Bài giảng Mạng không dây - Chương 2: Wireless Local Area Networks (WLAN)

Chương 2:  
Wireless Local Area  
Networks (WLAN)  
1. Introduction _ Giới thiệu  
Mạng LAN không dây là mạng cục bộ gồm các  
máy tính liên lạc với nhau bằng sóng radio hoặc  
hồng ngoại .  
Dùng chuẩn IEEE 802.11 định nghĩa tầng vật lý và tầng  
MAC cho một mạng nội bộ không dây.  
Chuẩn này định nghĩa ba tầng vật lý khác nhau cho  
mạng LAN không dây 802.11, mỗi tầng hoạt động ở một  
dải tần khác nhau và sử dụng các tốc độ 1 Mbps và 2  
Mbps.  
1. Introduction _ Giới thiệu (tiếp)  
Thành tố cơ bản của kiến trúc 802.11 là tế bào (cell), với  
tên gọi trong 802.11 là BSS (basic service set - bộ dịch  
vụ cơ bản).  
Mỗi BSS thường gồm một vài máy trạm không dây và  
một trạm cơ sở trung tâm được gọi là AP (access point -  
điểm truy cập).  
Các máy trạm (có thể di động hoặc cố định) và trạm  
trung tâm liên lạc với nhau bằng giao thức MAC IEEE  
802.11 không dây.  
1. Introduction _ Giới thiệu (tiếp)  
Có thể kết nối nhiều trạm AP với nhau bằng  
mạng hữu tuyến Ethernet hoặc một kênh không  
dây khác để tạo một hệ thống phân tán (DS -  
Distributed System).  
Đối với các giao thức ở tầng cao hơn, hệ thống  
phân tán này như là một mạng 802 đơn.  
1. Introduction _ Giới thiệu (tiếp)  
Các máy trạm dùng chuẩn IEEE 802.11 có thể nhóm lại  
với nhau để tạo thành một mạng Ad hoc.  
Trong trường hợp này, mạng được hình thành tức thời  
khi một số thiết bị di động tình cờ thấy mình đang ở gần  
nhau trong khi đang có nhu cầu liên lạc mà không tìm  
thấy một cơ sở hạ tầng mạng sẵn có tại chỗ (chẳng hạn  
một BSS 802.11 với một trạm AP).  
1. Introduction _ Giới thiệu (tiếp)  
Tương tự trong như mạng Ethernet hữu tuyến 802.3,  
các máy trạm trong mạng LAN không dây 802.11 phải  
phối hợp với nhau khi dùng chung môi trường truyền  
dẫn (tần số radio).  
Giao thức MAC có nhiệm vụ điều khiển sự phối hợp này.  
MAC IEEE 802.11 là giao thức CSMA/CA (carrier sense  
multiple access with collision avoidance).  
1. Introduction _ Giới thiệu (tiếp)  
Giao thức CSMA/CA là giao thức điều khiển đa  
truy cập sử dụng sóng mang tránh xung đột.  
Nó khác giao thức ALOHA ở chỗ có lắng nghe trạng thái  
của môi trường truyền trước khi truyền khung dữ liệu.  
Có 3 dạng nghe đường truyền:  
Không kiên nhẫn  
Kiên nhẫn lắng nghe đường truyền, nếu rỗi thì truyền toàn bộ  
dữ liệu  
Kiên nhẫn lắng nghe đường truyền, nếu rỗi thì truyền dữ liệu với  
xác suất 0<p<1.  
Lịch sử ra đời WLAN  
Công nghệ WLAN xuất hiện lần đầu tiên vào cuối năm  
1990, khi những nhà sản xuất giới thiệu những sản  
phẩm hoạt động trong băng tần 900Mhz. Tốc độ truyền  
dữ liệu 1Mbps.  
Năm 1992, bắt đầu những sản phẩm WLAN sử dụng  
băng tần 2.4Ghz, tốc độ truyền được nâng lên.  
Năm 1997, tổ chức Institute of Electrical and  
Electronics Engineers(IEEE) đã phê chuẩn sự ra đời  
của chuẩn 802.11, và cũng được biết với tên gọi WIFI  
(Wireless Fidelity) cho các mạng WLAN  
Lịch sử ra đời WLAN (tiếp)  
Năm 1999, IEEE thông qua hai sự bổ sung cho chuẩn  
802.11 là các chuẩn 802.11b và 802.11a. Các thiết bị  
WLAN 802.11b truyền phát ở tần số 2.4Ghz, cung cấp  
tốc độ truyền dữ liệu có thể lên tới 11Mbps.  
Năm 2003, IEEE công bố sự cải tiến là chuẩn 802.11g  
mà có thể truyền nhận thông tin ở cả hai dãy tần 2.4Ghz  
và 5Ghz, nâng tốc độ truyền dữ liệu lên đến 54Mbps.  
Thêm vào đó, những sản phẩm áp dụng 802.11g cũng  
có thể tương thích ngược với các thiết bị chuẩn 802.11b.  
Hiện nay chuẩn 802.11g đã đạt đến tốc độ 108Mbps-  
300Mbps.  
2. Topology mạng WLAN  
Mạng 802.11 linh hoạt về thiết kế, gồm 3  
mô hình mạng sau:  
Mô hình mạng độc lập(IBSSs) hay  
còn gọi là mạng Ad hoc  
Mô hình mạng cơ sở (BSSs)  
Mô hình mạng mở rộng(ESSs)  
2. Topology mạng WLAN (tiếp)  
Khối căn bản của mạng 802.11 là BSS (Basic Service  
Set) bao gồm một nhóm các trạm truyền thông với nhau  
BSS gồm có hai loại: Independent BSS (Ad hoc) và  
Infrastructure BSS (BSS cơ sở hạ tầng)  
2. Topology mạng WLAN (tiếp)  
Ad hoc : wireless clients communicate directly  
with each other without the use of a wireless AP or  
a wired network  
Ad hoc mode is also called peer-to-peer mode.  
Wireless clients in ad hoc mode form an  
Independent Basic Service Set (IBSS), which is  
two or more wireless clients who communicate  
directly without the use of a wireless AP.  
2. Topology mạng WLAN (tiếp)  
2.1. Ad hoc:  
Các nút di động tập trung lại trong một không gian nhỏ để  
hình thành nên kết nối ngang cấp (peer-to-peer) giữa  
chúng.  
Các nút di động có card mạng wireless là chúng có thể trao  
đổi thông tin trực tiếp với nhau, không cần phải quản trị  
mạng.  
Nó rất thích hợp để sử dụng trong các hội nghị thương mại  
hoặc trong các nhóm làm việc tạm thời.  
Tuy nhiên chúng có thể có những nhược điểm về vùng phủ  
sóng bị giới hạn, mọi người sử dụng đều phải nghe  
được lẫn nhau.  
2. Topology mạng WLAN (tiếp)  
2.1. Ad hoc:  
2. Topology mạng WLAN (tiếp)  
2.2. Mô hình mạng cơ sở (Basic service sets  
(BSSs))  
Sử dụng AP (Access Point)  
Hai trạm truyền thông cho nhau qua AP.  
Các trạm phải nằm trong tầm phủ của AP  
Ưu điểm của BSS:  
Sử dụng AP làm giảm sự phức tạp do không phải duy trì mối  
quan hệ với các nốt liền kề trong mạng  
AP có thhtrcác trm giảm tiêu thụ điện bằng cách yêu  
cầu các trạm tắt thiết bị thu phát  
2. Topology mạng WLAN (tiếp)  
2.2. Mô hình mạng cơ sở (Basic service sets  
(BSSs)) _ tiếp  
Các trạm di động sẽ chọn AP tốt nhất để kết nối.  
Tuy nhiên giao thức đa truy nhập tập trung không cho  
phép các nút di động truyền trực tiếp tới nút khác nằm  
trong cùng vùng với điểm truy nhập như trong cấu hình  
mạng WLAN độc lập.  
Trong trường hợp này, mỗi gói sẽ phải được phát đi 2  
lần (từ nút phát gốc và sau đó là điểm truy nhập) trước  
khi nó tới nút đích, do đó sẽ làm giảm hiệu quả  
truyền dẫn và tăng trễ truyền dẫn.  
2. Topology mạng WLAN (tiếp)  
2.2. Mô hình mạng cơ sở (Basic service sets  
(BSSs))  
2. Topology mạng WLAN (tiếp)  
Mô hình mạng mở rộng  
(Extended Service Set  
– ESS) - Tập dịch vụ  
mở rộng:  
A set of two or more  
wireless APs connected to  
the same wired network is  
known as an Extended  
Service Set (ESS).  
An ESS is a single logical  
network segment (also  
known as a subnet), and is  
identified by its SSID  
(Service Set Identifier).  
2. Topology mạng WLAN (tiếp)  
Mô hình mạng mở rộng (Extended Service  
Set – ESS) - Tập dịch vụ mở rộng (tiếp):  
Vậy: Một ESSs là một tập hợp các BSSs nơi mà  
các Access Point giao tiếp với nhau để chuyển lưu  
lượng từ một BSS này đến một BSS khác để làm  
cho việc di chuyển dễ dàng của các trạm giữa các  
BSS.  
Cung cấp vùng phủ lớn hơn  
Nối nhiều BSS với một mạng xương sống, vd.  
Ethernet  
2. Topology mạng WLAN (tiếp)  
Mô hình mạng mở rộng (Extended Service Set  
– ESS) - Tập dịch vụ mở rộng (tiếp):  
Sự hoạt động:  
Access Point thực hiện việc giao tiếp thông qua hệ thống phân  
phối.  
Hệ thống phân phối là một lớp mỏng trong mỗi Access Point mà  
nó xác định đích đến cho một lưu lượng được nhận từ một BSS.  
Hệ thống phân phối được tiếp sóng trở lại một đích trong cùng  
một BSS, chuyển tiếp trên hệ thống phân phối tới một Access  
Point khác, hoặc gởi tới một mạng có dây tới đích không nằm  
trong ESS.  
Các thông tin nhận bởi Access Point từ hệ thống phân phối được  
truyền tới BSS sẽ được nhận bởi trạm đích.  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 60 trang yennguyen 13/04/2022 5940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Mạng không dây - Chương 2: Wireless Local Area Networks (WLAN)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_mang_khong_day_chuong_2_wireless_local_area_networ.pdf