Chế độ tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam

BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT  
CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM  
NHÂN THỌ TẠI VIỆT NAM  
Nguyễn Đình Huy*  
Bùi Thị Hằng Nga**  
* TS. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh  
** ThS. Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh  
Thông tin bài viết:  
Tóm tắt:  
Do đối tượng của hoạt động kinh doanh là rủi ro, là sự không chắc chắn,  
nên thực chất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm là bán các  
lời hứa trong tương lai. Các lời hứa này chính là các cam kết chi trả về tài  
chính từ phía doanh nghiệp bảo hiểm cho các tổn thất khi người được bảo  
hiểm gặp rủi ro trên thực tế. Năng lực tài chính là một yếu tố quan trọng  
giúp doanh nghiệp bảo hiểm đảm bảo được khả năng chi trả cho những  
người đã tham gia bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra. Vì vậy, nhằm  
đảm bảo cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm hiệu quả, bảo vệ quyền lợi  
của người tiêu dùng thì pháp luật cần có các quy định cụ thể về quản lý,  
giám sát để đảm bảo năng lực tài chính của doanh nghiệp, đặc biệt là đối  
với các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ khi rủi ro gắn liền với sức khỏe,  
tính mạng và tuổi thọ của người được bảo hiểm.  
Từ khóa: Chế độ tài chính của  
doanh nghiệp bảo hiểm, bảo  
hiểm nhân thọ.  
Lịch sử bài viết:  
Nhận bài  
Biên tập  
Duyệt bài  
: 26/10/2020  
: 09/11/2020  
: 13/11/2020  
Article Infomation:  
Abstract:  
The significant issues in business activities are its risky and uncertainty,  
thus in fact the business operation of an insurance enterprise (insurer)  
is to offering future assurances. These promises are financial repayment  
commitments from the insurer for losses of the insured happened to  
occur in reality. Therefore, financial capacity is an essential factor that  
guarantees an insurance enterprise could ensure the ability to compensate  
for those who have participated in insurance during an insurance event  
occurs. Consequently, in order to ensure effective insurance business and  
protect consumers’ interests, the law should have specific regulations on  
management and supervision to ensure financial capacity of enterprises,  
especially life insurance enterprise because of its risks are exceptional  
associated with the health and life of the insured.  
K e y w o r d s : I n s u r a n c e  
enterprises, the financial  
regimes by the insurance  
enterprises, life insurance  
Article History:  
Received  
Edited  
: 26 Oct. 2020  
: 09 Nov. 2020  
: 13 Nov. 2020  
Approved  
1. Đặt vấn đề  
lợi nhuận, chế độ sổ sách, kế toán, đảm bảo  
khả năng thanh toán trong hoạt động kinh  
doanh bảo hiểm nhằm đạt được những mục  
tiêu lợi nhuận nhất định của DNBH. Về  
nguyên tắc, DNBH tự chủ về tài chính, tự  
chịu trách nhiệm về quản lý, giám sát hoạt  
Chế độ tài chính của doanh nghiệp bảo  
hiểm (DNBH) được hiểu một cách đơn giản  
là các nội dung liên quan đến việc tạo lập,  
sử dụng nguồn vốn, quỹ tiền tệ, phân phối  
Số 02(426) - T1/2021  
23  
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT  
động tài chính, kết quả hoạt động tạo ra  
doanh thu, và phát sinh chi phí, đồng thời  
đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ cam kết của  
mình theo quy định của pháp luật. Trong  
quá trình đó, DNBH sẽ chịu sự quản lý của  
Nhà nước về tài chính, hướng dẫn và kiểm  
tra việc thực hiện chế độ tài chính đối với  
DNBH theo quy định của pháp luật.  
lại những người tham gia bảo hiểm. Do đó,  
kinh doanh bảo hiểm là một hoạt động kinh  
doanh có điều kiện không chỉ điều kiện về  
loại hình doanh nghiệp mà còn phải đáp  
ứng điều kiện về vốn pháp định.  
Vốn pháp định là yêu cầu của Nhà  
nước về mức vốn tối thiểu mà các doanh  
nghiệp muốn được thành lập phải có1.  
Chế độ tài chính của DNBH có vai trò  
rất quan trọng đối với DNBH. Bởi vì, đây  
là công cụ khai thác, thu hút các nguồn tài  
chính nhằm đảm bảo nhu cầu vốn cho đầu  
tư kinh doanh bảo hiểm; giúp DNBH sử  
dụng vốn một cách tiết kiệm và hiệu quả; là  
đòn bẩy kích thích và điều tiết sản xuất kinh  
doanh; là công cụ quan trọng để kiểm tra các  
hoạt động sản xuất kinh doanh của DNBH.  
Do tính chất, chức năng, phạm vi hoạt  
động của các doanh nghiệp bảo hiểm khác  
nhau nên vốn pháp định đối với mỗi loại  
hình doanh nghiệp cũng khác nhau. Bên  
cạnh đó, do tính chất của hoạt động kinh  
doanh bảo hiểm nên cho dù cùng một loại  
hình doanh nghiệp nhưng vốn pháp định của  
doanh nghiệp bảo hiểm bao giờ cũng cao  
hơn so với các ngành nghề khác. Khoản 2  
Điều 10 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày  
1/7/2016 quy định chi tiết thi hành Luật  
Kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ  
sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo  
hiểm (Nghị định số 73) quy định mức vốn  
pháp định của DNBH nhân thọ như sau:  
Chế độ tài chính của DNBH bao gồm  
các nội dung sau: Vốn điều lệ; Dự phòng  
nghiệp vụ bảo hiểm; Đầu tư vốn; Khả năng  
thanh toán và khôi phục khả năng thanh  
toán của DNBH; Doanh thu và chi phí; Lợi  
nhuận và phân phối lợi nhuận; Chế độ kế  
toán, kiểm toán, thống kê và báo cáo tài  
chính.  
“Mức vốn pháp định của doanh nghiệp  
bảo hiểm nhân thọ:  
Trong đó, những nội dung quan trọng  
gắn liền với năng lực tài chính và khả năng  
thanh toán của các DNBH là: vốn điều lệ,  
quỹ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm, khả  
năng thanh toán và đầu tư vốn.  
a) Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ  
(trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm  
hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe: 600 tỷ  
đồng Việt Nam;  
b) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định  
tại điểm a khoản này và bảo hiểm liên kết  
đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí: 800 tỷ đồng  
Việt Nam;  
2. Vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm  
nhân thọ  
Nếu như việc kinh doanh của các doanh  
nghiệp khác phải dựa hoàn toàn vào vốn tự  
có, thì đối với doanh nghiệp kinh doanh  
bảo hiểm, việc kinh doanh chỉ dựa một  
phần vào vốn điều lệ ban đầu còn lại chủ  
yếu là huy động từ việc thu phí của khách  
hàng tham gia bảo hiểm với phương châm  
số tiền huy động được từ những người tham  
gia bảo hiểm phải được sử dụng để phục vụ  
c) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định  
tại điểm a khoản này, bảo hiểm liên kết đơn vị  
và bảo hiểm hưu trí: 1.000 tỷ đồng Việt Nam”.  
Đồng thời, khoản 2 Điều 50 Nghị định  
số 73 quy định: “Trong suốt quá trình hoạt  
động, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh  
nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo  
1. Bùi Thị Hằng Nga (2015), Pháp Luật Kinh Doanh Bảo Hiểm (Sách tham khảo), Nxb. Đại học quốc gia  
TP. HCM, tr.64.  
24  
Số 02(426) - T1/2021  
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT  
hiểm phải bảo đảm duy trì nguồn vốn chủ  
sở hữu đáp ứng các nguyên tắc sau:  
tác động đến hoạt động kinh doanh của từng  
doanh nghiệp3.  
a) Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp  
bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh  
nghiệp môi giới bảo hiểm không thấp hơn  
mức vốn pháp định quy định tại Điều 10  
Nghị định này;  
Mô hình xác định vốn cần thiết tối  
thiểu tương ứng với mỗi loại rủi ro thường  
được thực hiện bằng công thức chung là số  
tiền chịu rủi ro nhân hệ số rủi ro, hoặc tính  
toán giá trị tài sản, trách nhiệm bảo hiểm  
theo cơ sở do cơ quan quản lý quy định để  
làm căn cứ so sánh với vốn sẵn có. Hệ số  
rủi ro được xác định theo các cấp độ đối  
với phí bảo hiểm; đối với bồi thường, có xét  
đến sự biến động đối với bảo hiểm trong  
nước và bảo hiểm ngoài lãnh thổ. Hệ số  
này tùy thuộc vào kết quả dữ liệu tổng hợp,  
phân tích toàn thị trường, cần có thời gian  
để kiểm nghiệm và thống nhất chung giữa  
tất cả các DNBH nhân thọ. Đó là lý do giải  
thích tại sao trên thực tế, vốn điều lệ cũng  
như tài sản của các DNBH nhân thọ trên thị  
trường luôn lớn hơn rất nhiều so với mức  
vốn pháp định. Tuy nhiên, về mặt quản lý  
nhà nước, vốn pháp định là căn cứ pháp  
lý để xác định trách nhiệm tài chính phát  
sinh của doanh nghiệp bảo hiểm nói chung  
và doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nói  
riêng. Từ đây cho thấy, quy định của pháp  
luật kinh doanh bảo hiểm về mức vốn pháp  
định không phù hợp với yêu cầu đảm bảo  
khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo  
hiểm để thực hiện các cam kết tài chính với  
những người tham gia bảo hiểm.  
b) Bảo đảm biên khả năng thanh toán  
của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh  
nước ngoài cao hơn biên khả năng thanh  
toán tối thiểu”.  
Do đó, trong quá trình hoạt động kinh  
doanh, các DNBH nhân thọ luôn phải duy  
trì mức vốn chủ sở hữu tối thiểu, không thấp  
hơn mức vốn pháp định là 600 tỷ đồng. Hay  
nói cách khác, đây là mức vốn tối thiểu mà  
các DNBH nhân thọ phải duy trì trong suốt  
quá trình hoạt động.  
Rõ ràng trong tương quan với hoạt  
động của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ  
và tương quan với các doanh nghiệp kinh  
doanh trong lĩnh vực tài chính khác, mức  
vốn pháp định này đánh giá là không lớn2  
cho một định chế tài chính trung gian như  
DNBH và được áp dụng chung cho tất cả  
các doanh nghiệp cùng lĩnh vực. Bởi lẽ, các  
DNBH khác nhau sẽ có quy mô kinh doanh  
và nghĩa vụ chi trả cho số lượng các hợp  
đồng bảo hiểm khác nhau. Do đó, nếu quy  
định mức vốn tối thiểu cho tất cả các doanh  
nghiệp kinh doanh bảo hiểm trong khi quy  
mô và phạm vi hoạt động của chúng là khác  
nhau sẽ không phù hợp, không bảo đảm cho  
khả năng thanh toán của họ.  
3. Quỹ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm  
Quỹ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm là  
khoản dự trữ liên quan đến từng nghiệp vụ  
bảo hiểm, được trích lập và hạch toán vào  
chi phí kinh doanh nhằm mục đích thanh  
toán các trách nhiệm đã được xác định  
trước và phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm  
mà doanh nghiệp bảo hiểm đã giao kết.  
Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế  
giới cho thấy, mức vốn tối thiểu cần thiết  
của DNBH nói chung và doanh nghiệp bảo  
hiểm nhân thọ được xác định dựa trên quy  
mô hoạt động và tổng thể các rủi ro có thể  
2. Đối với ngân hàng thương mại là 3.000 tỷ đồng, công ty cho thuê tài chính là 500 tỷ đồng (Điều 2 Nghị  
định 86/2019/NĐ-CP).  
chinh-doi-voi-doanh-nghiep-bao-hiem-phi-nhan-tho.html, truy cập ngày 20/9/2020.  
Số 02(426) - T1/2021  
25  
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT  
Sau khi ký kết hợp đồng bảo hiểm,  
doanh nghiệp bảo hiểm đã có một khoản  
tiền nhận được từ phí bảo hiểm. Tuy nhiên,  
xét về bản chất của hoạt động kinh doanh  
bảo hiểm thì khoản tiền này không được coi  
là nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp,  
mà được xác định là khoản nợ với khách  
hàng. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ “giữ hộ”  
các khách hàng và sẽ phải sử dụng nó để chi  
trả cho những khách hàng không may gặp  
rủi ro, phải gánh chịu thiệt hại trên thực tế.  
từng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ tương  
ứng với trách nhiệm của doanh nghiệp bảo  
hiểm. Bao gồm:  
a) Dự phòng toán học: Được sử dụng  
để trả tiền bảo hiểm đối với những trách  
nhiệm đã cam kết khi xảy ra sự kiện bảo  
hiểm;  
b) Dự phòng phí chưa được hưởng:  
Được sử dụng để trả tiền bảo hiểm sẽ phát  
sinh trong thời gian còn hiệu lực của hợp  
đồng bảo hiểm trong năm tiếp theo;  
Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi của  
người tham gia bảo hiểm, pháp luật yêu cầu  
các doanh nghiệp bảo hiểm phải thiết lập  
các quỹ dự phòng nghiệp vụ. Việc lập quỹ  
dự phòng nghiệp vụ nhằm đảm bảo thực  
hiện các cam kết với khách hàng mà doanh  
nghiệp còn nợ.  
c) Dự phòng bồi thường: Được sử  
dụng để trả tiền cho các sự kiện bảo hiểm  
đã xảy ra chưa khiếu nại hoặc đã khiếu nại  
nhưng đến cuối năm tài chính chưa được  
giải quyết;  
d) Dự phòng chia lãi: Được sử dụng  
để trả lãi mà doanh nghiệp bảo hiểm đã  
thỏa thuận với bên mua bảo hiểm trong hợp  
đồng bảo hiểm;  
Phần phí dự phòng được sử dụng trước  
hết là để bồi thường cho những tổn thất đã  
xảy ra nhưng chưa thanh toán và những tổn  
thất có thể xảy ra. Bởi vì, khi sự kiện bảo  
hiểm phát sinh, khoản tiền bảo hiểm thường  
không được thanh toán ngay lập tức, mà sau  
một thời gian nhất định, có thể kéo dài trong  
nhiều niên độ tài chính. Thêm vào đó, các  
hợp đồng được thiết lập không phải trong  
cùng một lúc, thời gian hiệu lực của hợp  
đồng cũng khác nhau.  
đ) Dự phòng bảo đảm lãi suất cam kết:  
Được sử dụng để bảo đảm mức lãi suất cam  
kết của doanh nghiệp đối với khách hàng  
theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm;  
e) Dự phòng bảo đảm cân đối: Được  
sử dụng để trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự  
kiện bảo hiểm do có biến động lớn về tỷ lệ  
rủi ro, lãi suất kỹ thuật4.  
Cách thức trích lập các quỹ được thực  
hiện theo các hướng dẫn được quy định  
trong Thông tư số 50/2017/TT-BTC và  
Thông tư số 01/2019/TT-BTC của Bộ Tài  
chính. Theo đó, việc trích lập các quỹ dự  
phòng cũng được thực hiện dựa trên cơ sở  
mức phí thu được từ các hợp đồng bảo hiểm.  
Thiết lập các quỹ dự phòng nghiệp vụ  
không chỉ là yêu cầu có tính chất kỹ thuật  
bảo hiểm mà còn là sự bắt buộc mang tính  
pháp lý đối với doanh nghiệp bảo hiểm. Sự  
bắt buộc này góp phần bảo vệ quyền lợi của  
người tham gia bảo hiểm, nâng cao ý thức  
trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm,  
đồng thời tạo điều kiện để tập trung nguồn  
vốn đầu tư. Đây là sự bắt buộc chung đối  
với tất cả các loại hình bảo hiểm.  
Tuy nhiên, trong mối tương quan với  
bản chất và mục đích của việc trích lập quỹ  
dự phòng thì các quy định về trích lập dự  
phòng nghiệp vụ còn một số bất cập sau:  
Đối với Doanh nghiệp bảo hiểm nhân  
- Khoản 1 Điều 96 Luật Kinh doanh  
thọ, dự phòng nghiệp vụ phải trích lập cho  
bảo hiểm xác định việc trích lập dự phòng  
4. Điều 54 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP.  
26  
Số 02(426) - T1/2021  
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT  
nghiệp vụ cho mục đích thanh toán là chưa  
hoàn toàn chính xác. Bởi lẽ, ngoài trách  
nhiệm bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm còn  
mang lại quyền lợi tích lũy về số tiền đầu  
tư. Vì vậy, khoản 1 Điều 96 cần được sửa  
đổi theo hướng “Dự phòng nghiệp vụ là  
khoản tiền mà DNBH phải trích lập nhằm  
đảm bảo cho những trách nhiệm đã cam kết  
theo hợp đồng bảo hiểm”.  
toán tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm  
nhân thọ được xác định như sau:  
“a) Đối với hợp đồng bảo hiểm liên kết  
đơn vị, bằng 1,5% dự phòng nghiệp vụ bảo  
hiểm cộng với 0,3% số tiền bảo hiểm chịu  
rủi ro;  
b) Đối với hợp đồng bảo hiểm liên kết  
chung và hợp đồng bảo hiểm hưu trí, bằng  
4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cộng với  
0,3% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro;  
- Quy định của khoản 3 Điều 96 Luật  
Kinh doanh bảo hiểm: “Bộ Tài chính quy  
định mức trích lập, phương pháp trích lập”  
là chưa đầy đủ, chưa bao quát hết những nội  
dung liên quan đến quỹ dự phòng nghiệp vụ  
bảo hiểm. Vì vậy, cần sửa đổi khoản 3 Điều  
96 như sau: “Bộ Tài chính quy định về cơ  
sở, phương pháp trích lập dự phòng nghiệp  
vụ bảo hiểm”.  
c) Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ  
khác và hợp đồng bảo hiểm sức khỏe:  
- Có thời hạn 05 năm trở xuống: Bằng  
4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cộng với  
0,1% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro;  
- Có thời hạn trên 05 năm: Bằng 4%  
dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cộng với  
0,3% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro”6.  
4. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp  
bảo hiểm nhân thọ  
Như vậy có thể thấy, Biên khả năng  
thanh toán tối thiểu theo quy định của  
pháp luật Việt Nam được tính toán dựa trên  
doanh thu phí bảo hiểm (dự phòng nghiệp  
vụ của doanh nghiệp bảo hiểm được trích  
lập từ phí bảo hiểm). Doanh nghiệp bảo  
hiểm hoạt động theo nguyên tắc thu phí  
trước và chi trả (bồi thường) sau. Vì vậy, về  
nguyên tắc, doanh nghiệp sẽ rất an toàn nếu  
quy mô của quỹ dự phòng nghiệp vụ càng  
lớn. Tuy nhiên, hoạt động của doanh nghiệp  
bảo hiểm hàm chứa rất nhiều loại rủi ro  
khi mà các nhà bảo hiểm còn là những nhà  
đầu tư tài chính trên thị trường. Do đó, việc  
giám sát theo biên khả năng thanh toán nêu  
trên không phản ánh được hết các yếu tố  
rủi ro trong hoạt động của các doanh nghiệp  
(rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, rủi ro kinh  
doanh,…). Điều đó khiến cho việc giám sát  
theo cách thức trên sẽ không hiệu quả.  
Khả năng thanh toán không chỉ là yếu  
tố quan trọng đảm bảo sự tồn tại và phát  
triển của các doanh nghiệp bảo hiểm mà nó  
còn là căn cứ quan trọng giúp doanh nghiệp  
bảo hiểm thực hiện các cam kết tài chính,  
đảm bảo quyền lợi cho những người tham  
gia bảo hiểm. Hiện nay, việc giám sát khả  
năng thanh toán của các doanh nghiệp bảo  
hiểm hoạt động tại Việt Nam dựa vào biên  
khả năng thanh toán.  
Biên khả năng thanh toán của doanh  
nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài là  
phần chênh lệch giữa giá trị tài sản và các  
khoản nợ phải trả tại thời điểm tính biên khả  
năng thanh toán5.  
Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh  
nước ngoài được coi là có đủ khả năng  
thanh toán khi đã trích lập đầy đủ dự phòng  
nghiệp vụ bảo hiểm và có biên khả năng  
thanh toán không thấp hơn biên khả năng  
thanh toán tối thiểu. Biên khả năng thanh  
Trong khi đó, hầu hết các nước trên thế  
giới đã dần chuyển sang mô hình quản lý  
5. Điều 20 thông tư số 50/2017/TT-BTC.  
6. Điều 64 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP.  
Số 02(426) - T1/2021  
27  
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT  
vốn và khả năng thanh toán theo hướng cá  
thể hóa yêu cầu về vốn tương ứng với rủi ro  
hoạt động của từng doanh nghiệp (các nước  
châu Âu sử dụng mô hình Solvency II; các  
nước Bắc Mỹ và châu Á sử dụng mô hình  
vốn trên cơ sở rủi ro- RBC (Risk Based  
Capital)7.  
- Kiểm soát được bất kỳ dấu hiệu  
bất thường nào về tình hình tài chính của  
doanh nghiệp, có các công cụ giám sát và  
các hành động can thiệp hợp lý;  
- Đối với lĩnh vực liên quan đến đầu  
tư dài hạn như bảo hiểm nhân thọ, cần có  
chuẩn bị tốt về nhân sự (định phí viên, kế  
toán viên) và hạ tầng (IT, cơ sở dữ liệu,..)”8.  
Song song với đó, các doanh nghiệp  
bảo hiểm nước ngoài đã và đang thâm nhập  
đáng kể vào thị trường bảo hiểm Việt Nam,  
đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ với nhiều  
hình thức: công ty 100% vốn nước ngoài,  
liên doanh, tham gia góp vốn với tư cách  
cổ đông chiến lược tại các công ty cổ phần  
Việt Nam. Điều này cho thấy, trong giai  
đoạn sắp tới, hệ thống giám sát theo biên  
khả năng thanh sẽ khó đáp ứng được những  
yêu cầu giám sát tài chính thị trường bảo  
hiểm có nhiều rủi ro mang tính quốc tế. Vì  
vậy, đã có những khuyến nghị hoạt động  
quản lý nhà nước về khả năng thanh toán  
của doanh nghiệp bảo hiểm trong thời gian  
tới cần được xây dựng và thực hiện theo các  
nguyên tắc sau:  
5. Hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo  
hiểm nhân thọ  
Trong cuộc sống cũng như trong kinh  
doanh, người ta luôn phải tính đến những  
rủi ro có thể gặp phải, và luôn muốn chủ  
động trong các tình huống xấu nhất. Việc  
tự khắc phục rủi ro đòi hỏi các cá nhân, tổ  
chức phải bỏ ra một khoản tiền lớn lập quỹ  
dự phòng. Xét trên toàn xã hội, tổng các quỹ  
dự phòng sẽ là một khoản tiền không nhỏ,  
có khả năng sinh lợi lớn nếu đem đầu tư.  
Do vậy, người ta có thể đóng cho các công  
ty bảo hiểm một khoản nhỏ hơn thay vì bỏ  
một khoản tiền lớn lập quỹ, và dùng tiền đó  
nâng cao đời sống hoặc đầu tư kinh doanh.  
Bảo hiểm đã trở thành lựa chọn tối ưu trong  
môi trường đầy rủi ro hiện nay, đảm bảo  
mức độ an toàn tương đối về khả năng tài  
chính khi xảy ra rủi ro mà vẫn không gây  
đọng vốn.  
“- Hướng đến sự giám sát theo nguyên  
tắc (principles) chứ không theo quy định cụ  
thể (rules);  
- Yêu cầu về vốn phải được tính toán  
dựa trên đặc trưng rủi ro của từng doanh  
nghiệp;  
Thông qua các hợp đồng bảo hiểm, các  
công ty bảo hiểm đã tập trung lượng tiền  
phân tán thành những quỹ tiền tệ khá lớn.  
Quỹ bảo hiểm đã trở thành một định chế tài  
chính trung gian quan trọng trên thị trường  
vốn. Đặc biệt, với loại hình bảo hiểm nhân  
thọ, bảo hiểm đã khuyến khích các tầng lớp  
nhân dân tăng cường tiết kiệm và qua đó đã  
thu hút được một khối lượng lớn vốn nhàn  
- Các nhân tố rủi ro đưa vào tính toán  
phải có ít nhất: rủi ro tài sản, rủi ro nghiệp  
vụ, rủi ro thị trường (lãi suất, tín dụng...) và  
rủi ro kinh doanh;  
- Khuyến khích các doanh nghiệp bảo  
hiểm phòng ngừa rủi ro, thực hiện ALM  
(Asset Liability Management);  
7. Để hiểu rõ thêm về các công cụ này xin xem thêm ThS. Nguyễn Tiến Hùng & ThS. Võ Đình Trí, Giám  
sát an toàn tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm: mô hình của các thị trường phát triển và vận dụng cho  
Việt Nam, Tạp chí Phát triển và Hội nhập số tháng 12/2010.  
8. ThS. Nguyễn Tiến Hùng & ThS. Võ Đình Trí, Giám sát an toàn tài chính đối với doanh nghiệp bảo  
hiểm: mô hình của các thị trường phát triển và vận dụng cho Việt Nam, Tạp chí Phát triển và Hội nhập  
số tháng 12/2010.  
28  
Số 02(426) - T1/2021  
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT  
rỗi để đầu tư. Đó chính là lý do mà hiện nay,  
các công ty bảo hiểm là một kênh huy động  
vốn không thể thiếu của nền kinh tế và đang  
ngày càng được khai thác một cách hiệu  
quả, do phạm vi hoạt động rộng, các loại  
hình bảo hiểm phong phú. Do đó, pháp luật  
kinh doanh bảo hiểm cho phép các DNBH  
được sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi để đầu tư  
theo nguyên tắc đảm bảo an toàn. Theo đó,  
doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được đầu  
tư theo danh mục, tỷ lệ như sau:  
dựng tổ quốc, trái phiếu chính quyền địa  
phương và trái phiếu được Chính phủ bảo  
lãnh không hạn chế;  
b) Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng  
không hạn chế;  
c) Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh  
nghiệp, chứng chỉ quỹ tối đa 50% vốn nhàn  
rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;  
d) Kinh doanh bất động sản theo quy  
định tại Luật kinh doanh bất động sản tối  
đa 20% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp  
vụ bảo hiểm;  
“Đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân  
thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe:  
đ) Góp vốn vào các doanh nghiệp khác  
tối đa 20% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp  
vụ bảo hiểm”9 .  
a) Mua trái phiếu Chính phủ, tín phiếu  
kho bạc, trái phiếu kho bạc, công trái xây  
Tình hình đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm năm 2019 (Đơn vị: Tỷ đồng)  
Nhân  
thọ  
Phi  
nhân thọ  
Tổng  
cộng  
Cơ  
cấu  
Nội dung  
Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng  
114.938  
35.820  
1.890  
150.758 39,84%  
168.138 44,43%  
Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được  
Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền 166.248  
địa phương  
Trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh  
16.814  
554  
17.367  
4,59%  
Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, trái phiếu doanh  
nghiệp không có bảo lãnh  
24.171  
4.944  
29.115  
7.69%  
Góp vốn vào các doanh nghiệp khác, thành  
lập hoặc góp vốn thành lập doanh nghiệp,  
chi nhánh ở nước ngoài  
302  
2.483  
2.785  
0,74%  
Kinh doanh bất động sản  
-
614  
156  
614  
0,16%  
2,24%  
Cho vay/Tạm ứng từ giá trị tài khoản của  
khách hàng  
8.330  
8.485  
Ủy thác đầu tư  
Khác  
-
530  
0,27  
530  
616  
0,14%  
0,16%  
100%  
616  
Tổng cộng  
331.417  
46.991  
378.408  
9. Khoản 2 Điều 52 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP.  
Số 02(426) - T1/2021  
29  
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT  
Trong đó, cơ cấu danh mục đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trong năm 2019  
được thể hiện qua biểu đồ sau10 :  
Thực tế cho thấy, lợi nhuận của hoạt  
động đầu tư chiếm tỷ trọng chủ yếu trong  
tổng lợi nhuận của DNBH phi nhân thọ  
ở Việt Nam, thậm chí hoạt động đầu tư  
còn phải bù lỗ cho hoạt động kinh doanh  
bảo hiểm.  
mức từng khoản mục đầu tư: Theo IAIS11  
(Hiệp hội Quốc tế các cơ quan quản lý nhà  
nước về kinh doanh bảo hiểm) nhằm đảm  
bảo an toàn trong hoạt động đầu tư của  
DNBH nói chung và DNBH nhân thọ nói  
riêng, pháp luật các quốc gia thường yêu  
cầu DNBH tập trung danh mục đầu tư vào  
những tài sản có độ an toàn và tính thanh  
khoản cao, được quản lý tốt như các sản  
phẩm tài chính (cổ phiếu, trái phiếu)...  
Mặc dù chính sách quản ký hoạt động  
đầu tư đã hướng dẫn cụ thể và đầy đủ. Trên  
cơ sở đó, các DNBH nhân thọ cũng đã chấp  
hành quy định này. Tuy nhiên, quy mô đầu  
tư của các DNBH lại chỉ mới tập trung vào  
tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, trái phiếu  
chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo  
lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương, ủy  
thác đầu tư. Do đó, chúng tôi cho rằng, việc  
thực hiện chính sách mở rộng hoạt động  
đầu tư cho DNBH nhân thọ là hết sức quan  
trọng. Để thực hiện chính sách này, cần lưu  
ý một số vấn đề sau:  
- Bổ sung quy định tính toán số vốn tối  
thiểu cần thiết tương ứng với từng loại hình  
tài sản đầu tư của từng DNBH: Mặc dù,  
Nhà nước đã có những chính sách đảm bảo  
an toàn tài chính cho thị trường bảo hiểm  
bằng cách ban hành những quy định hướng  
dẫn về việc trích lập dự phòng rủi ro đối với  
hoạt động đầu tư. Tuy nhiên, việc trích lập  
dự phòng rủi ro của các DNBH ở Việt Nam  
hiện nay chủ yếu là ứng phó, do vậy, cần rà  
soát lại các quy định để có các biện pháp dự  
phòng rủi ro hữu hiệu nhằm tạo điều kiện  
- Bỏ giới hạn các tài sản mà DNBH  
nhân thọ có thể đầu tư, bổ sung quy định về  
danh mục các khoản đầu tư bị cấm và hạn  
10. Bộ Tài chính (2020), Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2019, Nxb. Tài chính, Hà Nội, tr.16.  
nhantho.com.vn/print.asp?newsid=1097&lang=VN, truy cập ngày 23/9/2020.  
30  
Số 02(426) - T1/2021  
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT  
khuyến khích các DNBH tham gia đầu tư.  
Bên cạnh đó, cần quy định DNBH thực hiện  
trích lập dự phòng rủi ro một cách khoa học,  
sử dụng các công cụ chứng khoán phái sinh  
để phòng hộ rủi ro của danh mục đầu tư hay  
các phần mềm phân tích dự báo để quyết  
định các chiến lược đầu tư.  
động (C4). Trong đó: C1 là rủi ro bảo hiểm  
được tính toán đối với mỗi loại rủi ro theo  
dự phòng phí và dự phòng bồi thường; C2 là  
rủi ro tài sản được tính toán dựa trên rủi ro  
của thị trường khác nhau, bao gồm: nợ, vốn  
chủ sở hữu, bất động sản và tỷ giá hối đoái.  
C2 phản ánh cả sự không phù hợp giữa tài  
sản và trách nhiệm; C3 là rủi ro tập trung  
của tài sản nhất định, đối tác hoặc nhóm đối  
tác (C3 được tính toán dựa trên rủi ro của  
DN vượt quá giới hạn tập trung nhất định);  
C4 là rủi ro hoạt động là rủi ro xuất phát từ  
hạn chế về năng lực quản lý, quy trình và hệ  
thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa đầy  
đủ, đồng bộ.  
Nhà nước cũng cần thực hiện chính  
sách hướng dẫn việc tính toán số vốn tối  
thiểu tương ứng với từng loại hình tài sản  
đầu tư của DNBH cho phù hợp với định  
hướng quản lý vốn trên cơ sở rủi ro. Theo  
đó, cần xây dựng các hệ số rủi ro phân biệt  
cho từng tài sản. Những DNBH đầu tư vào  
các loại hình tài sản đầu tư có độ rủi ro cao,  
tính thanh khoản thấp sẽ có yêu cầu về vốn  
tối thiểu cao hơn so với các DNBH đầu tư  
vào các tài sản có tính thanh khoản cao.  
Ngoài ra, cần bổ sung yêu cầu về chế độ  
báo cáo, công khai thông tin về tình hình  
hoạt động đầu tư để cơ quan quản lý có thể  
kiểm soát và cảnh báo sớm các rủi ro.  
Bên cạnh đó, bổ sung quy định yêu  
cầu các DNBH nhân thọ phải tính toán  
mức vốn cần thiết tối thiểu tương ứng với  
các rủi ro của doanh nghiệp. Tổng thể rủi  
ro TRR (Total Risk Requirement) của  
DNBH là tổng các yêu cầu rủi ro của từng  
quỹ bảo hiểm trong doanh nghiệp: TRR =  
C1+C2+C3+C412.  
Trong điều kiện Việt Nam, thị trường  
tài chính đang trong giai đoạn phát triển,  
cơ sở dữ liệu báo cáo cho cơ quan quản lý  
chưa thống nhất, chi phí và nguồn nhân lực  
còn hạn chế, Chính phủ nên nghiên cứu lộ  
trình xây dựng mô hình vốn trên cơ sở rủi  
ro bằng cách tham khảo một mô hình sẵn có  
tương tự như Singapore và điều chỉnh cho  
phù hợp với Việt Nam, cụ thể như:  
6. Kết luận  
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế  
ngày càng sâu rộng, việc mở cửa thị trường  
bảo hiểm theo cam kết là bắt buộc. Điều  
đó đòi hỏi các quy định của pháp luật điều  
chỉnh đối với chế độ tài chính của DNBH  
nói chung và DNBH nhân thọ nói riêng  
cần có những sửa đổi, bổ sung cho phù hợp  
nhằm nâng cao hiệu quả thực thi trong thời  
- Xây dựng mô hình vốn trên cơ sở 4  
loại rủi ro: Rủi ro bảo hiểm (C1), rủi ro tài  
sản (C2), rủi ro tập trung (C3) và rủi ro hoạt  
gian sắp tới  
voi-doanh-nghiep-bao-hiem-phi-nhan-tho-310316.html, truy cập ngày 20/9/2020.  
Số 02(426) - T1/2021  
31  
pdf 9 trang yennguyen 20/04/2022 1140
Bạn đang xem tài liệu "Chế độ tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfche_do_tai_chinh_cua_doanh_nghiep_bao_hiem_nhan_tho_tai_viet.pdf