64 Câu hỏi phỏng vấn và trả lời

64 CÂU HỎI PHỎNG VẤN VÀ TRẢ LỜI  
Bạn có thể tham khảo câu hỏi phỏng vấn kèm theo các câu trả lời sau đây.  
1.NÓI CHO TÔI BIẾT THÔNG TIN VỀ BẠN?  
Các bước để trả lời câu hỏi phỏng vấn:  
Bước 1: Bạn có thể giới thiệu ngắn gọn về bản thân như sau:  
Ví dụ, bạn có thể nói: Tôi là Nguyễn Mạnh Việt. Tôi tốt nghiệp cử nhân kinh doanh  
trường đại học Kinh tế quốc dân. Sau 5 năm làm Giám đốc kinh doanh, tôi đã tích lũy  
được nhiều kinh nghiệm trong việc đào tạo, quản lý và thúc đẩy nhân viên để đạt được  
mục tiêu của công ty.  
Bước 2: Chia sẻ về kinh nghiệm mà bạn có được ở vị trí gần đây nhất.  
Bạn hãy trình bày kinh nghiệm mà bạn có được khi làm việc trong 2-3 công ty gần đây  
nhất và những kinh nghiệm đó có ích gì cho công việc mới của bạn.  
Ví dụ: Tôi hiện là Giám đốc kinh doanh khu vực Đông Bắc của Công ty ABC. Với kinh  
nghiệm tích lũy được từ các khóa huấn luyện, tôi đã triển khai nhiều chiến dịch kinh  
doanh, phát triển được hệ thống khách hàng mới và duy trì các khách hàng hiện tại. Sau 6  
tháng, tôi đã chiếm lĩnh được thị trường và đẩy doanh thu tăng 37%.  
Bước 3: Trình bày những tố chất có thể đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng  
Đừng bao giờ nghĩ rằng nhà tuyển dụng sẽ tự tìm xem bạn có tố chất gì phù hợp với công  
việc của họ, bạn hãy nói cho nhà tuyển dụng biết bạn có tố chất gì mà họ đang mong đợi.  
Bước 4: Phỏng vấn nhà tuyển dụng  
Bạn sẽ có thể “kiểm soát” buổi phỏng vấn và thu thập thêm thông tin về Công ty mình  
đang muốn làm việc nếu biết cách đặt ra các câu hỏi thể hiện được sự thông minh, có  
chiều sâu kiến thức. Với cách này, bạn có thể giảm bớt căng thẳng khi tham gia phỏng  
vấn và khiến nhà tuyển dụng phải “vị nể” và đánh giá đúng vị thế của bạn.  
Một số mẹo khi trả lời câu hỏi:  
Mẹo số 1: Cơ sở tham chiếu thông tin  
Khi bạn trình bày các thông tin về mình, đừng quên đưa ra các thông tin làm cơ sở tham  
chiếu để nhà tuyển dụng có thể tìm hiểu thêm về bạn.  
---------------------------------------------------------------------------------------------  
MBA. Nguyn Thanh Khiết  
Business Consultant  
Facebook: Nguyn Khiết (Victor Zuro)  
TRI THC LÀ CA TOÀN NHÂN LOI, SN SÀNG CHIA SNHNG  
ĐIỀU CÓ ÍCH VI TT CMỌI NGƯỜI  
Mẹo số 2: Thông tin trung thực  
Nếu bạn được tuyển dụng, thông tin của bạn sẽ được lưu giữ lại. Và nhà tuyển dụng có  
rất nhiều cách để tìm hiểu xem thông tin bạn đưa ra là đúng hay sai. Chính vì vậy, hãy  
trung thực khi cung cấp thông tin cho nhà tuyển dụng.  
Mẹo số 3: Luyện tập trước  
Trước khi phỏng vấn, bạn hãy tập luyện ở nhà với người thân, bạn bè của mình hoặc tự  
tập trong phòng riêng. Khi tập luyện như thế, bạn sẽ tạo được cách trả lời trôi chảy, ngắn  
gọn, xúc tích, có sức thuyết phục đối với nhà tuyển dụng trong thời gian ngắn nhất có thể.  
Tránh việc đưa ra các thông tin không liên quan và không cần thiết.  
2. THẾ MẠNH CỦA BẠN LÀ GÌ?  
Câu hỏi này giúp cho bạn đưa ra những điểm mạnh mà bạn thấy nhà tuyển dụng đang cần  
ở ứng viên.  
Các bước để trả lời câu hỏi này:  
a) Xác định điểm mạnh của bạn là gì  
• Kiến thức  
• Kinh nghiệm  
• Kỹ năng  
• Năng lực  
b) Chuẩn bị danh sách điểm mạnh của bạn  
Bạn nên chuẩn bị liệt kê cho mình những điểm mạnh, nổi bật nhất của mình, và một đến  
hai ví dụ từ những thành tích gần đây nhất cho thấy bạn đã thành công với những điểm  
mạnh ấy để minh họa.  
c) Xem kỹ yêu cầu của nhà tuyển dụng  
Bạn nên xem xét thật kỹ những yêu cầu của nhà tuyển dụng để có thể chọn trong danh  
sách đã “soạn sẵn” của mình những điểm mạnh phù hợp nhất với yêu cầu.  
• Nhìn chung, các nhà tuyển dụng đều có xu hướng muốn nhìn thấy ở nhân viên mình các  
điểm mạnh chính sau:  
• Kỹ năng giao tiếp tốt  
• Có khả năng thích nghi với sự thay đổi về văn hóa công ty  
• Linh hoạt trong giải quyết vấn đề  
---------------------------------------------------------------------------------------------  
MBA. Nguyn Thanh Khiết  
Business Consultant  
Facebook: Nguyn Khiết (Victor Zuro)  
TRI THC LÀ CA TOÀN NHÂN LOI, SN SÀNG CHIA SNHNG  
ĐIỀU CÓ ÍCH VI TT CMỌI NGƯỜI  
• Chăm chỉ  
• Biết cách rút kinh nghiệm từ những sai lầm  
3. Tại sao bạn lại bỏ việc?  
a.Bạn có thể chuẩn bị trước một số câu trả lời cho những câu hỏi như thế này:  
• Tôi luôn sẵn sàng đối mặt với các thách thức mới để có cơ hội thăng tiến.  
• Công ty đã thu hẹp lĩnh vực đầu tư và không còn tập trung vào lĩnh vực mà tôi đang  
làm. Tôi phải chuyển qua một công việc mới mà tôi hoàn toàn không có kinh nghiệm và  
khả năng đảm trách. Vì vậy tôi ra đi để công ty tuyển dụng người khác phù hợp hơn.  
• Công ty chuyển địa điểm quá xa chỗ ở của tôi.  
b.Những điều bạn không nên nói:  
• Than phiền về sếp cũ hoặc đồng nghiệp cũ  
• Tôi đã không hoàn thành công việc của mình.  
• Tôi sẽ ngồi vào vị trí của nhà tuyển dụng trong 5 năm tới  
4. Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?  
a.Mục đích của câu hỏi này nhằm:  
• Kiểm tra khả năng và tham vọng của bạn cũng nhưng khả năng lập kế hoạch cho tương  
lai  
• Nhà tuyển dụng muốn xác định mục tiêu nghề nghiệp của bạn có phù hợp với những  
mục tiêu, chiến lược lâu dài hoặc nhu cầu nhân sự trước mắt của công ty hay không.  
b.Các cấp độ của mục tiêu nghề nghiệp  
• Chưa chắc chắn về mục tiêu của mình: Hiện tại tôi đang tập trung vào nhiệm vụ và mục  
tiêu của công ty nên tôi chưa có mục tiêu dài hạn cho riêng mình.  
• Mục tiêu trước mắt: Tôi muốn tìm được công việc phù hợp và có thể đi làm ngay.  
• Mục tiêu ngắn hạn (1 – 2 năm): Tôi sẽ học lấy bằng BMA hoặc một loại bằng nào  
đấy…  
• Mục tiêu trung hạn (3 – 5 năm tới): Trở thành trưởng phòng / trưởng nhóm hoặc chuyên  
gia trong lĩnh vực đang làm.  
• Mục tiêu dài hạn (5 – 10 năm tới): Trở thành giám đốc kinh doanh khu vực trong 2 năm  
tới và bạn muốn trở thành giám đốc kinh doanh vùng trong 5 năm tiếp theo.  
---------------------------------------------------------------------------------------------  
MBA. Nguyn Thanh Khiết  
Business Consultant  
Facebook: Nguyn Khiết (Victor Zuro)  
TRI THC LÀ CA TOÀN NHÂN LOI, SN SÀNG CHIA SNHNG  
ĐIỀU CÓ ÍCH VI TT CMỌI NGƯỜI  
c.Xác định mục tiêu phù hợp:  
• Những mục tiêu này có phù hợp với công việc mà bạn đang xin hay không?  
• Những mục tiêu này có giúp ích cho công việc hiện tại của bạn hay không?  
• Những mục tiêu này có giúp công việc của bạn phát triển trong 3-5 năm tới không?  
d.Làm thế nào để đạt được mục tiêu?  
• Thiết lập danh sách những việc bạn cần phải làm để đạt được mục tiêu.  
• Đảm bảo danh sách của mình rõ ràng, hợp lý và có tính khả thi.  
• Sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên và thực hiện chúng hàng ngày.  
5. Tại sao bạn lại muốn làm việc cho công ty chúng tôi?  
a.Mục đích của câu hỏi này nhằm:  
Người phỏng vấn mong đợi một câu trả lời cho thấy bạn đã cân nhắc kỹ lưỡng về công ty  
mình muốn làm việc chứ không phải là bạn đã gửi đi bao nhiêu hồ sơ xin việc và chờ đợi  
người ta gọi điện tới.  
b.Để trả lời tốt câu hỏi này, bạn nên chuẩn bị trước theo những gợi ý sau:  
• Tìm hiểu về công ty mà bạn xin tuyển dụng và đọc kỹ về vị trí mà bạn mong muốn.  
• Chuẩn bị sẵn 2 – 3 lý do bạn muốn làm việc cho công ty  
c.Một số câu trả lời mẫu:  
• Công việc này là một thách thức mới và là kinh nghiệm quý giá để giúp tôi phát triển  
• Tôi được biết rằng công ty có chính sách tốt về đào tạo và phát triển. Đây thực sự là cơ  
hội tốt cho tôi để phát triển sự nghiệp.  
• Đây là một lĩnh vực mới tại Việt Nam. Tôi đã có kiến thức và kinh nghiệm về ngành  
y, và mong muốn được trở thành một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này. Vì vậy,  
tôi mong muốn có được cơ hội để phát nghề nghiệp tại đây.  
6. ĐIỂM YẾU NHẤT CỦA BẠN LÀ GÌ?  
a.Các cách trả lời:  
Cách thứ 1: Nói dối  
Hầu hết các ứng viên sẽ nhanh chóng trả lời không thật. Ví dụ: “Tôi là người nghiện công  
việc” hoặc “Điểm yếu của tôi là tôi không bao giờ cảm thấy hài lòng cho đến khi mọi  
công việc hoàn thành một cách hiệu quả và trơn tru”  
---------------------------------------------------------------------------------------------  
MBA. Nguyn Thanh Khiết  
Business Consultant  
Facebook: Nguyn Khiết (Victor Zuro)  
TRI THC LÀ CA TOÀN NHÂN LOI, SN SÀNG CHIA SNHNG  
ĐIỀU CÓ ÍCH VI TT CMỌI NGƯỜI  
Kiểu trả lời này khiến nhà tuyển dụng thấy đó không phải là điểm yếu và bạn đang nói  
dối họ.  
Cách thứ 2: Đánh lạc hướng  
Coi điểm mạnh của bạn cũng chính là điểm yếu.  
Ví dụ: Tôi là người cầu toàn chính vì vậy tôi thường nghĩ rằng không ai có thể thực hiện  
các công việc tốt như chính tôi làm. Và kết quả là, tôi sợ không dám giao các nhiệm vụ  
quan trọng cho người khác.  
Kiểu trả lời này có điểm yếu là, nếu như bạn không khôn khéo, người tuyển dụng có thể  
nghĩ rằng bạn đang lừa họ.  
Cách thứ 3: Thành thật  
Hãy nói thật một phần điểm yếu của bạn, và cách bạn đã khắc phục nó. Tốt nhất là bạn  
trình bày một điểm nào đó mà trước đây từng là điểm yếu của bạn nhưng giờ bạn đã khắc  
phục được nó.  
Ví dụ: Tôi là người cầu toàn, vì vậy tôi không muốn giao việc cho người khác. Nhưng tôi  
nhận ra rằng, để phát triển một nhóm, từng cá nhân trong nhóm đó cần phải thực hiện  
nhiều nhiệm vụ khác nhau và điều đó rất tốt để tạo thành một nhóm làm việc hiệu quả.  
b.Các mẹo trả lời cho câu hỏi phỏng vấn về “điểm yếu”:  
• Đây là câu hỏi rất phổ biến trong các buổi phỏng vấn, vì vậy đừng cố tránh để không  
phải trả lời chúng.  
• Không nên nói về những điểm yếu có liên quan tới các yêu cầu quan trọng của công  
việc.  
• Đừng cố gắng “tô vẽ” thêm cho điểm yếu  
• Đừng nói rằng bạn không có điểm yếu. Không ai là hoàn hảo, vì vậy, bạn không nên nói  
bạn chẳng có điểm yếu nào cả.  
7. BẠN NGHĨ BẠN CÓ THỂ HỢP TÁC VỚI CHÚNG TÔI TRONG BAO LÂU, NẾU  
BẠN ĐƯỢC TUYỂN DỤNG VÀO CÔNG TY?  
Một vài gợi ý cho câu trả lời  
a.Một vài gợi ý cho câu trả lời  
---------------------------------------------------------------------------------------------  
MBA. Nguyn Thanh Khiết  
Business Consultant  
Facebook: Nguyn Khiết (Victor Zuro)  
TRI THC LÀ CA TOÀN NHÂN LOI, SN SÀNG CHIA SNHNG  
ĐIỀU CÓ ÍCH VI TT CMỌI NGƯỜI  
• Không nhất thiết phải trả lời chính xác khoảng thời gian, nếu không bạn sẽ khiến cho  
nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn sẽ không làm việc lâu dài  
• Đưa ra con số chính xác trong trường hợp này không phải là 1 ý kiến hay, và câu trả lời  
bạn có thể sử dụng là “Tôi muốn hợp tác lâu dài” hoặc “Tôi sẽ còn hợp tác, miễn là công  
ty cảm thấy hài lòng về hiệu quả công việc tôi mang lại”  
b.Một vài câu trả lời mẫu  
• Tôi mong muốn có thể làm việc lâu dài tại công ty, và bản thân tôi tự tin rằng tôi làm  
việc hiệu quả.  
• Tôi đã từng làm việc với công ty trước trong vòng…. năm. Qua đó, công ty cũng thấy  
rằng tôi là người trung thành trong công việc. Vì thế, chỉ cần công việc tốt, có cơ hội phát  
triển, tôi sẽ rất vinh dự được hợp tác lâu dài.  
• Sở dĩ tôi ứng cử vào vị trí này là ngay từ đầu tôi đã có hứng thú với nó. Tôi có đủ khả  
năng làm tốt được công việc trên vì tôi được đào tạo đúng chuyên ngành, có niềm đam  
mê và có thể bắt tay ngay vào để làm việc. Hơn nữa, nếu như quý công ty luôn tạo điều  
kiện tốt cho công việc của tôi thì không có lý do gì tôi phải từ bỏ nó cả.  
8. TẠI SAO CHÚNG TÔI NÊN TUYỂN DỤNG BẠN?  
a.Mục đích của câu hỏi này:  
Đối với nhà tuyển dụng, câu hỏi phỏng vấn “Tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn” hay  
“Những lí do gì để chúng tôi chọn bạn thay vì các ứng viên khác? Hay “Bạn có thể mang  
đến những gì cho công ty chúng tôi” chính là câu hỏi giúp nhà tuyển dụng tìm ra điểm  
khác biệt giữa bạn và những ứng viên tiềm năng khác.  
Câu hỏi này sẽ giúp bạn “bán” chính bản thân bạn cho nhà tuyển dụng. Bạn hãy nghĩ bản  
thân mình như 1 sản phẩm, và tại sao nhà tuyển dụng “mua” bạn, thay vì các ứng viên  
khác.  
b.Một số gợi ý để trả lời cho câu hỏi trên:  
• Đưa ra danh sách những điểm mạnh của bạn, và những gì bạn có thể làm nếu được  
tuyển dụng.  
• Thể hiện những kinh nghiệm, kỹ năng bạn có để đáp ứng những tiêu chí mà công ty bạn  
ứng tuyển đang tìm kiếm.  
---------------------------------------------------------------------------------------------  
MBA. Nguyn Thanh Khiết  
Business Consultant  
Facebook: Nguyn Khiết (Victor Zuro)  
TRI THC LÀ CA TOÀN NHÂN LOI, SN SÀNG CHIA SNHNG  
ĐIỀU CÓ ÍCH VI TT CMỌI NGƯỜI  
• Trình bày rõ ràng mục tiêu và mong muốn của bạn trong sự nghiệp, cũng như những  
động lực và sự cống hiến cho vị trí mà bạn đang ứng tuyển.  
c.Một vài câu trả lời mẫu:  
1. Những câu trả lời không nên sử dụng  
— “Tôi là một nhân viên chăm chỉ” – Đây là câu trả lời rất nhàm chán, vì bất kì ai cũng  
có thể nói rằng họ là một nhân viên chăm chỉ  
— “Bởi vì tôi cần một công việc” – Đây là câu trả lời về nhu cầu của bản thân bạn, trong  
khi cái nhà tuyển dụng cần là “Bạn có thể mang lại cho họ những gì?”  
— “Tôi thấy thông tin tuyển dụng của công ty, và tôi tin rằng mình có thể làm công việc  
này” – Câu trả lời này thiếu mục đích và nhiệt huyết.  
2. Một số câu trả lời hay  
— “Tôi có đầy đủ tố chất, kinh nghiệm, kỹ năng để đáp ứng được yêu cầu của vị trí mà  
quý công ty đang tuyển dụng” – Bạn đang sử dụng kĩ năng chăm sóc khách hàng của  
mình để giải quyết các vấn đề giữa khách hàng và công ty  
— Bởi vì tôi có 3 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tương tự.  
— Bởi vì tôi thực sự tin rằng mình là ứng cử viên tốt nhất cho vị trí quý công ty đang  
tuyển dụng, bởi ngoài khả năng đáp ứng công việc như những ứng viên khác, tôi còn có  
điểm mạnh, đó là thái độ làm việc nghiêm túc, và nhiệt tình trong công việc.  
9. BẠN CÓ NHỮNG KINH NGHIỆM GÌ TRONG LĨNH VỰC NÀY? BẠN ĐÃ CÓ  
KINH NGHIỆM LÀM VIỆC THỰC TẾ HAY CHƯA?  
Một số gợi ý cho câu trả lời  
a.Một số gợi ý cho câu trả lời  
• Nếu bạn chỉ có kiến thức từ quá trình học tập phù hợp với yêu cầu của công ty tuyển  
dụng, hãy giải thích bạn đã học những gì và bạn sẽ áp dụng kiến thức đó vào công ty như  
thế nào.  
• Nếu bạn có kinh nghiệm, hãy kể cụ thể cho họ nghe về các công việc bạn từng làm,  
những kinh nghiệm đã có được trong quá khứ, và thành quả bạn đã đạt được trong các  
công việc trước đó.  
b.Một vài câu trả lời mẫu  
---------------------------------------------------------------------------------------------  
MBA. Nguyn Thanh Khiết  
Business Consultant  
Facebook: Nguyn Khiết (Victor Zuro)  
TRI THC LÀ CA TOÀN NHÂN LOI, SN SÀNG CHIA SNHNG  
ĐIỀU CÓ ÍCH VI TT CMỌI NGƯỜI  
Tôi bắt đầu làm những công việc liên quan đến máy tính từ năm 2001, đến nay tôi đã có  
15 năm kinh nghiệm về lĩnh vực này, trong đó có khoảng thời gian tôi đã từng làm việc  
cho Công ty Dell. Tôi cũng có chứng chỉ về sửa chữa máy tính và hỗ trợ hệ thống mạng.  
Bản thân tôi đã tự thiết kế 3 máy tính gần nhất theo ý mình.  
10. TRONG THỜI GIAN VỪA QUA, BẠN LÀM GÌ ĐỂ CỦNG CỐ VÀ MỞ MANG  
KIẾN THỨC CỦA BẢN THÂN?  
Một số gợi ý để trả lời câu hỏi trên  
a.Một số gợi ý để trả lời câu hỏi trên  
• Hãy thể hiện cho họ thấy rằng bạn luôn có sự phát triển tư duy, kinh nghiệm thông qua  
việc tham gia nhiều hoạt động khác nhau. Hãy mô tả một chút về những công việc, hoạt  
động giúp bạn mở mang kiến thức có liên quan tới công việc bạn đang ứng tuyển.  
• Nhà tuyển dụng luôn mong tìm kiếm những ứng viên có mục tiêu, và luôn cố gắng để  
đạt được những mục tiêu của mình. Do đó, bạn hãy cho nhà tuyển dụng thấy sự ham học  
hỏi của bạn bằng cách liệt kê ra những sở thích hàng ngày – không phải trong công việc,  
nhưng có liên quan tới công việc, và hãy luôn ghi nhớ rằng những sở thích mà bạn có  
cũng thể hiện được kĩ năng quản lí thời gian, sự tự khích lệ và sự tự tin của bản thân bạn.  
b.Một vài câu trả lời mẫu  
• Mỗi người nên biết tự rút kinh nghiệm từ những sai lầm của bản thân mình. Tôi luôn cố  
gắng xin những lời khuyên hữu ích từ những người đi trước để có nhiều kinh nghiệm hơn  
mỗi khi tôi mắc phải sai lầm nào đó trong công việc.  
• Tôi đã đăng kí một khóa học, và những gì tôi được dạy trong khóa học này sẽ giúp tôi  
làm việc hiệu quả hơn trong công việc hiện tại. Ngoài ra, tôi cũng tham gia các khóa học  
giúp phát triển tiềm năng của bản thân và những kĩ năng khác.  
11. VUI LÒNG CHO BIẾT, BẰNG CÁCH NÀO BẠN SẼ LÀ MỘT TÀI SẢN GIÁ  
TRỊ VỚI CÔNG TY CHÚNG TÔI?  
Bước trả lời  
a.Gợi ý trả lời  
̉
̣ ́ ̣ ̣ ̣ ̣  
• Đây la môt câu hoi rât quan trong vơi ban. Nó mang lai cơ hội đê ban chứng tỏ những  
̉
́
̀
lợi ích bạn có thể đem lại cho công ty khi được tuyển dụng. Hãy chứng minh rằng bạn có  
---------------------------------------------------------------------------------------------  
MBA. Nguyn Thanh Khiết  
Business Consultant  
Facebook: Nguyn Khiết (Victor Zuro)  
TRI THC LÀ CA TOÀN NHÂN LOI, SN SÀNG CHIA SNHNG  
ĐIỀU CÓ ÍCH VI TT CMỌI NGƯỜI  
những tố chất mà họ cần và là người phù hợp nhất. Sau đó, hãy tóm tắt ngắn gọn những  
gì bạn có thể làm nếu về đầu quân cho công ty.  
̉
́
• Đê tra lơi tôt câu hoi nay, một lần nữa bạn cần chứng tỏ những thế mạnh của bạn,  
̉
̀
̉
̀
những kỹ năng liên quan tới công việc, kinh nghiệm của bản thân, bạn sẽ làm cho nhà  
tuyển dụng hiểu rằng: không chọn bạn là một quyết định sai lầm.  
b.Một số mẫu câu trả lời  
̣ ́  
• “Moi công ty đều mong muôn phát triển tốt hơn và bản thân tôi cũng muốn sự nghiệp  
của mình gắn với thành công của công ty. Nếu tôi có thể gia nhập công ty, tôi se có cơ  
̃
hội cống hiến năng lực, ý tưởng, kinh nghiệm của mình cho sự phát triển của công ty”  
• “Công ty đang cần tìm một người có tham vọng phát triển trong môi trường làm việc  
nhanh, tốc độ, hầu như không biết mệt mỏi. Tôi đã từng làm công việc tương tự và tôi sẽ  
chứng minh chỉ sau 2 tuần ở đây.”  
• “Tôi có những ý tưởng mới lạ, cải thiện bộ mặt công ty bằng cách tăng hiệu quả công  
việc, sử dụng kỹ năng giao tiếp của mình để tạo ấn tượng và sự tin tưởng với khách  
hàng”.  
12. VUI LÒNG CHO BIẾT MỘT ĐỀ NGHỊ CÀI TIẾN MÀ BẠN ĐàTHỰC HIỆN  
TRƯỚC ĐÂY?  
Bước trả lời  
̣ ̀  
Đây là câu hỏi yêu cầu ban cân co khả năng ứng xử thông minh. Bạn cần suy nghĩ tới  
́
một tình huống thiết thực như đề xuất bổ sung hoặc cải thiện hay thay đổi một hệ thống,  
quy trình làm việc liên quan tới vị trí công việc được ứng tuyển.  
13. TẠI SAO BẠN NGHĨ RẰNG BẠN SẼ LÀM TỐT CÔNG VIỆC NÀY?  
Mẫu trả lời  
Bạn hãy đưa ra một số lý do kèm theo các kỹ năng, kinh nghiệm và sự đam mê trong  
công viêc  
̣
.
1. Tôi là người học hỏi nhanh và làm việc tốt trong môi trường công việc áp lực. Khi lam  
̀
̉
̉
việc trong một nhom, tôi co thê truyên cam hưng va đôn  
̣
g lưc  
̣
cho cac thanh viên khac  
́ ̀ ́  
̉
́
́
́
̀
hoan thanh công viêc  
̣
đap ưng những mục tiêu chung của công ty.  
̀
̀
́
́
---------------------------------------------------------------------------------------------  
MBA. Nguyn Thanh Khiết  
Business Consultant  
Facebook: Nguyn Khiết (Victor Zuro)  
TRI THC LÀ CA TOÀN NHÂN LOI, SN SÀNG CHIA SNHNG  
ĐIỀU CÓ ÍCH VI TT CMỌI NGƯỜI  
2. Tôi tư  
viêc tôi đa đúc kết đươc  
mẻ và những kỹ năng được cải thiên  
̣
tin hoan thanh tô  
́
t công viêc  
từ các công viêc  
, tôi tin mình sẽ thanh công tư công việc này.  
̣
của vị trí mà công ty yêu cầu nhờ kinh nghiệm lam  
̀
̀
̀
̣
̣
̣
trươc. Với sự đam mê học hỏi những điều mới  
́
̃
̣
̀
̀
3. Tôi co kỹ năng, kinh nghiệm, động lực, sự đam mê và mục tiêu ro rang là đạt được  
́
̃
̀
thành công với công việc này. Vì vậy, tôi tin tưởng mình sẽ hoàn thành tốt công việc nếu  
được tuyển dụng.  
13. ĐỒNG NGHIỆP HAY BẠN BÈ ĐÁNH GIÁ BẠN LÀ NGƯỜI NHƯ THẾ  
NÀO?  
Mẫu 1:  
̣ ̀  
Ban cân chuẩn bị một hoặc hai đoạn trích dẫn lời nhận xét, đánh giá từ đồng nghiệp, một  
̉
bản trình bày cụ thể hoặc một đoạn diễn giải. Hay diễn giải như thê đô  
̀
ng nghiêp cua ban  
̣
̣
̉
̃
́ ̣  
đang tra lơi phong vân vây.  
̉
̉
̀
Thí dụ: “Anh Nguyễn Thành Nam, một đồng nghiệp lam việc cho Công ty Ngọn lửa  
̀
Việt, đã nhận xét tôi là một trong những nhân viên chăm chỉ nhất mà anh ấy từng biết  
đến”  
Mẫu 2  
Đồng nghiệp của tôi luôn đanh gia tôi một thành viên nhóm xuất sắc khi đưa ra những lời  
́
́
́ ̣  
khuyên thuyêt phuc, đúng thời điểm và luôn biết cân bằng được những áp lực trong công  
việc.  
Mẫu 3  
Tôi luôn được tôn trọng cao khi làm việc cùng những đồng nghiệp trẻ, và được nhận xét  
là một thành viên nhóm hài hước, biết cách tổ chức, sắp xếp công việc, hướng dẫn tận  
tâm cho những bạn đồng nghiệp còn non kinh nghiệm và luôn được mọi người trong  
công ty tin tưởng.  
14. BẠN BIẾT GÌ VỀ CÔNG TY CỦA CHÚNG TÔI?  
Hiểu biết về nhà tuyển dụng sẽ giúp bạn vững vàng hơn khi trả lời các câu hỏi do nhà  
̉
̣ ́ ̣  
tuyển dụng đặt ra. Vì vậy ban nên tim hiêu chi tiêt cac thông tin như lich sư hinh thanh,  
̉
́ ̀  
̀ ̀  
̉
̉
̀ ̣ ́ ̣ ́ ̣ ̣  
m nhin, đinh hương chiên lươc hay cơ câu tô chưc, thanh tưu đat  
́ ́ ̀  
̀
san phâm thương hiêu  
̣
, tâ  
̉
đươc  
̣
qua website cua công ty.  
̉
---------------------------------------------------------------------------------------------  
MBA. Nguyn Thanh Khiết  
Business Consultant  
Facebook: Nguyn Khiết (Victor Zuro)  
TRI THC LÀ CA TOÀN NHÂN LOI, SN SÀNG CHIA SNHNG  
ĐIỀU CÓ ÍCH VI TT CMỌI NGƯỜI  
Một số câu trả lời mẫu:  
1. Một công ty tốt phải có sự quản lý tốt. Nếu tôi đươc  
trong môt môi trương lam viêc tôt cung như có thêm nhưng kiê  
2. Theo tôi, đây là một trong những công ty có môi trương lam viêc  
̣
tuyển dụng, tôi se được làm việc  
̃
̃
̣
̣
́
́
n thưc qui bau.  
́ ́  
́
̀
̀
̃
̣
tốt, đem lại công viêc  
n trong thơi đai công nghê  
̉
̣ ̣ ̣ ̀ ́  
tô chưc hôi tu đây đu cac yêu tô như môi trương  
̉
́ ́  
̣
̀
̀
̉
phù hợp cho nhân viên, mang môt  
thông tin hiên nay. Công ty ban la môt  
lam viêc, cac ky năng phat triên cho nhân viên.  
̣
tiê  
̀
m năng phat triên lâu bê  
̀
̣
̣
́
̀
̉
̣
̣
̀
̀
̉
̣
̀
́
̃
́
́
́
́
̀
15. BAN  
a.Hương dân  
̣
MONG MUÔN MƯC LƯƠNG NHƯ THÊ NAO?  
̃
tra lơi:  
̉
́
̀
̉
̣ ̣ ̣ ́  
xem như tro chơi ma ban co thê thua cuôc nêu không  
̀ ̀ ́  
Đây la môt  
̣
câu hoi “bâ  
̃
̉
̀
̉
̉
̉
̃
̀
̀
̀
̃
thêm về quy mô, khô  
́ ̣ ̣  
i lương cua vị trí công viêc nay. Trong hầu hết các trường hợp,  
̉
̀
người phỏng vấn se tra lơi câu hoi nay cua ban  
̣
̣ ̣ ́  
. Co trương hơp thi tuy thuôc vao chi tiêt  
́ ̀ ̀ ̀  
̀
̉
̉
̉
̃
̀
̀
̣ ̣  
tưng vi tri công viêc.  
̀
́
b.Mẫu trả lời  
1. Vơi tôi tiên lương la nhu câ  
̀
̀
u quan tron  
t là tôi có thể mang lại hiệu quả gì trong công viêc  
n cho công viêc trong môt môi trương lam viêc tôt.  
̣
g nhưng không phai la quan tron  
̣
g nhâ  
́
t. Điều  
ng  
̉
́
̀
̀
quan trọng nhâ  
́
̣
. Tôi luôn muốn cô  
́
hiê  
́
̣
̣
̣
́
̀
̀
2. Là một nhân viên kinh doanh, điều quan trọng với tôi là có thu nhập theo khả năng.  
Tôi sẽ cố gắng nỗ lực hết sức trong công việc nhưng cũng mong muốn nhận được mức  
thu nhập xứng đáng. Công ty có thể cho tôi biết lương cơ bản cho vị trí này, và doanh số  
được tính như thế nào? Hiện nay với những người cùng làm công việc như tôi, thu nhập  
bình quân mỗi tháng của họ là bao nhiêu?  
16. ĐIỀU GÌ KHIẾN BẠN KHÓ CHỊU VỚI ĐỒNG NGHIỆP?  
a.Gợi ý trả lời:  
• Đây là một câu hỏi bẫy. Cho dù nghĩ kỹ thì bạn vẫn không thể nghĩ ra điều gì khiến bạn  
khó chịu. Chỉ cần nói ngắn gọn rằng có vẻ như bạn vẫn ăn ý với đồng nghiệp của mình là  
quá tốt rồi.  
---------------------------------------------------------------------------------------------  
MBA. Nguyn Thanh Khiết  
Business Consultant  
Facebook: Nguyn Khiết (Victor Zuro)  
TRI THC LÀ CA TOÀN NHÂN LOI, SN SÀNG CHIA SNHNG  
ĐIỀU CÓ ÍCH VI TT CMỌI NGƯỜI  
• Hãy tỏ ra chuyên nghiệp. Nói xấu ai đó hay tiết lộ những bí mật không hay chẳng bao  
giờ dành được sự tin tưởng cả. Nói tiêu cực chỉ chứng tỏ bạn, chứ không phải họ, có nhân  
cách không tốt. Hãy để mọi sự ghanh ghét biến mất và trả lời về việc bạn và đồng nghiệp  
đã hợp tác tốt và ăn ý như thế nào.  
b.Trả lời mẫu:  
• Nếu đồng nghiệp bắt đầu tán gẫu trong giờ làm việc, điều đó khiến tôi khó chịu và anh  
ta cũng không thể hoàn thành được công việc mà tôi giao cho.  
• Tôi tin rằng việc luôn luôn chuyên nghiệp có ý nghĩa tối quan trọng, đặc biệt là trong  
môi trường làm việc. Chúng ta đều có những khác biệt về chính kiến, nhưng chúng ta là  
người lớn, chẳng có gì mà không thể cùng bàn bạc và đi đến một thỏa thuận thân tình cả.  
17. BẠN CÓ SẴN LÒNG LÀM NGOÀI GIỜ KHÔNG?  
Trả lời mẫu:  
• Tôi yêu công việc của mình và khi hạn chót của dự án đến gần, mọi người phải hợp sức  
cùng nhau để kết thúc nó – vì vậy tôi sẵn sàng làm, thậm chí nếu điều đó có nghĩa tôi  
phải dành cả kỳ nghỉ cuối tuần yêu quý của mình để làm việc.  
• Tôi rất sẵn lòng! Nếu công việc của tôi không bị tồn đọng, tôi còn thời gian và sức khỏe  
của tôi vẫn cho phép tôi đảm nhận công việc ngoài giờ! Điều này đảm bảo cho công việc  
hiện tại của tôi không bị gián đoạn mà chất lượng của việc làm ngoài giờ được đảm bảo.  
Hơn nữa, việc làm ngoài giờ sẽ giúp tôi có thêm thu nhập thêm.  
• Tôi là một người có trách nhiệm và tôi có kế hoạch rõ ràng, tôi làm theo kế hoạch một  
cách có hệ thống, vì thế cho dù tôi có bị chậm kế hoạch, tôi chắc chắn sẽ làm ngoài giờ  
và đảm bảo tôi sẽ hoàn thành kịp thời gian.  
18. BẠN CÓ NGHĨ RẰNG BẠN ĐÃ THÀNH CÔNG?  
a.Mẹo trả li:  
Hãy luôn trả lời rằng bạn có nghĩ như vậy nhưng nhớ kèm theo lời giải thích ngắn gọn.  
Bạn phải trình bày chính xác tại sao bạn nghĩ rằng bạn đã thành công, ví dụ, bạn có thể  
nói rằng bạn là người luôn làm theo mục tiêu đã định sẵn và bạn đã đạt được mục tiêu  
bạn đề ra.  
b.Câu trả lời mẫu:  
---------------------------------------------------------------------------------------------  
MBA. Nguyn Thanh Khiết  
Business Consultant  
Facebook: Nguyn Khiết (Victor Zuro)  
TRI THC LÀ CA TOÀN NHÂN LOI, SN SÀNG CHIA SNHNG  
ĐIỀU CÓ ÍCH VI TT CMỌI NGƯỜI  
“Tôi nghĩ rằng mình đã thành công. Tôi đã thành công trong những việc mà tôi từng làm.  
Điều đó không có nghĩa là tôi chưa từng mắc sai lầm, nhưng cuối cùng, tôi tích lũy được  
kinh nghiệm và kỹ năng để có thể vượt qua trở ngại và hoàn thành mục tiêu. Nếu tôi có  
cơ hội, tôi sẽ chứng minh tôi có thể giành được thành công ở vị trí mà tôi được giao”  
19. HÃY NÓI VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA BẠN?  
a.Mẹo trả lời:  
Hãy nhấn mạnh những lợi ích mà bạn có thể mang lại cho công ty. Ví dụ như, luôn hoàn  
thành công việc, làm việc rất chăm chỉ và bạn cũng tìm thấy niềm vui trong đó. Hãy đưa  
ra các ví dụ và miêu tả ngắn gọn những thói quen làm việc của bạn. Hãy tự đặt ra các câu  
hỏi rồi tự mình trả lời: Bạn có thể giải quyết nhiều dự án cùng một lúc không? Bạn mất  
bao lâu để hoàn thành chúng? Bạn có phải là người biết sắp xếp công việc không?  
b.Câu trả lời mẫu:  
1. Tôi rất trung thực trong công việc. Tôi chưa bao giờ làm khách hàng của mình thất  
vọng. Tôi rất cẩn thận và tôi không bao giờ đi tắt trong công việc.  
2. Tôi luôn thể hiện đạo đức nghề nghiệp bằng cách làm việc đúng giờ và hoàn thành tất  
cả các nhiệm vụ được giao. Tôi là một người làm việc chăm chỉ và điều đó được thể hiện  
qua kết quả công việc.  
20. BẠN CÓ THỂ LÀM VIỆC THEO NHÓM KHÔNG?  
a.Mẹo trả lời:  
Câu trả lời là CÓ. Đây là một câu hỏi mở nhằm để bạn trình bày các kỹ năng làm việc  
nhóm của mình.  
Kỹ năng làm việc nhóm bao gồm việc biết lắng nghe ý kiến của người khác, làm việc có  
tính xây dựng, không ỉ lại hay dựa dẫm vào người khác, luôn tôn trọng, giúp đỡ, chia sẻ  
và khả năng tận dụng tất cả các loại hình giao tiếp. Hãy trình bày các ví dụ ngắn trong  
vòng 1 tới 2 phút.  
b.Câu trả lời mẫu:  
Nếu bạn bị hỏi câu này, cho dù bạn thích làm việc độc lập hay làm việc theo nhóm thì  
dưới đây là cách hay nhất để trả lời:  
---------------------------------------------------------------------------------------------  
MBA. Nguyn Thanh Khiết  
Business Consultant  
Facebook: Nguyn Khiết (Victor Zuro)  
TRI THC LÀ CA TOÀN NHÂN LOI, SN SÀNG CHIA SNHNG  
ĐIỀU CÓ ÍCH VI TT CMỌI NGƯỜI  
• Tôi đã từng làm việc theo nhóm cũng như làm việc độc lập. Một số công việc đòi hỏi nỗ  
lực của cả nhóm trong khi một số người lại phù hợp với làm việc độc lập. Dự án phải  
được hoàn thành đúng thời gian và hiệu quả  
• Trong thời gian làm việc độc lập, tôi nhận ra tôi chính là chủ của dự án (ví dụ, dự án 1  
người thực hiện), chính vì vậy trách nhiệm của cả nhóm đối với dự án của tôi được coi  
như một sự động viên/ phần thưởng. Tôi nhận được sự hỗ trợ của công ty và sự tương tác  
thường xuyên của các đồng nghiệp khác, giúp cho việc thực hiện dự án được nhanh  
chóng và có thể tìm ra các giải pháp hiệu quả để tránh các rủi ro đã được tính đến. Vì  
vậy, tôi đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm quý báu khi làm việc trong nhóm cũng  
như làm việc độc lập.  
21. TRIẾT LÝ LÀM VIỆC CỦA BẠN LÀ GÌ?  
a.Mẹo trả lời:  
Nhà tuyển dụng không mong muốn được nghe bài thuyết trình dài lê thê và màu mè.  
Bạn có quyết tâm hoàn thành công việc không? Có. Đó chính là câu trả lời hay nhất.  
Ngắn gọn và tích cực, thể hiện rõ lợi ích dành cho công ty.  
b.Câu trả lời mẫu:  
1. Triết lý làm việc của tôi là sự công bằng cho cả người lao động và người sử dụng lao  
động. Tôi tin rằng nếu công ty có chế độ chính sách tốt thì sẽ tạo động lực thúc đẩy người  
lao động tăng năng suất làm việc.  
2. Luôn thực hiện tốt nhiệm vụ và hoàn thành công việc là điều làm cho tôi tự hào. Tôi  
không thích chỉ nỗ lực một nửa và gây trì hoãn trong công việc, hoặc không chịu trách  
nhiệm với lỗi do mình gây ra. Nếu mọi người đều thực hiện tốt công việc, sẽ không còn  
mất thời gian cho việc sửa chữa các sai lầm và đổ lỗi cho nhau.  
3. Phải yêu công việc của mình mà đam mê nó. Một khi đã quyết định về nghề nghiệp  
của mình, bạn phải nhấn chìm chính mình vào công việc, bạn phải yêu say đắm và không  
bao giờ được phàn nàn về nó. Bạn phải hiến dâng cả cuộc sống của mình để biết hết và  
làm chủ tất cả mọi kỹ năng cần thiết. Đó là bí quyết của thành công và là triết lý công  
việc của tôi.  
22. NẾU BẠN ĐÃ KIẾM ĐỦ TIỀN VÀ CÓ THỂ NGHỈ VIỆC BÂY GIỜ, BẠN SẼ  
NGHỈ CHỨ?  
---------------------------------------------------------------------------------------------  
MBA. Nguyn Thanh Khiết  
Business Consultant  
Facebook: Nguyn Khiết (Victor Zuro)  
TRI THC LÀ CA TOÀN NHÂN LOI, SN SÀNG CHIA SNHNG  
ĐIỀU CÓ ÍCH VI TT CMỌI NGƯỜI  
a.Mẹo trả lời:  
Hãy trung thực trả lời là Có nếu như bạn muốn thế và trả lời Không nếu bạn cần công  
việc này, vì đây chính là công việc mơ ước của bạn.  
Bạn cũng nên thận trọng với câu hỏi này. Câu trả lời Có rất có thể mang thông điệp khiến  
cho nhà tuyển dụng nghĩ bạn là người cơ hội.  
b.Câu trả lời mẫu:  
Tôi muốn có những kiến thức mình cần cho tương lai xa, vì vậy tôi cần làm việc để học,  
dù có nhiều tiền hay không.  
23. BẠN CÓ QUEN AI LÀM VIỆC TRONG CÔNG TY CỦA TÔI KHÔNG?  
Mẹo trả lời:  
Hãy tìm hiểu về chính sách người thân của công ty. Điều này có thể ảnh hưởng tới câu trả  
lời của bạn mặc dù họ chỉ hỏi về người bạn quen biết chứ không hẳn về họ hàng của bạn.  
Hãy cẩn thận khi nói tới người bạn đã giới thiệu bạn trừ khi họ có thành tích tốt trong  
công ty.  
24. HÃY NÓI CHO TÔI BIẾT CÔNG VIỆC MƠ ƯỚC CỦA BẠN LÀ GÌ?  
a.Mẹo trả lời:  
• Nếu như bạn trả lời một cách chân thật về công việc trong mơ của bạn thì tất nhiên nhà  
tuyển dụng sẽ lắng nghe và có những đánh giá về mặt cảm tính tốt. Tuy nhiên về mặt lý  
tính, họ sẽ so sánh công việc trong mơ của bạn với công việc thực sự họ cần ở bạn và nếu  
có quá ít điểm chung thì nguy cơ bị loại của bạn sẽ tăng lên. Vì vậy nếu vị trí bạn nộp  
đơn xin việc không phù hợp với ước mơ thì hãy đưa ra những câu trả lời khuôn mẫu, ví  
dụ: mơ ước một môi trường làm việc năng động, được giao tiếp, được học hỏi để phát  
triển v.v…  
• Nếu bạn nói tới công việc bạn đang ứng tuyển, thì chính bạn đang gây căng thẳng cho  
mình. Nhưng nếu bạn nói tới công việc khác, nhà tuyển dụng sẽ nghĩ bạn chỉ muốn làm  
tạm thời công việc này để chờ công việc mà bạn mong muốn.  
b.Câu trả lời mẫu:  
• Công việc trong mơ của tôi là việc làm đa dạng. Tôi không muốn phải làm một công  
việc lặp đi lặp lại hết ngày này sang ngày khác. Thay vào đó, tôi muốn một sự đa dạng  
---------------------------------------------------------------------------------------------  
MBA. Nguyn Thanh Khiết  
Business Consultant  
Facebook: Nguyn Khiết (Victor Zuro)  
TRI THC LÀ CA TOÀN NHÂN LOI, SN SÀNG CHIA SNHNG  
ĐIỀU CÓ ÍCH VI TT CMỌI NGƯỜI  
trong công việc để thỏa chí sáng tạo và nuôi dưỡng niềm đam mê.  
• Công việc mơ ước của tôi là công việc phải có tính thử thách cao, năng động, sáng tạo,  
mỗi ngày đi làm là một trải nghiệm, một niềm đam mê và thành tích phải gắn với tập thể.  
25. ĐIỀU GÌ QUAN TRỌNG HƠN: TIỀN BẠC HAY CÔNG VIỆC?  
a.Mẹo trả lời:  
Cả hai cùng quan trọng. Cần có sự cân bằng giữa nỗ lực làm việc và tiền bạc đã có.  
Không có câu trả lời nào tốt hơn câu này  
b.Câu trả lời mẫu:  
1. Tiền và công việc luôn song hành với nhau như hai anh em. Tôi tin là khi bạn làm việc  
chăm chỉ, bạn gặt hái được thành công tiền sẽ tự động chạy tới với bạn. Vì vậy, công việc  
và tiền bạc đều quan trọng.  
2. Tôi tin rằng chúng quan trọng như nhau trong cuộc sống của chúng ta. Công việc chính  
là Tiền bạc để tạo ra cuộc sống. Công việc liên quan tới tiền bạc và tiền bạc liên quan tới  
công việc. Nếu thiếu một trong hai nhân tố, chúng ta sẽ không thể thành công.  
26. KIỂU NGƯỜI THẾ NÀO SẼ LÀM CHO BẠN KHÔNG MUỐN LÀM VIỆC  
CÙNG?  
a.Mẹo trả lời:  
Không nên nói là KHÔNG thể làm việc cùng ai đó. Công ty là một tổ chức được tạo bởi  
các nhóm, chính vì vậy mà một thành viên không bắt kịp tiến độ sẽ ảnh hưởng tới các  
thành viên khác trong nhóm. Trách nhiệm của các thành viên khác là nên giúp đỡ thành  
viên chậm bắt kịp cùng mọi người.  
b.Câu trả lời mẫu:  
Tôi có thể làm việc được với tất cả mọi người. Tuy nhiên, tôi cảm thấy không được thoải  
mái lắm nếu phải làm việc với người không có trách nhiệm và không trung thực.  
27. HÃY KỂ CHO TÔI NGHE NHỮNG VẤN ĐỀ BẠN GẶP PHẢI VỚI NGƯỜI  
GIÁM SÁT?  
a.Mẹo trả lời:  
---------------------------------------------------------------------------------------------  
MBA. Nguyn Thanh Khiết  
Business Consultant  
Facebook: Nguyn Khiết (Victor Zuro)  
TRI THC LÀ CA TOÀN NHÂN LOI, SN SÀNG CHIA SNHNG  
ĐIỀU CÓ ÍCH VI TT CMỌI NGƯỜI  
Đây là cái bẫy lớn nhất trong các kiểu bẫy: kiểm tra xem bạn có nói xấu về người quản lý  
của mình không. Nếu bạn mắc bẫy, rất có thể bạn sẽ không thể qua nổi vòng phỏng vấn  
này. Hãy nói tích cực về những vấn đề mà bạn đã thực hiện cùng với người quản lý cũ.  
b.Câu trả lời mẫu:  
“Quản lý cũ của tôi là một người cầu toàn đến mức tối đa nên tôi luôn trong tình trạng  
như bị vắt kiệt sức. Chính điều này đã khiến tôi luôn dồn tâm sức hoàn thành nốt công  
việc, gây ấn tượng với sếp. Tuy nhiên, chúng tôi đều đồng ý rằng, cơ hội thăng tiến của  
tôi đã bị hạn chế và việc tìm kiếm một vị trí khác là một sự lựa chọn tốt nhất cho tôi và  
cho những mục tiêu sự nghiệp của tôi.”  
28. CHO TÔI BIẾT KHẢ NĂNG CHỊU ĐỰNG CỦA BẠN VỚI ÁP LỰC CÔNG  
VIỆC?  
a.Mẹo trả lời:  
• Bạn có thể nói rằng bạn chịu được áp lực công việc. Hãy đưa ra ví dụ có liên quan tới vị  
trí mà bạn đang ứng tuyển.  
• Hãy nói tới các áp lực mà bạn phải đối mặt hàng ngày, ví dụ như thường xuyên phải  
chịu áp lực về hoàn thành việc đúng thời hạn được giao.  
• Đừng nói tới các áp lực mà bạn tự tạo ra cho chính mình, ví như là chần chừ quá lâu  
mới bắt đầu một việc gì đó, hay là giải quyết một nhiệm vụ mà đã thiếu trách nhiệm ngay  
từ khi bắt đầu. Ví dụ, chịu áp lực để hoàn thành thời hạn với khách hàng, nhưng nguyên  
nhân không phải do bạn đã để quá lâu mới bắt tay vào việc.  
b.Câu trả lời mẫu:  
Áp lực thật sự là chất xúc tác trong công việc của tôi. Khi có thời hạn cấp bách, tôi sẽ tập  
trung toàn bộ năng lượng vào công việc, việc đó sẽ giúp cho tôi hoàn thành công việc tốt  
nhất. (Đưa ra ví dụ), tôi đoán là bạn có thể nói tôi là người thích áp lực trong công việc.  
29. HÃY TRÌNH BÀY ĐIỀU MÀ BẠN THẤY THẤT VỌNG NHẤT TRONG CÔNG  
VIỆC CŨ CỦA BẠN?  
a.Mẹo trả lời:  
---------------------------------------------------------------------------------------------  
MBA. Nguyn Thanh Khiết  
Business Consultant  
Facebook: Nguyn Khiết (Victor Zuro)  
TRI THC LÀ CA TOÀN NHÂN LOI, SN SÀNG CHIA SNHNG  
ĐIỀU CÓ ÍCH VI TT CMỌI NGƯỜI  
Cho dù bạn trả lời thế nào, cũng đừng tỏ ra quá tiêu cực. Câu trả lời tích cực là: công việc  
đó ít thách thức, và không phù hợp với năng lực của bạn, bạn không thể phát triển các kỹ  
năng trong môi trường đó được.  
b.Câu trả lời mẫu:  
1. Tôi thấy thất vọng khi làm việc ở nơi mà trình độ của nhân viên vượt quá nhiệm vụ mà  
họ đảm nhiệm. Vì vậy công việc của tôi không có sự thách thức, đột phá và cải tiến.  
2. Tôi dành toàn bộ tâm huyết và sức lực vào công việc được giao. Tuy nhiên, sếp của tôi  
vẫn chưa đánh giá đúng năng lực, tâm huyết và hiệu quả mà tôi mang lại. Tôi thấy rất thất  
vọng về việc đó.  
30. KỸ NĂNG CỦA BẠN CÓ PHÙ HỢP VỚI CÔNG VIỆC NÀY HAY PHÙ HỢP  
VỚI CÔNG VIỆC KHÁC HƠN?  
Mẹo trả lời:  
Hãy xem xét kỹ năng mà công việc mới yêu cầu, liệu bạn có thể đáp ứng được hay  
không? Bạn đừng quên rằng công việc mới đòi nhiều kỹ năng mới và cách thức làm việc  
mới, nếu không lưu ý thì bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi hòa nhập. Và đừng để nhà  
tuyển dụng nghi ngờ rằng bạn phù hợp với công việc khác hơn là công việc mà bạn đang  
ứng tuyển.  
31. SAO BẠN BIẾT BẠN ĐÃ THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC?  
a.Mẹo trả lời:  
Có rất nhiều cách trả lời: Bạn tự đặt ra tiêu chuẩn công việc và bạn đã đạt được. Kết quả  
của bạn chính là sự thành công.  
b.Câu trả lời mẫu:  
• Công việc giúp tôi phát triển và thăng tiến. Sự tiến bộ – phát triển chính là thành công  
của tôi trong công việc.  
• Một mức lương thưởng xứng đáng luôn khiến chúng ta hào hứng hơn và nỗ lực thể hiện  
tốt hơn trong công việc. Điều này khiến tôi chắc chắn rằng tôi đã thành công và công việc  
trong công ty của bạn là niềm mơ ước của tôi.  
---------------------------------------------------------------------------------------------  
MBA. Nguyn Thanh Khiết  
Business Consultant  
Facebook: Nguyn Khiết (Victor Zuro)  
TRI THC LÀ CA TOÀN NHÂN LOI, SN SÀNG CHIA SNHNG  
ĐIỀU CÓ ÍCH VI TT CMỌI NGƯỜI  
32. BẠN CÓ SẴN SÀNG ĐI XA NẾU ĐƯỢC YÊU CẦU KHÔNG?  
Mẹo trả lời:  
Đừng nói có chỉ để được tuyển dụng nếu thực sự bạn không muốn như vậy. Việc trả lời  
không trung thực sẽ gây rắc rối cho công việc của bạn sau này. Hãy trung thực và tránh  
rắc rối cho tương lai của bạn.  
Nếu câu trả lời là có, bạn cũng nên trao đổi với nhà tuyển dụng suy nghĩ của bạn về việc  
sẵn sàng chuyển chỗ ở nếu công việc tốt, môi trường phù hợp với bạn.  
33. BẠN CÓ SẴN SÀNG ĐẶT LỢI ÍCH CỦA TẬP THỂ LÊN TRÊN LỢI ÍCH CỦA  
MÌNH HAY KHÔNG?  
Mẹo trả lời:  
Đây là câu hỏi về sự trung thành và cống hiến của bạn cho công ty. Đừng lo lắng về hàm  
ý đạo đức và đạo lý của câu hỏi này. Hãy trả lời là “Có”. Bạn nên trung thực. Nếu bạn  
không chắc họ muốn gì, hãy hỏi họ cụ thể hơn. Ví dụ như, bạn nói bạn sẵn sàng làm việc  
vào các ngày nghỉ cuối tuần cho dù đó là thời gian nghỉ ngơi của bạn, tuy nhiên, bạn sẽ  
không nói dối khách hàng chỉ để bán được hàng.  
34. HÃY MIÊU TẢ KHẢ NĂNG QUẢN LÝ CỦA BẠN?  
a.Mẹo trả lời:  
Câu trả lời tùy theo hoàn cảnh là câu trả lời an toàn, bởi vì bạn sẽ quản lý công việc tùy  
theo hoàn cảnh và tình huống, thay vì một kiểu quản lý áp dụng cho tất cả.  
b.Câu trả lời mẫu:  
• “Tôi tin vào tinh thần trách nhiệm của chính tôi. Nếu bạn mắc lỗi, hãy nhận lỗi, rút kinh  
nghiệm và tiến lên.”  
• “Tôi tin vào kết quả. Tôi đánh giá mọi người dựa vào kết quả chứ không phải hành  
động. Hành động mà không có kết quả gì thì đúng là liều thuốc độc đối với tôi.”  
35. BẠN CÓ “ĐIỂM MÙ” NÀO KHÔNG?  
a.Mẹo trả lời:  
---------------------------------------------------------------------------------------------  
MBA. Nguyn Thanh Khiết  
Business Consultant  
Facebook: Nguyn Khiết (Victor Zuro)  
TRI THC LÀ CA TOÀN NHÂN LOI, SN SÀNG CHIA SNHNG  
ĐIỀU CÓ ÍCH VI TT CMỌI NGƯỜI  
Đây là câu hỏi đánh lừa bạn. Nếu bạn đã biết đó là “điểm mù” thì rõ ràng nó không còn là  
“điểm mù” nữa. Đừng để lộ chuyện cá nhân ở đây. Hãy để họ tự khám phá các điểm chưa  
tốt của bạn.  
Đừng nói cụ thể điểm yếu của bạn mà thay vào đó hãy nói rằng bạn có xu hướng làm việc  
theo nhóm.  
b.Câu trả lời mẫu:  
“Mọi người đều có điểm chưa tốt và tôi cũng vậy. Đó cũng là lý do tại sao tôi muốn làm  
việc theo nhóm. Khi bạn làm việc theo nhóm, bạn có thể nhìn ra những điểm chưa hoàn  
thiện của người khác và giúp họ sửa chữa, và ngược lại, người khác cũng làm vậy với  
bạn.”  
36. NẾU BẠN TUYỂN MỘT NGƯỜI CHO VỊ TRÍ NÀY, BẠN MONG CHỜ GÌ Ở  
ỨNG VIÊN ĐÓ?  
a.Mẹo trả lời:  
Hãy cẩn thận khi nói về các yêu cầu của công việc và những gì bạn đã tích lũy được. Nó  
có thể là: Năng lực, thái độ, tinh thần tập thể, tính thật thà, và tinh thần làm việc.  
b.Câu trả lời mẫu:  
• “Tôi muốn tìm kiếm một ứng viên có kỹ năng giao tiếp tốt và có sự cống hiến nhiệt  
tình, có trách nhiệm làm việc dù công việc có nhiều áp lực”  
• “Tôi mong muốn tìm kiếm ứng viên có thể giúp công ty phát triển và là người có thể tạo  
ra cảm hứng làm việc cho người khác.”  
37. BẠN CÓ CHO RẰNG BẠN QUÁ TỐT SO VỚI ĐÒI HỎI CỦA CÔNG VIỆC NÀY  
KHÔNG?  
a.Mẹo trả lời:  
Khi xin việc, bạn luôn phải chứng tỏ rằng mình là người phù hợp với vị trí cần tuyển.  
Tuy nhiên, nếu bạn vượt chuẩn, điều này càng quan trọng hơn. Hãy nghiên cứu kỹ các  
yêu cầu của công việc để có thể chỉ ra chính xác vì sao bạn là người thích hợp nhất để  
nhận công việc đó. Hãy thuyết phục nhà tuyển dụng rằng, ở giai đoạn này trong sự  
nghiệp của bạn, đó chính là công việc mà bạn muốn có.  
---------------------------------------------------------------------------------------------  
MBA. Nguyn Thanh Khiết  
Business Consultant  
Facebook: Nguyn Khiết (Victor Zuro)  
TRI THC LÀ CA TOÀN NHÂN LOI, SN SÀNG CHIA SNHNG  
ĐIỀU CÓ ÍCH VI TT CMỌI NGƯỜI  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 33 trang yennguyen 07/04/2022 2800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "64 Câu hỏi phỏng vấn và trả lời", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdf64_cau_hoi_phong_van_va_tra_loi.pdf