Giáo trình mô đun Thanh toán quốc tế - Nghề: Khai thác vận tải

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI I  
GIÁO TRÌNH  
MÔ ĐUN:  
NGHỀ:  
THANH TOÁN QUỐC TẾ  
KHAI THÁC VẬN TẢI  
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG  
(Ban hành kèm theo Quyết định số.....QĐ/ ngày......tháng........năm....của ...........)  
Hải Phòng, năm 2017  
1
 
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN  
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng  
nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.  
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu  
lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.  
2
LỜI GIỚI THIỆU  
Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về số lượng và chất  
lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp đáp ứng nhu  
cầu xã hội. Cùng phát triển của nền kinh tế trong nước, các hoạt động trong lĩnh vực kinh  
tế vận tải biển đặc biệt là trong hoạt động ngoại thương cũng phát triển mạnh mẽ.  
Chương trình khung quốc gia nghề Kinh tế vận tải biển đã được xây dựng trên cơ sở phân  
tích nghề, phần kỹ thuật nghề được kết cấu theo các môđun. Để tạo điều kiện thuận lợi cho  
các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc biên soạn giáo trình kỹ thuật nghề theo  
các môđun đào tạo nghề là cấp thiết hiện nay.  
Mô đun: Thanh toán quốc tế là mô đun đào tạo nghề được biên soạn theo hình thức tích  
hợp lý thuyết và thực hành. Trong quá trình thực hiện, nhóm biên soạn đã tham khảo nhiều  
tài liệu trong và ngoài nước, kết hợp với kinh nghiệm trong thực tế.  
Mặc dù có rất nhiều cố gắng, nhưng không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được  
sự đóng góp ý kiến của độc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn.  
Xin chân thành cảm ơn!  
Hải Phòng, ngày…..........tháng…........... năm……  
Tham gia biên soạn  
1. Chủ biên Lăng Hoàng Vân  
2 ………...  
3………..  
3
 
MỤC LỤC  
4
 
5
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT  
CHỮ VIẾT TẮT  
CK  
CHÚ THÍCH  
Chiết khấu  
GTCK  
NH  
Giá trị chiết khấu  
Ngân hàng  
XK  
Xuất khẩu  
NK  
Nhập khẩu  
L/C  
B/L  
C/O  
P/L  
Thư tín dụng  
Bill of lading – Vận đơn đường biển  
Certificate of orgin – Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa  
Packing list – Phiếu đóng gói hàng hóa  
Documents against acceptance – Chấp nhận đổi chứng từ  
Documents against payment – Trả tiền đổi chứng từ  
D/A  
D/P  
6
 
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN  
Tên mô đun: THANH TOÁN QUỐC TẾ  
Mã mô đun: MĐ6840102.15  
Vị trí, tính chất của mô đun  
- Vị trí: Là môn khoa học chuyên môn trong nội dung chương trình đào tạo của nghề khai  
thác vận tải, được bố trí giảng dạy sau khi học các môn chung và khi học các môn cơ sở  
của nghề  
- Tính chất: Là mô đun nghiên cứu những kiến thức cơ bản và kỹ năng liên quan đến thị  
trường hối đoái, các nghiệp vụ hối đoái cơ bản trên thị trường, các phương tiện và phương  
thức thanh toán quốc tế cùng cái nghiệp vụ tín dụng quốc tế.  
- Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: Là cơ sở để học các môn chuyên môn của nghề.  
Mục tiêu mô đun  
- Về kiến thức: Trình bày đưc  
+ Những kiến thức hợp đồng mua bán ngoại thương; các điều kiện thanh toán quốc tế được  
quy định trong hợp đồng mua bán ngoại thương đặc biệt phương thức thanh toán, phương  
tiện thanh toán quốc tế;  
+ Các khái niệm về tỷ giá hối đoái, các loại tỷ giá hối đoái, các phương pháp xác định tỷ  
giá và phân tích các biện pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái, thị trường hối đoái và các nghiệp  
vụ giao dịch hối đoái;  
+ Các khái niệm, đặc điểm của các phương tiện thanh toán quốc tế. Nội dung của các  
phương thức thanh toán quốc tế;  
+ Nội dung của chứng từ tài chính, chứng từ thương mại & kiểm tra xử lý bộ chứng từ;  
+ Các loại hình tín dụng quốc tế; các thời hạn cho vay và trả lãi, các yếu tố cấu thành chi  
phí vay vốn của doanh nghiệp  
- Về kỹ năng:  
+ Tính được tỷ giá hối đoái và xác định được lợi nhuận khi mua bán ngoại hối;  
+ Biết cách phân loại các chứng từ thanh toán;  
+ Lập được các chứng từ thanh toán;  
+ Thực hiện được các nghiệp vụ liên quan đến chứng từ trong quá trình thanh toán;  
+ Biết lập, phân tích và kiểm tra các chứng từ hàng hóa, chứng từ thanh toán.  
+ Biết cách thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế.  
+ Lập kế hoạch vay vốn quốc tế;  
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:  
+ Tự thu nhập các thông tin liên quan đến hoạt động thanh toán;  
+ Tự mình thực hiện các nghiệp vụ thanh toán và tín dụng;  
+ Tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu thu thập, tính toán được.  
Nội dung mô đun  
7
BÀI 1. LẬP KẾ HOẠCH MUA BÁN VÀ SỬ DỤNG NGOẠI TỆ DOANH NGHIỆP  
Mã bài: 6840102.15.01  
Giới thiệu  
Việc thanh toán các nghĩa vụ tiền tệ phát sinh có liên quan đến các quan hệ Thanh toán  
quốc tế là việc thanh toán các nghĩa vụ tiền tệ phát sinh có liên quan tới các quan hệ kinh  
tế, thương mại và các mối quan hệ khác giữa các tổ chức, các công ty và các chủ thể khác  
nhau của các nước.  
Như công ty Atlantic, Mỹ phải thanh toán 20.000 USD cho công ty Xuất nhập khẩu Hạ  
Long để nhập khẩu 1000 tấn tôm sú.  
Do khoảng cách xa về địa lý, các bên tham gia không thể thanh toán trực tiếp bằng tiền  
mặt mà phải thông qua các phương tiện thanh toán quốc tế theo cơ chế sau:  
1
Cty Hạ Long  
Cty Atlantic  
2
3
7
5
4
6
NH Mỹ  
NH Việt Nam  
- Bước 1: Cty Hạ Long xuất hàng cho công ty Atlantic  
- Bước 2: Cty Atlantic chuyển séc, thư chuyển tiền, điện chuyển tiền trả cty Hạ Long.  
- Bước 3: Cty chuyển các phương tiện thanh toán cho NH Việt Nam nhờ thu hộ tiền.  
- Bước 4: NH Việt Nam thông qua NH đồng nghiệp tại Mỹ đòi tiền của cty Atlantic.  
- Bước 5: NH Mỹ bán các phương tiện thanh toán đòi tiền cty Atlan tic  
- Bước 6: NH Mỹ chuyển ngoại tệ vào tài khoản của NH Việt Nam tại NH mình.  
- Bước 7: NH Việt Nam trả tiền cho cty Hạ Long  
Tóm lại, tất cả việc thanh toán giữa các nước đều được tiến hành thông qua ngân hàng và  
không dùng tiền mặt, nếu có thì chỉ trong những trường hợp riêng biệt. Cho nên, các chứng  
từ thanh toán quốc tế là đối tượng để mua bán của các ngân hàng. Các pháp nhân và tự  
nhiên nhân, tổ chức, công ty tham gia mua bán ngoại tệ đã tạo nên thị trường hối đoái.  
Trong điều kiện hiện nay, ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng trong thị trường  
này, các ngân hàng này tập trung trong tay mình đa số các nghiệp vụ ngoại hối.  
Mục tiêu  
- Về kiến thức:  
+ Nắm được các điều khoản về tiền tệ và thời gian thanh toán của hợp đồng mua bán ngoại  
thương.  
+ Nắm được các loại ngoại hối, tỷ giá các loại ngoại tệ, yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá.  
8
 
- Về kỹ năng:  
+ Xác định tỷ giá ngoại tệ, thực hiện được các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ, lợi nhuận thu  
được.  
+ Vận dụng được các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ vào hoạt động kinh doanh của doanh  
nghiệp.  
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm::  
+ Tự thu nhập các thông tin liên quan đến hoạt động thanh toán;  
+ Tự mình thực hiện các nghiệp vụ mua bán ngoại hối;  
+ Tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu thu thập, tính toán được.  
Nội dung chính:  
Nghiên cứu điều khoản  
tiền tệ thanh toán cúa hợp  
đồng  
1
2
Nghiên cứu điều khoản  
thời gian thanh toán của  
HĐ  
Xác định kết  
quả kinh  
doanh ngoại  
tệ  
5
Lựa chọn  
nghiệp vụ mua  
bán ngoại tệ  
3
Nghiên cứu về tỷ giá ngoại  
tệ  
4
Nghiên cứu nghiệp vụ mua  
bán ngọai tệ  
Sơ đồ 1.1 Quy trình lập kế hoạch mua bán ngoại tệ  
- Bước 1: Nghiên cứu điều khỏan về tiền tệ thanh toán để lựa chọn loại ngoại tệ doanh  
nghiệp cần sử dụng (đối với nhà nhập khẩu ) hoặc có được (đối với nhà xuất khẩu)  
- Bước 2: Nghiên cứu điều khỏan về thời gian thanh toán để lựa chọn thời gian doanh  
nghiệp cần sử dụng ngoại tệ (đối với nhà nhập khẩu ) hoặc có được ngoại tệ (đối với nhà  
xuất khẩu)  
- Bước 3: Nghiên cứu các loại tỷ giá mua, bán ngoại tệ để áp dụng tỷ giá mua, bán trao  
đổi ngoại tệ phù hợp  
- Bước 4: Nghiên cứu các nghiệp vụ mua, bán ngoại tệ trên thị trường.  
- Bước 5: Tổng hợp các vấn đề nghiên cứu để lựa chọn nghiệp vụ mua, bán ngoại tệ có lợi  
nhất cho doanh nghiệp  
1. Nghiên cứu điều khoản về tiền tệ và thời gian thanh toán của các hợp đồng mua  
bán ngoại thương  
1.1 Điều kiện tiền tệ  
Trong thanh toán quốc tế, các bên phải sử dụng đơn vị tiền tệ nhất định của một  
9
   
nước nào đó, vì vậy trong các hợp đồng ngoại thương đều có quy định về điều kiện tiền tệ.  
Điều kiện tiền tệ chỉ việc sử dụng các loại tiền tệ nào để tính toán và thanh toán trong các  
hợp đồng và hiệp định ký kết giữa các nước, đồng thời quy định cách xử lý khi giá trị đồng  
tiền đó biến động.  
1.1.1 Phân loại tiền tệ trong thanh toán quốc tế:  
a) Căn cứ vào phạm vi sử dụng tiền tệ:  
- Tiền tệ thế giới (World currency): vàng, chưa có vật nào có thể thay thế vàng trong chức  
năng tiền tệ thế giới.  
Tuy nhiên, vàng không dùng vàng thể hiện giá cả và không dùng vàng để thanh toán theo  
từng chuyến hàng giao dịch trong năm, theo từng hợp đồng. Vàng chỉ được dùng làm ph-  
ương tiện thanh toán cuối cùng giữa 2 ngân hàng trung ương của 2 nước với nhau.  
- Tiền tệ quốc tế (International currency): là các đồng tiền hiệp định thuộc các khối kinh tế  
và tài chính quốc tế như EURO, SDR (Đồng tiền của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF).  
Hình 1.1: Đồng Euro (Nguồn Internet)  
- Tiền tệ quốc gia (National currency): tiền tệ của từng quốc gia như USD, VND, THB,  
GBP...  
Hình 1.2: Đồng USD (Nguồn Vietnamnet)  
b) Căn cứ hình thức tồn tại của tiền tệ:  
- Tiền mặt (Cash) là tiền giấy của từng quốc gia riêng biệt.  
- Tiền tín dụng (Credit currency) là đồng tiền chỉ tồn tại trên tài khoản của ngân hàng. Khi  
sử dụng bằng cách ghi Có vào tài khoản nước này đồng thời ghi Nợ vào tài khoản của ngân  
10  
hàng nước kia.  
+ Tỷ trọng trong thanh toán quốc tế chiếm 90% là tiền tín dụng.  
+ Hình thức tồn tại của đồng tiền tín dụng là phương tiện tín dụng nói chung hay phơng  
tiện thanh toán quốc tế nói riêng bao gồm: Hối phiếu, Séc, T/T, M/T...  
c) Căn cứ vào mục đích sử dụng tiền tệ trong thanh toán:  
- Tiền tệ tính toán (Account currency) là tiền tệ được dùng để thể hiện giá cả và tổng trị  
giá hợp đồng. Đồng tiền phát huy chức năng thớc đo giá trị.  
- Tiền tệ thanh toán (Payment currency) là tiền tệ được dùng để thanh toán nợ nần, thanh  
toán trong hợp đồng. là đồng tiền người mua trả cho người bán  
Có thể dùng đồng tiền tính toán hay một đồng tiền khác do 2 bên mua và bán thỏa thuận.  
1.1.2 Các yếu tố quyết định việc sử dụng tiền tệ:  
Trong thanh toán, các bên muốn dùng đồng tiền nào để thanh toán? Vì sao?  
Bên nào cũng muốn dùng đồng tiền của nước mình vì:  
+ Nâng cao được vị thế của đồng tiền nước mình trên thị trường thế giới.  
+ Không phải dùng ngoại tệ để trả nợ nước ngoài  
+ Tránh được rủi ro khi biến động tỷ giá hối đoái.  
Khi ký kết hợp đồng, người ta dựa vào yếu tố nào để quyết định việc sử dụng đồng tiền  
nào làm đồng tiền thanh toán? Đó là:  
- Sự so sánh lực lượng của hai bên trong mua và bán. Bên mạnh được chọn.  
- Vị trí đồng tiền đó trên thị trường thế giới. Đồng USD.  
- Tập quán sử dụng đồng tiền thanh toán trên thế giới.  
- Đồng tiền thanh toán thống nhất trong các khu vực kinh tế thế giới. Đồng EURO  
1.1.3 Điều kiện bảo đảm ngoại hối:  
Khi lựa chọn tiền tệ để tính toán và thanh toán trong hợp đồng ngoại thương. Nếu giá trị  
của đồng tiền đó có sự biến động thì để xử lý người ta thường sử dụng điều kiện bảo đảm  
ngoại hối. Điều kiện này có hai cách quy định sau:  
- Nếu hợp đồng quy định đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh toán là một loại tiền và  
xác định tỷ giá của đồng tiền đó với một đồng tiền tương đối ổn định (như tiền USD). Khi  
thanh toán nếu tỷ giá đó thay đổi thì giá cả hàng hoá và tổng giá trị hợp đồng phải được  
điều chỉnh tương ứng.  
VD: Hợp đồng quy định đồng VND là tiền tính toán và thanh toán, tổng giá trị hợp đồng  
là 220.000.000 VND và quan hệ tỷ giá giữa USD/VND = 22.000.  
Khi thanh toán, tỷ giá USD/VND = 22.100 thì tổng giá trị hợp đồng là 221.000.000 VND.  
- Nếu đồng tiền tính toán (thường là đồng tiền tương đối ổn định) và đồng tiền thanh toán  
là hai đồng tiền khác nhau. Khi thanh toán các bên sẽ căn cứ vào tỷ giá giữa đồng tiền  
thanh toán và đồng tiền tính toán để tính ra số tiền phải trả.  
VD: Hợp đồng quy định lấy USD là đồng tiền tính toán và VND là đồng tiền thanh toán.  
trị giá HĐ là 10.000 USD. Khi thanh toán tỷ giá giữa USD/VND = 22.050 thì số tiền Việt  
phải trả là: 220.500.000 VND.  
11  
Khi đó xác định tỷ giá khi thanh toán bằng cách nào? Đó là tỷ giá trung bình giữa tỷ giá  
cao và tỷ giá thấp vào ngày hôm trước hôm trả tiền.  
1.2 Điều kiện thời gian thanh toán  
Điều kiện này liên quan chặt chẽ đến việc luân chuyển vốn, lợi tức và có thể tránh được  
biến động của tiền tệ thanh toán. Vì vậy đây là vấn đề quan trọng và thường xảy ra tranh  
chấp giữa các bên trong đàm phán ký kết hợp đồng. Có 3 cách quy định thời gian thanh  
toán:  
a) Thời gian trả tiền trước: là sau khi ký kết hợp đồng hoặc sau khi bên xuất khẩu chấp  
nhận đơn đặt hàng nhưng trước khi giao hàng thì bên nhập khẩu đã trả cho bên xuất khẩu  
toàn bộ hay một phần số tiền hàng.  
Mục đích: Bên nhập khẩu cấp tín dụng ngắn hạn cho bên xuất khẩu hoặc để đảm bảo thực  
hiện hợp đồng.  
Có hai loại trả tiền trước:  
- Người mua trả tiền trước cho người bán:  
+ X ngày sau ngày ký hợp đồng.  
+ X Ngày sau ngày hợp đồng có hiệu lực.  
Mục đích: cấp tín dụng xuất khẩu cho người xuất khẩu để họ có tiền sản xuất hàng. Khi  
đó, giá hàng của hợp đồng này nhỏ hơn giá hàng trả tiền ngay. Phần chênh lệch này là lãi  
của phát sinh của số tiền ứng trước.  
- Người mua trả tiền trước cho người xuất khẩu X ngày trước ngày giao hàng.  
+ Ngày giao hàng được hiểu là chuyến giao hàng đầu tiên  
+ Không tính lãi đối với số tiền trả trước  
+ Người bán chỉ giao hàng khi nhận được báo có số tiền ứng trước  
Mục đích để nhằm bảo đảm thực hiện hợp đồng nhập khẩu. Thời gian của nó rất ngắn  
thường từ (10-15 ngày) và thường không tính lãi số tiền này.  
b) Thời gian trả ngay được chia làm 5 loại:  
- Người mua trả tiền ngay sau khi người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng không trên  
phương tiện vận tải tại nơi giao hàng chỉ định. Nơi giao hàng chỉ định được quy định trong  
điều khoản giao hàng theo Incoterm.  
Ví dụ:  
EXW: giao hàng tại xưởng.  
FAS: giao dọc mạn tàu, hàng được đặt cạnh mạn tàu.  
DEQ: giao tại cầu tàu .  
Sau khi giao hàng, người bán phải thông báo cho người mua bằng điện thoại, fax, thư ...  
Người mua sẽ trả tiền ngay khi nhận được thông báo.  
- Người mua trả tiền ngay sau khi người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng trên phương  
tiện vận tải tại nơi giao hàng chỉ định.  
Ví dụ:  
FCA: giao hàng cho người chuyên chở  
FOB: giao hàng trên tàu, hàng qua lan can tàu...hoặc giao hàng trên toa tàu  
hoả tại ga biên giới của người bán (đối với giao hàng bằng đường sắt).  
12  
 
Sau khi nhận được vận đơn vận tải, người bán thông báo cho người mua yêu cầu trả tiền  
ngay.  
- Người mua trả tiền ngay sau khi người bán hoàn thành giao hàng, lập bộ chứng từ gửi  
hàng và chuyển đến người mua hàng hoặc ngân hàng. Bộ chứng từ bao gồm:  
+ Vận đơn gửi hàng. (Bill of lading)  
+ Hoá đơn thương mại. (Commercial Invoice)  
+ Giấy kê khai đóng gói (Packing list).  
+ Đơn bảo hiểm. (Insurance policy).  
+ Giấy chứng nhận phẩm chất. (Certificate of quality).  
+ Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin C/O).  
+ Giấy giám định, kiểm nghiêm (Test/inspection Certificate).  
+ Một số giấy tờ khác.  
Người ta chuyển chứng từ thông qua một số hình thức sau:  
+ Qua đường bưu điện.  
+ Thông qua thuyền trưởng.  
+ Thông qua người mua hoặc đại diện của họ.  
+ Qua hệ thống ngân hàng quốc tế.  
- Người mua trả tiền ngay sau khi người bán hoàn thành giao hàng, lập bộ chứng từ gửi  
hàng và chuyển đến người mua hàng trong vòng 5-7 ngày. Thể hiện ở Hối phiếu trả sau.  
- Người mua trả tiền cho người bán sau khi nhận xong hàng hoá tại nơi quy định hoặc tại cảng  
đến.  
c) Thời gian trả tiền sau có 4 loại vì nó lấy 4 loại trả tiền ngay làm mốc và trả tiền sau đó  
X ngày:  
- Trả tiền sau X ngày kể từ ngày nhận được thông báo của người bán đã hoàn thành giao  
hàng không trên phương tiện vận tải tại nơi giao hàng quy định.  
- Trả tiền sau X ngày kể từ ngày người bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng trên phương  
tiện vận tại tại nơi giao hàng quy định.  
- Trả tiền sau X ngày kể từ ngày nhận được bộ chứng từ thanh toán.  
- Trả tiền sau X ngày kể từ ngày nhận xong hàng hoá.  
Tuỳ theo tính chất của hợp đồng, tính chất của hàng hoá mà có thể vận dụng một trong các  
cách trên hoặc vận dụng tổng hợp các cách.  
VD: Một hợp đồng nhập khẩu máy móc thiết bị ghi:  
3% trả cho người bán trong thời hạn 30 ngày sau ngày ký hợp đồng.  
7% tiền hàng trả trong vòng 30 ngày trước ngày giao lô hàng đầu tiên.  
5% tiền hàng ngay sau khi giao lô hàng cuối cùng.  
5% tiền hàng trả trong vòng 30 ngày khi đã lắp xong máy và không quá 12  
tháng kể từ đợt hàng cuối cùng.  
80% trả trong thời hạn 5 năm, mỗi năm 1 phần bằng nhau.  
=> hai cách đầu tiên cấp tín dụng cho người bán, cách ba là trả tiền ngay, 2 cách sau là trả  
13  
tiền sau.  
2. Nghiên cứu thị trường ngoại hối:  
2.1 Các loại ngoại hối:  
2.1.1 Khái niệm:  
- Ngoại hối là một khái niệm dùng để chỉ các phương tiện có giá trị được dùng tiến hành  
thanh toán giữa các quốc gia.  
2.1.2 Phân loại:  
Tuỳ theo khái niệm của các quốc gia mà khái niệm ngoại hối có thể khác nhau nhưng xét  
về đại thể, ngoái hối có thể gồm 5 loại:  
- Ngoại tệ (Foreign Currency) tức tiền của nước khác lưu thông trong một nước. Ngoại tệ  
gồm hai loại: Ngoại tệ tiền mặt và ngoại tệ tín dụng.  
- Các phương tiện thanh toán quốc tế ghi bằng ngoại tệ, gồm có:  
+ Hối phiếu (Bill of exchange)  
+ Kỳ phiếu (Promissory Note)  
+ Séc (cheque)  
+ Thư chuyển tiền (Mail Transfer)  
+ Điện chuyển tiền (Telegraphic Transfer)  
+ Thẻ tín dụng ( Credit card)  
+ Thư tín dụng ngân hàng (Bank Letter of Credit)  
- Các chứng khoán có giá trị ghi bằng ngoại tệ (các loại giấy tờ có giá) như:  
+ Cổ phiếu ( Stock)  
Hình 1.3: Cổ phiếu công ty (Nguồn Wikipedia)  
+ Trái phiếu công ty (Corporate Bond)  
+ Trái phiếu chính phủ (Goverment Bond)  
14  
   
Hình 1.4: Trái phiếu chính phủ Việt Nam (Nguồn Báo Công thương)  
+ Trái phiếu kho bạc (Treasury Bond)  
- Vàng bạc, kim cương, ngọc trai, đá quý v.v. .được dùng làm tiền tệ.  
- Tiền của Việt Nam được chuyển vào ra khỏi Việt Nam dưới các hình thức sau đây:  
+ Tiền của Việt Nam ở nước ngoài dưới mọi hình thức khi quay lại Việt Nam.  
+ Tiền Việt Nam là lợi nhuận của người đầu tư nước ngoài ở Việt Nam.  
+ Tiền Việt Nam có nguồn gốc ngoại tệ khác.  
Tất cả các ngoại hối nêu trên được quản lý theo Luật quản lý ngoại hối của nước  
CHXHCNVN ban hành năm 2005 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung số 06/2013/PL-  
UBTVQH13 ngày 18 tháng 3 năm 2013.  
2.2 Tính tỷ giá của các loại ngoại tệ:  
2.2.1 Khái niệm:  
- Các phương tiện thanh toán quốc tế được mua và bán trên thị trường hối đoái bằng tiền  
tệ quốc gia của một nước theo một giá cả nhất định. Vì vậy, giá cả của một đơn vị tiền tệ  
này thể hiện bằng một số đơn vị tiền tệ nước kia trong một thời gian và không gian nhất  
định được gọi là tỷ giá hối đoái.  
- Tỷ giá hối đoái còn được định nghĩa ở khía cạnh khác, đó là quan hệ so sánh giữa hai tiền  
tệ của hai nước với nhau. Người ta so sánh hai tiền tệ thông qua sức mua của chúng gọi là  
ngang giá sức mua  
Ví dụ: Một lô hàng A ở Mỹ có giá bán 10 USD, ở Nhật có giá bán 50 yên (JPY). Vậy  
50  
ngang giá sức mua là:  
1 USD =  
= 5 JPY  
10  
2.2.2 Phương pháp yết giá: (Quotation):  
* Tỷ giá hối đoái tại ngân hàng thường được yết giá như sau:  
USD/VND = 21.450/70  
- Đồng USD đứng trước là tiền yết giá và là một đơn vị tiền tệ  
- Đồng VND đứng sau là tiền định giá và là một số đơn vị tiền tệ và thường thay đổi phụ  
thuộc vào thời giá của tiền yết giá.  
15  
 
- Tỷ giá đứng trước (BID RATE) là tỷ giá mua đồng USD trả bằng tiền VND của ngân  
hàng  
- Tỷ giá đứng sau (ASK RATE) là tỷ giá bán đồng USD trả bằng tiền VND của ngân hàng.  
Tỷ giá ASK thường lớn hơn tỷ giá BID. Chênh lệch giữa chúng gọi là SPREAD, còn gọi  
là lợi nhuận (chưa nộp thuế) của ngân hàng.  
Ví dụ: USD/DEM = 1,7015 chỉ được đọc các số lẻ sau dấu phẩy.  
Các số này chia làm hai nhóm số. Hai số thập phân đàu tiên đọc là ‘Số” (Figure),  
hai số kế tiếp đọc là “điểm(Point).  
Tỷ giá trên đọc là “Đôla, Đê mác bằng một, bảy mươi số, mười lăm điểm”.  
Có 2 phương pháp yết giá:  
- Yết giá trực tiếp tức một đơn vị ngoại tệ bằng bao nhiêu đơn vị nội tệ trong một thời gian  
và không gian cụ thể.  
USD/VND = 21.780 tức là 1 USD bằng 21.780 VND  
- Yết giá gián tiếp tức là 1 đơn vị nội tệ bằng bao nhiêu đơn vị ngoại tệ trong một thời gian  
và địa điểm cụ thể.  
VND/USD= 1/21.780 =0,000046  
Một số ký hiệu tiền tệ theo Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO):  
Đô la Mỹ  
USD  
SGD  
HKD  
JPY  
Đô la Sing  
Đô la Hồng Kông  
Yên Nhật  
Bảng Anh  
GBP  
DEM  
THB  
CHF  
FRF  
Mác Đức  
Bạt Thái Lan  
Phrăng Thuỵ sĩ  
Phrăng Pháp  
Nhân dân tệ Trung Quốc  
Rupi ấn độ  
CNY  
INR  
2.2.3 Xác định tỷ giá theo phương pháp tính chéo:  
a) Xác định tỷ giá hối đoái của hai tiền tệ yết giá gián tiếp:  
Ví dụ 1: Tại Mỹ, ngân hàng công bố tỷ giá:  
USD/DEM: 1,4102/75  
USD/FRF = 5,8615/95  
Để xác định tỷ giá mua và bán của DEM/FRF (hai tiền tệ yết giá gián tiếp), ta làm như  
sau:  
* Xác định tỷ giá bán DEM/FRF của khách hàng (AKSk DEM/FRF):  
16  
- Bước 1: Xác định DEM  
USD  
FRF  
USD  
=
:
FRF  
DEM  
- Bước 2: Người mua dùng DEM để mua USD -> ngân hàng bán USD lấy DEM áp dụng  
tỷ giá bán:  
ASKk USD/DEM: 1,4175.  
- Bước 3: Người mua dùng USD để mua FRF -> ngân hàng mua USD bằng FRR:  
BIDn USD/FRF: 5,8615  
- Bước 4: Xác định tỷ giá ASK DEM/FRF của khách hàng  
ASKk DEM/FRF = BIDn USD/FRF = 5,8615  
(1)  
ASKk USD/DEM  
1,4175  
Kết luận: Tỷ giá bán của hai tiền tệ yết giá gián tiếp, ta lấy tỷ giá bán của đồng tiền  
yết giá của ngân hàng chia cho tỷ giá mua của đồng tiền dịnh giá của ngân hàng.  
* Xác định tỷ giá mua DEM/FRF của khách hàng (BIDk DEM/FRF):  
- Bước 1: Người mua dùng FRF mua USD => ngân hàng bán USD lấy FRF:  
ASKk USD/FRF: 5,8695  
- Bước 2: Người mua bán USD lấy DEM => ngân hàng mua USD bằng DEM:  
BIDn USD/DEM: 1,4102  
- Bước 3: Xác định tỷ giá mua DEM/ FRF của khách hàng  
=>  
BIDk DEM/FRF = ASKk USD/FRF = 5,8695  
BIDn USD/DEM 1,4102  
(2)  
Kết luận: Tỷ giá mua của hai tiền tệ yết giá, ta lấy tỷ giá bán của đồng tiền định giá  
của ngân hàng chia cho tỷ giá mua của đồng tiền yết giá.  
b) Xác định tỷ giá hối đoái của hai đồng tiền yết giá trực tiếp:  
Ví dụ 2: Tại Berlin, ngân hàng công bố tỷ giá:  
USD / DEM  
GBP / DEM  
Để xác định tỷ giá mua và bán của USD/GBP (hai tiền tệ yết giá trực tiếp), ta làm như sau:  
* Xác định tỷ giá bán USD/GBP của khách hàng (AKSk USD/GBP):  
- Bước 1: Xác định USD  
USD  
GBP  
=
:
GBP  
DEM  
DEM  
17  
- Bước 2: Người mua bán USD để lấy DEM => ngân hàng mua USD áp dụng tỷ giá mua:  
BIDn USD/DEM.  
- Bước 3: Sau đó người mua dùng DEM có được để mua GBP -> ngân hàng bán GBP lấy  
DEM:  
ASKk GBP/DEM.  
- Bước 4: Xác định tỷ giá ASK USD/GBP của khách hàng, ta có:  
BIDn USD/DEM  
ASKk USD/GBP =  
(3)  
ASKk GBP/DEM  
* Xác định tỷ giá mua USD/GBP của khách hàng (BIDn USD/GBP):  
- Bước 1: Xác định USD  
USD  
GBP  
=
:
GBP  
DEM  
DEM  
- Bước 2: Người mua bán GBP để lấy DEM => ngân hàng mua GBP áp dụng tỷ giá mua:  
BIDn GBP/DEM.  
- Bước 3: Sau đó người mua dùng DEM có được để mua USD -> ngân hàng bán USD lấy  
DEM:  
ASKk USD/DEM.  
- Bước 4: Xác định tỷ gBIDk USD/GBP của khách hàng  
ASKk USD/DEM  
BIDn USD/GBP =  
(4)  
BIDn GBP/DEM  
c) Xác định tỷ giá hối đoái của hai tiền tệ yết giá khác nhau:  
Ví dụ 3: Xác định tỷ giá hối đoái của hai tiền tệ yết giá khác nhau cùng ở vị trí là tiền yết  
giá  
GBP /USD  
FRF / USD  
* Xác định tỷ giá bán GBP/FRF của khách hàng (AKSk GBP/FRF):  
- Bước 1: Xác định GBP  
GBP  
USD  
FRF  
=
:
FRF  
USD  
- Bước 2: Người mua bán GBP để lấy USD => ngân hàng mua GBP bằng USD áp dụng tỷ  
giá mua:  
18  
BIDn GBP/USD.  
- Bước 3: Sau đó người mua dùng USD có được để mua FRF -> ngân hàng bán FRF lấy  
USD:  
ASKk FRF/USD.  
- Bước 4: Xác định tỷ giá ASK GBP/FRF của khách hàng, ta có:  
BIDn GBP/USD  
(5)  
ASKk GBP/FRF =  
ASKk FRF/USD  
* Xác định tỷ giá mua GBP/FRF của khách hàng (BIDn GBP/FRF):  
- Bước 1: Xác định GBP  
GBP  
USD  
FRF  
=
:
FRF  
USD  
- Bước 2: Người mua bán FRF để lấy USD => ngân hàng mua FRF bằng USD áp dụng tỷ  
giá mua: BIDn FRF/USD.  
- Bước 3: Sau đó người mua dùng USD có được để mua GBP -> ngân hàng bán GBP lấy  
USD: ASKk GBP/USD.  
- Bước 4: Xác định tỷ giá BIDk GBP/FRF của khách hàng  
ASKk GBP/USD  
(6)  
BIDn GBP/FRF =  
BIDn FRF/USD  
Ví dụ 4: Xác định tỷ giá hối đoái của hai tiền tệ yết giá khác nhau cùng ở vị trí là tiền định  
giá  
USD/GBP  
USD/FRF  
* Xác định tỷ giá bán GBP/FRF của khách hàng (AKSk GBP/FRF):  
- Bước 1: Xác định GBP  
USD  
FRF  
USD  
GBP  
=
:
FRF  
- Bước 2: Người mua lấy GBP mua USD => ngân hàng bán USD lấy GBP áp dụng tỷ giá  
bán: ASKk USD/GBP  
- Bước 3: Sau đó người mua bán USD có được để lất FRF -> ngân hàng mua USD bằng  
FRF: BIDn USD/FRF.  
- Bước 4: Xác định tỷ giá BIDk GBP/FRF của khách hàng  
ASKk USD/GBP  
ASKk GBP/FRF =  
(7)  
BIDn USD/FRF  
19  
* Xác định tỷ giá mua GBP/FRF của khách hàng (BIDn GBP/FRF):  
- Bước 1: Xác định GBP  
GBP  
USD  
FRF  
=
:
FRF  
USD  
- Bước 2: Người mua dùng FRF để mua USD => ngân hàng bán USD lấy FRF áp dụng tỷ  
giá mua: ASKk USD/FRF.  
- Bước 3: Sau đó người mua bán USD có được để lấy GBP => ngân hàng mua USD bằng  
GBP: BIDn USD/GBP.  
- Bước 4: Xác định tỷ giá BIDn GBP/FRF của khách hàng, ta có:  
ASKk USD/FRF  
(8)  
BIDn GBP/FRF =  
BIDn USD/GBP  
Ví dụ 5: Xác định tỷ giá hối đoái của hai tiền tệ yết giá khác nhau ở vị trí khác nhau  
GBP/ USD  
USD/FRF  
* Xác định tỷ giá bán GBP/FRF của khách hàng (AKSk GBP/FRF):  
- Bước 1: Xác định GBP  
GBP  
USD  
USD  
FRF  
=
x
FRF  
- Bước 2: Người mua bán GBP lấy USD => ngân hàng mua GBP bằng USD áp dụng tỷ  
giá mua: BIDn GBP/USD  
- Bước 3: Sau đó người mua bán USD có được để lấy FRF -> ngân hàng mua USD bằng  
FRF: BIDn USD/FRF.  
- Bước 4: Xác định tỷ giá BIDk GBP/FRF của khách hàng  
ASKk GBP/FRF = BIDn GBP/USD x BIDn USD/FRF  
(9)  
* Xác định tỷ giá mua GBP/FRF của khách hàng (BIDn GBP/FRF):  
- Bước 1: Xác định GBP  
GBP  
USD  
USD  
FRF  
=
x
FRF  
- Bước 2: Người mua dùng FRF để mua USD => ngân hàng bán USD lấy FRF áp dụng tỷ  
giá mua: ASKk USD/FRF.  
- Bước 3: Sau đó người mua dùng USD để mua GBP => ngân hàng bán GBP để lấy USD  
=> áp dụng tỷ giá bán:  
20  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 82 trang yennguyen 26/03/2022 5862
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Thanh toán quốc tế - Nghề: Khai thác vận tải", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_thanh_toan_quoc_te_nghe_khai_thac_van_tai.pdf