Phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề cho sinh viên trường Đại học Cần Thơ

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE  
Educational Sci., 2014, Vol. 59, No. 8, pp. 42-53  
PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG GIẢI QUYẾT VN ĐỀ  
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ  
Trần Lương  
Khoa Sư phạm, Trường Đại học Cần Thơ  
Tóm tắt. Bài báo đề cập đến khái niệm kĩ năng giải quyết vấn đề, phát triển kĩ năng giải  
quyết vấn đề cho siên viên„ thực trạng kĩ năng giải quyết vấn đề của sinh viên Trường Đại  
học Cần Thơ và nguyên nhân của thực trạng. Có 81% sinh viên hiều đúng khái niệm kĩ  
năng giải quyết vấn đề, 92,2% sinh viên cho rằng kĩ năng giải quyết vấn đề và việc rèn  
luyện kĩ năng giải quyết vấn đề là rất cần thiết, 98,6% sinh viên quan tâm đến kĩ năng giải  
quyết vấn đề và việc rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề, 48% sinh viên biết được quy  
trình giải quyết vấn đề, 48,3% sinh viên thường xuyên thực hiện theo đúng quy trình giải  
¯
quyết vấn đề. Kĩ năng giải quyết vấn đề của sinh viên đạt hiệu quả trung bình (X = 3, 25).  
Nguyên nhân làm cho kĩ năng giải quyết vấn đề của sinh viên chưa cao là do chưa có biện  
pháp phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề cho sinh viên một cách phù hợp. Vì vậy, chúng  
tôi đã thiết kế và thực nghiệm biện pháp phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề cho sinh viên  
Trường Đại học Cần Thơ thông qua việc dạy học chuyên đề “Kĩ năng giải quyết vấn đề”.  
Kết quả thực nghiệm cho thấy, sau khi thực nghiệm, kĩ năng giải quyết vấn đề của sinh viên  
tăng lên một cách đáng kể.  
Từ khóa: Phát triển, kĩ năng, vấn đề, giải quyết vấn đề, kĩ năng giải quyết vấn đề.  
1. Mở đầu  
Kĩ năng giải quyết vấn đề là một trong những kĩ năng sống cơ bản, đóng vai trò rất quan  
trọng trong cuộc sống của mỗi con người. Trong cuộc sống con người nói chung và sinh viên nói  
riêng đều luôn có những vấn đề đòi hỏi cần phải được giải quyết. Thực tiễn cho thấy, nếu chúng  
ta có kĩ năng giải quyết vấn đề hay nói cách khác nếu chúng ta giải quyết vấn đề đúng đắn, phù  
hợp sẽ mang lại sự thành công và hạnh phúc cho chúng ta và cho người khác. Ngược lại nếu chúng  
ta giải quyết vấn đề không phù hợp sẽ mang lại cho chúng ta sự thất bại (hành vi sai trái, hành vi  
phạm pháp,...) và có thể gây nên những phiền muộn cho những người xung quanh. Cho đến nay  
đã có một số tài liệu nghiên cứu về kĩ năng giải quyết vấn đề như [1,3,6,7],... Nhưng chưa có đề  
tài nào nghiên cứu “Phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề cho sinh viên Trường Đại học cần Thơ”.  
Trong khi đó thực trạng cho thấy, kĩ năng giải quyết vấn đề của sinh viên Trường Đại học Cần Thơ  
chưa cao. Vì vậy, nghiên cứu biện phát phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề cho sinh viên Trường  
Đại học Cần Thơ để phát triển kĩ năng này cho họ là hết sức cần thiết.  
Ngày nhận bài: 15/03/2014. Ngày nhận đăng: 25/11/2014.  
Liên hệ: Trần Lương, e-mail: tluong@ctu.edu.vn.  
42  
Phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề cho sinh viên Trường Đại học Cần Thơ  
2. Nội dung nghiên cứu  
2.1. Phương pháp nghiên cứu  
Tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa để nghiên  
cứu xây dựng cơ sở lí luận, nghiên cứu thực trạng và đề ra biện pháp pháp phát triển kĩ năng giải  
quyết vấn đề cho sinh viên. Đồng thời các phương pháp này còn được sử dụng để nghiên cứu thực  
nghiệm biện pháp phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề cho sinh viên Trường Đại học Cần Thơ;  
Thiết kế bảng hỏi để khảo sát thực trạng kĩ năng giải quyết vấn đề của sinh viên Trường Đại học  
Cần Thơ, thực trạng biện pháp phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề cho sinh viên Trường Đại học  
Cần Thơ và thực trạng kĩ năng giải quyết vấn đề của sinh viên trước và sau thực nghiệm. Tổ chức  
thực nghiệm biện pháp phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề cho sinh viên Trường Đại học Cần Thơ  
để khẳng định tính khả thi và tính hiệu quả; Sử dụng phần mềm SPSS for Windows để xử lí số liệu  
nghiên cứu thực trạng và thực nghiệm.  
2.2. Kết quả nghiên cứu  
2.2.1. Khái niệm kĩ năng giải quyết vấn đề  
Theo Nguyễn Công Khanh “kĩ năng giải quyết vấn đề là khả năng xác định được bản chất  
vấn đề, đưa ra được các giải pháp mang tính hệ thống, đánh giá, chọn được giải pháp phù hợp để  
giải quyết vấn đề một cách hiệu quả và triệt để” [3].  
Huỳnh Văn Sơn cho rằng “Kĩ năng giải quyết vấn đề là sự giải quyết có kết quả những vấn  
đề nảy sinh trong hoạt động hàng ngày của con người bằng cách tiến hành đúng đắn các thao tác,  
hành động trên cơ sở vận dụng những tri thức và kinh nghiệm của chủ thể” [5].  
Tóm lại, kĩ năng giải quyết vấn đề là khả năng giải quyết các vấn đề trong cuộc sống một  
cách phù hợp và hiệu quả bằng cách vận dụng những tri thức, kinh nghiệm, thái độ.  
2.2.2. Khái niệm phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề cho sinh viên  
Phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề cho sinh viên là làm cho khả năng giải quyết các vấn  
đề trong cuộc sống của họ một cách phù hợp và đạt hiệu quả hơn bằng các tác động giáo dục  
chuyên biệt.  
2.2.3. Thực trạng về kĩ năng giải quyết vấn đề của sinh viên Trường Đại học Cần Thơ  
* Nhận thức của sinh viên về khái niệm kĩ năng giải quyết vấn đề  
Chúng tôi đã đưa ra khái niệm về kĩ năng giải quyết vấn đề: “Kĩ năng giải quyết vấn đề là  
khả năng giải quyết các vấn đề trong cuộc sống một cách phù hợp và hiệu quả bằng cách vận dụng  
những tri thức, kinh nghiệm, thái độ” để thăm dò ý kiến của sinh viên. Kết quả thể hiện ở Bảng 1.  
Bảng 1 cho thấy, trong các mức độ nhận thức về khái niệm kĩ năng giải quyết vấn, số sinh  
viên đồng ý và hoàn toàn đồng ý với khái niệm kĩ năng giải quyết vấn chiếm 81% cao hơn số sinh  
viên hoàn toàn không đồng ý, không đồng ý và phân vân với 19%. Từ đó có thể khẳng định phần  
lớn sinh viên (81%) hiểu đúng về khái niệm kĩ năng giải quyết vấn. Tuy nhiên vẫn còn 19% sinh  
viên chưa hiểu đúng khái niệm kĩ năng giải quyết vấn. Kiểm định (ANOVA) từng cặp giữa các  
năm cho thấy với mức ý nghĩa (sig. = 0,813), có thể khẳng định không có sự khác biệt có ý nghĩa  
về mặt thống kê giữa điểm trung bình các mức độ nhận thức của sinh viên giữa các năm học về  
43  
Trần Lương  
khái niệm kĩ năng giải quyết vấn. Kiểm định Gamma cho thấy với mức ý nghĩa (sig. = 0,823) có  
thể kết luận năm học không có liên quan đến việc nhận thức của sinh viên về khái niệm kĩ năng  
giải quyết vấn. Hiểu biết về khái niệm kĩ năng giải quyết vấn của sinh viên ở các năm học là tương  
đương nhau.  
Bảng 1. Mức độ nhận thức của sinh viên về khái niệm kĩ năng sống  
Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4  
Tổng  
Các mức độ nhận thức của sinh viên  
về kĩ năng giải quyết vấn đề  
N
%
N
%
N
%
N
%
N
%
N
%
4
1
15  
3,8  
52  
13  
208  
52  
121  
30,3  
400  
100  
4,06  
7
2,1  
9
2,8  
1
0,4  
9
3,6  
44  
17,8  
124  
50,2  
69  
27,9  
247  
100  
4,01  
2
1,5  
4
2,9  
23  
14  
1,3  
37  
1 = Hoàn toàn không đồng ý  
2 = Không đồng ý  
3 = Phân vân  
3,3  
41  
160  
14,4  
558  
50,3  
340  
30,7  
1109  
100  
4,05  
0,813  
0,823  
12,6  
169  
51,8  
100  
30,7  
326  
100  
4,06  
16,9  
57  
4 = Đồng ý  
41,9  
50  
36,8  
136  
100  
4,09  
5 = Hoàn toàn đồng ý  
Tổng  
Điểm trung bình  
Mức ý nghĩa (sig.) (ANOVA)  
Mức ý nghĩa (sig.) (Gamma)  
* Nhận thức của sinh viên về sự cần thiết của kĩ năng giải quyết vấn đề và việc rèn luyện  
kĩ năng giải quyết vấn đề  
Bảng 2. Nhận thức của sinh viên về sự cần thiết của kĩ năng giải quyết vấn đề  
và việc rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề  
Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4  
Tổng  
Mức độ cần thiết  
1 = Không cần thiết  
N
%
N
%
N
%
N
%
3
0,8  
152  
38  
245  
61,3  
400  
100  
2,6  
3
0,9  
3
1,2  
87  
35,2  
157  
63,6  
247  
100  
2,62  
0
0,0  
49  
36  
87  
9
0,8  
408  
36,8  
120  
36,8  
203  
62,3  
326  
100  
2,61  
2 = Cần thiết  
692  
3 = Rất cần thiết  
64  
62,4  
1109  
100  
2,61  
0,907  
0,473  
136  
100  
2,63  
Tổng  
Điểm trung bình  
Mức ý nghĩa (sig.) (ANOVA)  
Mức ý nghĩa (sig.) (Gamma)  
Đại đa số (99,2%) sinh viên có nhận thức đúng đắn về sự rất cần thiết của kĩ năng giải quyết  
vấn đề và việc rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề. Tuy nhiên vẫn còn một số ít (0,8%) sinh viên  
chưa có nhận thức đúng đắn về kĩ năng này.  
44  
Phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề cho sinh viên Trường Đại học Cần Thơ  
Kiểm định (ANOVA) từng cặp giữa các năm cho thấy: Với mức ý nghĩa (sig.= 0,907) có  
thể khẳng định không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê giữa điểm trung bình mức độ  
nhận thức về sự cần thiết của kĩ năng giải quyết vấn đề của sinh viên giữa các năm học. Kiểm định  
Gamma cho thấy: Với mức ý nghĩa (sig. = 0,473), có thể kết luận năm học không có liên quan đến  
mức độ nhận thức về sự cần thiết của kĩ năng giải quyết vấn đề của sinh viên. Mức độ nhận thức  
về sự cần thiết của kĩ năng giải quyết vấn đề của sinh viên ở các năm học là tương đương nhau.  
* Nhận thức của sinh viên về quy trình giải quyết vấn đề  
Bảng 3 cho thấy, có 52% số sinh viên chưa biết được các bước giải quyết vấn đề. Chỉ có  
48% số sinh viên biết được các bước giải quyết vấn đề. Điểm số trung bình nhận thức của sinh  
viên về các bước giải quyết vấn đề ở mức 3,46 là ở dưới mức “biết rõ”.  
Biết được các bước giải quyết vấn đề là cơ sở, tiền đề để sinh viên ra quyết định để giải  
quyết vấn đề một cách chính xác và có hiệu quả. Ngược lại sẽ dẫn đến việc sinh viên giải quyết  
vấn đề một cách cảm tính, theo chủ nghĩa kinh nghiệm sẽ mang lại nhiều rủi ro và nguy cơ.  
Bảng 3. Nhận thức của sinh viên về quy trình giải quyết vấn đề  
Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4  
Tổng  
Biết quy trình giải quyết vấn đề  
N
%
N
%
N
%
N
%
N
%
N
%
3
0,8  
7
2
0,6  
10  
4
1,6  
10  
4
115  
46,6  
113  
45,7  
5
0
0
3
2,2  
65  
47,8  
60  
44,1  
9
0,8  
30  
2,7  
537  
48,4  
506  
45,6  
27  
1 = Hoàn toàn không biết  
2 = Không biết  
3 = Biết không rõ  
4 = Biết rõ  
1,8  
195  
48,8  
186  
46,5  
9
2,3  
400  
100  
3,47  
3,1  
162  
49,7  
147  
45,1  
5
1,5  
326  
100  
3,43  
8
5 = Biết rất rõ  
2
5,9  
136  
100  
3,53  
2,4  
247  
100  
3,42  
1109  
100  
3,46  
0,331  
0,999  
Tổng  
Điểm trung bình  
Mức ý nghĩa (sig.) (ANOVA)  
Mức ý nghĩa (sig.) (Gamma)  
* Thực trạng về việc sinh viên giải quyết vấn đề theo đúng quy trình giải quyết vấn đề  
Quy trình giải quyết vấn đề bao gồm: Bước 1, nhận thức (nhận diện) vấn đề. Bước 2, đưa ra  
những phương án giải quyết. Bước 3, phân tích các phương án đã được đưa ra. Bước 4, quyết định  
lựa chọn phương án giải quyết tốt nhất (tối ưu). Bước 5, thực hiện quyết định (thực thi giải pháp).  
Bước 6, kiểm tra, đánh giá việc ra quyết định và thực hiện quyết định.  
Việc giải quyết vấn đề theo đúng quy trình sẽ đem lại hiệu quả, thành công.  
Số sinh viên thường xuyên giải quyết vấn đề theo đúng quy trình là 39,7%, chiếm số lượng  
lớn nhất. Đứng thứ hai là số sinh viên thỉnh thoảng giải quyết vấn đề theo đúng quy trình chiếm  
35,2%. Số sinh viên hiếm khi giải quyết vấn đề theo đúng quy trình là 12% đứng thứ ba. Tiếp theo  
sau là số sinh viên rất thường xuyên giải quyết vấn đề theo đúng quy trình chiếm 8,6%. Đứng cuối  
cùng là 4,6% sinh viên không bao giờ giải quyết vấn đề theo đúng quy trình.  
45  
Trần Lương  
Vậy, số sinh viên rất thường xuyên và thường xuyên giải quyết vấn đề theo đúng quy trình  
tương đối ít, chỉ chiếm 48,3%. Có hơn một nửa (51,7% ) sinh viên chưa thường xuyên thực hiện  
theo đúng quy trình giải quyết vấn đề. Điểm trung bình (3,35) là khá thấp, tương đương mức  
“thỉnh thoảng”.  
Bảng 4. Thực trạng về việc sinh viên giải quyết vấn theo đúng quy trình giải quyết vấn đề  
Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4  
Tổng  
Thực hiện theo đúng quy trình giải  
quyết vấn đề  
N
%
N
%
N
%
N
%
N
%
N
%
16  
4,0  
45  
11,3  
148  
37,0  
156  
39,0  
35  
15  
4,6  
47  
14,4  
103  
31,6  
137  
42  
24  
7,4  
326  
100  
3,33  
12  
4,9  
23  
9,3  
95  
38,5  
93  
37,7  
8
5,9  
18  
13,2  
44  
51  
4,6  
1 = Không bao giờ  
133  
12,0  
390  
35,2  
440  
39,7  
95  
2 = Hiếm khi  
3 = Thỉnh thoảng  
4 = Thường xuyên  
5 = Rất thường xuyên  
Tổng  
32,4  
54  
39,7  
12  
8,8  
136  
100  
3,32  
24  
8,8  
9,7  
247  
100  
3,38  
8,6  
400  
100  
3,37  
1109  
100  
3,53  
0,884  
0,908  
Điểm trung bình  
Mức ý nghĩa (sig.) (ANOVA)  
Mức ý nghĩa (sig.) (Gamma)  
Kiểm định (ANOVA) từng cặp giữa các năm cho thấy: Với mức ý nghĩa (sig. = 0,884) có  
thể khẳng định không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê giữa điểm trung bình về việc thực  
hiện theo đúng quy trình giải quyết vấn đề của sinh viên giữa các năm học. Kiểm định Gamma cho  
thấy: Với mức ý nghĩa (sig. = 0,908), có thể kết luận năm học không có liên quan đến việc thực  
hiện theo đúng quy trình giải quyết vấn đề của sinh viên. Việc thực hiện theo đúng quy trình giải  
quyết vấn đề của sinh viên ở các năm học là tương đương nhau.  
* Thực trạng về việc sinh viên giải quyết vấn đề theo một số cách khác  
Bảng 5. Mức độ các cách giải quyết vấn đề của sinh viên  
Mức độ  
2 =  
3 =  
4 =  
Hiếm  
khi  
5 =  
Không  
bao giờ  
39  
1 = Rất  
thường  
xuyên  
117  
10,6  
74  
Cách giải quyết vấn đề  
thường Thỉnh  
X
xuyên  
206  
18,6  
254  
22,9  
229  
20,6  
179  
thoảng  
478  
43,1  
504  
45,4  
314  
28,3  
544  
N
%
N
%
N
%
N
%
N
%
269  
24,3  
242  
21,8  
301  
27,1  
292  
26,3  
311  
28  
Quyết định ngay không cần đắn  
đo, suy nghĩ  
Hỏi ý kiến người khác rồi quyết  
định theo  
Nhờ người khác quyết định thay  
mình  
2,91  
2,91  
3,07  
3,12  
3,02  
3,5  
35  
3,2  
135  
12,2  
53  
4,8  
58  
5,2  
6,7  
130  
11,7  
41  
3,7  
99  
8,9  
Lúng túng trong cách giải quyết  
16,1  
196  
17,7  
49,1  
445  
40,1  
Bỏ qua  
46  
Phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề cho sinh viên Trường Đại học Cần Thơ  
Bảng 5 cho thấy, có 29,2% sinh viên thường xuyên và rất thường xuyên quyết định ngay  
không cần đắn đo, suy nghĩ khi giải quyết vấn đề. Việc sinh viên khi gặp vấn đề thì quyết định  
ngay không cần đắn đo, suy nghĩ có thể đem lại nhiểu rủi ro và hậu quả là rất khó lường và kết quả  
có thể không được như mong muốn. Đây là cách làm chưa phù hợp để giải quyết vấn đề.  
Sinh viên khi gặp vấn đề thường xuyên và rất thường xuyên hỏi ý kiến người khác rồi quyết  
định theo chiếm 29,6%. Việc sinh viên khi gặp vấn đề thường hỏi ý kiến người khác rồi quyết định  
theo có thể do họ chưa có kĩ năng giải quyết vấn đề, thiếu tự tin vào bản thân và quá lệ thuộc vào  
người khác.  
Có 32,3% sinh viên khi gặp vấn đề thường xuyên và rất thường xuyên nhờ người khác quyết  
định thay. Điều này thể hiện họ hoàn toàn lệ thuộc vào người khác, không có lập trường, quan điểm  
riêng của mình, sợ mình làm sai. Trong khi đó, cuộc sống có nhiều vấn đề đòi hỏi mỗi người phải  
tự mình phải quyết định, tự mình phải giải quyết vấn đề. Tuy nhiên khi gặp những vấn đề mà tự  
mình rất khó để ra quyết định và giải quyết thì nên cần có sự giúp đỡ của người khác. Nhưng quyết  
định cuối cùng phải là của chính mình.  
Có 19,8% sinh viên thường xuyên và rất thường xuyên lúng túng khi giải quyết vấn đề, tức  
là họ không biết giải quyết vấn đề như thế nào,...  
Thường xuyên và rất thường xuyên bỏ qua khi giải quyết vấn đề có 26,6% sinh viên.  
* Thực trạng về sự quan tâm của sinh viên đối với kĩ năng giải quyết vấn đề và việc rèn  
luyện kĩ năng giải quyết vấn đề  
Bảng 6. Thực trạng về sự quan tâm của sinh viên đối với kĩ năng giải quyết vấn đề và việc  
rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề  
Bảng 6. Thực trạng về sự quan tâm của sinh viên đối với kĩ năng giải quyết vấn đề  
việc rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề  
Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4  
Tổng  
Mức độ quan tâm  
1 = Không quan tâm  
N
%
N
%
N
%
N
%
5
1,3  
5
1,5  
5
2,0  
99  
40,1  
143  
57,9  
247  
100  
2,55  
1
0,7  
58  
42,6  
16  
1,4  
491  
44,3  
178  
44,5  
217  
54,3  
400  
100  
2,53  
156  
47,9  
165  
50,6  
326  
100  
2,49  
2 = Quan tâm  
77  
602  
3 = Rất quan tâm  
56,6  
136  
100  
2,55  
54,3  
1109  
100  
2,53  
0,403  
0,438  
Tổng  
Điểm trung bình  
Mức ý nghĩa (sig.) (ANOVA)  
Mức ý nghĩa (sig.) (Gamma)  
Đa số (98,6%) sinh viên có thái độ quan tâm và rất quan tâm đến kĩ năng giải quyết vấn đề  
và việc rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề. Tuy nhiên vẫn còn một số rất ít (1,4%) sinh viên có  
thái độ chưa quan tâm đối với kĩ năng giải quyết vấn đề và việc rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề.  
Kiểm định (ANOVA) từng cặp giữa các năm cho thấy: Với mức ý nghĩa (sig. = 0,403), có  
thể khẳng định không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê giữ năm thứ nhất và năm thứ ba.  
Kiểm định Gamma cho thấy với mức ý nghĩa (sig. =0,438), có thể kết luận năm học không có liên  
47  
Trần Lương  
quan đến mức độ quan tâm của sinh viên đến kĩ năng giải quyết vấn đề. Mức độ quan tâm đến kĩ  
năng giải quyết vấn đề giữa các năm học là như nhau.  
* Hiệu quả của việc giải quyết vấn đề của sinh viên  
Kiểm định (ANOVA) cho thấy, với mức ý nghĩa (sig. = 0,001), có thể khẳng định có sự khác  
biệt có ý nghĩa về điểm số trung bình giữa 4 năm học. Bảng thống kê mô tả cho thấy điểm số trung  
bình tăng dần khi năm học tăng. Kết quả kiểm định t từng cặp giữa 4 năm học cho thấy chỉ có sự  
khác biệt có ý nghĩa giữa điểm số trung bình năm thứ 1 và năm thứ 4, giữa điểm số trung bình năm  
thứ 2 và năm thứ 4.  
Bảng 7. Hiệu quả của việc giải quyết vấn đề của sinh viên  
Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4  
Tổng  
Hiệu quả của việc giải quyết vấn đề  
N
%
N
%
N
%
N
%
N
%
N
%
4
2
3
2
11  
1
1 = Hiệu quả kém  
1
0,6  
52  
1,2  
31  
1,5  
13  
52  
148  
13,3  
555  
50  
2 = Hiệu quả yếu  
3 = Hiệu quả trung bình  
4 = Hiệu quả khá  
5 = Hiệu quả xuất sắc  
Tổng  
13  
16  
12,6  
121  
49  
9,6  
56  
231  
57,8  
110  
27,5  
3
147  
45,1  
122  
37,4  
3
41,2  
55  
89  
376  
33,9  
19  
36  
40,4  
10  
3
0,8  
400  
100  
3,14  
0,9  
326  
100  
3,22  
1,2  
247  
100  
3,23  
7,4  
136  
100  
3,42  
1,7  
1109  
100  
3,25  
0,001  
0,000  
Điểm trung bình  
Mức ý nghĩa (sig.) (ANOVA)  
Mức ý nghĩa (sig.) (Gamma)  
Kiểm định Gamma cho thấy với mức ý nghĩa (sig. = 0,0), có thể kết luận năm học có liên  
quan đến điểm số trung bình hiệu quả của việc giải quyết vấn đề của sinh viên. Năm học càng tăng  
thì điểm số trung bình càng cao.  
* Nguyên nhân làm cho kĩ năng giải quyết vấn đề của sinh viên chưa cao  
Kết quả khảo sat thực trạng cho thấy, có 81,7% sinh viên cho rằng kĩ năng giải quyết vấn  
đề chưa cao là do Chưa có biện pháp phát triển kĩ năng này phù hợp.  
Qua kết quả khảo sát thực trạng, chúng tôi có một số nhận xét chung:  
Phần lớn sinh viên hiều đúng khái niệm kĩ năng giải quyết vấn đề, xem kĩ năng giải quyết  
vấn đề và việc rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề là rất cần thiết, quan tâm đến kĩ năng giải quyết  
vấn đề và việc rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề. Có 51,7% sinh viên chưa thường xuyên thực  
hiện theo đúng quy trình giải quyết vấn đề. Hiệu quả của việc giải quyết vấn đề của sinh viên chỉ ở  
mức trung bình. Nguyên nhân làm cho kĩ năng giải quyết vấn đề của sinh viên chưa cao là do chưa  
có biện pháp phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề cho sinh viên một cách phù hợp.  
48  
Phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề cho sinh viên Trường Đại học Cần Thơ  
Từ thực trạng nguyên nhân của thực trạng trên cho thấy, việc đề ra biện pháp phát triển kĩ  
năng giải quyết vấn đề cho sinh viên là điều cần thiết để nâng cao KN này cho họ.  
2.2.4. Phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề cho sinh viên thông qua việc dạy học chuyên đề  
“Kĩ năng giải quyết vấn đề”  
* Thiết kế chuyên đề “KĨ NĂNG GIẢI QUYẾT VN ĐỀ”  
I. Mục tiêu  
- Kiến thức: Sinh viên nhận ra được các vấn đề của bản thân và biết cách giải quyết vấn đề.  
- Thái độ: Sinh viên chủ động đối mặt với những vấn đề xảy ra với mình và đưa ra quyết  
định để giải quyết vấn đề một cách tích cực.  
- Kĩ năng sống: Sinh viên có kĩ năng giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả và phù hợp.  
II. Thông điệp  
Trong cuộc sống ai có những vấn đề đòi hỏi phải đưa ra những quyết định và giải quyết nó.  
Nếu chúng ta ra quyết định và giải quyết vấn đề đúng đắn, phù hợp sẽ mang lại sự thành công và  
hạnh phúc cho chúng ta và cho người khác. Ngược lại nếu chúng ta ra quyết định và giải quyết vấn  
đề không phù hợp sẽ mang lại cho chúng ta sự thất bại (hành vi sai trái, hành vi phạm pháp,...) và  
có thể gây nên những phiền muộn cho những người xung quanh.  
III. Tài liệu và phương tiện thực hiện  
Giấy A4, bút dạ, bút viết, băng dính, kéo, hộp đựng phiếu, ghế ngồi cá nhân: 9 chiếc để tổ  
chức chơi “ Cờ ca rô người”, máy vi tính, projector,...  
IV. Tổ chức hoạt động  
* Hoạt động 1: Tổ chức trò chơi “cờ ca rô người” [1].  
- Bước 1: Xếp 9 chiếc ghế thành 3 hàng và quay về cùng một hướng.  
- Bước 2: Chọn hai nhóm, mỗi nhóm 5 người.  
- Bước 3: Đặt tên cho hai nhóm. Chẳng hạn, nhóm T và nhóm Q.  
- Bước 4: Giáo viên phổ biến luật chơi. Mỗi cá nhân trong nhóm sẽ chọn chỗ ngồi cho  
mình, nhóm nào chọn chỗ ngồi thành một hàng ngang (ba chỗ ngồi), một hàng dọc,  
một hàng chéo trước sẽ là nhóm thắng cuộc, Trước khi chơi, các nhóm có 5 phút để  
hội ý; trong quá trình chơi các thành viên khác không được gợi ý. Hai nhóm tiến hành  
chơi “cờ ca rô người” (Lưu ý: Người hướng dẫn ra hiệu lệnh để khống chế thời gian  
chọn chỗ ngồi của người chơi).  
- Bước 5: Yêu cầu sinh viên thảo luận chung các câu hỏi sau:  
1. Để dành được thắng lợi trong trò chơi vừa rồi, mỗi người và toàn đội cần phải làm  
gì?  
2. Trò chơi cần đến kĩ năng gì?  
- Bước 6. Kết luận  
Để dành được thắng lợi, mỗi đội phải bàn bạc tìm ra nước cờ tối ưu để đảm bảo chiến  
thắng cho đội mình, rồi đưa ra quyết định và phân công từng thành viên thực hiện nước  
49  
Trần Lương  
cờ của đội mình.  
Khi vào cuộc chơi, tình huống thay đổi nên từng người chơi lại phải suy nghĩ, lựa chọn  
và sáng tạo ra những quyết định khác phù hợp.  
* Hoạt động 2: Xác định vấn đề mình đang gặp phải  
- Bước 1: Mời 1 người làm thư kí  
- Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi: Trong cuộc sống các anh (chị) đang gặp vấn đề gì?  
- Bước 3: Giáo viên phát cho mỗi người 1/2 tờ giấy A4 và yêu cầu họ ghi lại những vấn  
đề bản thân gặp phải và bỏ vào thùng phiếu.  
- Bước 4: Giáo viên trộn đều các phiếu và đề nghị 1 bạn nhặt ra từng phiếu và đọc to  
thông tin trong phiếu cho cả lớp nghe.  
- Bước 5: Đề nghị thư kí ghi lại thông tin (không ghi trùng lặp).  
- Bước 6: Giáo viên phân loại các vấn đề và chốt lại.  
Trong cuộc sống, chúng ta gặp nhiều vấn đề cần phải giả quyết sao cho có hiệu quả  
và phù hợp nhất. Những vấn đề đó là: Học tập, tài chính, tình cảm/ quan hệ giao tiếp,  
quan hệ thầy trò, mâu thuẫn trong tình bạn,...  
* Hoạt động 3: Rèn luyện kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề  
Giaos viên hướng dẫn sinh viên giải quyết các vấn đề đã được xác định ở hoạt động 2 theo  
quy trình sau:  
- Bước 1. Nhận thức (nhận diện) vấn đề  
Ở bước này đòi hỏi chủ thể phải nhận ra được vấn đề, xác định chủ vấn đề, hiểu vấn đề  
và xác định được mục tiêu giải quyết vấn đề.  
+ Nhận ra vấn đề: Nhận ra vấn đề giúp chủ thể biết được vấn đề mình gặp phải là gì  
để giải quyết vấn đề đó. Để nhận ra vấn đề đòi hỏi chủ thể cần có nhiều kinh nghiệm,  
trí thức và kĩ năng. Những câu hỏi sau đây sẽ giúp chủ thể xác định được vấn đề như:  
“Chuyện gì sẽ xảy ra nếu...”, “Giả sử việc này không được thực hiện ...”. Những câu  
hỏi này rất cần thiết để tránh trường hợp tưởng tượng quá xa hiện thực và làm cho  
những chuyện đơn giản bị lầm tưởng là vấn đề, hay thấy vấn đề tồn tại ở mọi nơi. Có  
những vấn đề không cần phải giải quyết thì chúng cũng “qua đi”. Ngược lại, những  
vấn đề nếu chủ thể không giải quyết thì nó sẽ không bao giờ mất đi, thậm chí những  
vấn đề đó càng trở nên trầm trọng hơn trước đó.  
+ Xác định chủ vấn đề: Chủ thể phải nhận biết được vấn đề nào ảnh hưởng đến chủ thể  
và vấn đề nào không phải quan tâm. Nếu chủ thể không có quyền hạn, nghĩa vụ hay  
khả năng giải quyết nó thì tốt nhất nên chuyển cho người có quyền hạn, nghĩa vụ hay  
khả năng giải quyết. Còn ngượi lại, thì chủ thể phải nhận thức rõ vấn đề và giải quyết  
nó. Nói cách khác, nhận là chủ sở hữu của vấn đề là khi chủ thể nhận thấy có một vấn  
đề đang tồn tại cần và đáng giải quyết. Sau đó, chủ thế có nghĩa vụ, trách nhiệm giải  
quyết nó và phải huy động mọi nguồn lực vào giải quyết vấn đề này  
+ Hiểu vấn đề: Khi chủ thể có một vấn đề, chủ thể phải nhận là người giải quyết nó.  
Điều này có nghĩa là chủ thể phải định nghĩa (chỉ ra, mô tả,...) rõ ràng, tìm hiểu càng  
50  
Phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề cho sinh viên Trường Đại học Cần Thơ  
nhiều thông tin càng tốt để giúp chủ thể hiểu vấn đề và tìm ra được cách giải quyết vấn  
đề. Hay nói cách khác, hiểu vấn đề sẽ giúp chủ thể xác định được nguyên nhân của  
vấn đề.  
+ Xác định mục tiêu giải quyết vấn đề: Trước khi giải quyết vấn đề, chủ thể phải trả lời  
câu hỏi: Giải quyết vấn đề này để làm gì? Hay kết quả mong muốn của việc giải quyết  
vấn đề này là gì? Trả lời các câu hỏi trên chính là xác định mục tiêu giải quyết vấn đề.  
Việc xác định đúng đắn mục tiêu giải quyết đề sẽ định hướng cho qúa trình giải quyết  
vấn đề. Nếu không thì toàn bộ quá trình giải quyết vấn đề sẽ bị chìm trong đám mây  
mù, như một câu ngạn ngữ nói: Nếu bạn không biết mình đang cho thuyền đến bến nào  
thì bất kì ngọn gió nào cũng dẫn lối cho thuyền của bạn.  
- Bước 2. Đưa ra những phương án giải quyết  
Dựa trên những phân tích ở bước 1, chủ thể đưa ra tất cả các những phương án có thể.  
Việc đưa ra nhiều phương án là cơ sở để lựa phương án tốt nhất. Vì vậy, trong giai  
đoạn này, càng nhiều phương án được đưa ra, thì cơ hội lựa chọn được phương án tối  
ưu càng cao.  
- Bước 3. Phân tích các phương án đã được đưa ra  
Chủ thể phải tiến hành phân tích những ưu điểm và nhược điểm; cơ hội và hiểm nguy;  
cái lợi và cái hại; giá trị và yếu tố cảm xúc đối với từng phương án.  
- Bước 4. Quyết định lựa chọn phương án giải quyết tốt nhất (tối ưu).  
Trên cơ sở phân tích các phương án, quyết định chọn phương án tối ưu. Phương án tôi  
ưu là phương án có nhiều ưu điểm nhất, có lợi nhất, có giá trị nhất, phù hợp nhất, thích  
nhất; phương án đó phải có hiệu quả và có tính khả thi  
- Bước 5. Thực hiện quyết định (thực thi giải pháp)  
Thực thi giải pháp là việc lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch bằng những hành động  
cụ thể để thực thi giải pháp tối ưu đã lựa chọn.  
- Bước 6. Kiểm tra, đánh giá việc ra quyết định và thực hiện quyết định.  
Sau khi thực thi giải pháp, cần kiểm tra, đánh giá cách giải quyết vấn đề đó có thành  
công như mong đợi hay không (có đạt mục tiêu đã đề ra hay không). Từ đó rút ra  
những kinh nghiêm cho việc giải quyết các vấn đề lần sau. Trong trường hợp vấn đề  
chưa được giải quyết hoặc kết quả giải quyết không đạt được như mong đợi thì cần  
phải thực hiện lại quy trình giải quyết vấn đề.  
V. Tng kết  
1. Người học trả lời câu hỏi:  
Anh (chị) rút ra đươc bài học gì sau khi học chuyên đề này?  
2. Giáo viên chốt lại.  
Những điều cần ghi nhớ trong chủ đề này  
Trong cuộc sống có rất nhiều vấn đề cần giải quyết. Có nhiều cách giải quyết vấn đề, quan  
trọng là chúng ta phải biết cân nhắc nhằm đưa ra những quyết định đúng, giải quyết vấn đề một  
cách tối ưu để có thể đạt được những mong muốn/ mục tiêu và nâng cao chất lượng cuộc sống.  
51  
Trần Lương  
Kết quả thực nghiệm chuyên đề “Kĩ năng giải quyết vấn đề”  
Bảng 8. Kĩ năng giải quyết vấn đề trước và sau thực nghiệm ở sinh viên nhóm thực nghiệm  
ĐTB  
Trước  
Chênh T-Test  
Khác  
biệt có  
ý nghĩa  
+
Nội dung  
N
Sau  
TN  
4,56  
lệch  
ĐTB  
0,80  
(sig.)  
TN  
3,76  
Hiểu khái niệm kĩ năng giải quyết vấn đề  
Sự cần thiết của kĩ năng giải quyết vấn  
đề  
161  
161  
0,00  
0,00  
2,51  
2,90  
0,39  
+
Biết về các bước giải quyết vấn đề  
Quan tâm đến kĩ năng giải quyết vấn đề  
Thực hiện theo đúng quy trình giải quyết  
vấn đề  
161  
161  
3,11  
2,47  
4,23  
2,80  
1,12  
0,33  
0,00  
0,00  
+
+
161  
3,12  
4,32  
1,21  
0,00  
+
Hiệu quả của việc giải quyết vấn đề  
Điểm trung bình chung  
161  
161  
3,15  
3,02  
3,79  
3,76  
0,64  
0,74  
0,00  
0,004  
+
+
ĐTB - Điểm trung bình; TN - Thực nghiệm  
Kết quả so sánh về kĩ năng giải quyết vấn đề trước và sau thực nghiệm ở sinh viên nhóm  
thực nghiệm  
Kết quả cho thấy sig. trong kiểm định t = 0, 004 < 0, 05 có thể kết luận rằng có sự chênh  
lệch có ý nghĩa thống kê về điểm số trung bình giữa trước và sau thực nghiệm. Chênh lệch trung  
bình là 0,74. Sau khi thực nghiệm, kĩ năng giải quyết vấn đề ở sinh viên tăng lên một cách đáng kể.  
Biểu đồ 1. Điểm trung bình về kĩ năng giải quyết vấn  
đề trước và sau thực nghiệm ở sinh viên nhóm thực nghiệm  
Vậy, việc thiết kế và tổ chức dạy học chuyên đề “Kĩ năng giải quyết vấn đề” là biện pháp  
phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề cho sinh viên có tính khả thi và đạt hiệu quả.  
3. Kết luận  
Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy phần lớn sinh viên hiều đúng khái niệm kĩ năng giải  
quyết vấn đề, xem kĩ năng giải quyết vấn đề và việc rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề là rất cần  
thiết, quan tâm đến kĩ năng giải quyết vấn đề và việc rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề. Tuy  
nhiên có tới 52% số sinh viên chưa biết được quy trình giải quyết vấn đề và có 51,7% sinh viên  
52  
Phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề cho sinh viên Trường Đại học Cần Thơ  
chưa thường xuyên thực hiện theo đúng quy trình giải quyết vấn đề. Hiệu quả của việc giải quyết  
vấn đề của sinh viên chỉ ở mức trung bình. Nguyên nhân làm cho kĩ năng giải quyết vấn đề của  
sinh viên chưa cao là do chưa có biện pháp phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề cho sinh viên một  
cách phù hợp. Chúng tôi đã thiết kế và thực nghiệm chuyên đề “Kĩ năng gải quyết vấn đề” cho  
sinh viên Trường Đại học Cần Thơ nhằm nâng cao kĩ năng này họ. Kết quả thực nghiệm cho thấy,  
sau khi thực nghiệm, kĩ năng giải quyết vấn đề của sinh viên tăng lên một cách đáng kể. Vì vậy  
có thể khẳng định đây là một trong những biện pháp phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề cho sinh  
viên Trường Đại học Cần Thơ khả thi và có hiệu quả.  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
[1] Nguyễn Thanh Bình, 2010. Giáo trình chuyên đề giáo dục kĩ năng sống. Nxb Đại học  
Sư phạm, Hà Nội.  
[2] Nguyễn Thanh Bình, 2007. Giáo trình giáo dục kĩ năng sống. Giáo trình cao đẳng sư phạm,  
Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.  
[3] Nguyễn Công Khanh, 2012. Phương pháp giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống. Nxb Đại học  
Sư phạm, Hà Nội.  
[4] Huỳnh Văn Sơn, 2009. Nhập môn kĩ năng sống. Nxb Giáo dục, Hà Nội.  
[5] Huỳnh Văn Sơn, Phát triển kĩ năng mềm cho sinh viên các trường đại học sư phạm, Đề tài  
khoa học và công nghệ cấp Bộ, B2012.19.05,Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh  
[6] John Adair, 2008. Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề. Nxb Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh.  
[7] Robert Heller, 2007. Kĩ năng ra quyết định. Nxb Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh.  
ABSTRACT  
Developing problem solving skill for students in Can Tho university  
The article mentions the concept of the problem solving skill, the developing problem  
solving skill for students, the real status of problem solving skill of students in Can Tho University  
and the causes of the real status. There are 81% students understand the concept of problem solving  
skill, 92% students say that the problem solving skill and training the problem solving skill are  
necessary for them, 98.6% students are interested in problem solving skill and training the problem  
solving skill, 48% students know the problem solving process, 48.3% students frequent obey the  
problem solving process when they solve problems. The problem solving skill of students is at  
¯
average effect (X = 3.25). The cause of this is that there are not yet the suitable developing  
problem solving skill measure for students. Therefore, we designed and conducted experiment on  
the developing problem solving skill measure for students in Can Tho University by teaching and  
learning the topic “problem solving skill”. The result of this experiment showed that there was a  
dramatic increase in problem solving skill of students in Can Tho University after the experiment.  
53  
pdf 12 trang yennguyen 06/04/2022 2940
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề cho sinh viên trường Đại học Cần Thơ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_ki_nang_giai_quyet_van_de_cho_sinh_vien_truong_da.pdf