Giáo trình Bảo hiểm

TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI I  
Chủ biên: TRỊNH NGỌC THU HÀ  
GIÁO TRÌNH  
BẢO HIỂM  
HẢI PHÒNG - 2015  
MỤC LỤC  
Trang  
1
LỜI NÓI ĐẦU  
Trong cuộc đấu tranh sinh tồn, loài người buộc phải chấp nhận sống chung  
với nhiều loại rủi ro. Trong điều kiện đó, các loại hình bảo hiểm đã ra đời, phát triển.  
Trên thế giới, ngành kinh doanh bảo hiểm đã có bề dày trên hai phần ba thiên niên  
kỷ lịch sử ra đời và phát triển. Ở Việt Nam, bảo hiểm là một trong những ngành dịch  
vụ phát triển khá toàn diện và có những bước tiến đáng kể cả về quy mô, tốc độ và  
phạm vi hoạt động. Bảo hiểm không chỉ thực hiện việc huy động vốn cho nền kinh tế,  
kích thích đầu tư, mà còn góp phần đảm bảo ổn định tài chính cho các cá nhân, gia  
đình, mọi tổ chức và doanh nghiệp để ổn định đời sống và khôi phục sản xuất kinh  
doanh. Kinh tế càng phát triển, đời sống của nhân dân càng cao thì nhu cầu bảo  
hiểm càng lớn và các loại hình bảo hiểm cũng ngày càng được hoàn thiện.  
Nhằm đáp ứng yêu cầu giảng dạy, nghiên cứu và học tập của cán bộ giáo viên  
và sinh viên ngành kế toán, Khoa Kinh tế - Trường Cao đẳng Hàng hải I đã biên  
soạn cuốn Giáo trình bảo hiểm. Nội dung của giáo trình đề cập đến những kiến thức  
cần thiết cho việc sử dụng bảo hiểm như một phương pháp chuyển giao rủi ro đối  
với các cá nhân, tổ chức, đơn vị kinh doanh...  
Trong quá trình biên soạn, tác giả đã cập nhập những vấn đề mới phát sinh  
trong thực tế. Song do giáo trình được biên soạn trong điều kiện chính sách và cơ  
chế tài chính của đất nước đang trong quá trình đổi mới, nhiều chính sách liên quan  
đến lĩnh vực bảo hiểm đang được nghiên cứu và hoàn thiện nên giáo trình không thể  
tránh khỏi những khiếm khuyết về nội dung và hình thức. Tác giả rất mong nhận  
được nhiều ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp và những người quan tâm để giáo  
trình được hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau.  
Hải Phòng, tháng 11 năm 2015  
Chương 1: TNG QUAN VBO HIM  
3
     
Chương 1 của Giáo trình giới thiệu những vấn đề cơ bản nhất về bảo hiểm  
như rủi ro, bản chất của bảo hiểm, vai trò của bảo hiểm, sơ lược về lịch sử hình  
thành của các loại bảo hiểm làm cơ sở cho việc nghiên cứu các chương sau.  
1.1. Ri ro - Ngun gc ca bo him  
1.1.1. Khái nim vri ro  
Ý tưởng về hoạt động bảo hiểm đã xuất hiện từ rất xa xưa trong lịch sử của  
văn minh nhân loại. Ý tưởng đó bắt nguồn từ một thực tại là con người luôn phải  
vật lộn với các rủi ro trong cuộc đấu tranh sinh tồn. Rủi ro được coi là căn nguyên,  
là nguồn gốc cho sự ra đời của bảo hiểm. Vậy rủi ro là gì?  
Có rất nhiều các quan điểm khác nhau về rủi ro đã được các nhà nghiên cứu  
đưa ra. Sau đây là một số định nghĩa tiêu biểu:  
- Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được  
- Rủi ro là một biến cố bất ngờ gây ra những thiệt hại  
- Rủi ro là một sự kiện không chắc chắn, có khả năng gây ra hậu quả xấu  
- Rủi ro là sự kiện không chắc chắn về cơ may và bất hạnh  
Ví dụ: Từ điển bảo hiểm Pháp – Việt, NXB Thống kê, 1996, từ “Risque” được  
định nghĩa: “Rủi ro là sự cố không chắc chắn xảy ra hoặc ngày giờ xảy ra không  
chắc chắn (ví dụ cái chết là chắc chắn nhưng ngày giờ xảy ra là không chắc chắn).  
Để chống lại điều đó, người ta có thể yêu cầu bảo hiểm” hoặc theo tác giả Allan  
Willett trong sách “The Economic theory of risk and insurance” – Philadelphia  
University of Pensylvania press, USA 1951: “Rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên quan  
đến việc xuất hiện một biến cố không mong đợi”.  
Dù cách biểu đạt khác nhau nhưng các định nghĩa nêu trên đều có những điểm  
tương đồng, đó là tính ngẫu nhiên và hậu quả không mong đợi. Tính ngẫu nhiên của  
rủi ro thể hiện ở chỗ không có ai có thể biết được rủi ro sẽ xảy ra khi nào, ở đâu, với  
ai và nó mang lại hậu quả ra sao; còn hậu quả không mong đợi thường là những tổn  
thất về mặt tài chính hoặc tinh thần đòi hỏi phải có thời gian, có nguồn tài chính hỗ  
trợ mới có thể khắc phục được. Như vậy có thể kết luận: Rủi ro là khả năng xảy ra  
biến cố bất thường có hậu quả thiệt hại hoặc mang lại kết quả không mong đợi.  
1.1.2. Phân li ri ro  
4
 
Rủi ro được coi là một phần tất yếu của cuộc sống. Mặc dù con người đã có  
ý thức ngăn chặn và đề phòng nhưng vẫn thường xuyên gặp phải rủi ro. Các rủi ro  
có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có những rủi ro do thiên nhiên gây  
ra và mang tính khách quan hoàn toàn như động đất, hạn hán, mưa đá... Có những  
rủi ro do tác động của môi trường xã hội như ốm đau, hỏa hoạn... Và thậm chí sự  
biến động của khoa học kỹ thuật cũng là nguyên nhân gây ra nhiều tai nạn bất ngờ  
như tai nạn ô tô, tai nạn máy bay, bệnh nghề nghiệp... Do sự phong phú và đa dạng  
của rủi ro, để đánh giá và quản lý rủi ro, các rủi ro đã được phân loại theo nhiều tiêu  
thức khá nhau. Trong kỹ thuật bảo hiểm, rủi ro thường được sắp xếp thành những  
cặp sau:  
- Rủi ro thuần túy và rủi ro đầu cơ: Rủi ro thuần túy là những rủi ro chỉ có thể  
dẫn đến một tồn thất hoặc thiệt hại. Ví dụ: Mưa đá, bão lụt, hạn hán... Còn rủi ro đầu  
cơ là loại rủi ro vừa có thể mang lại hậu quả xấu, vừa có thể dẫn đến cơ hội kiếm  
lời. Ví dụ sự biến động của giá vàng hay giá cổ phiếu có thể là cơ hội để tăng lợi  
nhuận nhưng cũng có thể gây ra những thiệt hại cho các nhà đầu tư.  
- Rủi ro cơ bản và rủi ro riêng biệt: Rủi ro cơ bản là những rủi ro xảy ra ngoài  
tầm kiểm soát của cộng đồng và có khả năng gây thiệt hại trên một phạm vi rộng.  
Ví dụ: Trận động đất kèm theo sóng thần ngày 26/12/2004 ở các nước Nam Á và  
Đông Nam Á; Trận động đất ở Tứ Xuyên Trung Quốc ngày 12/5/2008; hay trận  
động đất sóng thần tại Nhật Bản ngày 11/03/2011 là những ví dụ điển hình của rủi  
ro cơ bản. Hầu hết các rủi ro cơ bản là những rủi ro có nguồn gốc khách quan và tác  
động trên một phạm vi lớn. Trái với rủi ro cơ bản, các rủi ro riêng biệt thường gây  
hậu quả cá biệt cho các nhân, tổ chức... như một lái xe bị tai nạn giao thông, một con  
tàu bị đắm hay một người bị mất trộm...  
- Rủi ro tài chính và rủi ro phi tài chính: Căn cứ vào tính chất hậu quả của  
biến cố có thể chia rủi ro thành rủi ro tài chính và rủi ro phi tài chính. Rủi ro tài chính  
là những rủi ro mà hậu quả có thể xác định được bằng tiền. Rủi ro phi tài chính thì  
không thể tính toán hậu quả bằng tiền. Cần lưu ý là một số rủi ro có thể vừa là rủi ro  
tài chính vừa là rủi ro phi tài chính. Ví dụ: Một vụ tai nạn giao thông có thể gây ra  
những tổn thất về vật chất và đồng thời cũng gây ra những mất mát về tinh thần.  
5
Phân loại rủi ro theo các mục tiêu thức nêu trên là cơ sở cho việc xây dựng các  
biện pháp đối phó với rủi ro và xác định rủi ro có thể được bảo hiểm và rủi ro không  
được bảo hiểm. Mỗi loại rủi ro phụ thuộc vào đặc tính riêng của nó cần được xây dựng  
nhóm biện pháp đối phó cho phù hợp. Ví dụ để hạn chế tổn thất của các rủi ro thuần  
túy cần có các biện pháp ngăn ngừa, hạn chế thiệt hại; còn rủi ro đầu cơ thì lại có thể  
hạn chế bằng các phương pháp phân tích đánh giá rủi ro và đưa ra các giải pháp phù  
hợp với từng giai đoạn phát triển của thị trường. Cũng cần lưu ý nhà bảo hiểm không  
thể nhận bảo hiểm tất cả các loại rủi ro mà chỉ chấp nhận bảo hiểm một số rủi ro nhất  
định trên cơ sở đánh giá rủi ro và theo một số tiêu chí nhất đinh, ví dụ nhà bảo hiểm  
không thể bù đắp được những rủi ro phi tài chính nên các rỉ ro được bảo hiểm phải là  
những rủi ro tài chính, những rủi ro được bảo hiểm còn phải là những rủi ro thuần túy  
và rủi ro riêng... Vì thế cách phân loại này có ý nghĩ đặc biệt quan trọng trong việc đề  
ra các biện pháp để đối phó với rủi ro.  
1.1.3. Các biện pháp đối phó vi ri ro  
Các rủi ro rất phong phú và đa dạng, thêm vào đó chúng có thể đến từ rất  
nhiều nguồn khác nhau. Trong điều kiện đó để có thể tiếp tục tồn tại và phát triển  
con người buộc phải sử dụng hàng loạt các biện pháp để xử lý rủi ro. Theo quan  
điểm của các nhà quản lí rủi ro, hiện nay các biện pháp quản lý được chia thành hai  
nhóm chính: nhóm các biện pháp kiểm soát rủi ro và nhóm các biện pháp tài trợ cho  
rủi ro.  
- Nhóm các biện pháp kiểm soát rủi ro: Là các biện pháp được thực hiện trước  
khi rủi ro xảy ra với mục đích ngăn chặn hoặc giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro. Các  
biện pháp kiểm soát rủi ro gồm tránh né rủi ro và phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro.  
Tránh né rủi ro là việc con người chủ động tiến hành các hoạt động khác nhau  
để loại trừ cơ hội xảy ra tổn thất, chẳng hạn không xây nhà gần núi để tránh sạt lở  
núi, tránh xa các đám đông để tránh bạo lực, khủng bố...Tránh né rủi ro sẽ mang lại  
hiệu quả và thực sự cần thiết trong trường hợp rủi ro là bất khả kháng. Tuy nhiên  
không thể lạm dụng phương pháp này vì bản thân cuộc sống con người đã hàm chứa  
sự chấp nhận đương đầu với rủi ro.  
6
Phòng ngừa rủi ro bao gồm các biện pháp nhằm ngăn ngừa, hạn chế sự xuất  
hiện của rủi ro và giảm nhẹ mức độ thiệt hại xảy ra. Ví dụ điển hình nhất của biện  
pháp này là đắp đê phòng lũ hay là việc lắp hệ thống phòng chống cháy nổ. Phòng  
ngừa, giảm thiểu rủi ro trên cơ sở nghiên cứu, thống kê rủi ro một cách có hệ thống  
là phương pháp có tính tích cực để hạn chế các tác hại của rủi ro. Tuy nhiên, chi phí  
bỏ ra để thực hiện các biện pháp nay không phải là nhỏ và vì vậy khi tiến hành các  
biện pháp này nhà quản trị rủi ro cần tiến hành so sánh “giá phí” phòng tránh với lợi  
ích thu được để xác định hiệu quả đầu tư.  
Tránh né rủi ro và phòng ngừa rủi ro phải được thực hiện trước khi rủi ro xảy  
ra, còn trong khi rủi ro đang xảy ra thì lại cần áp dụng các biện pháp để giảm thiểu  
thiệt hại bằng các hành động khác nhau, như: Dập lửa để cứu được người và tài sản;  
đưa người bị tai nạn giao thông vào bệnh viện gần nhất để được cứu chữa kịp thời...  
Đều là những hành động cần được tiến hành để giảm thiểu thiệt hại.  
Mặc dù các biện pháp kiểm soát rủi ro rất có hiệu quả trong việc ngăn chặn  
và giảm thiểu rủi ro, nhưng trên thực tế bất chấp việc con người tiến hành các hoạt  
động kiểm soát rủi ro, các tổn thất do rủi ro gây ra vẫn có thể phát sinh và đòi hỏi  
con người cần có biện pháp khắc phục. Nói cách khác con người vẫn cần chuẩn bị  
các biện pháp để tài trợ cho các tổn thất nếu rủi ro xảy ra.  
- Nhóm các biện pháp tài trợ cho rủi ro: Các biện pháp tài trợ cho rủi ro xảy  
ra với mục đích khắc phục các tổn thất về mặt tài chính do rủi ro gây ra. Nhóm các  
biện pháp tài trợ cho rủi ro gồm: chấp nhận rủi ro và chuyển giao rủi ro.  
Chấp nhận rủi ro là hình thức mà người gặp phải tổn thất tự gánh chịu trách  
nhiệm thiệt hại vật chất, tài chính mà rủi ro gây ra. Có thể chia chấp nhận rủi ro ra  
thành hai nhóm: Chấp nhận thụ động và chấp nhận chủ động. Trong chấp nhận chủ  
động do không có sự chuẩn bị trước nên người gặp phải rủi ro có thể phải vay mượn  
để khắc phục hậu quả tổn thất và có thể rơi vào tình trạng bị động về mặt tài chính.  
Đối với chấp nhận rủi ro chủ động người ta tiết kiệm hoặc lập ra quỹ dự trữ để tài  
trợ cho tổn thất. Song có thể thấy thời gian để hình thành một quỹ dự trữ đủ lớn là  
tương đối dài trong khi rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào, đồng thời việc hình thành  
7
quỹ dự trữ còn dẫn đến việc nguồn vốn không được sử dụng một cách tối ưu nên  
không được coi là biện pháp hữu hiệu để đối phó với rủi ro.  
Chuyển giao rủi ro là phương pháp mà các cá nhân tổ chức thực hiện trước  
khi rủi ro xảy ra để chuyển hậu quả tài chính của rủi ro gây ra cho các cá nhân, tổ  
chức khác cùng gánh chịu. Có nhiều phương thức chuyển giao rủi ro khác nhau.  
Trong kinh doanh việc sử dụng các quyền chọn mua, quyền chọn bán, giao dịch hợp  
đồng tương lai và hợp đồng kì hạn… hoặc sử dụng hợp đồng tương lai khi mua bán  
nông sản có thể là một cách thức chấp nhận chuyển giao loại rủi ro biến động giá cả  
chứng khoán, tỷ giá hối đoái, giá cả hàng hóa giữa các đối tác giao dịch.  
Phương pháp chuyển giao rủi ro có hiệu quả nhất là phân tán rủi ro theo  
nguyên tắc tương hỗ, số đông bù số ít. Với phương pháp này khi rủi ro xảy ra cho  
một hoặc một số ít thành viên trong cộng đồng thì hậu quả tài chính của nó sẽ được  
chia nhỏ và chuyển cho số lớn thành viên trong cộng đồng cùng gánh chịu. Chuyển  
giao rủi ro trên cơ sở phân tán rủi ro số đông bù số ít được vận dụng dưới hai hình  
thức chủ yếu là cứu trợ và bảo hiểm.  
Cứu trợ là biện pháp chuyển giao rủi ro có cơ sở cho việc thực thi là lòng từ  
thiện, nhân đạo của con người dưới nhiều hình thức quyên góp, ủng hộ, cứu tế... Còn  
chuyển giao rủi ro bằng bảo hiểm thì thực hiện bởi các tổ chức chuyên nghiệp hóa  
việc chuyển giao rủi ro mà cụ thể là hệ thống bảo hiểm xã hội và các tổ chức kinh  
doanh bảo hiểm. Trong quá trình chuyển giao rủi ro bằng bảo hiểm, các cá nhân, tổ  
chức có khả năng gặp phải rủi ro sẽ chuyển giao rủi ro bằng cách đóng một khoản  
tiền gọi là phí bảo hiểm cho nhà bảo hiểm, đây là nguồn cơ bản để hình thành quỹ  
bảo hiểm và quỹ này sẽ sử dụng để tài trợ cho các tổn thất khi những người tham gia  
bảo hiểm không may gặp rủi ro.  
Như vậy bảo hiểm là sự chuyển giao rủi ro trên cơ sở một hợp đồng bảo hiểm.  
Đây là công cụ đối phó với các tổn thất do rủi ro gây ra có hiệu quả nhất vì chi phí  
bỏ ra thấp mà hiệu quả thu được lại cao, chỉ với một số tiền nhỏ đóng phí bảo hiểm  
đã có thể nhận được số tiền lớn gấp nhiều lần khoản phí đó nếu tổn thất xảy ra; việc  
tham gia bảo hiểm và thanh toán bồi thường lại rất đơn giản và thuận tiện. Để đáp  
ứng nhu cầu chính đáng của con người là có được những khoản trợ cấp khi gặp phải  
8
khó khăn về mặt tài chính do rủi ro gây ra. Do đó, hoạt động bảo hiểm càng phát  
triển và trở thành dịch vụ không thể thiếu đối với mỗi cá nhân, gia đình, doanh  
nghiệp và thậm chí cả các quốc gia.  
1.2. Bn cht ca bo him  
1.2.1. Khái nim vbo him  
Cũng giống như định nghĩa về rủi ro, các nhà nghiên cứu cũng có nhiều quan  
điểm khác nhau trong việc đưa ra một định nghĩa thống nhất rằng bảo hiểm là gì. Ở  
Việt Nam cụm từ bảo hiểm được áp dụng chung cho cả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm  
y tế và bảo hiểm thương mại nên việc xây dựng nên một định nghĩa về bảo hiểm lại  
càng phức tạp. Những định nghĩa tiêu biểu về bảo hiểm gồm:  
- Theo Dr.David Bland – Insurance Principles and Practice, Nhà xuất bản Tài  
chính, 1998: “Bảo hiểm là một hợp đồng theo đó một bên, (gọi là công ty bảo hiểm)  
bằng việc thu một khoản tiền (gọi là phí bảo hiểm), cam kết thanh toán cho bên kia  
(gọi là người được bảo hiểm), một khoản tiền hoặc hiện vật tương đương với khoản  
tiền đó khi xảy ra một sự cố đi ngược lại quyền lợi của người được bảo hiểm.”  
- Theo Từ điển thuật ngữ kinh doanh bảo hiểm do Bảo Việt phát hành năm  
2002: “Bảo hiểm (insurance) là cơ chế chuyển giao theo hợp đồng gánh nặng hậu  
quả của một số rủi ro thuần túy bằng cách chia sẻ rủi ro cho nhiều người cùng gánh  
chịu”.  
- Theo Từ điển bảo hiểm Pháp – Việt, Nhà xuất bản Thống kê 1996: “Bảo  
hiểm (Assurance) là một nghiệp vụ mà theo đó, một bên là người được bảo hiểm  
chấp nhận trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm hay khoản đóng góp cho chính  
mình hay cho một người thứ ba khác để trong trường hợp rủi ro xảy ra, sẽ được trả  
một khoản bồi thường từ một bên khác là người bảo hiểm, người chịu trách nhiệm  
đối với toàn bộ rủi ro, đền bù những thiệt hại theo luật số lớn”.  
- Theo Luật kinh doanh bảo hiểm CHXHCN Việt Nam số 24/2000/QH10 ngày  
09/12/2000, điều 3, chương 3 “Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp  
bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro  
của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh  
9
 
nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người  
được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”  
Rõ ràng ở các góc độ và cách thức tiếp cận khác nhau, quan niệm về bảo hiểm  
có thể khác nhau. Bảo hiểm là một lĩnh vực rộng và phức tạp chứa yếu tố kinh doanh,  
pháp lí và kĩ thuật nghiệp vụ nên rất khó tìm ra được một định nghĩa hoàn hảo thể  
hiện được tất cả khía cạnh đó. Điều có thể chấp nhận được là xây dựng một khái  
niệm từ góc độ và cách thức tiếp cận hữu ích cho mục đích nghiên cứu. Trên phương  
diện lý thuyết cơ bản có thể định nghĩa: Bảo hiểm là phương pháp chuyển giao rủi  
ro được thực hiện qua hợp đồng bảo hiểm, trong đó bên mua bảo hiểm chấp nhận  
trả phí bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm cam kết bồi thường hoặc trả tiền bảo  
hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.  
1.2.2. Bn cht ca bo him  
Mục đích cơ bản của bảo hiểm là góp phần ổn định kinh tế cho những người  
tham gia bảo hiểm không may gặp phải rủi ro, giúp họ khôi phục và phát triển sản  
xuất, đời sống, đồng thời tạo nguồn vốn cho phát triển kinh tế và xã hội của đất nước.  
Để đạt được mục đích này việc thành lập quỹ bảo hiểm phải dựa vào sự đóng  
góp của số đông người tham gia bảo hiểm để bù đắp cho một số ít người không may  
gặp may gặp phải rủi ro. Nói cách khác thực chất của hoạt động bảo hiểm là quá  
trình phân phối lại tổng sản phẩm trong nước giữa những người tham gia bảo hiểm  
nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính phát sinh khi tai nạn, rủi ro bất ngờ xảy ra gây tổn  
thất đối với họ.  
Phân phối trong bảo hiểm là phân phối không đều và không mang tính bồi  
hoàn, có nghĩa là không phải tất cả mọi người tham gia bảo hiểm đều được bồi  
thường với số tiền bồi thường giống nhau. Phân phối trong bảo hiểm là phân phối  
cho một số ít người không may gặp phải rủi ro trên cơ sở mức thiệt hại thực tế và  
điều kiện bảo hiểm. Điều đó cũng có nghĩa là phân phối trong bảo hiểm không mang  
tính bồi hoàn, dù có tham gia bảo hiểm nhưng không gặp tổn thất thì những người  
tham gia bảo hiểm cũng không được nhận tiền bảo hiểm trừ một số sản phẩm bảo  
hiểm đặc thù là bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm xã hội.  
10  
Trong quá trình phân phối lại tổng sản phẩm trong nước giữa những người  
tham gia, hoạt động bảo hiểm phải dựa trên nguyên tắc "số đông bù số ít" - Thu của  
nhiều người để bồi thường cho một ít người không may gặp rủi ro. Nguyên tắc này  
được quán triệt trong quá trình lập quỹ bảo hiểm cũng như quá trình phân phối, bồi  
thường, quá trình phân tán rủi ro.  
Cũng nhờ quá trình phân phối mà hoạt động bảo hiểm còn liên kết gắn bó các  
thành viên trong cộng đồng vì lợi ích chung của cộng đồng, vì sự ổn định và phồn  
vinh của đất nước. Bảo hiểm với nguyên tắc "số đông bù số ít" cũng thể hiện  
tính tương trợ, tính xã hội và nhân văn sâu sắc của xã hội trước rủi ro của mỗi thành  
viên.  
1.3. Vai trò kinh tế - xã hi ca bo him  
Hoạt động bảo hiểm trước hết là nhằm khắc phục hậu quả tài chính của rủi ro.  
Bằng việc chi trả bảo hiểm nhà bảo hiểm đã giúp người tham gia bảo hiểm ổn định  
cuộc sống và khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong thực tế các rủi ro  
thường đi kèm với những thiệt hại về mặt tài chính, lúc này các cá nhân, tổ chức cần  
đến một nguồn tài chính kịp thời để bù đắp thiệt hại, lấy lại sự cân bằng, ổn định  
tình hình tài chính. Sự có mặt của các tổ chức bảo hiểm đã đáp ứng yêu cầu đó một  
cách có hiệu quả, mang lại trạng thái an toàn về tinh thần cho những người được bảo  
hiểm. Vì vậy việc bồi thường còn thể hiện ý nghĩa nhân văn của bảo hiểm trong xã  
hội hiện đại và thể hiện hình ảnh tốt đẹp của bảo hiểm trước công chúng.  
Cùng với việc mang lại sự an toàn về mặt tài chính và tinh thần cho những  
người tham gia bảo hiểm, nghề nghiệp bảo hiểm đòi hỏi và tạo điều kiện cho các tổ  
chức bảo hiểm thường xuyên nghiên cứu, thống kê rủi ro, tìm ra nguyên nhân dẫn  
đến rủi ro và đề xuất các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tồn thất góp phần mang lại  
sự an toàn cho cuộc sống con người, góp phần đáng kể vào nỗ lực chống đỡ rủi ro  
của toàn thể cộng đồng.  
Bảo hiểm còn là phương thức huy động vốn đầu tư để phát triển kinh tế, xã  
hội. Một trong những đặc trưng cơ bản của kinh doanh bảo hiểm là "có chu kì kinh  
doanh đảo ngược" nghĩa là phí bảo hiểm thu trước, bồi thường hoặc trả tiền bảo  
hiểm chỉ được thực hiện sau một thời gian có thể là khá lâu (ví dụ trong bảo hiểm  
11  
 
nhân thọ thời gian trả tiền bảo hiểm có thể là 15÷20 năm) khiến lượng tiền mà doanh  
nghiệp bảo hiểm tập trung được từ phí bảo hiểm có khoảng thời gian tạm thời nhàn  
rỗi. Qua hoạt động bảo hiểm các khoản tiền nhỏ lẻ, ngắn hạn được tập hợp để tạo  
thành các nguồn vốn lớn, tập trung có thể đáp ứng các yêu cầu về vốn cho nền kinh  
tế.  
Tạo việc làm cho xã hội cũng được coi là một tác dụng lớn của bảo hiểm. Với  
sự phát triển mạnh mẽ ngành bảo hiểm đã thu hút được một lực lượng lao động lớn  
góp phần giải quyết tình trạng thiếu việc làm và giảm bớt tỉ lệ thất nghiệp cho xã  
hội. Ngoài ra bằng việc chi trả bồi thường cho những doanh nghiệp, tổ chức không  
may gặp phải rủi ro, giúp họ nhanh chóng khôi phục lại hoạt động sản xuất kinh  
doanh của mình bảo hiểm cũng đã góp phần không nhỏ vào việc đảm bảo việc làm  
cho người lao động và tạo ra thêm nhiều cơ hội làm việc bằng cách đầu tư phát triển  
kinh tế xã hội.  
Với chức năng cơ bản là bồi thường và trả tiền bảo hiểm, giúp người tham gia  
bảo hiểm khôi phục đời sống và hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo hiểm còn thể  
hiện vai trò của mình trong công việc góp phần giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách  
nhà nước khi có rủi ro gây tổn thất, mặt khác, hoạt động bảo hiểm nhất là bảo hiểm  
thương mại còn đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước thông qua  
các khoản thuế.  
Vai trò của bảo hiểm còn thể hiện trên các khía cạnh xã hội khác như hỗ trợ  
các hoạt động kinh doanh, thúc đẩy các hoạt động thương mại trong và ngoài nước...  
Sự bảo đảm của bảo bảo hiểm cho các khoản đầu tư góp phần gián tiếp tạo nên hệ  
thống cơ sở vật chất hạ tầng đồ sộ của các quốc gia. Bảo hiểm đã trở thành chỗ dựa  
tinh thần cho mọi người, mọi tổ chức kinh tế xã hội, giúp họ yên tâm trong cuộc  
sống, trong sinh hoạt và trong các hoạt động sản xuất kinh doanh.  
1.4. Các loi hình bo him  
Hiện nay trên thế giới các loại hình bảo hiểm được triển khai gồm: Bảo hiểm  
xã hội (BHXH); bảo hiểm y tế (BHYT); bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và bảo hiểm  
thương mại (BHTM).  
12  
 
Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của  
người lao động khi họ gặp phải những biến cố làm mất hoặc giảm thu nhập do mất  
hoặc giảm khả năng lao động nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động và gia  
đình họ. Bảo hiểm xã hội phát sinh trên cơ sở quan hệ lao động, nó mang tính công  
đồng, tính nhân văn và nhân đạo sâu sắc.  
Bảo hiểm y tế được tách ra từ chế độ "chi phí y tế" trong hệ thống các chế độ  
bảo hiểm xã hội. Do đó nó mang đầy đủ tính chất của bảo hiểm xã hội. Ngày nay,  
bảo hiểm y tế đã phát triển mạnh mẽ không chỉ giới hạn đối tượng tham gia là những  
người lao động mà mở rộng đến mọi tầng lớp dân cư để đáp ứng nhu cầu khám, chữa  
bệnh của các thành viên trong xã hội.  
Bảo hiểm thất nghiệp cũng được tách ra từ bảo hiểm xã hội do sự phát triển  
của nền kinh tế và lực lượng lao động xã hội. Bảo hiểm thất nghiệp được phát sinh  
trên cơ sở quan hệ lao động do đó giải quyết bảo hiểm thất nghiệp liên quan đến  
trách nhiệm của xã hội, của người lao động và sử dụng lao động.  
Bảo hiểm thương mại là hình thức kinh doanh bảo hiểm. Hoạt động bảo hiểm  
thương mại chịu sự chi phối bởi pháp luật đặc biệt là Luật kinh doanh bảo hiểm, các  
điều ước quốc tế và tập quán quốc tế. Bảo hiểm thương mại không chỉ xâm nhập vào  
mọi hoạt động kinh tế xã hội liên quan đến tài sản, trách nhiệm dân sự và  
con người trong phạm vi một quốc gia mà còn phát triển mở rộng ra thị trường thế  
giới thông qua hoạt động phân tán rủi ro.  
1.5. Sơ lược lch shình thành và phát trin ca bo him.  
1.5.1. Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm trên thế giới  
Những tài liệu khảo cứu về lịch sử của văn minh thế giới đã ghi nhận những  
dấu ấn phôi thai của hoạt động cộng đồng hóa rủi ro - Nguyên tắc căn bản của bảo  
hiểm ngày nay đã xuất hiện từ rất sớm. Khoảng 4500 năm trước công nguyên, những  
người thợ đẽo đá ở Ai Cập đã lập ra các quỹ tương hỗ để giúp đỡ, chia sẻ rủi ro cho  
những người gặp hoạn nạn. Những người Trung Hoa cổ đại vào khoảng 500 năm  
trước Công nguyên đã sử dụng kỹ thuật phân chia rủi ro đơn giản bằng cách tổ chức  
các đoàn thuyền vận chuyển hàng hóa và súc vật trên sông Dương Tử, trong đó hàng  
13  
 
hóa của mỗi chủ hàng được chia nhỏ cho mỗi thuyền chuyên chở và nếu chiếc nào  
bị chìm thì các thương gia sẽ cùng gánh chịu.  
Ở Babylone, vào khoảng năm 1700 trước Công nguyên và ở Athens (Hy Lạp)  
khoảng 500 năm trước Công nguyên đã xuất hiện quan hệ tín dụng với lãi suất rất  
cao trong lĩnh vực buôn bán vận chuyển hàng hóa trên biển và qua sa mạc. Điểm đặc  
biệt trong quan hệ tín dụng này là nếu chẳng may hàng hóa bị tổn thất thì người đi  
vay sẽ không phải trả cả gốc lẫn lãi. Tại Rome, hệ thống cho vay với điều kiện tương  
tự cũng đã xuất hiện với lãi suất có thể lên tới 50%. Thực chất đó là sự kết hợp giữa  
hoạt động tín dụng với ý đồ bảo hiểm và do đặc trưng bằng cơ chế lãi suất cao đi đôi  
với chấp nhận rủi ro nên được mệnh danh là "cho vay mạo hiểm lớn". Một phần lãi  
cao có thể hiểu như tiền thân của phí bảo hiểm. Hoạt động cho vay mạo hiểm lớn  
tồn tại khá lâu và phổ biến trên nhiều khu vực trên thế giới. Tại Roma, kéo dài đến  
tận thời kỳ Trung Cổ - Thời kỳ thống trị của Nhà thờ Thiên chúa giáo.  
“Cho vay mạo hiểm lớn” đã bị lạm dụng và vào năm 1234, Giáo hoàng  
Grégoire IX đã ra sắc lệnh nghiêm cấm hoạt động cho vay nặng lãi. Khi không còn  
sự đảm bảo bằng lãi suất cao, các chủ nhà băng cần có một phương thức đảm bảo  
cho các khoản tín dụng mà họ đã cung cấp cho các nhà buôn (con nợ có rủi ro cao).  
Vì lý do đó mà một hệ thống đảm bảo mới đã được hình thành đó là bảo hiểm hàng  
hải: Các nhà buôn chấp nhận trả một khoản tiền ấn định trước để nhận được đảm  
bảo giá trị tàu thuyền và hàng hóa chuyên chở trong trường hợp tổn thất. Những thỏa  
thuận bảo hiểm đầu tiên được gắn liền với hoạt động thương mại và vận chuyển hàng  
hóa bằng đường biển đã ra đời vào khoảng giữa thế kỷ 14. Bút tích của bản hợp đồng  
bảo hiểm cổ xưa nhất mà người ta tìm thấy được ký kết tại Gênes (Italia) năm 1347.  
Năm 1424, cũng tại hải cảng Gênes, Công ty bảo hiểm đầu tiên của ngành vận tải  
đường biển và đường bộ được thành lập.  
Sau sự ra đời của bảo hiểm hàng hải là sự ra đời của hàng loạt các loại bảo  
hiểm khác. Ngày 2 tháng 9 năm 1666 hỏa hoạn đã xảy ra tại London và kéo dài trong  
nhiều ngày thiêu cháy khoảng 13.200 nóc nhà, trong đó có 87 nhà thờ. Mức độ thiệt  
hại nghiêm trọng của thảm họa đó đã khiến các nhà chức trách thành phố London  
mở văn phòng cháy đầu tiên vào năm 1667. Năm 1684, công ty bảo hiểm cháy đầu  
14  
tiên ra đời, lấy tên là Friendly Society Office. Công ty hoạt động trên nguyên tắc  
tương hỗ với hệ thống phí bảo hiểm cố định, người bảo hiểm phải chịu một phần  
thiệt hại xảy ra. Sau đó, nhiều công ty bảo hiểm cháy khác tiếp tục ra đời ở nước  
Anh, như là: Amicable (1696); Sun (1710); Union (1714); London (1714). Tại Pháp,  
Văn phòng bảo hiểm hỏa hoạn mang tên La Royal Incendie do CLAVER thành lập  
năm 1786 tại Paris, công ty bảo hiểm hàng hải đầu tiên ra đời năm 1686. Hợp đồng  
bảo hiểm nhân thọ cổ xưa nhất được lưu giữ đến ngày nay được ký năm 1583 tại  
London và công ty bảo hiểm nhân thọ đầu tiên có tên là Equitable được thành lập  
tại nước Anh năm 1762. Năm 1846 công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp đầu tiên  
được thành lập tại Đức...  
Loại hình bảo hiểm tiếp theo xuất hiện là bảo hiểm xã hội. Xét về lịch sử hình  
thành bảo hiểm xã hội ra đời sau bảo hiểm thương mại hơn 500 năm. Năm 1850,  
nước Phổ (Công hòa Liên bang Đức ngày nay) là nước đầu tiên thành lập quỹ trợ  
giúp ốm đau. Năm 1883, họ lại tiếp tục ban hành Luật BHYT và bảo hiểm TNLĐ,  
sau đó là đạo luật về hưu trí. Sau khi ra đời bảo hiểm xã hội đã phát triển một cách  
nhanh chóng và đến năm 1948 bảo hiểm xã hội đã trở thành một trong những quyền  
cơ bản của con người được ghi nhận trong tuyên nhân nhân quyền chủa Liên Hiệp  
Quốc. Tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hiệp Quốc ngày 10/12/1948 đã ghi nhận:  
"Tất cả mọi người lao động với tư cách là thành viên của xã hội đều có quyền hưởng  
bảo hiểm xã hội…". Quyền bảo hiểm xã hội còn được cụ thể hóa bằng Công ước  
Geneva ngày 4/6/1952 của Tổ chức Lao động Quốc Tế (ILO) về "Bảo hiểm xã hội  
cho người lao động" quy định chung về các chế độ bảo hiểm và khuyến nghị các  
nước thực hiện bảo hiểm xã hội cho người lao động theo khả năng và điều kiện kinh  
tế của mỗi nước. Từ đó các nước vận dụng khuyến nghị của ILO đã có chính sách,  
biện pháp phù hợp với từng điều kiện cụ thể, tạo môi trường pháp lý cho sự phát  
triển của bảo hiểm xã hội.  
Bảo hiểm y tế có thể được triển khai độc lập với các loại hình bảo hiểm khác  
và cũng có thể chỉ là một chế độ trong hệ thống các chế độ BHXH. Về cơ bản, loại  
hình bảo hiểm này mang đầy đủ tính chất của BHXH. Xã hội càng phát triển và văn  
minh thì BHYT cũng ngày càng phát triển, bởi nhu cầu được bảo vệ, được chăm sóc  
15  
sức khỏe, được khám chữa bệnh một cách bình đẳng là những nhu cầu chính đáng  
và có tính xã hội rất cao. Cuối thế kỷ XIX bảo hiểm y tế đã ra đời ở Cộng hòa liên  
bang Đức và một số nước Châu Âu nhằm giúp đỡ người lao động và gia đình họ ổn  
định đời sống khi rủi ro ốm đau, bệnh tật xảy ra. Từ khi có công ước 102 về BHXH  
đến nay, có một số nước triển khai BHYT độc lập và cũng có khá nhiều nước coi  
BHYT chỉ là chế độ chăm sóc y tế ban đầu nằm trong hệ thống các chế độ BHXH.  
Bảo hiểm thất nghiệp là loại hình bảo hiểm xuất hiện muộn nhất so với các  
loại hình bảo hiểm nêu trên. BHTN ra đời năm 1883 tại Thụy Sỹ và xuất phát từ  
nghề thủy tinh và gốm sứ. Năm 1990 và 1910 Na Uy và Đan Mạch lần đầu tiên ban  
hành các đạo luật về BHTN, tiếp đến là Anh, Mỹ và Canada. Sau chiến tranh thế  
giới lần thứ 2, BHTN cũng được một số nước triển khai độc lập và khá nhiều nước  
coi BHTN chỉ là một chế độ BHXH thuần túy.  
1.5.2. Lịch sử hình thành và phát triển của bảo hiểm ở Việt Nam  
Mầm mống cho sự ra đời của bảo hiểm Việt Nam đã xuất hiện từ thời Pháp  
thuộc. Khi xâm lược Việt Nam, cùng với việc du nhập văn hóa Châu Âu đến Việt  
Nam, người Pháp cũng đồng thời du nhập cả phương thức kinh doanh mới trong đó  
có bảo hiểm. Trong thời kì này, phạm vi áp dụng bảo hiểm rất hạn chế: Bảo hiểm xã  
hội chỉ áp dụng cho một số ít công chức người Việt và người Pháp làm việc cho  
chính quyền thuộc Pháp; còn bảo hiểm thương mại chủ yếu được áp dụng cho hàng  
hóa chuyên chở từ Pháp sang Việt Nam và ngược lại.  
Sau Cách mạng tháng Tám, Chính phủ Việt Nam Công hòa (nay là Cộng hòa  
xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đã ban hành sắc lệnh: Sắc lệnh 29/SL ngày 12/3/1950;  
Sắc lệnh 76/SL ngày 20/5/1950 và Sắc lênh 77/SL ngày 22/5/1950 quy định các chế  
độ trợ cấp ốm đau, tai nạn và hưu trí cho công nhân viên chức nhà nước. Việt ban  
hành các sắc lệnh trên thể hiện sự quan tâm xâu sắc của Chính phủ lâm thời đến đời  
sống của người lao động song do chiến tranh và khả năng kinh tế có hạn nên chỉ một  
bộ phận người lao động trong xã hội được hưởng các quyền lợi bảo hiểm xã hội.  
Sau khi giải phóng Miền Bắc, để đảm bảo quyền lợi cho người lao động,  
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 218/CP quy định "Điều lệ tạm thời về bảo hiểm  
xã hội đối với công nhân, viên chức và Nghị định số 161/CP ngày 30/10/1964 quy  
16  
định về " Điều lệ đãi ngộ quân nhân". Sau khi thống nhất đất nước, để phù hợp hơn  
với tình hình mới Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 236/HĐBT về việc  
sửa đổi, bổ sung chính sách và chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động, nội  
dung cơ bản của Nghị định này là điều chỉnh mức đóng góp và mức hưởng bảo hiểm  
xã hội của người lao động.  
Cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 của thế kỷ trước. Việt Nam bắt đầu tiến  
hành công cuộc cải cách nền kinh tế, chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập  
trung sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc cải tổ nền kinh  
tế đã gây ra những biến đổi xã hội sâu sắc và đương nhiên các chính sách bảo hiểm  
xã hội cũng không còn phù hợp với những đòi hỏi của nền kinh tế mới. Để đáp ứng  
nhu cầu chính đáng của người lao động thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau,  
ngày 22/6/1993 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/CP quy định tạm thời về  
các chế độ bảo hiểm áp dụng cho các thành phần kinh tế, đánh dấu bước đổi mới của  
bảo hiểm Việt Nam. Với những nỗ lực nhằm hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội  
cho người lao động, ngày 26/01/1995 Chính phủ lại tiếp tục ban hành Nghị định số  
12/ CP về việc ban hành Điều lệ bảo hiểm xã hội đối với sĩ quan, quân nhân chuyên  
nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ trong quân đội nhân dân Việt Nam và công an nhân dân.  
Các chính sách bảo hiểm xã hội Việt Nam tiếp tục được hoàn thiện ở Luật bảo hiểm  
xã hội số 71/2006/QH11 ngày 29/6/2006 quy định các chế độ bảo hiểm xã hội bắt  
buộc và tự nguyện cho mọi người lao động trong xã hội. Ngày 20/11/2014 Quc hi  
đã ban hành Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 và chính thức có hiệu lực thi  
hành từ ngày 01/01/2016, trừ quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 2 của  
Luật này có hiệu lực từ 01/01/2018, đánh dấu bước phát triển mới về bảo đảm an  
sinh xã hội với nhiều quy định mới liên quan trực tiếp cuộc sống, lao động của các  
tầng lớp nhân dân.  
Bảo hiểm y tế mang tính chất bảo hiểm xã hội là một trong hai hình thức bảo  
hiểm sức khỏe được phát triển mạnh mẽ ở các quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam,  
bảo hiểm y tế được thành lập và hoạt động theo Nghị định số 299/ HĐBT ngày  
15/8/1992; được sửa đổi bổ sung bằng Nghị định 58/CP ngày 13/8/1998 và Nghị  
định số 63/CP ngày 16/5/2005 quy định Điều lệ bảo hiểm y tế. Các chính sách đối  
17  
với BHYT cũng được hoàn thiện sau khi Quốc hội thông qua Luật BHYT  
25/2008/QH12 ngày 14/11/2008. Ngày 13/6/2014, Quốc Hội khóa XIII đã ban hành  
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Hiện nay, bảo hiểm y tế  
Việt Nam được tổ chức thống nhất từ Trung Ương đến địa phương và do Bộ Y tế  
thực hiện chức năng quản lý nhà nước.  
Bảo hiểm thất nghiệp cũng được tách ra từ các chế độ bảo hiểm xã hội, được  
quy định trong Luật bảo hiểm xã hội Việt Nam và có hiệu lực thi hành kể từ ngày  
01/01/2009.  
Sự ra đời chính thức của bảo hiểm thương mại Việt Nam được bắt đầu từ  
tháng 1/1965 bằng sự ra đời của Bảo Việt - Công ty bảo hiểm đầu tiên của nước  
CHXHCN Việt Nam. Từ năm 1965 đến năm 1992, hoạt động bảo hiểm luôn ở thế  
độc quyền vì chỉ có một công ty bảo hiểm duy nhất. Sau nghị định số 100/CP ngày  
17/12/1993 về kinh doanh bảo hiểm của Chính phủ thế độc quyền của Bảo Việt đã  
chấm dứt với sự ra đời của hàng loạt các công ty bảo hiểm như: Công ty bảo hiểm  
thành phố Hồ Chí Minh (Bảo Minh); Công ty bảo hiểm Nhà Rồng (Bảo Long); Công  
ty bảo hiểm dầu khí (PVIC)… Để điều chỉnh hoạt động của thị trường bảo hiểm,  
ngày 9/7/1999 Chính phủ đã ban hành Quyết định số 23/1999/CP cho phép thành  
lập Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam. Ngày 09/12/2000 Quốc hội nước CHXHCN Việt  
Nam đã thông qua Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10, và ngày 24/11/2010  
Quốc hội ban hành luật số 61/2010/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật  
Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh  
doanh bảo hiểm ổn định và bền vững.  
Tính đến ngày 28/8/2013, tổng số doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường là  
58 doanh nghiệp, trong đó gồm 29 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 15 doanh  
nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 12 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và 2 doanh nghiệp  
tái bảo hiểm. (Nguồn: Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính)).  
18  
TÓM TẮT CHƯƠNG 1  
1. Rủi ro là một phần tất yếu của cuộc sống và nó có thể xảy ra do nhiều nguyên  
nhân khác nhau. Bất kể xảy ra do nguyên nhân hậu quả của rủi ro cũng đều là những  
bất lợi về mặt vật chất hoặc tinh thần đối với con người. Vì vậy, để đối phó với rủi  
ro con người đã phải sử dụng rất nhiều biện pháp khác nhau trong đó biện pháp tài  
trợ cho rủi ro và biện pháp có hiệu quả nhất là bảo hiểm.  
2. Bảo hiểm là quá trình phân phối lại tổng sản phẩm quốc gia giữa những người  
tham gia bảo hiểm nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính phát sinh khi rủi ro bất ngờ xảy  
ra gây tổn thất cho người tham gia bảo hiểm. Hoạt động bảo hiểm dựa trên nguyên  
19  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 160 trang yennguyen 26/03/2022 5683
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Bảo hiểm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_bao_hiem.pdf