Giáo trình Địa lý hàng hải

TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI I  
GIÁO TRÌNH  
ĐỊA LÝ HÀNG HẢI  
HẢI PHÒNG 2016  
i
 
LỜI GIỚI THIỆU  
Từ xa xưa ngành địa lý hàng hải được các nhà Hàng hải coi trọng lựa chọn  
các tuyến đường để chạy tàu vượt biển đại dương, nhằm dẫn tàu an toàn, nâng  
cao hiệu quả kinh tế của ngành vận tải biển.  
Đào tạo nhân lực cho ngành vận tải biển nhiệm vụ chủ yếu của trường Cao  
đẳng Hàng hải I, nhằm cung cấp cho ngành Hàng hải trong nước cũng như các  
nước trên thế giới những thuyền viên giỏi về chuyên môn, vững vàng về nghiệp vụ,  
phục vụ cho sự nghiệp phát triển của ngành vận tải biển.  
Để phục vụ cho công tác dạy học trong nhà trường được tốt, phù hợp với  
yêu cầu của STCW78/95 sửa đổi 2010. Chúng tôi biên soạn giáo trình ĐỊA LÝ  
HÀNG HẢI để làm tài liệu giảng dạy học tập trong nhà trường đối với hệ Cao  
đẳng nghề ngành Điều khiển tàu biển. Giáo trình này cũng là tài liệu cho các đọc  
giả có chuyên ngành về Điều khiển tàu biển cũng như các lĩnh vực có liên quan tham  
khảo. Nội dung giáo trình gồm các nội dung:  
- Các đại dương trên thế giới;  
- Các vùng biển;  
- Các eo biển và kênh đào quốc tế;  
- Các hệ thống phân luồng hàng hải;  
- Biển cảng biển Việt Nam.  
Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn những đóng góp và sự cộng tác nhiệt  
tình của các đồng nghiệp trong Khoa Điều khiển tàu biển - Trường Cao đẳng Hàng  
Hải I. Mặc đã rất cố gắng tuy nhiên trong quá trình biên soạn không tránh khỏi  
những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp và các đọc giả để  
chúng tôi tiếp tục cập nhật hiệu chỉnh cho giáo trình “ĐỊA LÝ HÀNG HẢI” ngày  
thêm hoàn thiện hơn.  
Nhóm biên soạn xin trân trọng cám ơn./.  
Hải Phòng, tháng 5 năm 2016  
ii  
MỤC LỤC  
Trang  
iii  
 
iv  
Chương 1. CÁC ĐẠI DƯƠNG TRÊN THẾ GIỚI  
Đại dương một vùng lớn chứa nước mặn tạo thành thành phần cơ bản của  
thủy quyển. Khoảng 71% diện tích bề mặt Trái Đất (khoảng 361 triệu ki lô mét  
vuông) được các đại dương che phủ. Tuy nhiên quan hệ giữa nước đất liền luôn  
luôn thay đổi, trải qua nhiều triệu năm, mực nước biển dâng lên hạ xuống khi khí  
hậu thay đổi và mô hình đất nước cũng thay đổi theo. Diện tích bề mặt trái đất  
khoảng 510 triệu km2, trong đó khoảng 361 triệu km2 (70,8%) là mặt nước của đại  
dương biển khoảng; 149 triệu km2 (29,2%) do đất liền chiễm chỗ, nghĩa bề mặt  
nước chiếm hơn 2,5 lần so với đất liền. Mặt nước đất liền phân bố rất không đều  
trên hai bán cầu Bắc, Nam và theo các vĩ độ.  
Nước là thành phần chính của lớp vỏ trái đất trong đó 99% lượng nước nằm  
trong các biển đại dương, khối lượng khoảng 1,4 tỷ m3.  
Diện tích các đại dương chiếm khoảng 71% diện tích của bề mặt trái đất, còn  
lại là 29% là diện tích các lục địa.  
Sự phân bố giữa các lục địa đại dương không đều nhau, các lục địa tập  
trung ở Bắc bán cầu. Tuy nhiên ở cả hai bán cầu nước vẫn chiếm ưu thế với tỉ lệ lớn,  
trong đó ở Nam bán cầu nước chiếm khoảng 81%, ở Bắc bán cầu nước chiếm khoảng  
60,7% diện tích bề mặt.  
Hình 1.1. Các đại dương trên thế giới  
1
 
Theo đặc điểm tự nhiên, người ta chia Đại dương thế giới làm năm đại dương:  
Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Nam Đại Dương Bắc Băng  
Dương, ranh giới chúng là bờ của các địa lục, riêng chỉ các vĩ độ cao phía nam  
thì không có ranh giới đó được công nhận quy ước theo các kinh tuyến nhất định.  
1.1. Thái Bình Dương  
1.1.1. Đặc điểm địa lý  
đại dương lớn nhất thế giới, bao phủ một phần ba bề mặt Trái Đất, với diện  
tích khoảng 179,7 triệu km² (69,4 triệu dặm vuông). Nó trải dài 15.500 km (9.600  
dặm) từ biển Bering trong vùng Bắc cực đến gần biển Ross của Nam cực (mặc dù  
đôi khi khu vực ven châu Nam Cực được gọi Nam Đại Dương).  
Thái Bình Dương chiều rộng lớn nhất theo hướng đông-tây tại vĩ tuyến  
05°N, nơi trải dài 19.800 km (12.300 dặm) từ Indonesia đến bờ biển Colombia.  
ranh giới phía tây của biển này thường được đặt tại eo biển Malacca. Thái Bình  
Dương độ sâu lớn, điểm thấp nhất trái đất tại vực Mariana nằm ở độ sâu 11.022m  
dưới mặt nước.  
Hình 1.2. Thái Bình Dương  
2
   
Ganh giới của Thái Bình Dương ở phía tây là: bờ biển châu Á, quần đảo  
Malaixia, bờ châu Úc, từ mũi đông-nam của đảo Tasmani theo kinh tuyến 146055’E;  
phía nam bờ châu Nam cực; phía đông bờ biển Bắc Mỹ và Nam Mỹ, đến mũi  
Gorn (680 04’W) qua eo Dreica đến châu Nam Cực; phía bắc vịnh Bering theo  
đường bắt đầu từ mũi Unikưn (Bán đảo Trukot) đến mũi nam của vịnh Sismarev  
(Bán đảo Xiuar).  
Đặc điểm của Thái Bình Dương sự phong phú về đảo bờ phía tây bị cắt  
xé. Ở đây nhiều biển lục địa, tách khỏi đại dương bởi các chuỗi đảo: Bering,  
Okhotsk, Nhật bản, Đông Trung Quốc…Ở phía Đông Thái Bình Dương không có  
biển lớn chỉ những vịnh như: Alexandre, Vancover, các đảo Galapagos.  
1.1.2. Các tuyến vận tải biển  
Do bề rộng quá lớn nên Thái Bình Dương chỉ đóng vai trò chuyển tiếp ở mức  
độ không lớn lắm. Các tuyến vận tải biển trên Thái Bình Dương hiện nay có thể chia  
làm ba nhóm chính:  
Nhóm phía bắc: Đi từ các cảng trên Thái Bình Dương của vùng Bắc Mỹ và  
Canada sang vùng Viễn Đông. Đây tuyến hoạt động với mật độ lớn nhất trên đại  
dương này, đặc biệt tuyến nối liền các cảng của Mỹ với Nhật bản.  
Những năm gần đây, tuyến Canada Trung quốc cũng được các hãng tàu  
quan tâm đầu tư phát triển. Nhóm gồm các tuyến vận tải từ các cảng ở Mỹ đến  
Hawaii, Philippin và vùng Viễn Đông thông qua kênh đào Panama. Tuyến này tập  
trung vùng trung tâm Thái Bình Dương. Nhóm gồm các tuyến qua kênh đào  
Panama sang Nam Thái Bình Dương đến các cảng ở Úc và New Zealand. Ngoài ra  
còn một tuyến đường vận tải biển khác trên đại dương này, nhưng có ý nghĩa nhỏ  
hơn, là tuyến nối liền Úc với vùng Nam Mỹ.  
1.2. Ấn Độ Dương  
1.2.1. Đặc điểm địa lý  
đại dương lớn thứ ba trên thế giới (sau Thái Bình Dương Đại Tây  
Dương). diện tích khoảng 75.000.000 km2. Đại dương này về hướng bắc được  
giới hạn bởi bán đảo Ấn Độ, Pakistan Iran, về hướng đông bởi Đông Nam Á là  
đảo Ả Rập châu Phi. Ấn Độ Dương mở tại hướng Nam và giáp Nam Đại Dương.  
Theo quy ước quốc tế, ranh giới giữa Ấn Độ Dương Đại Tây Dương nằm  
kinh tuyến 20°E, và ranh giới với Thái Bình Dương nằm ở kinh tuyến đi ngang  
qua đảo Tasmania. Ấn Độ Dương chấm dứt chính xác tại vĩ tuyến 60°S và nhường  
Ấn Độ Dương có vai trò quan trọng trong việc chuyển tải giữa châu Âu và vùng  
Viễn Đông, Úc; giữa Bắc Mỹ Đông Nam Á trong đó chuyến vận tải quan trọng là  
vận chuyển quặng, dầu mỏ từ vịnh Ả rập, quặng từ các cảng phía đông Ấn Độ.  
3
     
Ranh giới của Ấn Độ Dương, ở phía bắc bờ châu Á; phía tây là bờ châu Phi  
theo kinh tuyến 200E; phía nam là bờ châu Nam Cực; phía đông giáp Thái Bình  
Dương theo kinh tuyến 146055’E.  
Hình 1.3. Ấn Độ Dương  
Đặc điểm địa hình đáy Ấn Độ Dương rất phức tạp, đặc biệt ở miền bắc là vùng  
có quan hệ trực tiếp với vỏ trái đất không ổn định ở khu vực quần đảo Sunda và ở  
các vùng lân cận đảo Madagascar. Những vùng này thường xảy ra động đất và núi  
lửa hoạt động mạnh mẽ, đó là nguyên nhân làm cho đáy đại dương không bằng  
phẳng. Cách đảo Christmas khoảng ba hải độ sâu là 1.830m, về phía đông của đảo  
này, độ giảm của đáy dốc làm góc nghiêng của đáy đạt tới 5-70.  
Về địa hình, Ấn Độ Dương thể chia ra làm ba miền: miền tây bắc tách biệt  
hẳn với phần còn lại của đại dương bằng những vùng gồ cao, trên đó đảo  
Maldives, quần đảo Chagos và Mascarene. Miền đông nước rất sâu có vùng lõm Ấn-  
Úc. Miền nam có địa hình phức tạp, ở đây các vùng lõm nước sâu có đan xen các  
dãy núi ngầm, từ đó lác đác nhô lên các đảo, có các gò cao dưới đáy kéo dài từ bờ  
lục địa Nam Cực tới trung tâm Ấn Độ Dương.  
1.2.2. Các tuyến vận tải biển  
Ấn Độ Dương đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chuyển tải giữa châu  
Âu – Viễn Đông – Úc, giữa Bắc Mỹ – Đông Nam Á.  
Trong đó đặc biệt quan trọng tuyến vận chuyển dầu mỏ từ vịnh Arập quặng sắt  
từ các vùng phía đông Ấn Độ trên Ấn Độ Dương.  
Các tuyến vận tải biển tập trung phần lớn trên vùng phía bắc, còn tuyến phía  
nam chủ yếu đi từ Nam Phi Úc.  
4
 
1.3. Đại Tây Dương  
1.3.1. Đặc điểm địa lý  
đại dương lớn thứ hai trên trái đất chiếm khoảng 1/5 diện tích hành tinh,  
được bao quanh bởi châu Mỹ về phía tây, châu Âu châu Phi về phía đông. Diện  
tích khoảng 106.463.000km2, trong đó các biển cận địa nội địa chiếm  
32.331.000km2. Tuy diện tích Đại Tây Dương nhỏ hơn nhiều so với Thái Bình  
Dương, song diện tích các biển cận địa nội địa lại bằng khoảng 2/3 diện tích của  
các biển cận địa nội địa của Thái Bình Dương. Do sự phát triển mạnh của các  
nước trên bờ Đại Tây Dương nên hình thành tuyến đường vận tải đông đúc nhất thế  
giới nối các cảng của châu Âu với các lục địa tiếp giáp với Đại Tây Dương.  
Ranh giới của Đại Tây Dương: phía tây là bờ đông của Bắc Mỹ và Nam Mỹ,  
sau đó theo kinh tuyến 62004’W từ mũi Gorn; phía nam là bờ châu Nam Cực; phía  
đông bờ biển châu Âu (từ bán đảo Statlan Nauy), bờ châu Phi và kinh tuyến 200E  
từ mũi Igon; phía bắc là bán đảo Statlan, đảo Sorlan, đảo Farec, Islan, eo biển Đan  
Mạch (giữa Islan và Grenlan), eo Devixo, bờ Baffinor, eo Gutdonov.  
Hình 1.4. Đại Tây Dương  
5
   
Đặc điểm đặc trưng của Đại Tây Dương sự tồn tại ở giữa vùng dãy núi  
ngầm dọc theo chiều dài đại dương kéo dài từ Island phía bắc tới đảo Buvet (550  
vĩ độ S) phía nam. Trên bình đồ, dãy núi này có dạng hình chữ S, phù hợp với hình  
dáng bản thân đại dương. Nhiệt độ trung bình của Đại Tây Dương thấp hơn so với  
nhiệt độ của Thái Bình Dương Ấn Độ Dương. Nhiệt độ tầng mặt thay đổi vào  
mùa đông từ 28oc xích đạo đến -600 C ở vĩ độ 600N và -10 C 600S. Về mùa hè  
nhiệt độ thay đổi từ 260 C xích đạo đến 100 C ở vĩ độ 600 N và 00 C 600S.  
Yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phân bố nhiệt độ nước ở đại dương là  
hệ thống dòng chảy biển. Ở hai bên xích đạo của Đại Tây Dương có hai hệ thống  
dòng chảy chuyển động xoáy vòng trái chiều nhau. dòng phía tây của các dòng  
chảy đó, các dòng chảy biển hướng từ phía xích đạo về phía bắc và phía nam theo  
mỗi bán cầu, còn lại ở phần phía đông dòng chảy từ Bắc và Nam trở về xích đạo. Do  
đó ở phía tây đại dương này nước nóng tiến lên các vĩ độ cao, còn phía tây nước  
lạnh dồn về xích đạo.  
1.3.2. Các tuyến vận tải  
Hầu hết các tuyến vận tải biển có giá trị đều tập trung trên Đại Tây Dương do  
điều kiện địa cũng như kinh tế hội của các quốc gia ven bờ đại dương này.  
Diện tích biển ăn sâu vào lục địa của Đại Tây Dương chiếm khoảng 22,5% diện tích  
của nó, tỉ lệ này gấp 3 lần so với Thái Bình Dương và 9 lần so với Ấn Độ Dương,  
đây một trong những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành vận tải biển.  
Trên Đại Tây Dương đã hình thành rất nhiều tuyến vận tải nối các cảng của  
châu Âu với vùng lục địa tiếp giáp với Đại Tây Dương. Các tuyến vận tải biển, cả  
vận chuyển hàng hoá lẫn vận chuyển hành khách, tập trung nhiều ở bắc Đại Tây  
Dương nối các cảng tây bắc châu Âu với vùng Bắc Mỹ.  
Một nhóm các tuyến vận tải riêng biệt nối các cảng ở vùng Địa Trung Hải với  
châu Mỹ xuyên qua vùng trung tâm Đại Tây Dương, các tuyến này thường băng qua  
eo Gibraltar. Các tuyến vận tải nối vùng Bắc Mỹ với Trung và Nam Mỹ trên Đại  
Tây Dương thường thông qua vùng Bermuda và quần đảo Bahamas.  
Các tuyến vận tải từ bờ Tây của châu Mỹ sang châu Phi hoặc sang Ấn Độ  
Dương (không qua kênh đào Panama) sẽ chạy vòng qua mũi Hảo vọng (Cape Hope)  
hay qua eo Magellan.  
Đại Tây Dương còn là nơi giao nhau của các tuyến vận tải từ các cảng của  
châu Âu, châu Mỹ sang Ấn Độ Dương thông qua Địa Trung Hải và kênh Suez, hay  
hướng vận tải từ các cảng trên bờ Đại Tây Dương của châu Mỹ qua kênh Panama  
sang Thái Bình Dương.  
1.4. Bắc băng dương  
1.4.1. Đặc điểm địa lý  
đại dương nhỏ nhất trong năm đại dương của Trái Đất, bao quanh cực Bắc,  
nơi đây băng tuyết bao phủ quanh năm. diện tích khoảng 14.090.000 km² và có  
6
     
độ sâu trung bình 1.038 mét, khối lượng nước khoảng 18,07 triệu m3, nơi sâu nhất  
5.450 m. Bao quanh bởi các vùng đất của Liên bang Nga, Hoa Kỳ (vùng Alaska),  
Canada, Na uy, Đan Mạch (vùng Greenland).  
Ranh giới của Bắc băng dương: phía bắc của các đại dương như: Đại tây  
dương, Thái bình dương, bờ biển châu Âu, châu Á, Bắc Mvà Grenlan.  
Nét chủ yếu của Bắc Băng Dương là nó tách biệt với hai đại dương lân cận  
Thái Bình Dương Ấn Độ Dương bởi các sống ngầm.  
Đặc biệt Bắc Băng Dương lập với Thái Bình Dương bởi eo biển Bering  
cạn với độ sâu khoảng 50m và hơi btách biệt với Đại Tây Dương do các sống ngăn  
giữa Greenland và Scotland cũng như do ảnh hưởng của các eo biển cạn của quần  
đảo Bắc Mỹ.  
Hình 1.5. Bắc Băng Dương  
7
Về mùa đông 9/10 diện tích mặt nước của Bắc Băng Dương bị đóng băng,  
nhiệt độ nước biển tầng mặt là 00c. Mùa hè nhiệt độ nước từ 00c đến 100c, độ muối  
trung bình 32‰. Trong suốt mùa đông độ dày của băng ổn định, không bị biến dạng,  
đạt tới 2,5 đến 3m. Về mùa hè, do có sự tan băng, diện tích biển bị băng cũng giảm  
đi.  
Câu hỏi ôn tập chương 1  
Câu 1: Người ta phân chia Đại dương thế giới thành mấy đại dương? Trình bày  
khái quát đặc điểm địa của Thái Bình Dương?  
Câu 2: Trình bày khái quát đặc điểm địa của Ấn Độ Dương?  
Câu 3: Trình bày khái quát đặc điểm địa của Đại Tây Dương?  
Câu 4: Trình bày khái quát đặc điểm địa của Bắc Băng Dương?  
8
Chương 2. CÁC VÙNG BIỂN  
Biển nói chung là một vùng nước mặn rộng lớn nối liền với các đại dương,  
hoặc là các hồ lớn chứa nước mặn mà không đường thông ra đại dương một cách  
tự nhiên như biển Caspi, biển Chết. Thuật ngữ này đôi khi cũng được sử dụng với  
một số hồ nước ngọt khép kín hoặc đường thông tự nhiên ra biển cả như biển  
Galilee Israel một hồ nước ngọt nhỏ không có đường thông tự nhiên ra đại dương  
Biển đại dương đều là khu vực nước chứa muối, không thể tách rời nhau  
ra được, mặt nước nối liền với nhau, không tìm được ranh giới nào rõ rệt. Nhưng  
biển đại dương lại không phải là khái niệm hoàn toàn giống nhau. Đại dương là  
phần chủ thể của biển trên thế giới, biển đường viền của đại dương nối liền với  
đất liền, một phần của đại dương. Nếu xét về diện tích thì sự khác biệt rất lớn.  
Diện tích của đại dương rất lớn trong khi đó diện tích của biển thì lại nhỏ hơn rất  
nhiều so với đại dương. Thông thường xung quanh biển đều có các quốc gia bao  
quanh, nằm giữa các mảng lục địa, phân cách với đại dương. tất cả gần 70 biển,  
một số biển như biển Caspia được bao bọc hoàn toàn bởi đất liền.  
2.1. Các vùng biển Châu Âu  
2.1.1. Biển Baltic  
Nằm ở Bắc Âu từ 530 đến 660 vĩ bắc và 200 đến 260 độ kinh đông, được bao  
biển Baltic là một biển nội địa lớn. Biển Baltic có các kích thước:  
Dài 1610 km;  
Rộng trung bình 193 km;  
Sâu trung bình 55 m;  
Độ sâu nhất ở vùng trung tâm phía Thụy Điển (459 m);  
Diện tích mặt nước 277.000 km2;  
Đường bờ biển dài 8.000 km.  
Các nước tiếp giáp với biển Baltic: Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Đức,  
Các đảo quần đảo thuộc khu vực biển Baltic: Aland (khu tự trị thuộc Phần  
Lan), đảo Bornholm (Đan Mạch), đảo Gotland (Thụy Điển), đảo Hailuato (Phần  
Lan), đảo Hiiumaa (Estonia), đảo Kotlin (Nga), đảo Muhu (Estonia), đảo Oland  
(Thụy Điển), đảo Rugen (Đức), đảo Saaremaa (Estonia), quần đảo Stockholm (Thụy  
Điển), đảo Usedom hay còn gọi là Uznam (phân chia giữa Ba Lan và Đức), đảo  
Valassaaret (Phần Lan), đảo Wolin (Ba Lan).  
Hai bên bờ Baltic có nhiều trung tâm thương mại cũng như nhiều tuyến đường  
hàng hải quốc tế quan trọng của các quốc gia (Thụy Điển - Phần Lan - Đan Mạch...).  
9
     
Hình 2.1. Biển Baltic  
Phần phía bắc của eo Đan Mạch hẹp, nông, luồng thường thay đổi gây khó  
khăn cho hoạt động của tàu thuyền, đặc biệt các tàu có mớn nước lớn hơn 15 mét.  
Tính trung bình nhiều năm, bề mặt biển Baltic bị đóng băng lớn nhất hàng  
năm là 45% diện tích. Khu vực bị đóng băng kiểu này trong suốt mùa đông gồm  
vịnh Bothnia, vịnh Phần Lan, vịnh Riga, Väinameri thuộc quần đảo Estonia, quần  
đảo Stockholm biển Archipelago. Những khu vực còn lại không đóng băng trong  
suốt mùa đông, ngoại trừ các vịnh được che chắn và các đầm phá nông như phá  
Curonia. Bề mặt băng lớn nhất vào tháng hai hoặc tháng ba. Băng đặc biệt dầy ở  
những khu vực tận cùng phía bắc như vịnh Bothnia, bồn trũng phía bắc của vịnh  
Bothnia, độ dầy khoảng 70cm, bề dầy này giảm dần về phía nam.  
Đóng băng bắt đầu diễn ra các điểm cực bắc thuộc vịnh Bothnia, đặc biệt  
vào giữa tháng mười một, phát triển đến các vùng nước mở thuộc vịnh Bothnia vào  
đầu tháng giêng. Biển Bothnia, nằm phía nam Kvarken, trung bình đóng băng vào  
cuối tháng hai. Vịnh Phần Lan và vịnh Riga đóng băng vào cuối tháng giêng.  
Điều kiện hàng hải trên Baltic không thuận lợi, về mùa đông 2/3 diện tích mặt  
biển bị đóng băng nên hoạt động của tàu thuyền bị ngừng trệ vài tháng.  
Nước biển Baltic chảy ra qua eo biển Đan Mạch, tuy nhiên dòng chảy này  
phức tạp. Lớp nước lợ trên mặt chảy vào biển Bắc 940 km³ mỗi năm. Do khác nhau  
về độ mặn, nguyên tắc thẩm thấu độ mặn, lớp nước dưới lớp bề mặt mặn hơn lại  
10  
chảy vào với dung tích 475 km³ mỗi năm. Nó hòa trộn một cách chậm chạp với nước  
bên trên tạo ra gradien độ mặn từ trên xuống dưới. Với hầu hết nước mặn tồn tại ở  
độ sâu từ 40 mét đến 70 mét. Về tổng thể, dòng hải lưu chiều kim đồng hồ, chảy  
về phía bắc theo ranh giới phía đông, về phía nam theo ranh giới phía tây.  
Mực nước biển nhìn chung phụ thuộc nhiều vào điều kiện gió trong khu vực  
hơn ảnh hưởng của thủy triều. Tuy nhiên, các dòng thủy triều xuất hiện tại các  
đoạn hẹp ở những phần phía tây của biển Baltic.  
Chiều cao sóng thường thấp hơn nhiều so với chiều cao sóng trong biển Bắc.  
Các cơn bão dữ dội đột ngột, thường xuyên quét qua bề mặt do sự khác biệt nhiệt  
độ lớn thời gian gió tiếp cận lâu dài. Gió mùa cũng gây lên những thay đổi về  
mực nước biển khoảng 0,5 mét.  
Baltic là biển nông, độ sâu trung bình không quá 55m.  
Vận tải trên Baltic chủ yếu vận chuyển nguyên liệu cần thiết cho công  
nghiệp.  
2.1.2. Biển Bắc  
Hay còn gọi Bắc Hải, Bắc Hải giáp Na Uy Đan Mạch về phía đông,  
một nhánh là Skagerrak, nằm giữa Đan Mạch, Na Uy và Thụy Điển, nối với biển  
Bắc Hải nối với phần còn lại của Đại Tây Dương qua eo biển Dover vào bờ  
biển nước Anh về phía nam, và qua biển Na Uy về phía bắc.  
Những sông lớn đổ ra biển Bắc gồm có: sông Forth Edinburg, sông Elbe ở  
đào Kiel, nối Bắc Hải biển Baltic, một trong những kênh tấp nập nhất châu Âu.  
Biển Bắc chiều dài hơn 970 km, rộng 580 km và có diện tích khoảng  
750.000 km2. Xung quanh các rìa biển Bắc là các đảo quần đảo có kích thước  
đáng kể như: Shetland, Orkney, quần đảo Frisia. Biển Bắc được cung cấp nước  
ngọt từ nhiều lưu vực thuộc châu Âu lục địa cũng như từ quần đảo Anh. Một phần  
lớn lưu vực châu Âu đổ vào biển Bắc cũng như đổ vào biển Baltic.  
Nhiệt độ trung bình vào mùa hè là 17°C (63°F) và 6°C (43°F) vào mùa đông.  
Nhiệt độ trung bình có xu hướng cao hơn kể từ năm 1988, và được cho là ảnh hưởng  
của sự biến đổi khí hậu. Nhiệt độ không khí trong tháng giêng trung bình từ 00C đến  
4°C (32 đến 39°F) và tháng 7 từ 130C đến 18°C (55 đến 64°F). Các tháng mùa đông  
thường có bão và gió giật.  
Độ mặn trung bình từ 34 đến 35 g/lít. Độ mặn dao động thấp nhất ở những  
nơi có dòng nước ngọt chảy vào như ở các cửa sông Rhine và Elbe, từ biển Baltic  
dọc theo bờ biển Na Uy.  
Biển Bắc một phần của Đại Tây Dương tiếp nhận phần lớn các dòng hải  
lưu từ vùng biển mở ở tây bắc, một phần nhỏ hơn từ dòng hải lưu ấm qua eo biển  
11  
 
Manche. Các dòng thủy triều này tạo nên thủy triều dọc theo bờ biển Na Uy. Các  
dòng hải lưu trên mặt dưới sâu di chuyển theo nhiều hướng khác nhau. Các khối  
nước mặt ven bờ độ mặn thấp chảy ra ngoài khơi xa, và các dòng nước sâu hơn,  
nặng hơn chảy về phía bờ.  
Hình 2.2. Biển Bắc  
Biển Bắc nằm trên thềm lục địa có các dạng sóng khác với sóng ở những vùng  
nước biển sâu. Khi vào bờ, tốc độ sóng giảm và biên độ sóng được tăng lên. Trong  
biển Bắc, sự khác biệt thủy triều trung bình về biên độ là 0 đến 8 mét (0 đến 26 feet).  
Thủy triều Kelvin của Đại Tây Dương là sóng bán nhật triều chuyển động về  
phía bắc. Một phần năng lượng sóng này chuyển qua eo biển Manche vào biển Bắc.  
Sóng tiếp tục di chuyển về phía bắc trong Đại Tây Dương, và khi đến đầu mút phía  
bắc của Đảo Anh, sóng Kelvin chuyển hướng sang đông và nam và một lần nữa trở  
vào biển Bắc.  
Biển Bắc tiếp giáp với các nước Tây - Bắc Âu, đây là vùng biển mật độ  
giao thông cao nhất thế giới cũng như sự tập trung của các cảng biển lớn, khối lượng  
12  
vận chuyển hàng hóa khổng lồ (đây là khu vực tiềm lực kinh tế lớn, chỉ sau các  
nước ở Đông - Bắc Mỹ).  
Thềm lục địa nông, các cửa sông dẫn vào các cảng thường xuyên phải nạo vét  
hoặc phải xây dựng các kênh dẫn vào cảng (Amsterdam Rotterdam).  
Điều kiện hàng hải trên biển Bắc không thuận lợi, tuyến chính ở đây độ  
sâu tương đối tốt (trung bình 96 mét). Khối lượng hàng hóa thông qua cảng rất  
lớn. Mặc dù vùng này có mật độ tàu thuyền hoạt động cao nhưng điều kiện của biển  
kém thuận lợi, luồng vào các cảng ở vùng này thường xuyên phải nạo vét nhưng  
biên độ thủy triều lớn. Sương hầu như bao phủ quanh năm gây khó khăn cho tàu  
thuyền qua lại vùng này. Về mùa đông lại có bão tuyết cản trở sự đi lại của tàu  
thuyền.  
2.1.3. Địa Trung Hải  
một phần của Đại Tây Dương được bao quanh bởi đất liền – phía bắc bởi  
châu Âu, phía nam bởi châu Phi và phía đông bởi châu Á.  
Hình 2.3. Biển Địa trung hải  
Địa Trung Hải diện tích khoảng 2.509.000 km² (969.000 dặm vuông Anh)  
tới 2.510.000 km² (970.000 dặm vuông Anh). Chiều dài đông-tây là 4.000 km và  
chiều rộng trung bình là 800 km, nhưng tại chỗ thông với Đại Tây Dương (eo biển  
Gibraltar) chỉ rộng 13 km (8 dặm Anh) và bề rộng tối đa đạt 1.600 km. Nhìn chung  
biển này sâu, với độ sâu trung bình khoảng 1.500 mét, độ sâu tối đa khoảng 4.900  
m tới 5.150 m, tại khu vực phía nam bờ biển Hy Lạp.  
Một sống ngầm đại dương từ Tunisia tới Sicilia chia Địa Trung Hải ra thành  
hai bồn địa đông và tây. Một sống ngầm đáy biển khác, từ Tây Ban Nha tới Maroc,  
nằm tại lối thoát ra cửa Đại Tây Dương. Chỉ sâu 300 mét (1.000 ft), nó hạn chế sự  
13  
 
luân chuyển nước thông qua vịnh Gibraltar khá hẹp, thế nó làm giảm đáng kể  
khoảng lên-xuống của thủy triều tại biển này và cùng với tốc độ bốc hơi cao, làm  
cho Địa Trung Hải độ mặn cao hơn của Đại Tây Dương.  
Các hải cảng quan trọng nằm bên Địa Trung Hải bao gồm: Barcelona,  
Các sông chính đổ vào Địa Trung Hải Ebro, Rhone, Po Nin.  
Do vĩ độ của nó và vị trí nằm giữa các vùng đất liền, Địa Trung Hải cực kỳ  
nhạy cảm với những dao động khí hậu gây ra từ các yếu tthiên văn, cũng được ghi  
nhận rõ ràng trong trầm tích. Vì Địa Trung Hải liên quan đến các tích tụ trầm tích  
gió từ sa mạc Sahara trong các giai đoạn khí hậu khô, ngược lại các trầm tích sông  
thì đổ vào Địa Trung Hải trong các mùa ẩm ướt, các tập trầm tích chứa sapropel (các  
trầm tích sẫm màu giàu chất hữu cơ).  
Địa Trung Hải được đặc trưng bởi loại hình khí hậu nóng và ẩm vừa phải, có  
mùa hè nóng, khô và mùa đông lạnh mưa. Tiêu biểu là khí hậu ở những nước  
xung quanh Địa Trung Hải. Ngoài ra loại hình khí hậu này còn có ở nội địa  
California, nam Ôxtrâylia và Nam Phi, bờ biển phía nam Krym và phía bắc Biển  
Đen (vùng Kavkaze).  
Mực nước biển của Địa Trung Hải thể dâng từ 0,030,61 mét do ảnh hưởng  
của biến đổi khí hậu. Điều này có thể ảnh hưởng đến dân cư sống trong khu vực Địa  
Trung Hải và các hệ sinh thái ven biển.  
Cấu tạo bờ biển cũng như vị trí địa rất thuận lợi cho vận tải biển, mặt biển  
không bị đóng băng cũng như sương mù, nó tiếp giáp với ba lục địa và thông với  
Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương do vậy đóng vai trò quan trọng trong việc thông  
thương hàng hóa vận chuyển giữa các Châu lục.  
Một lĩnh vực quan trọng nữa của Địa Trung Hải vận chuyển hành khách,  
chủ yếu là khách du lịch. Khu nghỉ mát nổi tiếng ở bờ biển Côte D’Azur-Pháp, ở  
Italia và quần đảo Balearic Island - Tây Ban Nha.  
2.2. Các vùng biển khu vực châu Mỹ  
2.2.1. Biển Caribe  
một vùng biển nhiệt đới Tây Bán cầu thuộc Đại Tây Dương. Đây một  
vùng biển bao bọc bởi một chuỗi hải đảo cùng hai lục địa, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Bờ  
biển phía nam giáp Nam Mỹ, phía tây và tây-nam giáp Mexico Trung Mỹ. phía  
bắc đông chuỗi đảo Antilles, gồm Đại Antilles Tiểu Antilles. Toàn khu vực  
quanh biển Caribe còn gọi vùng Caribe.  
Biển Caribe là một trong những vùng biển lớn trên thế giới với diện tích  
2.754.000 km². Điểm sâu nhất vực Cayman giữa Cuba Jamaica khoảng 7.686  
mét. Biển Caribe có nhiều vũng nhỏ cùng vịnh lớn như Vũng Gonâve, Vũng  
14  
   
Hình 2.4. Biển Caribe  
Tính trung bình, độ mặn của biển Caribe là 35-36‰ nhiệt độ bề mặt là  
280C, trong khi dưới sâu nhiệt độ thể xuống đến 40C. Hiện tại, Caribe mang một  
lượng nước đáng kể từ Đại Tây Dương qua phía đông quần đảo tiểu Antilles và phía  
bắc đến Vịnh Mexico qua Yucata. Tính trung bình khoảng 15 đến 20% nước mặt đi  
vào vùng biển Caribe là nước ngọt của các con sông Orinoco và Amazon, hướng về  
phía tây bắc của vùng Caribe hiện tại. Hơn nữa, nước chảy ra từ Orinoco trong các  
tháng mùa mưa nồng độ chất diệp lục cao vùng biển phía đông.  
khu vực giữa phía bắc của Venezuela, Colombia và Nicaragua một dòng  
chảy thường xuyên hầu như quanh năm. Dòng chảy này sinh ra bởi mưa lớn trong  
khu vực. cũng thể làm giảm nhiệt độ độ mặn mật độ của nước, cung cấp  
một số chất dinh dưỡng vào nước như nitơ, phốt pho và những chất khác cho các  
thực vật biển.  
Khí hậu vùng Caribe là khí hậu nhiệt đới, nắng ấm quanh năm. Lượng mưa  
từng địa phương thay đổi tùy cao độ hải lưu. Gió mậu dịch thổi từ hướng đông  
đem khí ẩm, khi gặp núi cao cản trở thì trút mưa xuống, gây nên sự khác biệt rệt  
giữa vùng khuất gió và vùng hứng gió. Khu vực hứng gió cũng hứng lấy không khí  
ẩm gây mưa, còn vùng khuất gió ít mưa nên đất đai gần như sa mạc.  
Vùng Caribe hàng năm hay bị bão. Khu vực hứng bão nhiều nhất từ  
Grenada trở ra bắc từ Barbados lui về hướng tây.  
15  
Các hãng vận tải hàng nặng và các dự án vận tải tại Hamburg, Rickmers Linie,  
vừa tham gia vào các tuyến thương mại châu Mỹ Latinh với việc ra mắt một dịch vụ  
vận tải biển mới đến bờ biển phía Bắc Nam Mỹ và vùng Caribbean.  
Tuyến Bắc Nam Mỹ và vùng Caribbean (NCS) là một phần trong tuyến chính  
đi hướng Tây Á – Mỹ của hãng, hoạt động cùng Eastern Car Liner, của Nhật, hãng  
sở hữu bốn tàu đa phương thức/ro-ro.  
Hãng đã thực hiện những chuyến tàu ghé cảng ðầu tiên tại các cảng của  
Colombia, Santa Marta và Puerto Bolivar, và hãng xác nhận các cảng khác trong  
danh sách cảng của hãng gồm Barranoquilla và Cartagena tại Colombia, cảng  
Ecuador, Guayaquil, cảng Venezuela, Guanta và Port-au-Prince tại Haiti.  
Về mặt kinh tế, ngành du lịch có quy mô lớn trong vùng Caribe. Theo tính  
toán của Tổ chức Du lịch Caribe (Caribbean Tourism Organization) thì hằng năm  
khoảng 12 triệu du khách tham quan.  
2.2.2. Vịnh Ả Rập  
Vịnh Ả Rập còn gọi Vịnh Ba hay Vịnh Péc-xích nằm ở phía tây bắc Ấn  
Độ Dương thuộc vùng vành đai nông của Ấn Độ Dương nằm giữa bán đảo Ả Rập  
và vùng tây nam Iran. Vịnh Ba giáp Kuwait Iraq về phía tây bắc, Iran về phía  
bắc đông bắc, Ả Rập Saudi Qatar về phía tây và tây nam, các Tiểu Vương  
quốc Ả Rập Thống nhất một phần Oman về phía nam và đông nam.  
Hình 2.3. Vịnh Ả Rập (Vịnh Ba Tư)  
16  
 
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 91 trang yennguyen 26/03/2022 5801
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Địa lý hàng hải", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_dia_ly_hang_hai.pdf