ quốc gia nào.  
Thứ ba, thặng dư thương mại song  
phương với Hoa Kỳ và thặng dư cán cân vãng  
lai là kết quả của hàng loạt các yếu tố liên  
quan tới các đặc thù của nền kinh tế Việt Nam.  
Xuất siêu của Việt Nam sang Hoa Kỳ  
chỉ là do tương quan cơ cấu kinh tế đặc thù  
giữa hai nước và Việt Nam đã khai thác thành  
công khoảng trống trong nhu cầu tiêu dùng  
của người dân Hoa Kỳ để đẩy mạnh xuất khẩu,  
ngày càng gia tăng khả năng đáp ứng cho thị  
trường tiêu thụ của Hoa Kỳ.  
32  
CHÍNH SÁCH  
Dữ liệu của Bộ Tài chính Hoa Kỳ cho  
thấy, thặng dư thương mại của Việt Nam với  
Hoa Kỳ đã tăng mạnh trong 4 năm qua: từ 38,3  
tỷ USD năm 2017, tăng lên 39,4 tỷ USD năm  
2018; 55,7 tỷ USD năm 2019 và hướng đến đà  
kỷ lục 65 tỷ USD trong năm 20202.  
khẩu hàng hóa ra thị trường lớn nhất thế giới  
này, tăng 7,6% so với năm 2017. Trong khi đó,  
ở chiều ngược lại, có nhiều doanh nghiệp Việt  
Nam nhập khẩu hàng hóa từ Hoa Kỳ hơn số  
lượng doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường  
này. Cụ thể, trong năm 2018, trên phạm vi cả  
nước có đến 13,2 nghìn doanh nghiệp đã nhập  
khẩu hàng hóa có xuất xứ từ Hoa Kỳ, tăng  
6,3% so với một năm trước đó4.  
Theo số liệu thống kê trong Cơ sở Thống  
kê dữ liệu Thương mại của Cơ quan Thống kê  
Liên hợp quốc (UNCOMTRADE), tổng trị giá  
xuất khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ trong năm  
2017 đạt 1.784 tỷ USD ra thị trường thế giới;  
trong đó Việt Nam là nước nhập khẩu hàng hóa  
lớn thứ 31 của Hoa Kỳ, chiếm 0,5% trong tổng  
trị giá xuất khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ. Cũng  
theo nguồn số liệu này, trong năm 2017, Hoa  
Kỳ nhập khẩu hàng hóa trị giá lên đến 2.407  
tỷ USD từ tất cả đối tác thương mại, trong đó  
hàng hóa từ Việt Nam xếp vị trí thứ 12, chiếm  
tỷ trọng 2% trong tổng trị giá nhập khẩu của  
Hoa Kỳ3.  
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải  
quan, tổng trị giá 10 nhóm mặt hàng lớn nhất  
của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa  
Kỳ trong năm 2018 đạt 40,58 tỷ USD, chiếm  
85,4% trong tổng trị giá xuất khẩu sang Hoa  
Kỳ. Hàng dệt may là nhóm mặt hàng có trị  
giá xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang thị  
trường Hoa Kỳ với trị giá trong năm 2018 đạt  
13,7 tỷ USD, tăng 11,6% so với năm 2017.  
Các nhóm mặt hàng lớn tiếp theo: giày dép các  
loại đạt 5,82 tỷ USD, tăng 13,9%; điện thoại  
các loại và linh kiện đạt 5,41 tỷ USD, tăng  
46,1%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 3,9 tỷ USD,  
tăng 19,3%; máy móc thiết bị dụng cụ & phụ  
tùng đạt 3,4 tỷ USD, tăng 40,3%... Tổng trị  
giá nhập khẩu của 10 nhóm mặt hàng lớn nhất  
có xuất xứ từ Hoa Kỳ năm 2018 đạt hơn 8,97  
tỷ USD, chiếm 70,4% trong tổng trị giá nhập  
khẩu hàng hóa có xuất xứ Hoa Kỳ5.  
Số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam  
cho thấy, trong 25 năm qua, kim ngạch thương  
mại hai chiều Việt Nam - Hoa Kỳ đã tăng gấp  
168 lần, từ 450 triệu USD vào năm 1995 (xuất  
khẩu Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 169,7 triệu  
USD; kim ngạch nhập khẩu đạt 130,4 triệu  
USD), tăng lên gần 76 tỷ USD năm2019.Trong  
chín tháng năm 2020, dù chịu tác động tiêu cực  
của dịch COVID-19, kim ngạch thương mại  
song phương Việt Nam - Hoa Kỳ vẫn đạt hơn  
65 tỷ USD, tăng gần 18% so với cùng kỳ năm  
ngoái; trong đó xuất khẩu của Việt Nam đạt  
gần 55 tỷ USD; nhập khẩu từ Hoa Kỳ đạt hơn  
10 tỷ USD. Hiện, Mỹ là thị trường xuất khẩu  
lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam là đối tác  
kinh tế lớn thứ 16 của Mỹ. Trong năm 2018, có  
gần 7,2 nghìn doanh nghiệp Việt Nam đã xuất  
Theo Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch  
xuất, nhập khẩu hàng hóa 11 tháng 2020 của  
Việt Nam ước tính đạt 489,1 tỷ USD, tăng 3,5%  
so với cùng kỳ năm trước; trong đó xuất khẩu  
đạt 254,6 tỷ USD, tăng 5,3% và nhập khẩu đạt  
234,5 tỷ USD, tăng 1,5%; có 31 mặt hàng đạt  
kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 92%  
tổng kim ngạch xuất khẩu (trong đó có 6 mặt  
hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 64,3%).  
4 . h t t p s : / / w w w . c u s t o m s . g o v . v n / L i s t s / T i n H o a t D o n g / V i e w D e t a i l s . a s p x -  
?List=d46d405b%2D6620%2D4748%2Daee7%2D07b0233fdae6&ID=28392&Web=c00daeed%2D988b  
%2D468d%2Db27c%2D717ca31ae3ff.  
P h % C 3 % A 2 n % 2 0 t % C 3 % A D c h % 2 0 % C 4 % 9 1 % E 1 % B B % 8 B n h % 2 0 k % E 1 % B B % B 3 &  
Group=Ph%C3%A2n%20t%C3%ADchB.  
33  
CHÍNH SÁCH  
Nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản  
ước tính đạt 138 tỷ USD, tăng 9,2% so với  
cùng kỳ năm trước. Nhóm hàng công nghiệp  
nhẹ và tiểu thủ công nghiệp ước tính đạt 90,2  
tỷ USD, tăng 1,5%; nhóm hàng nông, lâm sản  
đạt 18,7 tỷ USD, giảm 0,1%; nhóm hàng thủy  
sản đạt 7,7 tỷ USD, giảm 0,9%. Hoa Kỳ là thị  
trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong  
11 tháng với kim ngạch đạt 69,9 tỷ USD, tăng  
25,7% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là  
Trung Quốc đạt 43,1 tỷ USD, tăng 16%. Thị  
trường EU đạt 32,2 tỷ USD, giảm 2,4%. Thị  
trường ASEAN đạt 20,9 tỷ USD, giảm 10,6%.  
Hàn Quốc đạt 17,7 tỷ USD, giảm 2,7%. Nhật  
Bản đạt 17,3 tỷ USD, giảm 6,5%. Trung Quốc  
là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam  
với kim ngạch ước tính đạt 73,9 tỷ USD, tăng  
7,9% so với cùng kỳ năm trước; Hàn Quốc đạt  
42 tỷ USD, giảm 2,9%; thị trường ASEAN đạt  
27,3 tỷ USD, giảm 6,9%; Nhật Bản đạt 18,6  
tỷ USD, tăng 4,8%; thị trường EU đạt 13,2 tỷ  
USD, tăng 4,3%; Hoa Kỳ đạt 12,6 tỷ USD,  
giảm 3,6%. Cán cân thương mại hàng hóa ước  
tính xuất siêu kỷ lục 20,1 tỷ USD (cùng kỳ  
năm trước xuất siêu 10,8 tỷ USD); trong đó  
khu vực trong nước nhập siêu 12,4 tỷ USD;  
khu vực đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất  
siêu 32,5 tỷ USD6.  
công nghệ cao, thiết bị hàng không, viễn thông  
và nông sản nguyên liệu…  
Sự tăng vọt thặng dư thương mại với  
Hoa Kỳ năm 2020 là do Việt Nam khống chế  
thành công dịch Covid-19 hơn Hoa Kỳ. Ngoài  
15 ngày đầu tháng 4 năm 2020 cả nước buộc  
phải thực hiện giãn cách xã hội trên diện rộng,  
còn lại các hoạt động kinh tế nội địa của Việt  
Nam diễn ra gần như bình thường trong suốt  
cả năm. Hơn nữa, Việt Nam vẫn duy trì hoạt  
động xuất khẩu phục vụ các thị trường quốc tế,  
trong đó có Hoa Kỳ. Đồng thời, khi các nước  
cần nhập khẩu các thiết bị và hàng tiêu dùng  
y tế để phục vụ công tác chống dịch, ứng phó  
dịch, Việt Nam cũng nằm trong số ít nước có  
thể đáp ứng được nhu cầu.  
Ngoài ra, cần nhìn nhận khách quan rằng,  
Việt Nam chỉ xuất siêu hàng hóa chủ yếu sang  
Hoa Kỳ và EU, còn hầu hết nhập siêu hàng hóa  
từ các thị trường khác như Trung Quốc, Nhật  
Bản, Hàn Quốc.  
Việt Nam có nhân lực đông, trẻ, rẻ và dễ  
đào tạo nên có lợi thế nhất định trong cạnh  
tranh thị trường quốc tế nói chung, với Hoa  
Kỳ nói riêng. Hơn nữa, cơ cấu kinh tế của hai  
nước là bổ sung cho nhau, chứ không cạnh  
tranh trực tiếp, nên các dòng hàng xuất - nhập  
giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là mang tính thị  
trường cao. Điều này thể hiện rõ trong việc  
Hoa Kỳ có nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm  
có lợi thế cạnh tranh của Việt Nam như dệt  
may, đồ gỗ, da giày, thủy sản, đồ điện tử…  
trong khi Việt Nam có nhu cầu lớn nhập khẩu  
các sản phẩm máy móc, nguyên vật liệu, công  
nghệ nguồn...  
Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam  
sang Hoa Kỳ đã thay đổi theo hướng tăng dần  
nhóm hàng chế biến, chế tạo, từng bước nâng  
cao giá trị gia tăng và tạo đà tăng trưởng bền  
vững. Theo Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ,  
kể từ khi Hiệp định thương mại Việt Nam -  
Hoa Kỳ được ký kết vào năm 2000, cơ cấu  
hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã thay đổi  
đáng kể. Nếu trước đây, Việt Nam xuất khẩu  
chủ yếu vào Hoa Kỳ là các nhóm hàng như:  
Dệt may, da giày… thì nay đã có thêm nhóm  
hàng nông - thủy - hải sản tham gia vào danh  
mục các nhóm hàng xuất khẩu quan trọng.  
Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn có nhu cầu nhập  
khẩu những mặt hàng mà Hoa Kỳ có nguồn  
cung dồi dào như: Các loại máy móc, thiết bị  
Đặc biệt, trong quá trình hợp tác, Chính  
phủ và cộng đồng doanh nghiệp hai nước đã  
nỗ lực phối hợp, tập trung giải quyết kịp thời  
và hiệu quả vấn đề thương mại ưu tiên, bao  
gồm việc mở cửa thị trường cho nông sản,  
hàng công nghiệp, hàng hóa và dịch vụ công  
nghệ thông tin của nhau, kiến tạo môi trường  
đầu tư, kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy ký kết  
34  
CHÍNH SÁCH  
nhiều dự án, hợp đồng thương mại lớn. Hai  
nước cũng đang triển khai có hiệu quả hoạt  
động hợp tác thông qua cơ chế đối thoại của  
Hiệp định khung về thương mại và đầu tư  
(TIFA) trên tinh thần hợp tác, xây dựng, công  
bằng, đáp ứng lợi ích chính đáng của mỗi  
bên. Đây là lý do kim ngạch thương mại song  
phương giữa hai nước liên tục tăng trưởng với  
tốc độ ấn tượng trong suốt 25 năm qua.  
nguyên liệu nhập khẩu từ Hoa Kỳ, gắn với  
xây dựng chuỗi cung ứng khép kín tạo ra hiệu  
quả chắc chắn cho cộng đồng doanh nghiệp  
hai nước.  
Thứ tư, tăng cường trao đổi, thảo luận tìm  
kiếm các giải pháp xử lý thỏa đáng những vấn  
đề còn tồn tại đáp ứng cao nhất lợi ích của cả  
hai nước. Đặc biệt, tập trung tháo gỡ khó khăn  
về dịch vụ công nghệ, quảng bá, quảng cáo,  
thương mại dịch vụ; giới thiệu, mở rộng các cơ  
hội để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận hàng  
hóa Hoa Kỳ. Hai nước đang tích cực trao đổi, rà  
soát vướng mắc và thúc đẩy giải quyết các quan  
tâm của Hoa Kỳ, trong đó có triển khai hiệu quả  
Kế hoạch hành động hướng tới cán cân thương  
mại hài hòa, bền vững, giảm thâm hụt thương  
mại. Với những hành động thiết thực tin tưởng  
rằng quan hệ thương mại giữa hai nước sẽ tiếp  
tục phát triển lên tầm cao mới...  
Mặt khác, phần thặng dư thương mại giữa  
Việt Nam và Hoa Kỳ không ngừng tăng lên  
trong các năm gần đây còn chịu tác động của  
cuộc chiến tranh thương mại Hoa Kỳ-Trung,  
khiến nhiều doanh nghiệp phải di dời, tìm  
nguồn cung ứng mới tại các nước, trong đó  
có Việt Nam và Việt Nam đã ít nhiều nắm bắt  
được cơ hội này.  
3. Giải pháp tháo gỡ cáo buộc thao túng  
tiền tệ  
Thay cho lời kết: Xu hướng xuất siêu  
của Việt Nam sang Hoa Kỳ sẽ sớm có điều  
chỉnh hướng tới cân bằng trong thời gian tới,  
do những diễn biến bất ổn của thương mại  
toàn cầu và nguy cơ đình trệ gây ra bởi đại  
dịch COVID-19 thời gian qua đã thúc đẩy  
các công ty lớn; trong đó, nhiều tập đoàn của  
Hoa Kỳ quan tâm hơn đến việc đầu tư vào  
Việt Nam để phát triển mô hình chuỗi cung  
ứng mới với các hệ thống cung ứng dự phòng  
đặt tại nhiều địa điểm khác nhau để đảm bảo  
sự bền vững và tính liên tục. Nhiều nhà đầu  
tư Hoa Kỳ đánh giá Việt Nam sẽ trở thành  
địa điểm đầu tư lý tưởng, quan trọng và an  
toàn của chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong khi  
đó, đây là thời điểm Việt Nam đẩy mạnh cải  
thiện môi trường kinh doanh, tăng cường đầu  
tư, quảng bá về cơ hội, tiềm năng để thu hút  
dòng vốn đầu tư từ Hoa Kỳ, đặc biệt là những  
lĩnh vực có hàm lượng giá trị gia tăng cao, tập  
trung vào các lĩnh vực như năng lượng, ứng  
dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, y tế,  
tài chính, hàng không, bán lẻ, giáo dục… Đó  
sẽ là nền tảng vững chắc để hai nước thúc  
đẩy trao đổi về những vấn đề chiến lược quan  
Để giải quyết cáo buộc thao túng tiền tệ  
mà Hoa Kỳ áp đặt, chúng tôi cho rằng, Việt  
Nam cần thực hiện những giải pháp sau đây:  
Thứ nhất, chủ động cung cấp thông tin  
giải trình, khách quan, chi tiết và minh bạch để  
Hoa Kỳ hiểu đầy dủ và đúng đắn hơn về chính  
sách và thực tế kinh tế của Việt Nam. Đồng  
thời, cần chủ động phối hợp với các cơ quan  
chức năng Hoa Kỳ sớm triển khai tiến trình  
đàm phán trao đổi, thương lượng giải quyết  
vấn đề giữa hai bên trong năm 2021.  
Thứ hai, đẩy mạnh xúc tiến các biện pháp  
khác như tăng nhập khẩu hàng hóa từ nước này  
(như đã từng ký một số hợp đồng tỷ đô mua máy  
bay của Hoa Kỳ hoặc thúc đẩy các dự án lớn  
thuộc lĩnh vực năng lượng, điện khí LNG là mặt  
hàng Việt Nam có nhu cầu lớn trong khi nguồn  
cung từ Hoa Kỳ dồi dào, giá cả cạnh tranh); Việt  
Nam cũng cần thể hiện sự tôn trọng chính kiến  
của Hoa Kỳ và nhất quán thể hiện thành ý Việt  
Nam luôn coi trọng mối quan hệ kinh tế-thương  
mại ổn định và bền vững với Hoa Kỳ.  
Thứ ba, khuyến khích các doanh nghiệp  
chủ động nghiên cứu sản xuất và xuất khẩu  
đi Hoa Kỳ bằng chính công nghệ và nguồn  
trọng trong tương lai  
35  
pdf 6 trang yennguyen 20/04/2022 1780
Bạn đang xem tài liệu "Việt Nam không phải quốc gia thao túng tiền tệ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfviet_nam_khong_phai_quoc_gia_thao_tung_tien_te.pdf