Khóa luận Tìm hiểu công tác kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA

ĐẠI HỌC HUẾ  
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ  
KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH  
----------  
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC  
TÌM HIỂU CÔNG TÁC KIỂM TOÁN NỢ PHẢI THU  
KHÁCH HÀNG TNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH  
TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ AFA  
NGUYỄN TIẾN QUANG  
KHOÁ HỌC: 2016 - 2020  
ĐẠI HỌC HUẾ  
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ  
KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH  
----------  
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC  
TÌM HIỂU CÔNG TÁC KIỂM TOÁN NỢ PHẢI THU  
KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH  
TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ AFA  
Họ, tên sinh viên  
Họ, tên giảng viên hướng dẫn  
NGUYỄN TIẾN QUANG  
Lớp : K50B Kiểm toán  
ThS. TRẦN PHAN KHÁNH TRANG  
Huế, tháng 4/2020  
LỜI CẢM ƠN  
Trong suốt thời gian thực tập và thực hiện quá trình nghiên cu đề tài, bên cnh  
những nlc ca bn thân, tôi còn nhn được sgiúp đỡ, hướng dn tn tình và những  
li khuyên chân thành tphía Nhà trường, Quý thy cô và các anh chị trong Công ty  
TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA.  
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và li cm ơn sâu sc đến Quý thầy cô  
Khoa Kế toán - Tài chính, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế đã trang bị cho tôi  
những kiến thức chuyên môn và kỹ năng cần thiết để giúp tôi hoàn thành đề tài khóa  
luận tốt nghiệp của mình. Nhng kiến thc có được trong quá trình hc tp và nghiên  
cu là nn tng vững chắc để tôi bước đi trên con đường tương lai phía trước. Đặc  
bit, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ging viên hướng dn - ThS. Trần  
Phan Khánh Trang đã tn tình chdẫn, định hướng và giúp đỡ tôi trong quá trình làm  
đề tài khóa luận này.  
Hơn nữa, tôi xin chân thành cm ơn Ban Giám đốc Công ty TNHH Kim toán và  
Thẩm định giá AFA, các anh chphòng Kim toán báo cáo tài chính, đặc biệt là anh  
chị trong đoàn kiểm toán đã tạo cơ hội cho tôi tham gia thực hiện kiểm toán cũng như  
thu thp sliu, hồ sơ cần thiết, giúp cho đề tài nghiên cu ca tôi trnên hoàn thiện  
và chính xác hơn.  
Cui cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, nhng người thân và bn bè đã  
chia scùng tôi nhng lc khó khăn, to động lc để bn thân tôi hc tp, nghiên cu  
hoàn thành khoun này.  
Quá trình thc tp ti Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA đã cho  
tôi nhiu kinh nghim quý giá. Dù đã cgng nhưng kiến thc bn thân tôi còn nhiu  
hn chế nên khoá lun không thtránh được nhng thiếu sót. Vì vy, tôi rt mong  
nhn được sự đóng góp ý kiến ca Quý Thầy cô để khóa luận có thhoàn thin hơn.  
Tôi xin chân thành cm ơn!  
Huế, tháng 04 năm 2020  
Sinh viên thực hiện  
Nguyễn Tiến Quang  
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT  
BCTC  
Báo cáo tài chính  
Tài sản cố định  
Bất động sản  
TSCĐ  
BĐS  
XDCB  
GTGT  
TNDN  
TNCN  
XNK  
KTV  
GLV  
TK  
Xây dựng cơ bản  
Giá trị gia tăng  
Thu nhập doanh nghiệp  
Thu nhập cá nhân  
Xuất, nhập khẩu  
Kiểm toán viên  
Giấy làm việc  
Tài khoản  
K
Khách hàng  
DANH MỤC BẢNG  
Bảng 1.1  
Bảng 1.2  
Bảng 2.1  
Bảng 2.2  
Bảng 2.3  
Bảng 2.4  
Ma trận rủi ro theo quan điểm của A.Arems  
Ý kiến kiểm toán không phải là chấp nhận toàn phần.  
Trích GLV Mẫu 0330.MO – Đánh giá rủi ro kinh doanh  
Trích GLV Mẫu 0340.MO Thủ tục phân tích sơ bộ  
Tỷ lệ phần trăm trên mỗi chỉ tiêu tính mức trọng yếu tổng thể  
Trích GLV Mẫu 5340 – Phải thu của khách hàng Khớp đúng với sổ  
cái  
Bảng 2.5  
Bảng 2.6  
Bảng 2.7  
Bảng 2.8  
Bảng 2.9  
Trích GLV Mẫu 5342 – Đánh giá phân tích, Thủ tục 1  
Trích GLV Mẫu 5342 – Đánh giá phân tích, Thủ tục 2  
Trích GLV Mẫu 5352 – Dự phòng phải thu khó đòi  
Trích GLV Mẫu 553 – Dự phòng phải thu khó đòi  
Trích GLV Mẫu 530.10 – Scoping  
Bảng 2.10 Trích GLV Mẫu 5361 – Thư xác nhận và thủ tục thay thế  
Bảng 2.11 Trích GLV Mẫu 5370 – Đánh giá chênh lệch tỷ giá hối đoái  
Bảng 2.12 Trích GLV Mẫu 5320 – Lưu ý doanh nghiệp  
DANH MỤC SƠ ĐỒ  
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ kế toán tài khoản 131 - Phải thu của khách hàng  
Sơ đồ 1.2 Sơ đồ kế toán tài khoản 2293 – Dphòng phải thu khó đòi  
Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá  
Sơ đồ 2.1  
AFA  
Sơ đồ 2.2 Quy trình thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính tại AFA  
MỤC LỤC  
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1  
I.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .........................................................................1  
I.2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu .................................................................................2  
I.2.1. Mục tiêu tổng quát..........................................................................................2  
I.2.2. Mục tiêu cụ th...............................................................................................2  
I.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................3  
I.3.1. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................3  
I.3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................3  
I.4. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................3  
I.4.1. Phương pháp thu thập số liệu..........................................................................3  
I.4.2. Phương pháp xử lí số liệu ...............................................................................4  
I.5. Bố cục đề tài nghiên cu...........................................................................................5  
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................6  
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN NỢ PHẢI THU KHÁCH  
HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH....................................................6  
1.1. Tổng quan về kiểm toáo cáo tài chính...............................................................6  
1.1.1. Khái niệm kiểm toán báo cáo tài chính..........................................................6  
1.1.2. Mục tiêu của iểm toán báo cáo tài chính......................................................7  
1.1.3. Ngutắc cơ bản của kiểm toán báo cáo tài chính......................................7  
1.2. Khái quát khoản mục nợ phải thu khách hàng trên Báo cáo tài chính.....................9  
1.2.1. Nội dung khoản mục nợ phải thu khách hàng ...............................................9  
1.2.2. Đặc điểm của khoản mục nợ phải thu khách hàng ......................................10  
1.2.3. Quy định kế toán liên quan đến khoản mục nợ phải thu khách hàng ..........10  
1.2.3.1. Tài khoản 131 – Phải thu của khách hàng.............................................10  
1.2.3.2. Tài khoản 2293 – Dự phòng phải thu khó đòi.......................................14  
1.2.3.3. Hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán sử dụng để hạch toán nợ phải thu  
khách hàng..........................................................................................................17  
1.3. Kiểm soát nội bộ đối với các khoản nợ phải thu khách hàng.................................18  
1.3.1. Mục tiêu kiểm soát.......................................................................................18  
1.3.2. Thủ tục kiểm soát chủ yếu đối với khoản nợ phải thu khách hàng..............18  
1.3.3. Một số sai phạm có thể xảy ra và thủ thuật gian lận thường gặp đối với  
khoản nợ phải thu khách hàng ...............................................................................21  
1.4. Mục tiêu kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính....22  
1.4.1. Mục tiêu chung.............................................................................................22  
1.4.2. Mục tiêu cụ thể.............................................................................................22  
1.5. Quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính...23  
1.5.1. Chuẩn bị kiểm toán ......................................................................................23  
1.5.1.1. Giai đoạn tiền kế hoạch.........................................................................23  
1.5.1.2. Giai đoạn lập kế hoạch ..........................................................................27  
1.5.2. Thực hiện kiểm toán.....................................................................................34  
1.5.2.1. Thử nghiệm kiểm soát...........................................................................34  
1.5.2.2. Thử nghiệm cơ bản................................................................................35  
1.5.3. Hoàn thành kiểm toán ..................................................................................38  
1.5.3.1. Đánh giá tổng thể trước khi lập báo cáo kiểm toán...............................39  
1.5.3.2. Báo cáo kiểm toán về áo tài chính................................................40  
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN NỢ PHẢI THU  
KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY  
TNHH KIỂM TOÁN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ AFA............................................................ 41  
2.1. Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA ..........41  
2.1.1. Thôntin chung về công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA .....41  
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty............................................42  
2.1.3. Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi ............................................................43  
2.1.3.1. Tầm nhìn trong giai đoạn 2015 – 2025 .................................................43  
2.1.3.2. Sứ mệnh.................................................................................................43  
2.1.3.3. Giá trị cốt lõi..........................................................................................44  
2.1.4. Đặc điểm tổ chức, bộ máy quản lý của công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm  
định giá AFA..........................................................................................................44  
2.1.5. Tổ chức công tác kiểm toán báo cáo tài chính.............................................46  
2.1.6. Các sản phẩm và dịch vụ chuyên ngành của Công ty..................................48  
2.2. Thực trạng công tác kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài  
chính tại Tổng Công ty Cổ phần ABC do Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá  
AFA thực hiện ...............................................................................................................51  
2.2.1. Phương pháp thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính ...................................51  
2.2.2. Thực trạng công tác kiểm toán nợ phải thu khách hàng do công ty TNHH  
Kiểm toán và Thẩm định giá AFA thực hiện tại Tổng Công ty Cổ phần ABC.....55  
2.2.2.1. Đánh giá và chấp nhận khách hàng.......................................................57  
2.2.2.2. Tiền kế hoạch ........................................................................................60  
2.2.2.3. Lập kế hoạch .........................................................................................74  
2.2.2.4. Thực hiện kiểm tn..............................................................................76  
2.2.2.5. Hoàn thành kiểm toán............................................................................93  
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM  
TOÁN NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI  
CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ AFA........ 99  
3.1. Nhận xét chung về công tác kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán  
báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA thực hiện.....99  
3.1.1. Ưu điểm của công tác kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán  
báo cáo tài chính tại Cng tTNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA..............99  
3.1.2. Hạn chế của côntác kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán  
báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA........... 103  
3.2. Một số giải háp góp phần hoàn thiện công tác kiểm toán nợ phải thu khách hàng  
trong kiểm toán báo cáo tài chính............................................................................... 105  
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 107  
1. Kết luận ........................................................................................................... 107  
2. Kiến nghị ......................................................................................................... 109  
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 111  
PHỤ LỤC  
Khóa lun tt nghip  
GVHD: ThS. Trn Phan Khánh Trang  
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ  
I.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu  
Trong xu hướng không ngừng phát triển của nền kinh tế toàn cầu, đòi hỏi nền  
kinh tế của mỗi quốc gia luôn luôn vận động và phát triển để hội nhập với thế giới.  
Cùng với quá trình phát triển đó, nền kinh tế Việt Nam đã có bước chuyển đổi từ cơ  
chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội  
chủ nghĩa, thúc đẩy sự hình thành, phát triển của các doanh nghiệp, tạo ra môi trường  
kinh doanh đa dạng trên nhiều lĩnh vực và không ngừng cạnh tranh. Cũng vậy, thông  
tin tài chính thể hiện trên Báo cáo tài chính của doanh nghiệp là một trong những nhân  
tquan trọng giúp các nhà đầu tư đánh giá thực trạng tài chính để đưa ra các quyết  
định kinh tế. Những thông tin này được yêu cầu về tính trung thực, hợp lý, mức độ tin  
cậy cũng như tính minh bạch và công khai hoá thông tin ra bên ngoài, tạo ra những cơ  
hội, thách thức cho mỗi doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Do đó, hoạt động kiểm toán,  
đặc biệt là kiểm toán độc lập ra đời góp phần tạo nên giá trị gia tăng cho báo cáo tài  
chính của doanh nghiệp, giúp hạn chế knăng xảy ra các sai phạm về kế toán, thuế,  
tài chính,…trở thành công cụ giúp bảo vệ sự ổn định của nền kinh tế.  
Hiệu quả hoạt động doanh nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng bởi sự hữu hiệu và  
hiệu quả của chu trình bán hàng thu tiền, bởi lẽ chu trình này là một chu trình quan  
trọng của mọi đơn vị kih doanh, trải qua nhiều khâu và có liên quan đến những tài  
sản nhạy cảm nư nợ phải thu, hàng hóa, tiền… nên thường là đối tượng bị tham ô,  
chiếm dụng. Trong đó, nợ phải thu khách hàng là khoản mục có liên quan mật thiết  
đến kết quả kinh doanh, có thể chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của đơn vị. Chính  
sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường là một nhân tố thúc đẩy nhiều doanh nghiệp phải  
mở rộng bán chịu và điều này làm tăng rủi ro sai phạm, gian lận với các thủ thuật thổi  
phồng hoặc che giấu doanh thu và lợi nhuận của đơn vị.  
Trong chiến lược đầu tư, góp vốn vào các doanh nghiệp, bên cnh thông tin về  
chỉ tiêu doanh thu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, các nhà đầu tư luôn chú  
trọng đến tình hình tài chính và khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp thông qua chỉ  
SVTH: Nguyn Tiến Quang  
1
Khóa lun tt nghip  
GVHD: ThS. Trn Phan Khánh Trang  
tiêu “Phải thu khách hàng” trên Bảng cân đối kế toán. Vì thế, khả năng khai giảm các  
khoản phải thu với mục đích chứng minh rằng khả năng thu hồi nợ tốt và không bị  
chiếm dụng vốn của doanh nghiệp là rất cao. Do đó, nợ phải thu khách hàng thường  
được các kiểm toán viên đánh giá có ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính trong  
quá trình thực hiện kiểm toán tại công ty khách hàng. Vì vậy, đối với mỗi công ty  
kiểm toán, kiểm toán nợ phải thu khách hàng là một trong những phần hành chủ yếu  
trong kiểm toán báo cáo tài chính.  
Nhận thức được tầm quan trọng của kiểm toán nợ phải thu khách hàng nói riêng  
và kiểm toán báo cáo tài chính nói chung, trong khoảng thời gian thực tập tại Công ty  
TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của các  
anh chị kiểm toán viên, tôi nhận thấy kiểm toán nphải thu khách hàng đóng vai trò  
quan trọng trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính, nên tôi quyết định chọn đề tài:  
“Tìm hiểu công tác kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo  
cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA” để thực hiện  
khóa luận cuối khóa của mình.  
I.2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu  
I.2.1. Mục tiêu tổng quát  
Từ nghiên cứu thực trạng, Khóa luận nhằm đề xuất các giải pháp góp phần hoàn  
thiện công tác kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại  
Công ty TNHH iểm toán và Thẩm định giá AFA.  
I.2.2. Mục tiêu cụ thể  
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về công tác kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong  
kiểm toán báo cáo tài chính.  
- Tìm hiểu thực trạng công tác kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán  
báo cáo tài chính của Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA.  
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác kiểm toán nợ phải thu  
khách hàng tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA.  
SVTH: Nguyn Tiến Quang  
2
Khóa lun tt nghip  
GVHD: ThS. Trn Phan Khánh Trang  
I.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  
I.3.1. Đối tượng nghiên cứu  
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nội dung kiểm toán nợ phải thu khách hàng  
trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá  
AFA.  
I.3.2. Phạm vi nghiên cứu  
- Không gian nghiên cứu: Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA và  
Tổng Công ty Cổ phần ABC.  
- Thời gian nghiên cứu: Số liệu trên sổ sách kế toán và Báo cáo tài chính từ ngày  
01/01/2019 đến ngày 31/12/2019 của Tổng Công ty Cổ phần ABC.  
- Nội dung nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu nội dung kiểm toán nợ  
phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính mà không tiến hành nghiên cứu  
toàn bộ quy trình kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm  
định giá AFA tại Tổng Công ty Cổ phần ABC.  
I.4. Phương pháp nghiên cứu  
I.4.1. Phương pháp tthập sliệu  
Tham khảo các chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, chế độ kế  
toán hiện hành, thông tư iên quan,…  
Thu thập bảng số liệu thô và thông tin khách hàng từ các file dữ liệu Công ty  
cung cấp; photo, chụp ảnh hồ sơ kiểm toán khách hàng làm căn cứ xác minh các vấn  
đề phát sinh trong đề tài.  
Sử dụng tài liệu và nghiên cứu thông tin chung của Công ty qua website:  
http://www.afac.com.vn để tìm hiểu về đặc điểm Công ty, chức năng, nhiệm vụ và bộ  
máy quản lý Công ty.  
Tham khảo các giáo trình trong chương trình học, khoá luận tốt nghiệp tại trường  
Đại học Kinh tế - Đại học Huế,…  
SVTH: Nguyn Tiến Quang  
3
Khóa lun tt nghip  
GVHD: ThS. Trn Phan Khánh Trang  
Trực tiếp tham gia quy trình kiểm toán với vai trò Trợ lý Kiểm toán viên, hỗ trợ  
và thực hiện kiểm toán một số phần hành cơ bản.  
Phương pháp quan sát: Quan sát quy trình kiểm toán của kiểm toán viên và trợ  
lý kiểm toán viên với các thủ tục kiểm toán được thực hiện, cách thu thập bằng chứng,  
kiểm tra chứng từ các nghiệp vụ kinh tế được chọn và quá trình trao đổi với khách  
hàng.  
Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành trao đổi và trực tiếp đưa ra những câu hỏi  
thắc mắc trong quá trình làm việc thực tế tại các công ty khách hàng.  
I.4.2. Phương pháp xử lí số liệu  
So sánh giữa cơ sở lý luận và thực tiễn đối với quy trình kiểm toán nợ phải thu  
khách hàng để đánh giá ưu nhược điểm và đưa ra giải pháp phù hợp.  
Tổng hợp số liệu cần thu thập cho đề tài nghiên cứu, kết hợp sử dụng phần mềm  
Excel xử lí tính toán số học.  
SVTH: Nguyn Tiến Quang  
4
Khóa lun tt nghip  
GVHD: ThS. Trn Phan Khánh Trang  
I.5. Bố cục đề tài nghiên cứu  
Đề tài nghiên cứu gồm 3 phần:  
Phần I: Đặt vấn đề.  
Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu.  
Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong kiểm  
toán báo cáo tài chính.  
Chương 2: Thực trạng công tác kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong  
kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá  
AFA.  
Chương 3: Giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kiểm toán nợ phải thu  
khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và  
Thẩm định giá AFA.  
Phần III: Kết luận và kiến nghị.  
SVTH: Nguyn Tiến Quang  
5
Khóa lun tt nghip  
GVHD: ThS. Trn Phan Khánh Trang  
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN NỢ PHẢI THU  
KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH  
1.1. Tổng quan về kiểm toán báo cáo tài chính  
1.1.1. Khái niệm kiểm toán báo cáo tài chính  
Theo Giáo trình Kiểm toán của Khoa Kế toán - Kiểm toán, Trường Đại học Kinh  
tế TP. Hồ Chí Minh: “Kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng về  
những thông tin được kiểm tra nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa  
những thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập. Quá trình kiểm toán phải  
được thực hiện bởi các kiểm toán viên đủ năng lực và độc lập.”  
Theo Điều 5, Luật Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 định nghĩa: “Kiểm toán  
báo cáo tài chính là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi  
nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến về tính  
trung thực và hợp lý trên các khía cạnrọng yếu của báo cáo tài chính của đơn vị  
được kiểm toán theo quy định của chuẩn mực kiểm toán.”  
Trong kiểm toán báo cáo ti chính, đối tượng kiểm toán là các báo cáo tài chính,  
gồm: Bảng cân đối kế toán (hoặc Báo cáo tình hình tài chính), Báo cáo kết quả hoạt  
động kinh doanh (hoặc Báo cáo tình hình hoạt động), Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và  
thuyết minh báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính chứa đựng những thông tin tài chính  
và phi tài chính phản ánh tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, tình hình và kết quả  
lưu chuyển tiền tệ, các thông tin cần thiết khác để người sử dụng báo cáo tài chính có  
thể phân tích, đánh giá đúng đắn tình hình và kết quả kinh doanh của đơn vị.  
Các chuẩn mực được thiết lập là cơ sở để đánh giá các thông tin được kiểm tra.  
Cơ sở của các báo cáo tài chính là các quy định pháp lý về kế toán như Luật kế toán,  
Chuẩn mực kế toán, Chế độ kế toán, hình thức kế toán, các chính sách kế  
toán,…Ngoài ra, cơ sở của các báo cáo tài chính còn bao gồm cả các quy định pháp lý  
SVTH: Nguyn Tiến Quang  
6
Khóa lun tt nghip  
GVHD: ThS. Trn Phan Khánh Trang  
khác có liên quan đến quá trình tổ chức và hoạt động kinh doanh của đơn vị như  
những quy định về sản xuất kinh doanh, trao đổi, mua bán sản phẩm,…  
Báo cáo tài chính có thể được kiểm toán bởi các loại hình như: kiểm toán độc  
lập, kiểm toán nội bộ và kiểm toán nhà nước. Tuy nhiên, yêu cầu chung khi kiểm toán  
báo cáo tài chính là kiểm toán viên phải có đủ năng lực và độc lập để có thể thực hiện  
cuộc kiểm toán đảm bảo chất lượng, tạo được niềm tin ở người sử dụng kết quả kiểm  
toán.  
1.1.2. Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính  
Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200: “Mục tiêu tổng thể của kiểm toán  
viên và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính là:  
(a) Đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng liệu báo cáo tài chính, xét trên phương diện  
tổng thể, có còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn hay không, từ đó  
giúp kiểm toán viên đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính có được lập phù  
hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng, trên các  
khía cạnh trọng yếu hay không.  
(b) Lập báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính và trao đổi thông tin theo quy định  
của chuẩn mực kiểViệt Nam, phù hợp với các phát hiện của kiểm toán  
viên.”  
Mục tiêu kiểm toáđạt được thể hiện qua kết quả của cuộc kiểm toán báo cáo tài  
chính sau khi tđổi để đưa ra báo cáo kiểm toán chính thức, thể hiện ý kiến của  
kiểm toán viên về mức độ trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính được kiểm toán.  
Ngoài ra, kết quả kiểm toán còn bao gồm thư quản lý nêu lên những tồn tại trong việc  
thiết lập và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ, trong việc tổ chức công tác kế toán và  
lập báo cáo tài chính ở đơn vị để tìm ra hướng khắc phục.  
1.1.3. Nguyên tắc cơ bản của kiểm toán báo cáo tài chính  
Nhằm đạt được mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính và tăng mức độ tin cậy  
cao hơn của Báo cáo kiểm toán đối với những đối tượng sử dụng báo cáo tài chính,  
yêu cầu mỗi kiểm toán viên phải đảm bảo những nguyên tắc cơ bản sau:  
SVTH: Nguyn Tiến Quang  
7
Khóa lun tt nghip  
GVHD: ThS. Trn Phan Khánh Trang  
- Tuân thủ pháp luật của Nhà nước.  
- Tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp.  
- Tuân thủ chuẩn mực kiểm toán.  
- Kiểm toán viên phải có thái độ hoài nghi mang tính nghề nghiệp.  
Tuân thủ pháp luật của Nhà nước: Kiểm toán viên luôn luôn coi trọng và chấp  
hành đúng pháp luật của Nhà nước trong quá trình hành nghề nhằm đảm bảo thực hiện  
đúng theo pháp luật tránh những trách nhiệm về dân sự và hình sự.  
Tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp: Những nguyên tắc của đạo đức hành  
nghề kiểm toán:  
+ Độc lập là nguyên tắc hành nghề cơ bản của kiểm toán viên hành nghề.  
+ Chính trực: Người làm kiểm toán phải thẳng thắn, trung thực và có chính kiến  
rõ ràng.  
+ Khách quan: Người làm kiểm toán phải công bằng, tôn trọng sự thật và không  
được thành kiến, thiên vị.  
+ Năng lực chuyên môn và tính thận trọng: thực hiện công việc với kiến thức  
chuyên môn cần thiếự thận trọng cao và tinh thần làm việc chuyên cần  
+ Tính bảo mật: Giữ kín các thông tin có được trong quá trình kiểm toán, không  
được tiết lộ bất cứ một thông tin nào khi chưa được phép của người có thẩm  
quyền.  
+ Tư cách nghề nghiệp: người làm kiểm toán phải giữ gìn uy tín nghề nghiệp,  
không được gây ra những hành vi làm giảm uy tín nghề nghiệp.  
+ Tuân thủ các chuẩn mực chuyên môn: thực hiện công việc theo những quy  
trình và các chuẩn mực đã được quy định.  
Tuân thủ chuẩn mực kiểm toán: Chuẩn mực kiểm toán do Bộ Tài chính ban hành  
quy định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và cách thực hiện trong quá trình kiểm toán  
BCTC, yêu cầu kiểm toán viên phải đảm bảo thực hiện đúng chuẩn mực.  
SVTH: Nguyn Tiến Quang  
8
Khóa lun tt nghip  
GVHD: ThS. Trn Phan Khánh Trang  
Kiểm toán viên phải có thái độ hoài nghi mang tính nghề nghiệp: Phải ý thức  
rằng luôn tồn tại những sự kiện phát sinh dẫn đến những sai sót trọng yếu trong các  
BTCT để lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro kiểm toán.  
1.2. Khái quát khoản mục nợ phải thu khách hàng trên Báo cáo tài chính  
1.2.1. Nội dung khoản mục nợ phải thu khách hàng  
Theo Điều 17, Chương 2, Thông tư 200/2014/TT-BTC: “Phải thu của khách  
hàng gồm các khoản phải thu mang tính chất thương mại phát sinh từ giao dịch có tính  
chất mua – bán, như: Phải thu về bán hàng, cung cấp dịch vụ, thanh lý, nhượng bán tài  
sản (TSCĐ, BĐS đầu tư, các khoản đầu tư tài chính) giữa doanh nghiệp và người mua  
(là đơn vị độc lập với người bán, gồm cả các khoản phải thu giữa công ty mẹ và công  
ty con, liên doanh, liên kết). Khoản phải thu này gồm cả các khoản phải thu về tiền  
bán hàng xuất khẩu của bên giao ủy thác thông qua bên nhận ủy thác.”  
Theo Nguyên tắc kế toán các khoản phải thu, quy định: “Các khoản phải thu  
được theo dõi chi tiết theo kỳ hạn phải thu, đối tượng phải thu, loại nguyên tệ phải thu  
và các yếu tố khác theo nhu cầu quản lcủa doanh nghiệp” và “Khi lập Báo cáo tài  
chính, kế toán căn cứ kỳ hạn còn lại của các khoản phải thu để phân loại là dài hạn  
hoặc ngắn hạn”.  
Nợ phải thu khách hàng là một tài sản, gồm nợ phải thu ngắn hạn, nợ phải thu dài  
hạn và dự phòng nợ phải hu khó đòi. Trên Bảng cân đối kế toán, nợ phải thu ngắn hạn  
khách hàng đượrình bày tại phần A “Tài sản ngắn hạn”, gồm chỉ tiêu “Phải thu ngắn  
hạn khách hàng” ghi theo số phải thu gộp và chỉ tiêu “Dự phòng phải thu ngắn hạn  
khó đòi” được ghi số âm. Do đó, hiệu số giữa Phải thu khách hàng và Dự phòng phải  
thu khó đòi sẽ phản ánh số dư phải thu thuần, tức là giá trị thuần có thể thực hiện  
được. Riêng khoản nợ phải thu dài hạn của khách hàng được trình bày trong phần B  
“Tài sản dài hạn”, cụ thể:  
- Chỉ tiêu “Phải thu ngắn hạn của khách hàng” phản ảnh số tiền còn phải thu của  
khách hàng có kỳ hạn thu hồi còn lại không quá 12 tháng hoặc trong một chu kỳ kinh  
doanh thông thường tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào  
SVTH: Nguyn Tiến Quang  
9
Khóa lun tt nghip  
GVHD: ThS. Trn Phan Khánh Trang  
tổng số dư Nợ chi tiết của Tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng” mở chi tiết theo  
từng khách hàng.  
- Chỉ tiêu “Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi” phản ánh khoản dự phòng cho  
các khoản phải thu ngắn hạn khó đòi tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu  
này là số dư bên Có chi tiết của Tài khoản 2293 “Dự phòng phải thu khó đòi”, chi tiết  
dự phòng cho các khoản phải thu ngắn hạn khó đòi và được ghi bằng số âm.  
- Chỉ tiêu “Phải thu dài hạn của khách hàng” phản ánh số tiền còn của khách  
hàng có kỳ hạn thu hồi còn lại trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ kinh doanh thông  
thường tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư Nợ  
chi tiết của Tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng” mở chi tiết theo từng khách  
hàng.  
- Chỉ tiêu “Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi” phản ánh khoản dự phòng cho  
các khoản phải thu dài hạn khó đòi tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu  
này là số dư bên Có chi tiết của Tài khoản 2293 “Dự phòng phải thu khó đòi”, chi tiết  
dự phòng cho các khoản phải thu dài hhó đòi và được ghi bằng số âm.  
Nội dung chi tiết của khoản mục nợ phải thu khách hàng được thể hiện trên Bản  
thuyết minh báo cáo tài chính, Bảng cân đối số phát sinh, sổ cái và sổ chi tiết.  
1.2.2. Đặc điểm của khoản mục nợ phải thu khách hàng  
Nợ phải thu khách àng là một loại tài sản khá nhạy cảm với những gian lận như  
bị nhân viên chdụng hoặc biển thủ.  
Nợ phải thu khách hàng là khoản mục có liên quan mật thiết đến kết quả kinh  
doanh, do đó là đối tượng để sử dụng các thủ thuật thổi phồng hoặc che giấu doanh thu  
và lợi nhuận đơn vị.  
Nợ phải thu khách hàng được trình bày theo giá trị thuần có thể thực hiện được.  
Tuy nhiên, do việc lập dự phòng phải thu khó đòi thường dựa vào ước tính của các nhà  
quản lý nên có nhiều khả năng sai sót và khó kiểm tra.  
1.2.3. Quy định kế toán liên quan đến khoản mục nợ phải thu khách hàng  
SVTH: Nguyn Tiến Quang  
10  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 133 trang yennguyen 04/04/2022 5580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tìm hiểu công tác kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_tim_hieu_cong_tac_kiem_toan_no_phai_thu_khach_hang.pdf