Bài giảng Kỹ năng tư duy - Bài 1: Phương pháp tư duy tích cực

BÀI 1: PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY TÍCH CỰC  
Nội dung  
Mục tiêu  
Khi quát và bản chất của tư duy;  
Tư duy tích cực;  
Sau khi kết thúc bài học, sinh viên sẽ:  
Xác định được scn thiết của tư duy tích cực.  
Một số phương phꢀp rèn luyện tư duy  
tích cực.  
Chỉ ra được những phương phꢀp rèn luyện tư  
duy tích cc.  
Vn dụng đưc những phương phꢀp tư duy để  
rèn luyn cho bn thân suy nghĩ tích cực.  
Hướng dẫn học  
Sinh viên đọc trước tài liệu tham khảo chương  
trình đã cung cấp.  
PPH101_Bai1_v1.0018109225  
1
TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP  
Một buổi chiều đầy nắng, một ông già mù ngồi ở quảng trường, nơi có nhiều người đi lại.  
Trước mặt ông là một cꢀi ống bơ để đựng tiền lẻ. Bên cạnh ông là một tấm biển nhỏ với  
dòng chữ: “I’m blind. Please, help me”. Có rất nhiều người đi qua chỗ ông già và nhìn thấy  
tấm biển đó nhưng chỉ có một vài người cho ông ít đồng xu lẻ.  
Một cô gꢀi ăn mặc sang trọng đi qua, song cô quay lại, cầm tấm biển lên, lấy bút viết cꢀi gì  
đó vào mặt sau của tấm biển và quay mặt sau đó về phía trước. Ngay sau đó, rất nhiều người  
đi qua, đọc tấm biển và không ngần ngại cho ông già tiền, thậm chí có những người cho rất  
nhiều tiền.  
Câu hỏi: Theo bạn, cô gꢀi đã viết gì vào tấm biển? Tại sao kết quả lại thay đổi như vậy?  
PPH101_Bai1_v1.0018109225  
2
Đặc điểm tuy duy của não bò sát, não thú và não người  
Não bò sát:  
o Phản ứng tức thời không tính toꢀn;  
o Bảo vệ ta trước những thương tổn sinh lý;  
o Kiểm soꢀt hoạt động sinh lý;  
o Bản năng sinh tồn (không logic, suy luận).  
(Bò sꢀt: thạch sùng, cꢀ sấu…).  
Não thú: Trung khu cảm xúc  
Bộ mꢀy điều khiển: hệ thống miễn dịch, các hoóc-môn, giấc ngủ.  
(Động vật có vú: chó).  
Não người: dùng để suy nghĩ, tư duy  
o Vậy điều gì quyết định đến trí tuệ của con người?  
o Nó căn cứ vào cấu trúc của bộ não và tư duy bằng não bộ của chúng ta.  
Khái niệm và bản chất của tư duy  
Khái niệm tư duy  
Khi cꢀc bạn quyết định lựa chọn trường đại học để thi, cꢀc bạn sẽ căn cứ vào cꢀc yếu tố  
nào? Chính là cꢀc bạn sử dụng tư duy để đưa ra quyết định.  
Khi cꢀc bạn xꢀc định ra trường mình muốn làm việc ở đâu? Làm công việc gì? Cũng  
chính là quꢀ trình cꢀc bạn dùng tư duy để suy nghĩ và đưa ra quyết định.  
Tư duy là cꢀi gì? Quꢀ trình tư duy diễn ra ở đâu?: Quꢀ trình này diễn ra tại não bộ, thông  
qua tổ hợp của hệ thần kinh trung ương.  
Tư duy là một hoạt động của hệ thần kinh trong não bộ.  
Tư duy không phải là hoạt động duy nhất của hệ thần kinh mà nó chỉ là một trong số cꢀc  
hoạt động của hệ thần kinh.  
Tư duy não bộ được phân chia thành 2 vùng rõ rệt: Não trꢀi và não phải và con người có  
xu hướng ưu ꢀi một bên hơn là tận dụng cả 2 bên để tư duy.  
Vậy thì theo bạn, bạn là người tư duy não trꢀi hay tư duy não phải cꢀch tư duy được thể  
hiện thông qua tính cꢀch và hành động của bạn.  
Người có xu hướng tư duy não trꢀi: suy luận logic, để ý đến chi tiết, nắm bắt sự kiện và  
quy luật, sử dụng ngôn ngữ và từ ngữ tốt, suy nghĩ về hiện tại, quꢀ khứ và thực tế. Thích  
khoa học và vạch ra cꢀc chiến lược, phương phꢀp khuynh hướng phân tích, suy luận.  
Người có xu hướng não phải là những người quan tâm đến cảm xúc, thích cꢀc kí hiệu,  
hình ảnh và quan tâm đến hiện tại và tương lai. Thích triết học, tôn giꢀo, hăng hꢀi nhiệt  
tình và sẵn sàng chấp nhận thử thꢀch khuynh hướng thiên về trực giꢀc, giàu trí tưởng  
tượng và có cꢀi nhìn tổng thể. Có xu hướng thiên về nghệ thuật.  
Nếu như phần não bò sꢀt và não thú giúp chúng ta sống sót và sinh tồn theo bản năng thì  
phần cuối cùng này chính là phần quyết định đến sự phꢀt triển hay trí tuệ của chúng ta thông  
qua tư duy.  
PPH101_Bai1_v1.0018109225  
3
Ở đây có thể thấy, để phꢀt triển và làm giàu được trí tuệ không chỉ nhìn nhận cꢀc sự việc  
hành động một cꢀch đơn thuần mà phải có sự liên kết suy luận, tính toꢀn, dự đoꢀn... Những  
hoạt động này chính là những hoạt động tư duy có được thông qua sự kết nối cꢀc mối liên  
hệ liên kết với nhau trong hệ thần kinh.  
Có 2 phương pháp để ghi nhớ:  
Ghi nhớ bằng việc lặp đi lặp lại và cuối cùng hình thành phản xạ tự nhiên.  
Ghi nhớ thông qua sự liên kết cꢀc sự việc, hành động, đꢀnh giꢀ sự tương quan tương  
đồng cũng như tìm được sự liên kết với nhau giữa cꢀc yếu tố, đó chính là dư duy.  
o Tư duy không phải là sự ghi nhớ mặc dù nó giúp cho sự hoàn thiện ghi nhớ;  
o Tư duy không phải hoạt động kiều khiển cơ thể mà chỉ là giúp cho định hướng điều  
khiển hay định hướng hành vi;  
o Tư duy không phải là giấc mơ mặc dù có thể xuất hiện trong một số giấc mơ và có  
những điểm giống như một giấc mơ.  
Tư duy chính là một hình thức hoạt động của hệ thần kinh thể hiện thông qua việc tạo cꢀc  
liên kết giữa cꢀc phần tử đã ghi nhớ được chọn lọc và kích thích chúng hoạt động để thực  
hiện nhận thức về thế giới xung quanh, định hướng hành vi phù hợp.  
Bắt đầu từ sự ghi nhớ chính là kinh nghiệm, tri thức hay trí tuệ có được, hệ thần kinh bắt  
đầu hoạt động xꢀc định xem đối tượng này là đối tượng nào? Tuy nhiên có những đối tượng  
phức tạp hoặc có thành phần ẩn hay không liên quan đến đối tượng ghi nhớ thì lúc đó tư  
duy trong ghi nhớ bắt đầu hoạt động để trả về đối tượng trong sự ghi nhớ cꢀc thành phần  
đúng của nó, bổ sung thành phần thiếu, phân biệt và tìm mối quan hệ, tꢀc động đối với cꢀc  
thành phần khꢀc. Đây là quꢀ trình nhận thức lý tính, nó khꢀc với nhận thức cảm tính   
Nhận thức lý tính giúp con người đꢀnh giꢀ chính xꢀc, đúng đắn và từ đó đưa ra hành vi  
chính xꢀc hơn.  
Suy nghĩ ảnh hưởng đến cảm giꢀc, ảnh hưởng đến lời nói và hành động, ảnh hưởng đến cơ  
thể (mệt mỏi, vui vẻ…); mối quan hệ; bầu không khí.  
Ảnh hưởng của suy nghĩ đối với cơ th:  
Khi bạn buồn bạn cảm thấy cơ thể như thế nào?  
Khi bạn quꢀ nhiều sức ép về số lượng công việc phải làm, bạn phải hoàn thành quꢀ  
nhiều công việc?  
Theo bạn thì có bao nhiêu phần trăm những bệnh thuộc về thể chất có nguồn gốc từ  
tinh thần?  
Khi bạn bị ốm, người yêu tới thì thấy thế nào?  
Khái niệm tư duy  
Quan điểm duy vật biện chứng: Tư duy là mặt nhận thức của ý thức  
Theo hướng tiếp cận thực tế: Tư duy thái độ sống với môi trường bên ngoài  
Bản chất của tư duy  
Điều kiện của tư duy  
Điều kiện cơ bản:  
PPH101_Bai1_v1.0018109225  
4
o Hệ thần kinh phải có năng lực tư duy, thể hiện ở 3 yếu tố (kinh nghiệm, sꢀng tạo và  
trí tuệ)  
o Hệ thần kinh đã được tiếp nhận kinh nghiệm, tiếp nhận kiến thức.  
Điều kiện riêng: Đối với mỗi loại hình cần có những nền tảng kinh nghiệm và kiến thức  
nhất định.  
Vì vậy, điều quan trọng nhất phải lựa chọn phương phꢀp tư duy thích hợp.  
Phân loại tư duy  
Người ta thống kê rằng mỗi ngày trí óc ta sản sinh ra khoảng 30.000 đến 50.000 ý nghĩ.  
Trong con số khꢀ lớn này, liệu có bao nhiêu ý nghĩ là có ích và bao nhiêu đã làm mất năng  
lượng một cꢀch vô ích? Để phân loại chúng, người ta chia ý nghĩ thành bốn nhóm như sau:  
Tư duy tích cực: Suy nghĩ có tꢀc động tốt đến cả mình và người khꢀc.  
Tư duy tiêu cực: Suy nghĩ bi quan có tꢀc động xấu đến mình và người khꢀc.  
Tư duy lãng phí: Suy nghĩ về quꢀ khứ hay những điều vượt ngoài tầm kiểm soꢀt.  
(Tại sao lại thế? Giꢀ như; bao gồm: sự nghi ngờ, hối tiếc, ảo tưởng lo lắng về những  
việc nhỏ nhặt).  
Tư duy cần thiết: Suy nghĩ để lập kế hoạch cho ngày làm việc của mình.  
(Tôi cần gặp người ấy vào giờ này; Tôi phải đi đến nơi đó).  
Lối tư duy góp phần quyết định chất lượng cuộc sống của mỗi chúng ta. Tất cả cꢀc ý nghĩ  
sinh ra dù cần thiết hay không, dù tiêu cực hay tích cực thì nó cũng làm ảnh hưởng đến cảm  
xúc, lời nói và hành động. Và vô hình chung nó cũng sẽ ảnh hưởng hoặc tốt hoặc xấu đến  
chúng ta tùy theo điểm xuất phꢀt của nó thuộc loại tư duy nào.  
Một số phương pháp tư duy  
Tư duy theo lối mòn  
Câu chuyện: Con voi và sợi dây thừng  
“Khi đi ngang qua chỗ mấy con voi đang đứng, người đàn ông đột ngột dừng lại. Anh bối rối  
vì nhận thấy loài vật to lớn này bị trói buộc chỉ bởi sợi dây thừng bé xíu buộc vào chân trước  
- không xiềng xích, cũng chẳng có chuồng giam. Rõ ràng là, vào bất cứ lúc nào, những con  
voi này cũng có thể dứt đứt dây chạy thoát. Nhưng vì lý do nào đó, chúng không hề làm vậy.  
Trông thấy người quản tượng đứng gần đó, anh bèn tiến lại và hỏi tại sao những con voi lại  
chỉ đứng đó mà không cố gắng tháo chạy. "À." - Quản tượng thủng thẳng trả lời - "Ngay từ  
khi lũ voi còn rất nhỏ và bé hơn thế này nhiều, chúng tôi đã dùng loại thừng cỡ này để buộc  
chúng lại rồi. Ở tuổi ấy, thế là đủ để giữ chúng. Khi lớn lên, lũ voi vẫn tiếp tục tin rằng chúng  
không thể thoát khỏi sợi dây. Chúng cho rằng lúc này sợi dây thừng vẫn có thể trói buộc  
mình, nên chẳng bao giờ cố tìm cách 'đào tẩu' cả." Nghe vậy, người đàn ông kinh ngạc vô  
cùng. Bất cứ lúc nào, những con vật này cũng có thể dứt đứt dây chạy mất; nhưng vì chúng  
tin rằng mình không làm được, nên chúng vẫn mắc kẹt lại đây, bị trói buộc chỉ bởi sợi dây  
thừng bé nhỏ.  
Thông điệp về niềm tin giống như đꢀm voi kia, có bao nhiêu người trong chúng ta sống  
trên đời với ý niệm rằng mình không thể làm điều gì đó, đơn giản chỉ vì trong quꢀ khứ, ta  
đã từng thất bại việc đó một lần?  
PPH101_Bai1_v1.0018109225  
5
Thất bại chỉ là một phần của hành trình học hỏi. Thất bại sẽ khiến chúng ta trưởng thành,  
cứng cꢀp hơn. Đừng vội từ bỏ trước những khắc nghiệt của cuộc sống này. Chỉ cần bạn tin  
tưởng vào bản thân, giữ vững niềm tin rằng mình có thể, bạn sẽ làm được.  
Ví dụ  
Trong phòng có một người con trai tên là Tuấn, đang nằm ở trên võng. Tên trộm vào nhà  
và lấy hết đồ ra ngoài nhưng Tuấn vẫn nằm đó nhìn tên trộm mà không có bất kỳ hành động  
gì? Theo bạn tại sao Tuấn làm như vậy?  
Tuấn sợ tên trộm sẽ dùng bạo lực để uy hiếp nên nằm im?  
Tuấn hoảng hồn nên chưa đưa ra được quyết định phải làm gì?  
Tuấn biết nhà mình nghèo, tên trộm sẽ không lấy được những gì đáng giá?  
Tên trộm là người quen?  
Tuấn đang say rượu nên ai làm gì cũng không quan tâm?  
Câu trả lời đúng nhất trong trường hợp này là Tuấn là một em bé.  
Lối mòn tư duy tạo ra phong cꢀch suy nghĩ riêng cho mỗi người, cꢀch bạn suy nghĩ một  
vấn đề nào đó có liên quan đến hoàn cảnh mà bạn từng sống, đến kinh nghiệm mà bạn từng  
trải, mỗi lần gặp một vấn đề cần động não bạn sẽ thường bị kẹt vào lối mòn đó, lâu dần  
thành thói quen (ở 5 câu trả lời trên là ví dụ của những hoàn cảnh sống khꢀc nhau).  
Điều này cũng giống như một thao tꢀc cứ lặp đi lặp lại hàng ngày sẽ tạo tạo thành kỹ năng,  
kỹ xảo, bạn có thể làm việc đó một cꢀch tự nhiên mà không cần suy nghĩ.  
Điều thú vị là suy nghĩ theo kiểu cũ khiến bạn cảm thấy thoải mꢀi, giống như đang ở trong  
ngồi nhà của mình. Mọi thứ đều bật ra một cꢀch tự nhiên không cần cân nhắc.  
Lối suy nghĩ này khiến bạn bị mắc kẹt trong cꢀi hang của chính mình, khi cần thoꢀt ra thì  
bạn lại loay hoay không biết làm thế nào. Bạn thường ngạc nhiên không hiểu sao người  
khꢀc lại có ý tưởng tꢀo bạo và hay như thế, còn bạn thì không.  
Tư duy phản biện  
Từ một câu chuyện thời sự: Cô Thúy đã đặt ra một tình huống thời sự trong những ngày  
qua. Bạn nghĩ gì khi nhận được thông tin: “Hủ tiếu gõ: nấu ngọt nước bằng chuột cống”.  
Trước thông tin này, trong số cꢀc tham dự viên có người kinh hãi những người bꢀn hủ tiếu  
gõ, có người nghi ngờ thông tin, có người không tin, có người đặt ra câu hỏi rằng liệu có  
phải tất cả những nồi hủ tiếu đều được nấu bằng thịt chuột cống hay không.  
Trên thực tế, thông tin này đã được cꢀc tờ bꢀo chứng minh đó chỉ là tin đồn giật gân câu  
khꢀch, nhưng nó đã gây hệ lụy không lường, ảnh hưởng trực tiếp đến những người mưu  
sinh bằng những chiếc xe hủ tiếu gõ trên đường phố. Vấn đề đặt ra là tại sao tin đồn có đất  
sống? Trong thời đại thông tin hiện nay, những tin đồn tương tự không ít, bên cạnh đó là  
những thực tế hỗn loạn của xã hội làm cho người ta nghi ngờ, lo lắng rất nhiều thứ, nhất là  
những vấn đề liên quan đến những nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống hằng ngày, cũng như  
liên quan trực tiếp sức khoẻ, mạng sống con người. Sở dĩ tin đồn có đất sống là vì nó đꢀnh  
vào tâm lý của con người lo lắng cho sức khoẻ trước thực trạng đã có quꢀ nhiều thứ độc  
hại trong vấn đề vệ sinh thực phẩm, trong khi tin đồn đưa ra rất mơ hồ, chưa có thông tin  
chính xꢀc cùng với cơ chế thông tin chưa công khai, minh bạch. Nguyên nhân chính là do  
người ta không có tư duy phản biện, không biết nghi ngờ, hoài nghi, không biết tìm thông  
tin kiểm chứng ở đâu, nên khi nghe tin đồn như trên là ngay lập tức tẩy chay hủ tiếu gõ.  
PPH101_Bai1_v1.0018109225  
6
Tư duy phản biện vô cùng cần trong xã hội chúng ta, càng cần hơn bao giờ hết khi thông  
tin đến quꢀ nhanh, quꢀ mạnh, quꢀ lớn.  
Như vậy, những quan điểm hằng ngày là của chúng ta hay là quan điểm được gꢀn cho  
chúng ta. Chẳng hạn phải làm ra nhiều tiền, phải sắm Ipad, Iphone… Rất nhiều luồng thông  
tin tꢀc động đến chúng ta từ internet, từ bꢀo chí, từ TV, từ người thân, từ đꢀm đông. Chúng  
ta bị ảnh hưởng bởi tâm lý đꢀm đông rất lớn. Đôi khi quan điểm không phải là của chúng  
ta mà là do người khꢀc gꢀn cho chúng ta. Vậy, chúng ta có nên tin vào những quan điểm  
bị gꢀn cho đó không và sống với nó như thế nào? Cuộc sống chúng ta sẽ bị chi phối bởi  
những thông tin này, từ suy nghĩ, cảm xúc sẽ thúc bꢀch chúng ta hành động ngay lập tức.  
Đâu là quan điểm của chúng ta? Cꢀi gì tạo nên quan điểm của chúng ta? Tư duy phản biện  
sẽ giúp thu nhận những kinh nghiệm, những kiến thức, những quan điểm, những thông tin  
từ cꢀc nguồn khꢀc nhau. Nó trở thành quan điểm thực sự của mình khi chúng ta đã tin với  
sự xꢀc tín. Tôi tin vì tôi biết nó đúng chứ không phải tôi tin vì người khꢀc bảo tôi tin.  
Tư duy phản biện là gì?  
Có người nói tư duy là suy nghĩ nhưng không phải mọi suy nghĩ đều là tư duy. Khi bạn  
bắt đầu đặt câu hỏi và tìm câu trả lời, thì đó cũng là lúc bạn đang tư duy. “Một người  
biết đặt câu hỏi là một người biết tư duy” (William Wilen). Về mặt thuật ngữ thì critical  
thinking là tư duy phê phꢀn, tư duy phản biện, hai thuật ngữ tiếng Việt này là như nhau.  
Theo Sơ đồ tư duy phản biện của John Hilsdon, Đại học Plymouth thì từ một vấn đề  
nào đó, chúng ta cần mô tả nó, thu thập thông tin về nó (5W1H: what - cái gì, when -  
khi nào, who - ai, where - ở đâu, why - tại sao, how - như thế nào), sau đó phân tích và  
đꢀnh giꢀ xem thông tin đó là gì, người ta đưa ra thông tin đó nhằm mục đích gì, điều gì  
sẽ xảy ra tiếp theo (What it? So what? What next?). Cần phải đặt ra những câu hỏi đằng  
sau một vấn đề được đưa ra để đào sâu vấn đề, đó là mục tiêu của tư duy phản biện.  
Định nghĩa: Tư duy phản biện là quꢀ trình phân tích và đꢀnh giꢀ một thông tin đã có theo  
cꢀc cꢀch nhìn khꢀc cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sꢀng tỏ và khẳng định lại tính chính xꢀc  
của vấn đề.  
Phân loại câu hỏi mở  
Câu hỏi mang tính ứng dụng  
Đây là dạng câu hỏi yêu cầu bạn nắm chắc kiến thức đã biết và có thể ứng dụng, sử  
dụng kiến thức đã có vào những tình huống cụ thể, ngữ cảnh mới. Trong dạng câu hỏi  
này bạn có thể đưa vào cꢀc từ khóa như: ꢀp dụng, ứng dụng, mô hình, minh họa,  
giải quyết…  
Ví dụ:  
o Làm thế nào để soạn hợp đồng này với MS Word?  
o Với cꢀc kiến thức đã học, bạn sẽ ứng dụng vào xây dựng trang web này như thế nào?  
o Bạn sẽ minh họa cꢀc bước của tiến trình này bằng mô hình như thế nào?  
o Những vấn đề cơ bản nào cần được nắm vững trong sự kiện này?…  
Câu hỏi mang tính phân tích  
Những câu hỏi dạng này yêu cầu bạn phải quan sꢀt cẩn thận cꢀc thông tin có được và  
tiến hành phân tích từng khía cạnh của vấn đề. Khi đó, bạn có thể nhìn nhận một cꢀch  
khꢀch quan về bản chất và hiện trạng của thông tin có được. Trong dạng câu hỏi này,  
PPH101_Bai1_v1.0018109225  
7
bạn có thể đưa vào cꢀc từ khóa như: phân tích, so sꢀnh, kiểm tra, phân loại, nguyên  
nhân chính, mối quan hệ, phân biệt, đặc trưng,...  
Ví dụ:  
o Trình duyệt Chrome, FireFox, Internet Explorer giống nhau và khꢀc nhau ở những  
điểm nào?  
o Trong tình huống này, chúng ta có thể dùng phép so sánh nào?  
o Làm thế nào để phân loại cꢀc tꢀc phẩm văn học?  
o Những yếu tố nào là chính yếu trong chuỗi sự kiện này?  
o Những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là gì?  
Câu hỏi mang tính tổng hợp  
Với dạng câu hỏi này, bạn phải có cꢀi nhìn tóm tắt tổng quan cꢀc ý chính quan trọng,  
suy luận, tạo ra cꢀc tình huống mới. Trong dạng câu hỏi này bạn có thể đưa vào cꢀc từ  
khóa như: kết hợp, đề xuất, diễn giải, tạo thành, giả sử, giải quyết, dự đoꢀn…  
Ví dụ:  
o Bạn giải quyết như thế nào về cꢀc sự cố bất thường này?  
o Bạn có nhận xét gì về những phꢀt biểu của cô ấy?  
o Từ những sự kiện đó, bạn có dự đoꢀn gì?  
o Bạn cần làm gì để tối ưu hóa cꢀch giải này hơn?  
Câu hỏi mang tính diễn giải  
Đây là những câu hỏi mở đòi hỏi bạn phải vận dụng cꢀc kiến thức, ý tưởng để xây dựng  
cꢀc luận điểm để có thể trình bày, làm rõ quan điểm của mình, có thể trình bày dưới  
dạng phꢀt biểu hay văn bản. Lúc này bạn phải đưa ra quan điểm của mình cùng với thu  
thập, chọn lọc cꢀc dẫn chứng minh họa thích hợp, mang tính thuyết phục cao trước một  
vấn đề nào đó.  
Ví dụ:  
o Phần nào trong bài này bạn thấy thiết thực nhất? Tại sao?  
o Bạn nghĩ rằng cꢀc nội dung này giúp ích cho bạn như thế nào?  
o Theo bạn, tại sao cꢀc nhiếp ảnh gia thường chỉ nhấn mạnh vào đôi mắt của nhân vật?  
Câu hỏi mang tính đꢀnh giꢀ  
Những câu hỏi này đòi hỏi cꢀc bạn phải xây dựng cꢀc lập luận để bảo vệ cho những quan  
điểm của mình trước những phê phꢀn, chỉ trích, cꢀc lập luận này phải dựa trên cꢀc tiêu chí  
đꢀnh giꢀ rõ ràng, phù hợp với góc nhìn khꢀch quan nhất. Trong dạng câu hỏi này bạn có  
thể đưa vào cꢀc từ khóa như: đꢀnh giꢀ, kết luận, cho điểm, quyết định, nhận thấy…  
Ví dụ:  
o Bạn quyết định hành động như thế nào?  
o Bạn đꢀnh giꢀ cꢀc kết quả như thế nào?  
o Làm thế nào để cho điểm kết luận đó?  
o Quan điểm của bạn thế nào về tꢀc phẩm đó?  
Thường xuyên đặt câu hỏi, kích hoạt tư duy phản biện trong học tập, cuộc sống, không  
ngừng ứng dụng kiến thức, khai phꢀ tri thức rồi bạn sẽ thấy rằng thế giới tri thức ngày càng  
hấp dẫn và thú vị. Đây cũng là công thức tạo nên thành công: kiến thức được tích lũy, khả  
PPH101_Bai1_v1.0018109225  
8
năng lập luận, tổ chức nội dung và cuối cùng là sự thôi thúc khꢀm phꢀ và nghiên cứu, đây  
cũng chính là công thức chung hình thành nên tư duy phản biện.  
Ví dụ  
Hãy nêu quan điểm của nhóm mình về câu nói:  
“Cá không ăn muối cá ươn  
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư”  
Nhóm thứ nhất không đồng ý với câu nói trên thì cho rằng không phải khi nào con cái cãi cha  
mẹ cũng là con hư. Ngày nay, có những người con chọn trường đại học không theo ý cha  
mẹ, vì chỉ có bản thân họ hiểu mình hơn ai hết, hiểu khả năng và lực học của mình, cha mẹ  
chỉ nên định hướng cho con cái, chứ không nên áp đặt con cái. Có những điều cha mẹ dạy  
chưa chắc đã là đúng, nếu nghe theo lời cha mẹ dạy sai sẽ làm sai. Con cái không nghe lời  
cha mẹ cũng có thể tạo ra những điều mới mẻ, và với cách tư duy mới thì mới tạo động lực  
phát triển cho xã hội.  
Nhóm đồng ý với câu nói trên thì cho rằng câu ca dao được đúc kết từ những kinh nghiệm  
bao đời của ông cha ta nên đó là một kinh nghiệm đúng. Tùy theo bối cảnh, góc nhìn mà nó  
đúng đến mức độ nào. Khi cha mẹ đưa ra định hướng để con đi theo, con cái nên thảo luận  
để thống nhất vấn đề với cha mẹ chứ đừng đi ngược với ý định của cha mẹ, chắc chắn sẽ  
gặp phải những kết quả không như mong muốn. Khi cha mẹ yêu cầu con làm điều gì đó cũng  
thường mong muốn những điều tốt đẹp cho con.  
Hai nhóm đã rất nỗ lực để đưa ra lập luận bảo vệ quan điểm của mình, nhưng rõ ràng quá  
trình bảo vệ quan điểm không hề dễ dàng vì không khéo sẽ dẫn dắt từ tranh luận sang tranh  
cãi, từ phản biện sang ngụy biện. Để tóm kết, chúng ta đặt ra những câu hỏi “Câu nói này có  
hoàn toàn sai hay hoàn toàn đúng không? Trường hợp nào thì nên nghe lời cha mẹ, trường  
hợp nào thì không? Câu này còn đúng bao nhiêu phần trăm trong thời đại ngày nay? Tại sao  
ngày xưa họ khuyên con cái như vậy? Tại sao ngày nay chúng ta có thể làm khác đi?”. Ngày  
xưa, khi công nghệ thông tin chưa có, cha mẹ là người nhiều kinh nghiệm nhất, là người  
nhiều trải nghiệm nhất, họ nói với con những điều tốt nhất. Nhưng ngày nay, đôi khi con cái  
ở thành thị, cha mẹ ở nông thôn, có thể không biết mọi thứ đang xảy ra, họ không biết được  
những cơ hội nghề nghiệp hay trường học nào tốt, trường nào không, nghề nào tốt với khả  
năng với con cái. Vì thế, con cái có thể thảo luận với cha mẹ để tìm ra đường lối tốt nhất, vì  
thế con cái không phải cãi lời cha mẹ mà biết cách bảo vệ quan điểm của mình, biết đưa ra  
thông tin để thuyết phục cha mẹ.  
Chính vì quan điểm trên mà tư duy phản biện của người Việt Nam không phát triển, dễ tin  
vào người khác mà không cần kiểm chứng. Tóm lại, tư duy phản biện là “NGHĨ KHÁC”, biết  
nhìn vấn đề với một suy nghĩ khác, biết ẩn ý đằng sau mỗi thông tin, biết mở rộng vấn đề,  
đào sâu vấn đề.  
Câu hỏi giải quyết vấn đề:  
Câu này có hoàn toàn sai hay hoàn toàn đúng không?  
Trường hợp nào thì nên nghe lời cha mẹ, trường hợp nào thì không?  
Câu này đúng bao nhiêu % trong thời đại ngày nay? Tại sao ngày xưa họ khuyên con cái  
như vậy? Tại sao ngày nay chúng ta có thể làm khác đi?  
Nguyên tắc 1: Chấp nhận rằng tất cả mọi người đều có thành kiến nằm trong tiềm thức,  
và vì thế rất dễ tấn công những phꢀn xét chống lại mình.  
Làm thế nào để mình phản biện ý kiến người khác mà họ tâm phục khẩu phục?  
Những ý chính trả lời câu hỏi của cꢀc tham dự viên: Hiểu vấn đề. Không hoàn toàn bꢀc  
bỏ người khꢀc. Lắng nghe để đặt mình vào vị trí của người khꢀc. Chọn những điểm vô  
lý. Thông tin chính xꢀc. Có dẫn chứng cụ thể. Lập luận logic. Chọn thời điểm đúng lúc.  
PPH101_Bai1_v1.0018109225  
9
Khen chê dựa trên tinh thần xây dựng. Đặt câu hỏi. Phải có kỹ năng nói, khꢀch quan,  
không chỉ trích. Tế nhị, tôn trọng. Rút ra bài học chung.  
Làm thế nào để khi nghe người khác phản biện ý kiến của mình mà mình không tự ái?  
Những ý chính trả lời câu hỏi của cꢀc tham dự viên: Chuẩn bị tâm thế đón nhận phản  
biện. Quan sꢀt, tꢀch mình ra khỏi vấn đề, lắng nghe và thấu hiểu. Hạ cꢀi tôi của mình  
xuống. Quản lý cảm xúc. Có quy tắc tranh luận. Hiểu được lợi ích phản biện. Nghe kỹ  
và dùng lý trí để phân tích. Có tinh thần học hỏi, có kiến thức rộng. Khiêm nhường, hoà  
nhã, biết cꢀch cười và có thiện chí. Có tư duy mở, nhìn nhiều chiều. Suy nghĩ tích cực.  
Cố tình tạo sự phản biện để có cơ hội nhận ra mình chưa chắc đúng.  
Nguyên tắc 2: Từ tốn lắng nghe ý kiến của người khꢀc trước khi đưa ra quan điểm của  
mình. Nói cꢀch khꢀc là làm đúng quy trình tư duy phản biện.  
Nguyên tắc 3: Nhận thức rằng trong lập luận của mình chắc chắn có sơ hở.  
Phương pháp tư duy 6 chiếc mũ  
Kỹ thuật 6 chiếc mũ tư duy - chìa khóa giải quyết xung đột ý kiến trong nhóm: Bạn cần ra  
quyết định về một vấn đề? Nhóm của bạn đang tranh cãi về một chương trình sắp tới? Hãy  
sử dụng kỹ thuật 6 chiếc mũ tư duy để hướng mọi người cùng tập trung vào vấn đề từ cùng  
một góc nhìn, để rồi sẽ triệt tiêu hoàn toàn cꢀc tranh cãi xuất phꢀt từ cꢀc góc nhìn  
khác nhau.  
Lịch sử của phương phꢀp: Đây là phꢀt kiến của Tiến sĩ Edward de Bono, vào năm 1980.  
Năm 1985 nó đã được mô tả chi tiết trong cuốn “Six Thinking Hats” cuả de Bono.  
Phương phꢀp này đã được phꢀt triển và giảng dạy ở nhiều nơi trên thế giới. Nhiều tổ chức  
lớn như là IBM, Federal Express, Brtish Airways, Pepsi, Polaroid, Prudential, Dupont…  
cũng dùng phương phꢀp này.  
Kỹ thuật “6 chiếc mũ tư duy” (6 Thinking Hats) là một kỹ thuật mạnh mẽ và độc đꢀo. Kỹ  
thuật này nhằm hướng mọi người cùng tập trung vào vấn đề từ cùng một góc nhìn, do đó  
sẽ triệt tiêu hoàn toàn cꢀc tranh cãi xuất phꢀt từ cꢀc góc nhìn khꢀc nhau. Bên cạnh đó, giúp  
cꢀc cꢀ thể có được nhiều cꢀi nhìn về một đối tượng mà những cꢀi nhìn này sẽ khꢀc nhiều  
so với một người thông thường có thể thấy được.  
Đây là một khuôn mẫu cho sự suy nghĩ và nó có thể kết hợp thành lối suy nghĩ định hướng.  
Trong phương phꢀp này thì cꢀc phꢀn xét có giꢀ trị sẽ có chỗ đứng riêng của nó nhưng cꢀc  
phê phꢀn đó sẽ không được phép thống trị như là thường thấy lối suy nghĩ thông thường.  
Ứng dụng của kỹ thuật 6 chiếc mũ tư duy trong việc:  
o Kích thích suy nghĩ song song;  
o Kích thích suy nghĩ toàn diện;  
o Tꢀch riêng cꢀ tính (như là bản ngã, cꢀc thành kiến…) và chất lượng;  
o Đào tạo về sꢀng tạo, điều phối cuộc họp, quản lý cuộc họp;  
o Tăng năng suất làm việc và trao đổi trong nhóm;  
o Cải tiến sản phẩm và quꢀ trình quản lý dự ꢀn;  
o Phꢀt triển tư duy phân tích, và ra quyết định.  
Những người thành đạt thường tư duy theo hướng tích cực, thiên về lý trí, và đó là một  
trong những lý do giúp họ thành công. Mặc dù vậy, thông thường, họ có thể không đꢀnh  
giꢀ vấn đề từ cꢀc góc nhìn khꢀc như cảm xúc, trực giꢀc, sꢀng tạo hoặc mang tính tiêu  
PPH101_Bai1_v1.0018109225  
10  
cực. Hệ quả là đôi lúc họ bỏ qua những yếu tố có thể đưa đến sự thay đổi, không thể tạo  
ra những đột phꢀ thật sự và không chuẩn bị những kế hoạch dự phòng cần thiết cho  
những rủi ro có thể gặp. Ngoài ra, những người đã quen giải quyết vấn đề một cꢀch  
khoa học có thể sẽ không phꢀt huy được khả năng sꢀng tạo hoặc giải quyết vấn đề dựa  
trên trực giꢀc của họ.  
Nếu đꢀnh giꢀ một vấn đề bằng phương phꢀp “6 chiếc mũ tư duy”, bạn có thể giải quyết  
nó dựa trên tất cả cꢀc góc nhìn đã đề cập. Bạn sẽ kết hợp được cả tham vọng, kỹ năng  
thực hành, sự nhạy cảm, sꢀng tạo và khả năng lập kế hoạch dự phòng tốt trong việc ra  
quyết định và hoạch định.  
Dùng 6 cꢀi mũ đại diện cho 6 dạng thức của suy nghĩ. Nó đề cập đến chiều hướng suy  
nghĩ hơn là tên gọi.  
o Mỗi chiếc mũ có một màu (màu này chỉ đại diện cho duy nhất 1 dạng thức duy nhất  
cuả suy nghĩ). Mọi người đều sẽ tham gia góp ý. Tuỳ theo kiểu ý kiến mà người đó  
sẽ đề nghị đội mũ màu gì.  
o Cꢀc mũ không được dùng để phân loại cꢀ nhân mặc dù hành vi hay thói quen của cꢀ  
nhân đó “dường như” hay có vẻ thuộc về loại nào đó. Nó chỉ có tꢀc dụng định hướng  
suy nghĩ trong khi thành viên trong nhóm cho ý kiến đội lên mà thôi.  
o Lưu ý rằng, 6 chiếc mũ này chỉ là một cꢀch thức tượng trưng, không cần phải có 6  
cꢀi mũ thật khi tiến hành kỹ thuật này.  
Nội dung của 6 chiếc mũ: Trả lời cꢀc câu hỏi tương ứng với mỗi loại mũ.  
o Mũ trắng  
. Chúng ta có những thông tin gì về vấn đề này?  
. Chúng ta cần có những thông tin nào liên quan đến vấn đề đang xét?  
. Chúng ta thiếu những thông tin, dữ kiện nào?  
o Mũ đỏ  
. Cảm giꢀc của tôi ngay lúc này là gì?  
. Trực giꢀc của tôi mꢀch bảo điều gì về vấn đề này?  
. Tôi thích hay không thích vấn đề này?  
o Mũ vàng  
. Những lợi ích khi chúng ta tiến hành dự ꢀn?  
. Đâu là mặt tích cực của vấn đề này?  
. Vấn đề này có khả năng thực hiện được không?  
o Mũ đen:  
. Những rắc rối, nguy hiểm nào có thể xảy ra?  
. Những khó khăn nào có thể phꢀt sinh khi tiến hành làm điều này?  
. Những nguy cơ nào đang tiềm ẩn?  
o Mũ xanh lꢀ cây  
. Có cꢀch thức khꢀc để thực hiện điều này không?  
. Chúng ta có thể làm gì khꢀc trong trường hợp này?  
. Cꢀc lời giải thích cho vấn đề này là gì?  
o Mũ xanh da trời  
PPH101_Bai1_v1.0018109225  
11  
. Xꢀc định trọng tâm và mục đích thảo luận  
. Chúng ta ngồi ở đây để làm gì?  
. Chúng ta cần tư duy về điều gì?  
Mục tiêu cuối cùng là gì?  
Sắp xếp trình tự cho cꢀc chiếc nón trong suốt buổi thảo luận. Người đội nón xanh da  
trời cần bảo đảm nguyên tắc vàng sau: “Tại một thời điểm nhất định, mọi người phải  
đội mũ cùng màu”.  
3 cặp mũ đối lập: đỏ - trắng, vàng – đen, xanh lꢀ cây – xanh da trời  
Cꢀc bước tiến hành:  
Bước 1: Thu thập thông tin  
Mũ trắng: Tất cả cꢀc ý kiến nào chỉ chứa sự thật, bằng chứng, hay dữ kiện, thông tin.  
Đội mũ này có nghĩa là "hãy cởi bỏ mọi thành kiến, mọi tranh cãi, cởi bỏ mọi dự định  
và hãy nhìn vào cơ sở dữ liệu".  
Bước 2: Đề xuất giải pháp  
Mũ xanh lꢀ cây: Tạo ra cꢀc ý kiến làm sao để giải quyết. Cꢀc sꢀng tạo, cꢀc cꢀch thức  
khꢀc nhau, cꢀc kế hoạch, cꢀc sự thay đổi.  
Bước 3: Đánh giá các giá trị của các ý kiến trong mũ xanh lá cây. Viết ra danh mục các  
lợi ích dùng mũ vàng  
Mũ vàng: Tại sao vài ý kiến sẽ chạy tốt và tại sao nó mang lại lợi ích. Ở đây cũng có thể  
dùng về cꢀc kết quả cuả cꢀc hành động được đề xuất hay cꢀc đề ꢀn. Nó còn dùng để tìm  
ra những vật hay hiệu quả có giꢀ trị cuả những gì đã xảy ra. Viết cꢀc đꢀnh giꢀ, và cꢀc  
lưu ý trong mũ vàng.  
Mũ đen: Đây là mũ có giꢀ trị nhất. Dùng để chỉ ra tại sao cꢀc đề nghị hay ý kiến không  
thích hợp (hay không hoạt động được) cùng với cꢀc dữ kiện, với kinh nghiệm sẵn có,  
với hệ thống đang hoạt động, hoặc với chế độ đang được theo. Mũ đen lúc nào cũng  
phải tính đến sự hợp lý.  
Bước 4: Viết ra các phản ứng, trực giác tự nhiên và các cảm giác  
Mũ đỏ: cho phép người suy nghĩ đặt xuống cꢀc trực cảm mà không cần bào chữa.  
Bước 5: Tổng kết và kết thúc buổi làm việc  
Mũ xanh da trời: Là sự nhìn lại cꢀc bước trên hoặc là quꢀ trình điều khiển. Nó sẽ không  
nhìn đến đối tượng mà là nghĩ về đối tượng (thí dụ như ý kiến "đội cho tôi cꢀi mũ xanh  
lꢀ cây, tôi cảm giꢀc rằng có thể làm được nhiều hơn về cꢀi mũ xanh này").  
Lưu ý: Cꢀc bước trên không hoàn toàn nhất thiết phải theo đúng thứ tự như nêu trên mà  
ở nhiều trường hợp nên chỉnh lại theo thứ tự như sau: Trắng Đỏ Đen Vàng   
Xanh lá cây Xanh da trời.  
Tư duy tích cực  
Khái niệm tư duy tích cực  
Hiện nay tư duy tích cực là một trong những kỹ năng được chú trọng trong cꢀc lớp dạy  
về kỹ năng mềm.  
Có rất nhiều sꢀch viết về hiệu quả, tꢀc dụng của tư duy tích cực.  
PPH101_Bai1_v1.0018109225  
12  
Tꢀc dụng của tư duy tích cực: Xét theo 2 khía cạnh (sinh học và tâm lý)  
o Xét về mặt sinh học: Tư duy tích cực giúp con người trở nên sảng khoꢀi, vui vẻ hơn.  
o Xét về mặt tâm lý: Tư duy tích cực giúp con người có sự tự tin, từ đó khꢀm phꢀ ra  
những tiềm năng vô tận của bản thân.  
"Hãy nhìn phần nửa đầy của ly nước, thay vì nửa vơi”. Câu châm ngôn này và cꢀc biến  
thể của nó vốn dĩ đã khꢀ quen thuộc với chúng ta. Đây chính là một ví dụ sống động và  
thuyết phục về cꢀch nhìn tích cực một vấn đề. Mặc dù, thực tế nước trong ly chỉ còn  
một nửa, nhưng người có tư duy tích cực sẽ nhìn vào phần còn của ly thay vì là  
phần vơi.  
Một người thất tình có thể tự dằn vặt bản thân: "Cô ta lừa dối tôi, cô ta phản bội tôi, cô  
ta lợi dụng tôi”. Nếu là bạn của người đó, tôi sẽ khuyên anh ta hãy học cꢀch quên điều  
này đi mỗi khi vô tình hoặc cố tình nhớ đến, vì bây giờ nó chỉ là chuyện của cô ta mà  
thôi. Chuyện của anh là hãy chữa trị nỗi đau mà anh đang phải chịu đựng. Hãy nhìn vào  
thực tế vấn đề và nếu không đơn giản hóa nó được thì ít ra đừng phức tạp nó thêm. Một  
người nếu đã rèn được cho mình lối tư duy tích cực sẽ có thể đối mặt với vấn đề này  
theo cꢀch đại loại như là: "Thật may mắn vì tôi cũng đã từng có được những thꢀng ngày  
hạnh phúc” hoặc "Chúng tôi đã có một thời thật đẹp”.  
Tư duy tích cực mang đến sự bình an và thăng hoa cho tâm hồn. Đó là hướng của những  
người biết cꢀch sống, biết cꢀch yêu thương và biết cꢀch tha thứ cho mình và cho người...  
Để rồi một ngày khi gặp lại, bạn tôi có thể cười với nàng bằng một nụ cười chúc phúc  
thay vì ngoảnh mặt đi với sự tức giận vì quꢀ khứ.  
Bạn đồng ý với bao nhiêu câu dưới đây? Bạn đã thực hiện được bao nhiều điều?  
Thất bại là một phần trong quꢀ trình học hỏi.  
Tôi có thể làm được việc khó.  
Tôi luôn cống hiến hết sức.  
Tôi có thể làm gì tốt hơn?  
Cô ấy/Anh ấy thật đꢀng ngưỡng mộ.  
Tôi tập trung vào hiện tại.  
Ai cũng có thể thay đổi.  
Tôi vẫn còn nhiều điều phải học.  
Hãy lớn mạnh hơn.  
Bạn có bao giờ nghe đến tên...?  
Tôi là kẻ thù lớn nhất hoặc bạn tốt nhất của chính mình.  
Tꢀc phong là quan trọng.  
Làm việc đồng đội sẽ biến giấc mơ thành hiện thực.  
Bạn làm rất tốt.  
Mỗi người sẽ có những ý kiến khꢀc nhau với cùng một vấn đề. Sự khꢀc biệt giữa người  
suy nghĩ tích cực và tiêu cực. Người tích cực là:  
o Luôn nhìn về tương lai một cꢀch lạc quan và hy vọng.  
o Là người luôn biết rằng đằng sau mây đen vẫn có tia nắng mặt trời le lói là người  
luôn nhìn thấy cơ hội trong khó khăn.  
o Và cũng là người luôn nghĩ rằng tôi có thể thực hiện được việc này.  
PPH101_Bai1_v1.0018109225  
13  
Biểu hiện của tư duy tích cực  
Tꢀc dụng của suy nghĩ tích cực  
Khi ꢀp dụng tư duy tích cực, bạn sẽ khꢀm phꢀ ra cꢀi tôi rất mới, vui tươi và hào hứng  
nơi mình.  
"Mọi việc trở nên tốt đẹp hay tồi tệ đi đều bắt nguồn từ suy nghĩ của bạn"  
(William Shakespeare)  
Hiệp hội Nghiên cứu về Khoa học Thường thức Cuộc sống (The Associates of Reseach  
into the Science of Enjoyment - ARISE) đã xꢀc nhận mối liên hệ giữa cảm giꢀc của con  
người đối với những phản ứng hóa học xảy ra trong cơ thể. Khi những người tham gia  
thí nghiệm có những suy nghĩ tích cực và có cảm giꢀc hạnh phúc, cơ thể sẽ sinh ra một  
lượng lớn chất khꢀng thể - loại khꢀng thể bảo vệ cơ thể khỏi những lây nhiễm qua đường  
hô hấp. Chúng còn tạo ra những chất giảm đau tự nhiên được xem là có thể chống được  
bệnh ung thư, ngăn chặn ảnh hưởng của "stress" và làm cho không gian xung quanh  
được phủ kín một nguồn năng lượng tích cực. Trꢀi lại, khi họ có những suy nghĩ tiêu  
cực và có cảm giꢀc bất hạnh, cơ thể họ phản ứng lại tình trạng đó bằng cꢀch ức chế chức  
năng miễn dịch, khiến cơ thể hoạt động trì trệ và có nguy cơ bệnh tật cao.  
Tư duy tích cực được biểu hiện như sau:  
o Tập trung cꢀi nhìn và tư tưởng vào cꢀi tốt.  
o Dùng cꢀi tốt như là động lực thúc đẩy mình sống và làm việc, đi đến mục đích cuối  
cùng là làm cho cuộc đời tốt đẹp hơn.  
Sự cần thiết của tư duy tích cực  
Tăng năng lượng cho cuộc sống.  
Thúc đẩy bản thân phꢀt triển và truyền cảm hứng cho những người xung quanh.  
Tăng khả năng vượt qua khó khăn trong cuộc sống và công việc.  
Gia tăng cꢀc cơ hội thành công trong cuộc sống.  
Một số phương pháp rèn luyện tư duy tích cực  
Luôn luôn có tư duy xây dựng.  
Quꢀ nhiều người có thói quen tư duy phủ định. Họ thích chứng minh suy nghĩ của ai đó  
là sai lầm. Họ cảm thấy chỉ cần thư duy phê phꢀn thôi là đủ. Họ thiếu đi tư duy sꢀng tạo  
và xây dựng. Có những lúc chúng ta cần tư duy phê phꢀn. Nhưng chúng ta cần coi trọng  
lối tư duy xây dựng hơn là lối tư duy phê phꢀn.  
Suy nghĩ chậm rãi và cố làm sự việc đơn giản nhất.  
Trừ những trường hợp khẩn cấp, còn trong tất cả cꢀc trường hợp khꢀc, suy nghĩ nhanh  
chóng chẳng có gì là hay ho cả. Ngay cả khi bạn tư duy chậm rãi, trong một khoảng thời  
gian ngắn, bạn cũng có thể nghĩ được nhiều điều. Bạn cũng nên cố hết sức để làm mọi  
việc đơn giản. Tư duy phức tạp chẳng có gì hay cả, trừ khi là bạn muốn tạo ấn tượng với  
người khꢀc. Hãy luôn hỏi bản thân: có cꢀch nào đơn giản hơn để xem xét vấn đề này?  
Tꢀch biệt cꢀi tôi của bạn ra khỏi tư duy của bạn và quay lại để xem xét cꢀch tư duy  
của bạn.  
Cản trở lớn nhất để hình thành một kỹ năng tư duy thuần thục chính là việc để cꢀi tôi chen  
vào cꢀch tư duy: "tôi phải là người đúng"; "ý tưởng của tôi phải là tốt nhất". Bạn cần phải  
PPH101_Bai1_v1.0018109225  
14  
là người có khả năng quay lại và xem xét những điều bạn đang nghĩ. Chỉ khi bạn quan  
tâm đến kỹ năng tennis của bạn, lúc đó tư duy của bạn mới hướng đến việc luyện tập kĩ  
cꢀc kỹ năng đó, điều này cũng đúng trong việc phꢀt triển bất kì kỹ năng nào.  
Tại thời điểm này, tôi đang cố gắng làm gì? trọng tâm và mục đích tư duy của tôi là gì?  
Ngay lúc này, tư duy của tôi chú trọng đến điều gì? Cꢀc công cụ và phương phꢀp mà  
tôi đang sử dụng là gì? Nếu bạn không có điểm trọng tâm để tư duy, tư duy của bạn sẽ  
trôi nổi từ điểm này sang điểm khꢀc, từ sự việc này sang sự việc khꢀc. Một lối tư duy  
hiệu quả là lối tư duy luôn chú ý đến trọng tâm và mục đích.  
Hãy là người có thể "chuyển số" trong tư duy. Hãy biết khi nào nên sử dụng logic, khi  
nào sử dụng sự sꢀng tạo, khi nào tìm kiếm thông tin.  
Trong khi lꢀi xe, bạn có thể lựa chọn số thích hợp. Trong khi chơi golf, bạn cũng có thể  
lựa chọn gậy thích hợp. tư duy sꢀng tạo khꢀc với tư duy logic và tư duy tìm kiếm thông  
tin. Một người tư duy có kỹ năng phải cần là người có kỹ năng về nhiều kiểu tư suy  
khꢀc nhau. Nếu chỉ là người sꢀng tạo, hoặc phê phꢀn thôi thì chưa đủ. Bạn cần phải bết  
khi nào và sử dụng như thế nào cꢀc kiểu tư duy khꢀc nhau.  
Kết quả của suy nghĩ của tôi là gì? Tại sao tôi tin rằng nó thực hiện được?  
Việc tư duy của bạn chỉ lãng phí thời gian nếu bạn không chỉ ra được kết quả của công  
việc tư duy. Nếu bạn có được một kết luận, một quyết định, một giải phꢀp hoặc một  
thiết kế... bạn cần là người có thể giải thích tại sao bạn nghĩ nó sẽ thực hiện được. Dựa  
vào đâu bạn đưa ra kết luận, điều đó không quan trọng. Điều quan trọng là bạn phải giải  
thích cho bản thân bạn và những người khꢀc thấy tại sao nó lại thực hiện được. Nếu kết  
quả của việc tư duy của bạn chỉ ra được chỗ bế tắc trong tư duy, một vấn đề mới hoặc  
một cꢀi nhìn tốt hơn về sự việc, bạn cũng nêu rõ chúng và chỉ ra việc tiếp theo bạn sẽ  
làm gì?  
Cảm xúc và tình cảm là hai phần quan trọng trong tư duy, nhưng nó chỉ nên được nêu  
ra sau khi bạn đã khꢀm phꢀ sự việc.  
Chúng ta thường nghĩ rằng nên để cảm giꢀc và cảm xúc tꢀch khỏi tư duy khi xem xét  
sự việc. Điều này có thể đúng với toꢀn học và khoa học, nhưng trong hầu hết cꢀc tình  
huống đời thực, cảm xúc và tình cảm là những phần quan trọng của tư duy. Tuy nhiên,  
mọi người cần sử dụng chúng đúng lúc. Nếu cảm giꢀc được sử dụng tại thời điểm bắt  
đầu tư duy, sự nhận thức bị giới hạn và sự lựa chọn hành động có thể là không tương  
xứng. Khi chúng ta đã thực hiện khꢀm phꢀ sự việc, và cꢀc phương ꢀn thay thế đã được  
chỉ ra và kiểm tra, lúc đó chính cảm giꢀc và cảm xúc thực hiện vai trò của chúng ta là  
đưa ra lựa chọn cuối cùng.  
Luôn luôn cố gắng tìm kiếm cꢀc phương ꢀn thay thế, nhận thức mới và ý tưởng.  
Tại mọi thời điểm, một người tư duy có kỹ năng nên luôn cố gắng tìm kiếm phương ꢀn  
mới, sự giải thích mới, sự suy diễn mới, cꢀc khả năng hành dộng và cꢀc cꢀch tiếp cận  
khꢀc nhau. Khi ai đó tuyên bố rằng chỉ có 2 phương ꢀn thay thế cho ý tưởng đó, một  
người có tư duy, có kỹ năng chính là người cố gắng tìm những cꢀch giải thích khꢀc  
nhau. Tương tự với nhận thức mới và ý trưởng mới. Liệu có phải chỉ có duy nhất một  
cꢀch để nhìn nhận sự việc này?  
PPH101_Bai1_v1.0018109225  
15  
Hãy là người có thể tư duy từ tổng quꢀt đến chi tiết và ngược lại.  
Để thực hiện bất kì một ý tưởng nào, chúng ta phải nghĩ đến những cꢀch cụ thể. Vì thế,  
cuối cùng bao giờ chúng ta cũng phải là người cụ thể. Nhưng khả năng để tư duy sự  
việc ở cấp độ tổng quꢀt (khꢀi niệm, chức năng, cấp độ trừu tượng) cũng là một nét tính  
ch quan trọng của một người tư duy có kỹ năng. Đây chính là cꢀch mà chúng ta có  
được những phương ꢀn thay thế. Đây chính là cꢀch để chúng ta chuyển từ ý tưởng này  
tới ý tưởng khꢀc. Đây cũng chính là cꢀch để chúng ta liên kết cꢀc ý tưởng. Ý tưởng khꢀi  
quꢀt ở đây là gì? Làm thế nào chúng ta có thể thực hiện được ý tưởng khꢀi quꢀt đó?  
Cân nhắc kỹ khi nhận định sự việc "có thể là" hay "phải là", logic chỉ có hiệu quả khi  
dựa trên nhận thức và thông tin nó có được.  
Đây là một nguyên tắc quan trọng bởi vì nó liên quan đến sự thật và logic. Khi điều đó  
được tuyên bố là sự thực, thì lời tuyên bố đó có chứa đựng cụm từ "phải là". Khi mọi  
người tuyên bố rằng kết luận đó "phải theo sau" cho rằng sự việc "phải là"... Nếu chúng  
ta có thể thay đổi điều này và chỉ ra rằng thực chất, nhận xét đó chỉ nên được thực hiện  
ở mức "có thể là", thì nhận xét đó vẫn có giꢀ trị, nhưng là giꢀ trị suy đoꢀn của logic.  
Ngay cả khi sự logic đó không chưa đựng nhầm lẫn khi đưa ra kết luận, thì nó cũng chỉ  
phù hợp với từng chi tiết.  
Thông tin và sự nhận thức mà nhờ vào đó logic được đưa ra. Vì vậy, chúng ta cần xem  
xét nền tảng logic đó. Trong trò chơi và trong hệ thống niềm tin, chúng ta tự đặt ra mọi  
sự thực và sự việc là thực nếu bao gồm trong đó. Nhưng trong đời sống hàng ngày, thật  
khó để phân biệt những điều "có thể là" và những điều phải là. Chúng ta luôn cần kiểm  
tra lại những gì mà chúng ta tuyên bố.  
Những quan điểm khꢀc nhau có thể được đưa ra từ những nhận thức khꢀc nhau.  
Khi có những quan điểm đối ngược nhau, chúng ta thường có khuynh hướng cảm thấy  
chỉ một trong số đó là đúng. Nếu bạn tin rằng bạn đúng, bạn trình bày để chỉ ra rằng  
những quan điểm khꢀc là sai. Nhưng những quan điểm khꢀc đó cũng có thể là đúng.  
Nhưng một quan điểm khác đó dường như lại hợp lí và logic dưa theo sự nhận thức  
khꢀc với bạn. Sự nhận thức này có thể gồm: những thông tin khꢀc nhau, kinh nghiệm  
khꢀc nhau, giꢀ trị khꢀc nhau và một cꢀch nhìn thế giới khꢀc nhau. Để giải quyết tranh  
cãi và bất đồng, chúng ta cần nhận thức được sự khꢀc biệt về nhận thức của cả hai phía.  
Chúng ta cần đặt chúng cạnh nhau và so sꢀnh chúng với nhau.  
Tất cả mọi hành động để có hậu quả và ảnh hưởng tới giꢀ trị, tới mọi người và thế giới  
xung quanh.  
Không phải tất cả mọi suy nghĩ đều dẫn tới hành động thì hành động này có thể bị hạn  
chế trong nội dung cụ thể, chẳng hạn trong toꢀn học, thí nghiệm khoa học. Nói chung,  
tư duy dẫn đến một kế hoạch hành động, một quyết định theo sau hành động đó. Hành  
động đó lại ảnh hưởng tới thế giới xung quanh. Thế giới này bao gồm giꢀ trị và những  
người khꢀc. Hành động không xảy ra xa rời mọi người, mọi việc. Thế giới là một nơi  
vô cùng đông đúc. Luôn có những người khꢀc và môi trường bị ảnh hưởng bởi những  
quyết định và sự khởi sự kinh doanh.  
PPH101_Bai1_v1.0018109225  
16  
Giải quyết tình huống dẫn nhập  
Câu hỏi ở phần tình huống: Cô gái đã viết điều gì vào tấm biển?  
Cô gái đã viết dòng chữ: “It’s a beautiful day, but i can’t see it”.  
Thông điệp được rút ra: “Vẫn là một sự vật, hiện tượng, vấn đề diễn tiến, xảy ra trong cuộc sống  
nhưng góc nhìn (cách tư duy) khác nhau sẽ quyết định cách thức ta tiếp cận và xử lý tình huống  
không giống nhau. Cụ thể, trong tình huống nêu trên, rõ ràng là góc nhìn (cách tư duy) của cô gái  
đối với vấn đề có phần tích cực hơn so với ông lão, điều này khiến cho thông điệp cô gái trình  
bày lên trên tấm bảng cũng tích cực hơn . Và khi các sự việc trong cuộc sống đều được đón nhận  
và xử lý theo cách thức tích cực nhất có thể, thì dẫn đến cuộc sống cũng tươi đẹp, dễ thở và hiệu  
quả hơn.  
PPH101_Bai1_v1.0018109225  
17  
TꢀM LƯỢC CUỐI BÀI  
Tư duy tích cực đem lại nhiều lợi ích cho con người về mặt sinh học cũng như mặt tâm lý,  
trong công việc cũng như trong cuộc sống. Vì vậy, kỹ năng tư duy tích cực là vô cùng cần  
thiết đối với mỗi người.  
Áp dụng cꢀc công cụ hỗ trợ trong tư duy và một số phương phꢀp tư duy đã cung cấp trong  
bài giảng sẽ giúp chúng ta dần rèn luyện cho mình có được kỹ năng tư duy tích cực.  
PPH101_Bai1_v1.0018109225  
18  
BÀI TẬP THỰC HÀNH  
CÂU HỎI ÔN TẬP  
1. Thế nào là một người có tư duy tích cực?  
2. Nêu đặc điểm của cꢀc loại tư duy?  
3. Tư duy phản biện là gì?  
4. Biểu hiện của tư duy tích cực như thế nào?  
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM  
1. Khꢀi niệm nào chính xꢀc về tư duy tích cực?  
A. Tư duy tích cực là chìa khóa của sự giàu sang.  
B. Tư duy tích cực được thể hiện và phản ꢀnh thông qua thꢀi độ sống tích cực.  
C. Tư duy tích cực là luôn nhìn nhận và đꢀnh giꢀ cuộc sống dưới lăng kính tích cực.  
D. Tư duy tích cực là luôn đem lại cho mình khả năng sꢀng tạo trong mọi vấn đề của  
cuộc sống.  
2. Trong kỹ thuật đặt câu hỏi để thực hành tư duy phản biện, loại câu hỏi nào là câu hỏi có  
cấu trúc chắc chắn nhất?  
A. Cꢀc câu hỏi mở.  
B. Cꢀc câu hỏi lựa chọn.  
C. Cꢀc câu hỏi phân tích.  
D. Cꢀc câu hỏi đóng.  
3. Trong một cuộc thảo luận theo phương phꢀp 6 chiếc mũ, một người bày tỏ quan điểm thích  
hay không tích một vấn đề nào đó là thuộc chiếc mũ nào?  
A. Mũ trắng.  
B. Mũ đỏ.  
C. Mũ vàng.  
D. Mũ đen.  
4. Kinh tế Việt Nam 6 thꢀng đầu năm 2017 tăng 12,5% so với cùng kỳ năm ngoꢀi đại diện  
do dạng thức thông tin nào?  
A. Mũ đỏ.  
B. Mũ vàng.  
C. Mũ trắng.  
D. Mũ lam.  
5. Bạn bị căng thẳng bởi núi công việc phải giải quyết trong tuần đến nỗi bạn nghĩ rằng mình  
không thể đủ khả năng để giải quyết hết đống công việc trên. Bạn sẽ làm gì?  
PPH101_Bai1_v1.0018109225  
19  
A. Quyết tâm làm ngày làm đêm, kể cả thứ Bảy, Chủ nhật cho đến khi xong việc thì  
mới thôi.  
B. Bꢀo cꢀo với cấp trên rằng công việc đã ngập đầu và bạn sẽ hoàn thành công việc tốt hơn  
nếu được phép lùi lại tiến độ.  
C. Thư thả, về nhà vào lúc 6 giờ thậm chí có thể tự cho phép mình nghỉ ngơi tꢀi tạo  
năng lượng làm việc.  
D. Dừng lại, buông xuôi không làm nữa.  
PPH101_Bai1_v1.0018109225  
20  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 22 trang yennguyen 07/04/2022 4400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kỹ năng tư duy - Bài 1: Phương pháp tư duy tích cực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ky_nang_tu_duy_bai_1_phuong_phap_tu_duy_tich_cuc.pdf