Giáo trình Search Engine Optimization

SEARCH ENGINE  
OPTIMIZATION  
Chƣơng trình đƣợc kết hợp giữa Công ty CP Công nghệ Thông tin CHUNG TÂM và Trung  
tâm Tin học HOÀNG NGUYỄN  
TP. HCM, 06.2010  
QUẢN LÝ THAY ĐỔI GIÁO TRÌNH  
M: Tạo mới; C: Cập nhật; X: Xóa  
Hng mc  
M, C, X  
Ni dung thay đổi  
Phiên bản  
Ngày  
24.09.2010  
-
C
-
1.3  
KIỂM DUYỆT NỘI DUNG  
Họ tên  
Chc vụ  
Chữ ký  
Ngày ký  
MỤC LỤC  
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SEO  
1.1. BỘ MÁY TÌM KIẾM LÀ GÌ?  
Bộ máy tìm kiếm (Search Engine – viết tắt là SE) là công cụ được xây dựng trên  
nền tảng web cho phép người sử dụng tìm kiếm thông tin. Bạn có thể tìm bất kỳ  
thông tin nào bằng cách gõ vào cụm từ mong muốn, bộ máy tìm kiếm sẽ trả về  
một danh sách kết quả các trang web có nội dung liên quan đến cụm từ của  
bạn và một trong các bộ máy tìm kiếm nổi bật và phổ biến hiện nay tại Việt  
Nam là Google.  
1.2. CÁC BỘ MÁY TÌM KIẾM LÀM VIỆC NHƢ THẾ NÀO?  
Giả sử bạn có một quyển sách rất dày và bạn chỉ cần đọc 1 chương trong quyển sách đó, bạn sẽ  
làm gì? Bạn sẽ đến cuối quyển sách (hoặc đầu quyển sách) tìm trang mục lục, xem chương cần đọc  
nằm ở trang nào và lật đến trang đó.  
Cơ cấu làm việc của bộ máy tìm kiếm cũng tương tự như thế.  
Các bộ máy tìm kiếm  
liên tục cập nhật bảng  
chỉ mục (index) của  
mình và chúng dùng  
spider để thu thập  
thông tin các trang web,  
những từ ngữ được sử  
dụng trên các trang web  
này sẽ được lưu lại vào  
bảng chỉ mục và khi  
một người nào đó tìm  
kiếm những từ này  
thông qua bộ máy tìm  
kiếm, chúng sẽ trả về 1  
danh sách các trang  
web có chứa từ ngữ đó.  
Search Engine Optimization  
Trang 6/105  
 
1.3. SEO LÀ GÌ?  
SEO viết tắt từ Search Engine Optimization – tối ưu hóa bộ máy tìm kiếm – là một quá trình nổ lực  
để đạt được vị trí xếp hạng cao (top 10) trên các trang kết quả trả về từ bộ máy tìm kiếm với 1 từ  
khóa cụ thể.  
Chúng ta có thể nhận thấy có 2 việc phải làm trong quá trình này:  
Đƣợc các bộ máy tìm kiếm đánh chỉ mục  
Vị trí xếp hạng cao  
Để được các bộ máy tìm kiếm đánh chỉ mục thì  
rất dễ, chỉ cần chứng minh với spider là trang  
web của bạn đang tồn tại bằng cách tạo một  
liên kết trỏ đến trang web mới từ 1 trang web  
đã được các bộ máy tìm kiếm đánh chỉ mục rồi  
hoặc đăng ký trang web của mình đến các bộ  
máy tìm kiếm.  
Để đạt được vị trí cao là một việc rất khó khăn  
và công việc của chúng ta xoay quanh phần này. Hầu hết các bộ máy tìm kiếm đều dành rất nhiều  
thời gian và cố gắng hoàn thiện giải thuật của họ một cách tốt nhất trong việc đánh giá thứ hạng  
các trang web. Theo Google, có hơn 200 yếu tố để xác định thứ hạng của 1 trang web.  
1.4. KẾT QUẢ TỰ NHIÊN & KẾT QUẢ ĐƢỢC TÀI TRỢ  
Hầu hết kết quả của các bộ máy  
tìm kiếm có 2 loại, kết quả tự  
nhiên và kết quả được tài trợ. Kết  
quả tự nhiên là kết quả được  
đánh giá dựa trên những thuật  
toán của các bộ máy tìm kiếm  
trong khi đó kết quả được tài trợ  
thì được trả tiền bởi các nhà  
quảng cáo.  
Search Engine Optimization  
Trang 7/105  
Kết quả được tài trợ xuất hiện bên phải hoặc ở trên của trang kết quả tìm kiếm.  
SEO chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến các kết quả tự nhiên.  
1.5. MỤC ĐÍCH CỦA CÁC BỘ MÁY TÌM KIẾM  
Mục đích chung của tất cả các bộ máy tìm kiếm là cung cấp thông tin liên quan một  
cách chính xác đến người duyệt web và hoàn toàn vô vụ lợi.  
Như vậy làm sao họ có chi phí để duy trì và phát triển? Câu trả lời  
là liên kết được tài trợ đã thảo luận ở phần trên mà dịch vụ  
Adwords của Google là 1 ví dụ điển hình.  
1.6. SEO KHÔNG PHẢI TRÕ CHƠI  
Google và các bộ máy tìm kiếm khác luôn bảo mật thuật toán của họ, điều này dễ dàng nhận thấy  
nếu thuật toán của 1 bộ máy tìm kiếm nào đó được công bố thì việc sắp xếp thứ hạng sẽ không  
còn khách quan vì sẽ có người lợi dụng để đẩy mạnh vị trí xếp hạng.  
Từ đó, sẽ có rất nhiều ý kiến, mâu thuẫn xung quanh các thuật toán. Thêm  
vào đó, sự cập nhật liên tục các thuật toán cũng ảnh hưởng rất lớn đến các  
cơ sở lý luận của SEO.  
Công việc của SEO không hoàn toàn chủ động và rất khó để có thể cam kết  
chắc chắn cho 1 thứ hạng cao.  
Mục đích chung của tất cả các bộ máy tìm kiếm là cung cấp thông tin liên quan một cách chính xác  
đến người duyệt web và hoàn toàn vô vụ lợi.  
Những điểm cần lƣu ý  
Cơ cấu làm việc của các bộ máy tìm kiếm tương tự như tìm 1 chương trong quyển sách.  
SEO là 1 quá trình làm cho 1 trang web được các bộ máy tìm kiếm công nhận và xếp hạng  
cao.  
Danh sách kết quả từ các bộ máy tìm kiếm có 2 loại là danh sách kết quả tự nhiên và danh  
sách kết quả trả tiền.  
SEO là 1 sự nỗ lực có hệ thống và bị chi phối bởi các thuật toán của các bộ máy tìm kiếm.  
Search Engine Optimization  
Trang 8/105  
CHƢƠNG 2: BỘ MÁY TÌM KIẾM XẾP HẠNG NHƢ THẾ NÀO?  
Một Search Engine Optimizer (viết tắt là SEOer) thông minh nên bắt đầu sự nghiệp của mình bằng cách  
nhìn những trang web như cách nhìn của các spider, và nếu làm được điều này bạn đã thành công một  
nửa.  
Điều đầu tiên, luôn nhớ rằng các bộ máy tìm kiếm xếp hạng các trang web (webpage) chứ không phải  
xếp hạng website.  
Search Engine Optimization  
Trang 9/105  
 
Thứ hai, đến thời điểm hiện tại thì các spider của các bộ máy tìm kiếm gặp giới hạn khi duyệt qua hình  
ảnh và Javascript, dẫu biết rằng các hình ảnh, Javascript sẽ làm cho các trang web lôi cuốn hơn, sống  
động hơn. Một bức ảnh với nội dung nào đó có thể rất rõ ràng với người duyệt web nhưng với spider thì  
không có ý nghĩa gì trừ khi sử dụng thuộc tính Alt.  
Với hình ảnh trên, người duyệt web sẽ hiểu nội dung của bức ảnh đề cập đến SEO nhưng với các bộ  
máy tìm kiếm nó sẽ thấy như sau:  
<img src="images/ch2-vd1.jpg">  
Như các bạn thấy, không có bất kỳ thứ gì trong đoạn mã trên đề cập đến nội dung của trang web này là  
SEO. Nhưng nếu chúng ta hiệu chỉnh lại thì kết quả hoàn toàn khác!  
<img alt="SEO" src="images/ch2-vd1.jpg">  
Chúng ta vừa thêm thuộc tính ALT với nội dung là SEO, điều này có giá trị tương đương với nội dung  
của bức ảnh trên dành cho người duyệt web. Mục đích của thuộc tính ALT là cung cấp một đoạn văn mô  
tả cho hình ảnh trong trường hợp vì 1 lý do nào đó mà trình duyệt không thể hiển thị hình ảnh đó. Và  
giờ đây, thẻ ALT có thêm chức năng là cung cấp thông điệp về nội dung bức ảnh cho các bộ máy tìm  
kiếm.  
Với Javascript, hãy xem 2 ví dụ sau đây:  
Trung tâm Đào tạo HOÀNG NGUYỄN  
<script type="text/javascript" src="js/center.js"></script>  
Với ví dụ đầu tiên, người duyệt web thấy rất rõ nội dung được đề cập đến Trung tâm Đào tạo  
HOÀNG NGUYỄN nhưng với ví dụ thứ 2 thì cho dù các spider thông minh cũng không thể nào hiểu nội  
dung muốn đề cập đến vấn đề gì trong câu lệnh Javascript.  
Thêm một vấn đề khác liên quan đến đến Javascript hoặc CSS là một trong những quy tắc của đa số  
các spider là giới hạn trong việc đọc nội dung trang web. Ví dụ spider của Google (Googlebot) sẽ không  
đọc nhiều hơn 100KB trong 1 trang cho dù thuật toán của nó có quy định phải tìm từ khóa ở cuối  
trang. Nếu bạn sử dụng từ khóa trong nội dung vượt qua giới hạn này thì nỗ lực tối ưu của bạn đã bị  
Search Engine Optimization  
Trang 10/105  
hủy bỏ. Chính vì thế, hãy xem xét cẩn thận nội dung của phần HEAD khi có quá nhiều script hay css  
được chèn vào và lời khuyên cho việc này là hãy dùng các tập tin script/css thay vì chèn trực tiếp những  
dòng lệnh của chúng.  
Có rất nhiều ví dụ liên quan đến việc spider xem xét một trang web chẳng hạn như sự tiệm cận của  
những từ quan trọng ở phần đầu trang. Ở đây có 1 vấn đề cần lưu ý, những gì spider thấy chưa chắc  
tương tự những gì chúng ta thấy! Điều này thể hiện rõ qua việc khi chúng ta xem 1 trang web, chúng ta  
sẽ tập trung vào nội dung của trang hơn menu bên trái, còn spider sẽ làm ngược lại, thay vì tập trung  
vào nội dung, chúng sẽ ưu tiên xem xét menu rồi sau đó mới chuyển qua nội dung vì đơn giản menu  
thường nằm ở phần khởi đầu của trang (xét theo mã HTML).  
Hãy nhớ rằng trong lần ghé thăm đầu tiên 1 trang web nào đó, các spider chƣa biết trang  
web đó liên quan đến nội dung gì! Bằng cách đọc mã HTML của trang đó, các spider mới có thể  
phán đoán được nội dung của trang web đó.  
Sau đó, các spider sẽ nén trang web lại và tạo ra 1 bảng chỉ mục liên quan đến nó. Bạn có thể hình  
dùng việc spider làm là nó lưu lại tất cả các từ tìm thấy trên trang web, cùng với một số yếu tố quan  
trọng khác có liên quan đến các từ như sự tiệm cận, tần suất, …  
Những từ được đánh giá cao là những từ đáp ứng được các tiêu chuẩn quy định của spider và những từ  
này sẽ trở thành từ khóa. Thực tế thì có rất nhiều yếu tố để xác định việc này bao gồm cả những yếu tố  
ngoài trang (off-page) bởi vì spider có thể xác định được tất cả các từ xuất phát từ những những trang  
khác có liên kết trỏ về trang của bạn.  
Khi người duyệt web truy vấn các bộ máy tìm kiếm, chúng sẽ xem xét toàn bộ các trang có nội dung  
liên quan đến câu truy vấn trong cơ sở dữ liệu và từ đây sự xếp hạng được bắt đầu. Mỗi 1 trang đều có  
các chỉ số trong trang (on-page), chỉ số độc lập của trang (với Google là PageRank) cùng với các chỉ số  
ngoài trang (off-page), kết hợp các chỉ số lại sẽ xác định được thứ hạng của 1 trang cụ thể.  
Những điểm cần lƣu ý  
Các bộ máy tìm kiếm xếp hạng trang web (webpage), không phải xếp hạng website.  
Khi spider ghé thăm trang web của bạn lần đầu tiên, chúng không biết bất kỳ vấn đề gì ngoại  
trừ URL.  
Trang web của bạn có thể rất lôi cuốn đối với người duyệt web, nhưng hãy luôn đặt câu hỏi là  
trang web của bạn có dễ dàng đọc được đối với các spider hay không.  
Search Engine Optimization  
Trang 11/105  
CHƢƠNG 3: QUY TRÌNH THỰC HIỆN MỘT CHIẾN DỊCH SEO  
Nghiên cứu từ khóa  
Xác định từ khóa  
Tối ưu trong trang  
Nghiên cứu đối thủ  
Tối ưu ngoài trang  
Theo dõi thứ hạng  
Đạt  
Có sự cố  
Đạt vị trí tốt  
Search Engine Optimization  
Trang 12/105  
 
CHƢƠNG 4: NGHIÊN CỨU VÀ XÁC ĐỊNH TỪ KHÓA  
BÀI 1: XÁC ĐỊNH ĐỐI TƢỢNG  
Để đi sâu vào nội dung của việc nghiên cứu từ khóa, điều đầu tiên, chúng ta nên đặt ra 1 số câu  
hỏi sau:  
Những ai sẽ tìm kiếm trang web của chúng ta?  
Chúng ta sẽ mang lại điều gì cho họ?  
Những lĩnh vực “nóng” luôn đi kèm những từ khóa cạnh tranh, và dĩ nhiên sẽ có rất nhiều đối  
thủ cạnh tranh. Một SEOer thông minh luôn phải dung hòa được giữa sự cạnh tranh và hiệu quả  
thật sự. Không phải lúc nào từ khóa cạnh tranh cũng đem đến cho chúng ta một lượng khách  
hàng khổng lồ hoặc hướng đến đúng đối tượng khách hàng mà chúng ta mong muốn.  
Hầu như các bạn tham gia vào lĩnh vực thiết kế website đều biết về Zend, nếu chúng ta triển  
khai SEO cho từ khóa zend áp dụng cho Hoàng Nguyễn thì chưa chắc mang lại hiệu quả mong  
muốn nhưng sự cạnh tranh thì cực kỳ quyết liệt.  
Có 7,480,000 đối thủ tại thời điểm biên soạn giáo trình  
Từ khóa zend có thể đề cập đến Zend framewok, tín chỉ Zend, Zend studio, … và Hoàng  
Nguyễn đã chọn từ khóa hoc zend vì Hoàng Nguyễn đang đào tạo lập trình web trên Zend  
Search Engine Optimization  
Trang 13/105  
   
framework. Những người duyệt web truy vấn với từ khóa hoc zend là những khách hàng thực  
sự tiềm năng của Hoàng Nguyễn.  
Qua ví dụ trên, chúng ta thấy những từ khóa chung thường không mang về hiệu quả thực sự.  
Sẽ tốt hơn nếu tập trung vào những từ khóa liên quan đến sản phẩm/dịch vụ chúng ta đang  
cung cấp hay nói cách khác, những người duyệt web tìm kiếm với từ khóa càng liên quan cụ thể  
đến sản phẩm/dịch vụ càng nhiều thì tỷ lệ chuyển đổi càng gia tăng từ khách hàng tiềm năng  
thành khách hàng thực sự.  
Vấn đề tiếp theo là hướng đến mục tiêu địa phương. Ví dụ như chúng ta đa tối ưu hóa cho trang  
web Bất động sản tại TP. HCM thì những truy vấn với từ khóa bat dong san TP HCM hoac bat  
dong san Sai Gon sẽ được các bộ máy tìm kiếm ưu tiên hiển thị cho người duyệt web tại địa  
phương này bởi vì nhiều người có xu hướng tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ tại địa phương  
của họ.  
Những điểm cần lƣu ý  
Những từ khóa cạnh tranh thường là một cụm từ có 2 từ. Những từ khóa hiệu quả thường có 3 – 5  
từ.  
Xác định rõ đối tượng khách hàng để từ đó nắm bắt được họ sẽ quan tâm đến vấn đề gì. Hãy bắt  
đầu bằng những từ ngữ chung nhất trong lĩnh vực kinh doanh của bạn, sau đó thêm vào một số từ  
mô tả.  
Tối ưu hóa một vài trang với các từ khóa hướng đến địa phương.  
Search Engine Optimization  
Trang 14/105  
LAB 01  
Bạn mong muốn sẽ xây dựng website như thế nào? Cung cấp tin tức, sản phẩm hay dịch vụ? Ai  
là người sẽ truy cập vào website của của bạn? Hãy xác định chính xác đối tượng truy cập vào  
website của bạn?  
Từ cơ sở xác định trên, hãy xây dựng một website tĩnh có từ 3 – 5 trang, chọn tên miền cho  
website và chọn ra ít nhất 10 từ hoặc cụm từ mà bạn xem là hiệu quả nhất.  
1/ ......................................................................................................................................  
2/ ......................................................................................................................................  
3/ ......................................................................................................................................  
4/ ......................................................................................................................................  
5/ ......................................................................................................................................  
6/ ......................................................................................................................................  
7/ ......................................................................................................................................  
8/ ......................................................................................................................................  
9/ ......................................................................................................................................  
10/ ......................................................................................................................................  
(*)  
Tải  
về  
mã  
nguồn  
của  
website  
ví  
dụ  
tại  
địa  
chỉ  
Search Engine Optimization  
Trang 15/105  
 
BÀI 2: NGHIÊN CỨU TỪ KHÓA  
Sau khi xác định các cụm từ phù hợp với kế hoạch kinh doanh của bạn thì đây là thời gian để  
chúng ta bắt đầu tiến hành nghiên cứu sơ bộ từ khóa.  
Việc nghiên cứu này bao gồm những gợi ý từ khóa từ những cụm từ các bạn lựa chọn bên trên  
và đánh giá cho mỗi từ khóa theo 2 thông số cơ bản là sự cạnh tranh (competition) và lƣợng  
tìm kiếm hàng tháng (monthly worlds searches), từ đó chúng ta sẽ chọn được những từ khóa  
tối ưu.  
1. Xây dựng danh sách các từ khóa gợi ý  
Có rất nhiều công cụ giúp chúng ta có được một danh sách từ khóa gợi ý bao gồm cả miễn phí  
và trả phí.  
Bạn có thể truy cập vào WordStream Keyword Suggestion hoàn toàn miễn phí tại địa chỉ  
http://www.wordstream.com/keywords/ hoặc Keyword Strategy Studio để tải về bản dùng  
thử với đầy đủ tính năng tại địa chỉ http://www.goodkeywords.com/keyword-  
Để có thể nghiên cứu sâu hơn, đầy đủ hơn và ước lượng được chính xác lượng tìm kiếm hàng  
tháng từ các bộ máy tìm kiếm phổ biến, bạn có thể sử dụng công cụ trả phí như Wordtracker  
Từ những công cụ trên, chúng ta sẽ tìm được những từ khóa liên quan hay nói cách khác chúng  
ta sẽ có một danh sách từ khóa phù hợp với với kế hoạch kinh doanh của mình.  
Trong trường hợp các bạn không muốn sử dụng công cụ vẫn có thể tìm được một danh sách từ  
khóa gợi ý từ các trang của đối thủ. Điều này có vẻ sẽ làm các bạn ngạc nhiên, nhưng chính xác  
là vậy! Chắc rằng các bạn vẫn chưa quên bài tập trước đây chứ? Hãy dùng một trong số những  
từ/cụm từ ban đầu để truy vấn một bộ máy tìm kiếm phổ biến (Google chẳng hạn) để có được  
danh sách kết quả mà từ đó sẽ cung cấp cho chúng ta vấn đề nêu trên.  
Search Engine Optimization  
Trang 16/105  
 
Chúng ta hãy xem mã nguồn của 10 trang đầu tiên của danh sách kết quả trả về, tìm đến thẻ  
META Keyword có dạng <META NAME=”keywords” CONTENT=”keyword 1, keyword 2, …>,  
trong đa số các trường hợp, chúng ta sẽ thấy thẻ này ở những dòng đầu tiên của trang mã  
nguồn. Hãy chú ý phần CONTENT của thẻ này, nội dung của nó là các từ khóa mà trang này  
hướng đến. Và công việc của bạn là hãy sưu tập các từ khóa từ những trang này để xây dựng  
nên danh sách các từ khóa gợi ý của riêng mình.  
2. Đánh giá sự hiệu quả của các từ khóa đƣợc chọn  
Như trên đã trình bày, sau khi các bạn đã có danh sách các từ khóa gợi ý thì công việc tiếp theo  
là phải đánh giá từng từ khóa theo 2 thông số là sự cạnh tranh lƣợng tìm kiếm hàng  
tháng.  
Sự cạnh tranh  
Sự cạnh tranh đề cập đến số lượng trang web được trả về từ một truy vấn cụ thể. Các bạn hãy  
vào bộ máy tìm kiếm Google và truy vấn với từ hoc zend, chúng ta sẽ có 97,900 kết quả được  
trả về và đó là con số đối thủ cạnh tranh của bạn.  
Có rất nhiều công cụ giúp chúng ta có được một danh sách từ khóa gợi ý bao gồm cả miễn phí  
và trả phí.  
Lƣợng tìm kiếm hàng tháng  
Đây không phải là một con số cụ thể về số lần tìm kiếm hàng tháng cho một từ khóa nào đó mà  
nó chỉ mang ý nghĩa ước lượng hoặc tượng trưng. Hầu hết các bộ máy tìm kiếm đều giữ bí mật  
về thông tin này với lý do thương mại.  
Vì thế Lượng tìm kiếm hàng tháng chỉ cho chúng ta biết sự chênh lệch về tần suất tìm kiếm giữa  
từ khóa này với từ khóa khác trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, nó là một yếu tố  
quan trọng trong quá trình nghiên cứu từ khóa vì con số này càng lớn có nghĩa là từ khóa đó  
được càng nhiều người quan tâm.  
Chỉ số hiệu quả của từ khóa  
Search Engine Optimization  
Trang 17/105  
Keyword Effectiveness Index (KEI) – tạm dịch là Chỉ số hiệu quả của từ khóa được phát triển bởi  
chuyên gia SEO Sumantra Roy (tác giả của phần mềm LinkExplore). Giá trị của KEI là sự kết hợp  
giữa Sự cạnh tranh và Lượng tìm kiếm hàng tháng.  
Công thức tính KEI = (TKHT/SCT) * TKHT với TKHT là Lượng tìm kiếm hàng tháng và SCT là Sự  
cạnh tranh.  
Công thức trên cho chúng ta thấy giá trị của KEI càng cao thì từ khóa càng hiệu quả. Điều này  
rất rõ ràng, 1 từ khóa có lượng tìm kiếm cao trong khi sự cạnh tranh thấp là một từ khóa thực  
sự hiệu quả.  
Những điểm cần lƣu ý  
Mục đích của việc nghiên cứu từ khóa là để chọn ra một danh sách từ khóa gợi ý hiệu quả cho mỗi  
trang trên website của các bạn dựa trên những từ/cụm từ được xác định ban đầu.  
Từ khóa hiệu quả là từ khóa có Lượng tìm kiếm hàng tháng cao và Sự cạnh tranh thấp.  
KEI là một chỉ số giúp các bạn xác định từ khóa hiệu quả trong danh sách từ khóa gợi ý.  
Search Engine Optimization  
Trang 18/105  
BÀI 3: SỬ DỤNG CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU TỪ KHÓA  
Đến thời điểm này, chúng ta đã biết ý nghĩa của từ khóa và nghiên cứu từ khóa là bước đầu tiên  
cần phải làm khi tối ưu hóa website. Các bạn phải lưu ý, tìm ra được từ khóa chiến lược không  
phải dễ dàng và tiếp cận đúng đắn ngay từ đầu là rất quan trọng để không làm thiệt hại chiến  
dịch SEO của các bạn.  
Để bắt đầu nghiên cứu từ khóa, các bạn có thể sử dụng một trong những công cụ được giới  
thiệu sau đây:  
WordStream Keyword Tool  
Trelian Research  
Google Search-based keyword tool  
1. WordStream Keyword Tool  
Truy cập vào WordStream  
Keyword  
Tool  
thông  
qua  
địa  
chỉ  
http://www.wordstream.com/keywords/, giao diện sẽ như hình minh họa bên dưới:  
Giao diện của WordStream Keyword Tool  
Nhập từ hoặc cụm từ vào hộp văn bản bên trái, sau đó click vào nút Get Keyword Ideas để  
công cụ đưa ra một danh sách từ khóa gợi ý. Nếu các bạn đánh dấu kiểm vào Adult keyword  
filter on, thì công cụ sẽ loại bỏ những từ khóa nào mang tính chất người lớn.  
Danh sách từ khóa gợi ý sẽ như hình minh họa bên dưới. Các bạn chú ý đến những thanh màu  
xanh bên phải – Relative Frequency – đây là giá trị ước lượng số lần tìm kiếm ứng với mỗi từ  
khóa.  
Search Engine Optimization  
Trang 19/105  
 
Danh sách từ khóa gợi ý sau khi truy vấn với cụm từ “thiet ke website”  
Các bạn thấy gì qua ví dụ ở trên? Cụm từ bạn chọn ban đầu có hiệu quả không?  
2. Trellian Research  
Để sử dụng được bản dùng thử của Trellian Research các bạn phải đăng ký thành viên tại địa  
chỉ http://www.keyworddiscovery.com/register.html, sau khi điền đầy đủ thông tin mà Trellian yêu  
cầu, các bạn xác nhận lại địa chỉ email, sau đó đăng nhập vào sử dụng các công cụ của  
Trellian.  
Giao diện của Trellian Research sau khi đăng nhập  
Search Engine Optimization  
Trang 20/105  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 105 trang yennguyen 13/04/2022 4580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Search Engine Optimization", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_search_engine_optimization.pdf