Phân chia địa tầng Pliocen - Đệ tứ ở phía đông thềm lục địa Việt Nam trên cơ sở tài liệu trùng lỗ và tảo vôi

Khoa học Tự nhiên  
Phân chia địa tầng Pliocen - Đệ tứ  
ở phía đông thềm lục địa Việt Nam  
trên cơ sở tài liệu trùng lỗ và tảo vôi  
Nguyễn Thị Thắm*, Nguyễn Văn Sử, Tạ Thị Hòa, Mai Hoàng Đảm, Nguyễn Hoài Chung  
Viện Dầu khí Việt Nam  
Ngày nhận bài 22/1/2020; ngày chuyển phản biện 3/2/2020; ngày nhận phản biện 12/3/2020; ngày chấp nhận đăng 23/3/2020  
Tóm tắt:  
Hóa thạch trùng lỗ (foraminifera) và tảo vôi (calcareous nannofossil) được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu  
sinh địa tầng trầm tích biển do chúng tiến hóa nhanh và phân bố rộng. Qua nhiều năm nghiên cứu các trầm tích  
Pliocen - Đệ tứ ở phía đông thềm lục địa Việt Nam thông qua các giếng khoan thăm dò dầu khí, nhóm tác giả nhận  
thấy hai nhóm sinh vật trên thực sự là công cụ hiệu quả để phân chia chi tiết địa tầng các trầm tích này. Các giếng  
khoan A, B, C, D, E và F được chọn đại diện cho khu vực nghiên cứu. Áp dụng các tiêu chuẩn phân đới trùng lỗ trôi  
nổi “N” Blow, “PL” & “PT” Wade và nnk; tiêu chuẩn phân đới tảo vôi “NN” Martinii, “CNPL” Backman và nnk,  
bảng phân chia địa tầng và các đới sinh vật cho các trầm tích Pliocen - Đệ tứ ở phía đông thềm lục địa Việt Nam  
đã được đưa ra. Theo nghiên cứu, trầm tích Pliocen sớm được giới hạn trong các đới trùng lỗ PL1-PL3/phần trên  
N18-N19, tương ứng với các đới tảo vôi CNPL1-CNPL3/NN12-NN15. Trầm tích Pliocen muộn gồm các đới trùng lỗ  
PL4-PL6/N20-N21, tương ứng với các đới tảo vôi CNPL4-CNPL6/NN16-NN18. Trầm tích Pleistocen sớm đặc trưng  
bởi phụ đới trùng lỗ trôi nổi PT1a/phần dưới N22, tương ứng với các đới tảo vôi CNPL6-CNPL10/NN19. Trầm tích  
Pleistocen muộn - Holocen gồm phụ đới trùng lỗ trôi nổi PT1b và đới tảo vôi CNPL11/NN20-NN21. Kết quả cho  
thấy sự phù hợp của phân chia địa tầng ở khu vực nghiên cứu với các tiêu chuẩn phân đới chuẩn trong giai đoạn  
Pliocen - Đệ tứ ở vùng biển Thái Bình Dương và vĩ độ thấp. Đây là tiền đề áp dụng cho các nghiên cứu và liên kết  
địa tầng ở thềm lục địa Việt Nam và các khu vực lân cận.  
Từ khóa: đông thềm lục địa Việt Nam, Pliocen - Đệ tứ, tảo vôi, trùng lỗ trôi nổi.  
Chỉ số phân loại: 1.5  
tổng hợp các tài liệu địa chất khu vực. Công tác tổng hợp  
và minh giải các tài liệu phân tích mẫu, đặc biệt là tài liệu  
cổ sinh chưa được quan tâm đúng mức. Do vậy, các kết quả  
nghiên cứu địa tầng và liên kết đặc điểm địa chất các trầm  
tích này phần nào vẫn còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế.  
Giới thiệu chung  
Thềm lục địa Việt Nam có diện tích rộng hơn 1 triệu km2  
[1], được xem là vùng có cấu trúc địa chất phức tạp và chứa  
nhiều tiềm năng khoáng sản [2, 3]. Trong những năm gần  
đây, các trầm tích Pliocen - Đệ tứ ở thềm lục địa Việt Nam  
đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà địa chất bởi tiềm  
năng các khoáng sản rắn và phi kim chứa trong chúng [2-4].  
Để công tác tìm kiếm thăm dò các khoáng sản này đạt hiệu  
quả cao, bên cạnh việc nghiên cứu các đặc điểm địa chất,  
kiến tạo khu vực thì việc phân chia và liên kết địa tầng các  
tập trầm tích cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng.  
Các hóa thạch cổ sinh đóng một vai trò quan trọng trong  
nghiên cứu địa tầng, khôi phục cổ môi trường trầm tích và  
các bối cảnh kiến tạo liên quan [9]. Trong đó, tảo vôi và  
trùng lỗ được xem là hai nhóm sinh vật rất hữu ích do chúng  
phân bố rộng và có tính nhạy cảm cao với sự thay đổi khí  
hậu và mực nước biển. Do vậy, việc kết hợp nghiên cứu sự  
phân bố của các hóa thạch này trong trầm tích giúp các nhà  
địa chất đánh giá được sự thay đổi về địa tầng, khí hậu và đi  
kèm với các dấu hiệu hình thành khoáng sản có liên quan.  
Cho đến nay, một số công trình nghiên cứu địa tầng  
trong các trầm tích Pliocen - Đệ Tứ đã đóng góp đáng kể  
trong việc phân chia địa tầng trầm tích Pliocen - Đệ tứ, điển  
hình như các công trình nghiên cứu của Trần Nghi và nnk  
Trải qua hơn 40 năm nghiên cứu cổ sinh địa tầng ở các  
(2010, 2014) [5, 6], Mai Thanh Tân và nnk (2013) [7], Đinh giếng khoan thăm dò dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam,  
Xuân Thành (2016) [8]. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu chúng tôi đã có một dữ liệu khá hoàn chỉnh về các hóa thạch  
này đều tập trung vào việc minh giải tài liệu địa chấn và trùng lỗ trôi nổi và tảo vôi trong trầm tích Pliocen - Đệ tứ ở  
*Tác giả liên hệ: Email: thamnt@vpi.pvn.vn  
1
62(8) 8.2020  
Khoa học Tự nhiên  
khu vực này. Trong bài báo này, chúng tôi trình bày các kết  
quả nghiên cứu hóa thạch trùng lỗ trôi nổi và tảo vôi trong  
trầm tích Pliocen - Đệ tứ tại một số giếng khoan ở khu vực  
phía đông thềm lục địa Việt Nam dựa theo các tiêu chuẩn  
phân đới ở vùng biển Thái Bình Dương và vĩ độ thấp. Qua  
đó, nhóm tác giả thiết lập sơ đồ phân chia các đới, phụ đới  
trùng lỗ trôi nổi và tảo vôi dựa trên các dữ kiện hóa thạch  
chỉ đạo trong trầm tích Pliocen - Đệ tứ, góp phần làm sáng  
tỏ bức tranh địa tầng khu vực, đồng thời làm tiền đề để áp  
dụng cho các nghiên cứu địa tầng trong khu vực và các vùng  
lân cận.  
Pliocene - Quaternary  
biostratigraphy in the east  
of Vietnam continental shelf  
based on the calcareous nannofossil  
and foraminifera documents  
Thi Tham Nguyen*, Van Su Nguyen, Thi Hoa Ta,  
Hoang Dam Mai, Hoai Chung Nguyen  
Vietnam Petroleum Institute  
Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu  
Received 22 January 2020; accepted 23 March 2020  
Dữ liệu trình bày trong nghiên cứu này gồm kết quả phân  
tích hóa thạch trùng lỗ và tảo vôi thu thập ở 6 giếng khoan,  
thuộc nhiều bể trầm tích khác nhau đặc trưng cho khu vực  
phía đông thềm lục địa Việt Nam, vị trí các giếng được thể  
hiện trong hình 1. Các giếng khoan được ký hiệu A, B, C,  
D, E và F, sắp xếp lần lượt theo thứ tự từ bắc xuống nam.  
Abstract:  
Foraminifera and calcareous nannofossil are widely used  
in the marine biostratigraphy study due to their rapid  
evolution and wide distribution. Through many years of  
studying Pliocene - Quaternary in the east of the Vietnam  
continental shelf via oil and gas exploration wells, the  
authors found that these two fossil groups were really  
effective tools for dividing details these sediments. The  
A, B, C, D, E, and F wells were chosen as a presentative  
for the study area. Following the standard zonal schemes  
of planktonic foraminifera “N” Blow, “PL” & “PT”  
Wade, et al.; the standard zonal schemes of calcareous  
nannofossil “NN” Martini and “CNPL” Backman, et al.,  
the Pliocene - Quaternary biostratigraphic framework  
in the studied area were established. In this study, the  
early Pliocene sediments were limited to the foraminifera  
zone PL1-PL3/upper N18-N19, corresponding to the  
nannofossil zone CNPL1-CNPL3/NN12-NN15. The late  
Pliocene sediments consisted of the foraminifera zone  
PL4-PL6/N20-N21, corresponding to the nannofossil  
zone CNPL4-CNPL6/NN16-NN18. The early Pleistocene  
sediments were characterised by foraminifera subzone  
PT1a/the lower N22, approximate to the nannofossil zone  
CNPL7-CNPL10/NN19. The late Pleistocene sediments  
include the foraminifera subzone PT1b/the upper N22  
and nannofossil zone CNPL11/NN20-NN21. The results  
exhibited that the suitability of stratigraphic division in  
the studied area with the standard zonal schemes in the  
Pliocene - Quaternary period in Pacific and low - latitude  
oceans. This is a premise to apply for the stratigraphic  
study and correlation in the Vietnam continental shelf  
and adjacent areas.  
Keywords: calcareous nannofossil, east of Vietnam  
continental shelf, planktonic foraminifera, Pliocene -  
Quaternary.  
Classification number: 1.5  
Hình 1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu và vị trí các giếng khoan đại  
diện.  
62(8) 8.2020  
2
Khoa học Tự nhiên  
Tổng số mẫu phân tích ở nghiên cứu này là 290, trong đó nghiên cứu sinh địa tầng chủ yếu áp dụng tiêu chuẩn phân  
210 mẫu phân tích hóa thạch trùng lỗ và 290 mẫu phân tích đới trùng lỗ trôi nổi “N” Blow (1969) [16], tiêu chuẩn phân  
hóa thạch tảo vôi, đa phần đều là mẫu vụn. Giếng khoan A đới tảo vôi “NN” Martinii (1971) và “CN” Okady & Burkry  
có 35 mẫu trong khoảng độ sâu 1.058-2.800 m; giếng khoan (1980) [14, 17]. Các tiêu chuẩn này đã mang lại hiệu quả  
B có 35 mẫu trong khoảng độ sâu 600-820 m; giếng khoan cao cho các nghiên cứu sinh địa tầng. Tuy vậy, nhiều đới  
C có 44 mẫu trong khoảng độ sâu 515-1.350 m; giếng khoan có địa tầng còn tương đối dài, ngoài ra một số ranh giới địa  
D có 42 mẫu trong khoảng độ sâu 248-932 m; giếng khoan tầng còn nằm lệch khá lớn so với ranh giới đới. Để khắc  
E có 89 mẫu trong khoảng độ sâu 235-2.011 m; và giếng phục những hạn chế này, trong những năm gần đây, các nhà  
khoan F có 45 mẫu trong khoảng độ sâu 1.700-2.050 m. Tại cổ sinh đã nghiên cứu và công bố tiêu chuẩn phân chia đới  
mỗi giếng khoan, số lượng mẫu phân tích trùng lỗ và tảo vôi chi tiết hơn cho các trầm tích Kainozoi nói chung và Pliocen  
hầu hết giống nhau, ngoại trừ giếng khoan A (39 mẫu phân - Đệ tứ nói riêng, điển hình là tiêu chuẩn phân đới trùng lỗ  
“PL” & “PT” Wade, et al. (2011) [18] và tiêu chuẩn phân  
đới tảo vôi “CNPL” Backman, (2012) [19]. Trong bài báo  
này, các tác giả sử dụng kết hợp tiêu chuẩn phân chia đới  
trùng lỗ trôi nổi “N” và “PL” & “PT”; tiêu chuẩn phân đới  
tảo vôi “NN” và “CNPL” để nghiên cứu địa tầng Pliocen -  
Đệ tứ ở khu vực.  
tích trùng lỗ, 89 mẫu phân tích tảo vôi) và giếng khoan F (15  
mẫu phân tích trùng lỗ, 45 mẫu phân tích tảo vôi), các mẫu  
được lấy cách nhau 10 đến 20 m.  
Các mẫu phân tích hóa thạch trùng lỗ trôi nổi được gia  
công theo phương pháp rửa mẫu [10]: cân 30 g trầm tích và  
cho vào cốc; cho từ từ dung dịch H2O2 30% vào cốc; ngâm  
mẫu ở nhiệt độ phòng, để qua đêm hoặc lâu hơn đến khi vật  
liệu hữu cơ bị oxy hóa và sét tách ra hoàn toàn; rửa sạch  
bằng nước qua hệ thống rây 63 µm-1 mm; sấy khô mẫu  
bằng tủ sấy ở nhiệt độ 60-80oC; cân khối lượng mẫu còn  
lại sau khi đã sấy khô; gói mẫu và ghi thông tin. Phần mẫu  
sau khi gia công sẽ được quan sát dưới kính hiển vi soi nổi  
Zeiss Stereo Discovery V12 và V20. Các hóa thạch trùng lỗ  
được xác định dựa theo hệ thống nhận diện của các tác giả  
Kennett & Srinivasan (1983) [11], Bolli & Saunders (1985)  
[12]. Hình ảnh các hóa thạch được chụp ở nhiều độ phóng  
đại khác nhau (10 đến 100 lần) bằng máy ảnh kỹ thuật số  
AxioCam MRC5 và phần mềm AxioVision 4.9.1.  
Kết quả nghiên cứu  
Nhìn chung, phức hệ hóa thạch trùng lỗ và tảo vôi trong  
trầm tích Pliocen - Đệ tứ ở các giếng khoan nghiên cứu  
được bảo tồn tốt, rất phong phú và tính đa dạng loài cao.  
Kết quả phân tích đã tìm thấy 13 dữ kiện hóa thạch chỉ đạo  
trùng lỗ, 16 dữ kiện hóa thạch chỉ đạo tảo vôi. Áp dụng các  
hệ thống phân đới tiêu chuẩn, trầm tích Pliocen - Đệ tứ khu  
vực phía đông thềm lục địa Việt Nam được chia thành 7 đới  
trùng lỗ trôi nổi theo tiêu chuẩn Wade, et al. (2011), ký hiệu  
PL1-PL6 và PT1; 4 đới trùng lỗ trôi nổi theo tiêu chuẩn  
Blow (1969), ký hiệu N19-N22; 11 đới tảo vôi theo tiêu  
chuẩn Backman, et al. (2012), ký hiệu CNPL1-CNPL11;  
và 10 đới tảo vôi theo tiêu chuẩn Martinii (1971), ký hiệu  
NN12-NN21. Theo thứ tự tuổi trầm tích từ cổ tới trẻ, đặc  
trưng các đới được mô tả chi tiết như dưới đây:  
Các mẫu phân tích hóa thạch tảo vôi được gia công theo  
phương pháp phết mẫu lên bản kính [10, 13]: cho một lượng  
nhỏ trầm tích lên bản kính và nghiền nhỏ; nhỏ vào vài giọt  
nước cất; dùng tăm thẳng trộn đều để tạo thành thể vẩn;  
trải đều thể vẩn thành lớp mỏng trên bề mặt bản kính; sấy  
khô trên bếp điện trong vài phút ở nhiệt độ 60-80oC; cho  
nhựa Canada vào tấm kính phủ và áp vào phần mẫu trên  
bản kính; đun nóng để phần nhựa gắn chảy ra; để nguội và  
làm sạch lát mỏng bằng cồn và xà phòng; ghi thông tin mẫu  
lên lát mỏng. Các lát mỏng được quan sát dưới kính hiển vi  
phân cực Zeiss Axio Imager A2 và A2m. Xác định tên hóa  
thạch dựa theo hệ thống phân loại và nhận dạng của Young  
(1998, 2020) [14, 15]. Hình ảnh các hóa thạch được chụp  
ở độ phóng đại 1.000 lần (sử dụng vật kính 100x, kèm dầu  
nhúng) bằng máy ảnh kỹ thuật số AxioCam MRC5 và phần  
mềm AxioVision 4.9.1.  
Pliocen sớm  
Trùng lỗ trôi nổi: trầm tích Pliocen sớm được chia thành  
3 đới trùng lỗ trôi nổi PL1-PL3 tương ứng với phần trên của  
đới N18-N20.  
Đới PL1: nóc của đới PL1 được xác định bởi top  
Globoturborotalia nepenthes, đáy của đới này được xác  
định bởi base Globorotalia tumida và base Globoquadrina  
dehiscens.  
Đới PL2: nóc của đới PL2 được xác định bởi top  
Globorotalia margaritae và đáy của đới này được xác định  
bởi top Gloturborotalia (Globigerina) nepenthes.  
Phân chia địa tầng và các đới sinh vật thường được dựa  
vào sự xuất hiện đầu tiên/nóc (top), sự xuất hiện sau cùng/  
đáy (base), sự xuất hiện phổ biến hoặc xuất hiện cực thịnh  
của các loài hóa thạch chỉ đạo trong giếng khoan theo chiều  
sâu từ trên xuống dưới. Dựa theo nguyên tắc này, nhiều tiêu  
chuẩn phân chia đới đã được công bố và áp dụng cho các  
nghiên cứu hóa thạch trùng lỗ và tảo vôi ở vùng biển vĩ độ  
thấp và Thái Bình Dương. Những năm trước đây, các nhà  
Đới PL3: nóc đới PL3 được giới hạn bởi top  
Sphaeroidinellopsis seminulina, top Pulleniatina primalis,  
top Globorotalia pleisiotumida và đáy của đới PL3 được  
xác định bởi top Globorotalia margaritae.  
Tảo vôi: trầm tích Pliocen sớm gồm 3 đới tảo vôi  
CNPL1-CNPL3 tương ứng với 4 đới NN12-NN15.  
Đới CNPL1/phần trên NN12: thuộc phần đáy của  
3
62(8) 8.2020  
Khoa học Tự nhiên  
Pleistocen sớm  
Pliocen, có địa tầng tương đối ngắn, đặc trưng bởi khoảng  
xuất hiện của Ceratolithus armatus. Ở các giếng khoan A,  
B và D, CNPL1/NN12 được phân chia rõ ràng. Tuy nhiên,  
ở các giếng khoan C, E và F, đới này được xác định dạng  
đới kết hợp CNPL1-CNPL2, CNPL1-CNPL3 hoặc NN12-  
NN15 do không tìm thấy Ceratolithus armatus.  
Trầm tích Pleistocen sớm có địa tầng bắt gặp đầy đủ ở  
các giếng khoan D và E. Ở các giếng khoan A, B, C và F,  
mẫu phân tích trong trầm tích này chỉ có ở phần đáy. Nhìn  
chung, mức độ bảo tồn các hóa thạch trùng lỗ trôi nổi trong  
trầm tích Pleistocen sớm kém hơn so với các hóa thạch tảo  
vôi.  
Đới CNPL2/NN13: được xác định chi tiết ở các giếng  
khoan B và D dựa vào khoảng địa tầng từ top Ceratolithus  
armatus tới base Discoaster asymmetricus. Ngoài ra, đáy  
đới này còn đặc trưng bởi base Ceratolithus cristatus. Ở các  
giếng A, C, E và F, đới CNPL2/NN13 được xác định là dạng  
Trùng lỗ trôi nổi: trầm tích này đặc trưng bởi đới trùng  
lỗ trôi nổi PT1a/phần dưới N22, được giới hạn ở đáy bởi top  
Globigerinoides extremus, trong khi đó nóc của các trầm  
tích này được xác định dựa trên top Globorotalia tosaensis.  
đới kết hợp CNPL1-CNPL2, CNPL2-CNPL3, CNPL1- Ngoài ra, top Globigerinoides fistulosus cũng là cơ sở xác  
định đáy các trầm tích này.  
CNPL3 do vắng mặt Ceratolithus armatus.  
Tảo vôi: trầm tích Pleistocen sớm gồm các đới tảo vôi  
CNPL7-CNPL10, các đới này tương đương với đới NN19.  
Hóa thạch tảo vôi có thành phần loài trung bình, nhưng số  
lượng từng loài đều phong phú hoặc rất phong phú, điển  
hình nhất là Reticulofenestra minuta Gephyrocapsa  
small. Bên cạnh đó, các đới này cũng ghi nhận sự xuất hiện  
phong phú của Gephyrocapsa oceanica, tần suất bắt gặp  
liên tục. Ngoài ra, các đới tảo vôi có những đặc trưng riêng  
như sau:  
Đới CNPL3/NN14-NN15: nóc của đới được xác định  
bởi top Reticulofenestra pseudoumbilicus (5-7 µm) và top  
Reticulofenestra pseudoumbilicus (>7 µm) hoặc top phong  
phú của Sphenolithus abies và đáy của đới này xác định bởi  
base Discoaster asymmetricus.  
Pliocen muộn  
Trùng lỗ trôi nổi: trầm tích Pliocen muộn đặc trưng bởi  
các đới trùng lỗ PL4-PL6 và tương ứng với N20-N21.  
Đới CNPL7: thường có địa tầng ngắn, xác định từ top  
Discoaster brouweri tới top Calcidiscus macintyrei. Đới  
này gặp ở tất cả 6 giếng khoan nghiên cứu.  
Đới PL4: đáy đới xác định bởi top Sphaeroidinellopsis  
seminulina, nóc đới xác định bởi top Dentoglobigerina  
altispira.  
Đới CNPL8: chỉ gặp ở các giếng khoan D và E, kéo  
dài từ top Calcidiscus macintyrei tới top Helicosphaera  
sellii. Ở giếng khoan E, đới CNPL8 được kết hợp với các  
đới CNPL9 và CNPL10 thành dạng đới kết hợp CNPL8-  
CNPL10 do không tìm thấy top Helicosphaera sellii.  
Đới PL5: xác định từ top Dentoglobigerina altispira  
tới top Globorotalia miocenica hoặc top Globorotalia  
pseudomiocenica.  
Đới PL6: là phần nóc Pliocen. của đới PL6 được xác  
định bởi sự xuất hiện sau cùng của Globigerinoides  
fistulosus hoặc top Globigerinoides extremus và đáy của đới  
này được xác định bởi top Globorotalia miocenica hay top  
Globorotalia pseudomiocenica.  
ĐớiCNPL9vàCNPL10:khoảngđatầnghaiđinàyđược  
xác định từ top Helicosphaera sellii tới top Pseudoemiliania  
lacunosa. Top phong phú của Gephyrocapsa (>4 µm)  
thường rất khó xác định ở các giếng khoan, do đó hai đới  
này được xác định dạng kết hợp CNPL9-CNPL10.  
Tảo vôi: trầm tích Pliocen trên giới hạn bởi các đới tảo  
vôi CNPL3-CNPL6 và tương ứng với NN16-NN18.  
Pleistocen giữa - muộn  
Đới CNPL4/NN16 ghi nhận sự vắng mặt của  
Ở các giếng khoan nghiên cứu, trầm tích Pleistocen  
Reticulofenestra pseudoumbilicus (bao gồm cả loài có kích giữa - muộn chỉ có mẫu phân tích ở giếng khoan E. Các  
giếng khoan còn lại, các mẫu phân tích đều có địa tầng tuổi  
Pleistocen sớm trở xuống. Do vậy, kết quả phân chia địa  
tầng và các đới trùng lỗ, tảo vôi cũng như đặc trưng từng  
đới được trình bày trong nghiên cứu này chủ yếu dựa vào  
kết quả phân tích hóa thạch ở giếng khoan E.  
thước 5-7 µm và >7 µm) cũng như sự suy giảm về số lượng  
của Sphenolithus abies. Nóc CNPL4 được xác định bởi top  
Discoaster tamalis, trong khi đó nóc NN16 thường cao hơn  
nóc CNPL4, xác định bởi top Discoaster surculus.  
Đới CNPL5/NN17: nóc của CNPL5/NN17 được xác  
định bởi top Discoaster pentaradiatus, đáy CNPL5 giới hạn  
bởi top Discoaster tamalis và đáy NN17 xác định bởi top  
Discoaster surculus.  
Trùng lỗ trôi nổi: trầm tích Pleistocen giữa - muộn  
gồm phụ đới PT1b và phần trên đới N22, xác định từ  
top Globorotalia tosaensis và kéo dài tới hiện tại. Phụ  
đới PT1b đặc trưng bởi sự xuất hiện của Globorotalia  
truncatulinoides Globigerinoides ruber. Blow (1969)  
[16] cho rằng trầm tích Pleistocen giữa - muộn gồm các đới  
N22-N23, tuy nhiên, Wade, et al. (2011) [18] nhận thấy trầm  
tích Pleistocen - Holocen chỉ giới hạn trong đới N22.  
Đới CNPL6/NN18: tiếp tục ghi nhận sự suy giảm của  
giống Discoaster, đặc trưng bởi địa tầng từ top Discoaster  
pentaradiatus tới top Discoaster brouweri. Nóc đới CNPL6  
là cơ sở xác định nóc Pliocen.  
62(8) 8.2020  
4
Khoa học Tự nhiên  
Tảo vôi: trầm tích Pleistocen giữa - muộn xác định bởi đới trung bình, các loài đặc trưng gồm Reticulofenestra minuta,  
Gephyrocapsa small và G. oceanica.  
CNPL11, đới này có địa tầng tương đương với NN20-NN21.  
Đây là khoảng địa tầng nằm giữa top Pseudoeminiliania  
lacunosa và các trầm tích hiện tại. Tương tự như các trầm  
tích Pleistocen sớm, hóa thạch tảo vôi tìm thấy trong trầm  
Trên cở sở phân chia địa tầng trầm tích Pliocen - Đệ tứ  
ở các giếng khoan, kết quả nghiên cứu được liên kết thành  
hai tuyến mặt cắt: tuyến 1 gồm các giếng khoan A, B và C  
tích này xuất hiện rất phong phú và có thành phần loài (hình 2); và tuyến 2 gồm các giếng khoan D, E & F (hình 3).  
Hình 2. Tuyến liên kết các giếng khoan A, B và C  
Hình 3. Tuyến liên kết các giếng khoan D, E và F.  
5
62(8) 8.2020  
Khoa học Tự nhiên  
Hình 4. Bảng phân đới trùng lỗ trôi nổi và tảo vôi trong Pliocen - Pleistocen áp dụng cho thềm lục địa Việt Nam.  
Từ kết quả phân tích và minh giải ở trên, bảng phân đới bởi nóc phụ đới trùng lỗ trôi nổi PT1a và nóc đới tảo vôi  
trùng lỗ trôi nổi và tảo vôi trong Pliocen - Pleistocen được  
thiết lập và áp dụng cho phía đông thềm lục địa Việt Nam  
(hình 4).  
CNPL10 hay nóc NN19. Pleistocen muộn và Holocen xác  
định bởi nóc phụ đới trùng lỗ trôi nổi PT1b và nóc tảo vôi  
CNPL11 hay nóc đới NN21. Đây cũng là tiền đề ban đầu  
góp phần hỗ trợ các nhà nghiên cứu sau này luận giải mối  
tương quan giữa các tập trầm tích nhỏ và các tổ hợp khoáng  
Kết luận  
Kết quả nghiên cứu địa tầng các trầm tích Pliocen - Đệ sản liên quan cũng như các nghiên cứu liên quan đến biến  
tứ ở phía đông thềm lục địa Việt Nam cho thấy sự tương  
đồng của tổ hợp hóa thạch chủ đạo đã tìm thấy với khu vực  
biển Thái Bình Dương và khu vực vĩ độ thấp, từ đó đã giúp  
cho việc phân chia khoảng địa tầng trong khu vực này được  
rõ ràng và chi tiết hơn so với các nghiên cứu trước đây. Trên  
cơ sở kết quả nghiên cứu hóa thạch trùng lỗ trôi nổi và tảo  
vôi ở 6 giếng khoan thăm dò dầu khí có sự hiện diện của  
trầm tích Pliocen - Đệ tứ, chúng tôi đã phân chia chi tiết  
địa tầng cho các trầm tích này: Pliocen sớm (gồm các đới  
trùng lỗ trôi nổi từ PL1-PL3/phần trên N18-N20 và các đới  
tảo vôi CNPL1-CNPL3/NN12-NN15), Pliocen muộn (gồm  
các đới trùng lỗ trôi nổi PL4-PL6/N20-N21 và các đới tảo  
vôi NN16-NN18), Pleistocen sớm (gồm đới trùng lỗ trôi nổi  
PT1a/N22 và CNPL7-CNPL10/NN19) và Pleistocen muộn  
(gồm đới trùng lỗ trôi nổi PT1b và CNPL11/NN20-NN21).  
Ranh giới các đơn vị địa tầng được xác định đồng thời bởi  
các nóc đới trùng lỗ trôi nổi và tảo vôi. Nóc Pliocen sớm  
được xác định bởi nóc đới trùng lỗ trôi nổi PL3 và nóc đới  
tảo vôi CNPL3 hay nóc NN15. Nóc Pliocen muộn được xác  
định bởi nóc đới trùng lỗ trôi nổi PL6 và nóc đới tảo vôi  
đổi khí hậu, sự thay đổi mực nước biển hay điều kiện xây  
dựng các công trình trên biển trong khoảng địa tầng sau này.  
LỜI CẢM ƠN  
Nghiên cứu này được thực hiện bởi sự tài trợ của Viện  
Dầu khí Việt Nam. Tập thể tác giả xin trân trọng cảm ơn.  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
[1] Nguyễn Hiệp (2017), “Việt Nam, một số nét chủ yếu”, Địa  
chất và Tài nguyên Dầu khí Việt Nam, tr.5-13.  
[2] Mai Thanh Tân, Phạm Văn Tỵ, Đặng Văn Bát, Lê Duy Bách,  
Nguyễn Biểu, Trần Nghi, Lê Văn Dũng (2011), “Địa chất công trình  
khu vực miền Trung và Đông Nam thềm lục địa Việt Nam”, Tạp chí  
các Khoa học về Trái đất, (6), tr.109-118.  
[3] Nguyễn Văn Đắc, Phạm Thanh Liêm, Nguyễn Anh Đức  
(2017), ‘Tổng quan về tài nguyên dầu khí Việt Nam”, Địa chất và Tài  
nguyên Dầu khí Việt Nam, tr.43-71.  
[4] H. Nguyen, Carter, Andrew, L.V Hoang, and S.T. Vu (2018),  
“Provenance, routing and weathering history of heavy minerals from  
coastal placer deposits of southern Vietnam”, Sedimentary Geology,  
CNPL6 hay nóc NN18. Nóc Pleistocen sớm được xác định 373, pp.228-238.  
62(8) 8.2020  
6
Khoa học Tự nhiên  
[5] Trần Nghi và nnk (2010), Thành lập Bản đồ địa chất  
Pliocen - Đệ tứ Biển Đông và các vùng kế cận, Đề tài cấp nhà nước  
KC.09.23/06-10.  
[13]  
P.R.  
Bown  
(1998a),  
“Calcareous  
nannofossil  
biostratigraphy”, British Micropalaeontological Society Publication  
series, 328, pp.16-17.  
[6] Trần Nghi và nnk (2014), Địa chất Pliocen - Đệ tứ vùng biển  
Việt Nam và kế cận, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.  
[14] J.R. Young (1998), British Micropalaeontological Society:  
Publication series, pp.225-265.  
[7] Mai Thanh Tan, Le Van Dung, Le Duy Bach, Nguyen Bieu,  
Tran Nghi, Hoang Van Long, Phan Thien Huong (2013), “Pliocene -  
Quaternary evolution of the continental shelf of central Vietnam based  
on high resolution seismic data”, Journal of Asia Earth Sciences,  
79(A), pp.529-539.  
[15] J.R. Young (2020), International Nannoplankton Association,  
[16] W.H. Blow (1969), “Late middle Eocene to Recent planktonic  
foraminiferal biostratigraphy”, Proceedings of the first international  
conference on Planktonic Microfossils, Geneva, pp.380-381.  
[8] Đinh Xuân Thành (2016), Địa tầng phân tập Pliocen - Đệ tứ  
thềm lục địa Nam Trung Bộ, Việt Nam.  
[17] E. Martini (1971b), “Standard tertiary and quaternary  
calcareous nannoplankton zonation”, Proceedings of the second  
planktonic conference, Rome, pp.737-785.  
[9] J.T. (Han) van Gorsel, Peter Lunt and Robert Morley (2014),  
“Introduction to Cenozoic biostratigraphy of Indonesia - SE-Asia”,  
Berita Sedimentologi, 29, pp.6-40.  
[18] B.S. Wade, P.N. Pearson, W.A. Berggren, H. Pälike (2011),  
“Review and revision of Cenozoic tropical planktonic foraminiferal  
biostratigraphy and calibration to the geomagnetic polarity and  
astronomical time scale”, Earth-Science Reviews, 104, pp.111-142.  
[10] Viện Dầu khí Việt Nam (2011), Hoàn thiện quy trình phân  
tích - thí nghiệm các chỉ tiêu hiện có của Trung tâm Phân tích thí  
nghiệm.  
[11] J.P. Kennett, M.S. Srinivasan (1983), Neogene Planktonic  
Foraminifera, Hutchinson Ross Publishing Co., pp.1-265.  
[19] J. Backman, I. Raffi, D. Rio, E. Fornaciari, H. Palike (2012),  
“Biozonation and biochronology of Miocene through Pleistocene  
calcareous nannofossils from low and middle latitudes”, Newsletters  
on Stratigraphy, 45(3), pp.221-244.  
[12] H.M. Bolli, J.B. Saunders (1985), “Oligocene to Holocene  
low latitude planktic foraminifera”, Plankton Stratigraphy, pp.155-  
262.  
7
62(8) 8.2020  
pdf 7 trang yennguyen 16/04/2022 2560
Bạn đang xem tài liệu "Phân chia địa tầng Pliocen - Đệ tứ ở phía đông thềm lục địa Việt Nam trên cơ sở tài liệu trùng lỗ và tảo vôi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfphan_chia_dia_tang_pliocen_de_tu_o_phia_dong_them_luc_dia_vi.pdf